Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất # Top 14 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước

1. Tác giả

a) Cuộc đời tác giả

– Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) – ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

– Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.

– Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…

b)  Phong cách sáng tác

– Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.

2. Tác phẩm Đất Nước

a)  Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.

– Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị – Thiên.

b)  Nội dung tác phẩm

– Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.    

II. Soạn bài Đất nước chi tiết

Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’): Đất nước có khi nào?

– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Khái niệm đất nước.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến hết): đất nước là của ai và do ai hình thành nên?

Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu

– Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:

a)  Chiều dài lịch sử

– Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.

– Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.

– Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.

b)  Chiều rộng không gian địa lý

– Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.

– Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.

– Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.

c)  Chiều sâu về văn hóa

– Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?

– Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập – tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị. 

 Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm

– Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.

– Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.

 Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình

– Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. – Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Rừng Xà Nu

III. Tổng kết soạn bài Đất nước

1. Giá trị nội dung

– Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…

– Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

– Vận dụng văn học dân gian.

– Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.

– Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.

Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Ngắn Gọn Nhất, Chi Tiết, Đầy Đủ Nhất

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương thuộc chuyên mục Soạn văn 11 của Đọc tài liệu cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, kết hợp gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Vịnh khoa thi Hương trong SGK trang 34.

Qua đó, các em có thể hình dung cụ thể hơn một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời thấy được tấm lòng yêu nước của tác giả, căm ghét bọn thực dân xâm lược, đau xót trước cảnh tình đất nước, muốn thức tỉnh lương tri và tinh thần dân tộc.

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương – Tế Xương Ngắn gọn nhất

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ “lẫn”).

Trả lời:

Kì thi có điều khác thường là trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong kì thi.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi.

– Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”

– Các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm ọe, thét loa

Câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.

Trả lời:

– Hình ảnh:

+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

– Nghệ thuật đối: Lọng đối lập váy, trời đối lập đất, quan sứ đối lập mụ đầm

→ Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

Câu 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất:

– Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

– Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Soạn văn bài Vịnh khoa thi Hương Chi tiết, đầy đủ

Bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ “lẫn”).

Trả lời:

Hai câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh của khoa thi:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Theo lệ thường, dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi Hương. Điều đó không có gì đặc biệt, song câu thơ không chỉ là lời giới thiệu. Giọng điệu hài hước thể hiện khá rõ ngay trong hai câu thơ đầu. Câu thơ như một thông báo rằng khoa thi này do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài, đó là thông lệ. Song nó báo hiệu một cái gì khác trước. Một từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử, không còn được như trước nữa. Có nhiều hàm ý trong từ “lẫn” này. Bốn câu tiếp miêu tả rất cụ thể điểu đó.

Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hai câu thực miêu tả thật hài hước cảnh trường thi:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Cách đảo trật tự cú pháp: ” Lôi thôi sĩ tử“, ” ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề ” ậm oẹ, thét loa “. Người chịu trách nhiệm tổ chức kì thi và sĩ tử đi thi thật không ra thế nào. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Không chỉ cảm nhận hai câu thực mà trong cả bài Cảm nhận về bài thơ Vịnh khoa thi Hương các em sẽ đều thấy được sự mỉa mai, đả kích và ẩn sâu là tâm trạng chua xót của nhà thơ.

Bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.

Trả lời:

Sự có mặt của vợ chồng quan sứ đáng lẽ sẽ làm cho quang cảnh trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của các sĩ tử là một kẻ ngoại bang không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. ” Váy lê quét đất” đối với ” Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát. So với bài thơ khác ” Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt – Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng ” thì sự nhục nhã ấy chỉ là một.

Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Bài 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Hai câu kết là một câu hỏi. Nhà thơ hỏi ” Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang nếu vẫn có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu tiến sĩ ra làm quan cũng là thân phận tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng ” ngoảnh cổ ” bộc lộ thái độ vừa mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi tủi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì xa xót đến rưng rưng.

Cảnh trường thi nhốn nháo, nhố nhăng làm bật lên tiếng cười chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Đây cũng là mâu thuẫn nội tại lúc bấy giờ không thể điều hoà được giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với đời, với thực tế phi nghĩa của khoa cử học vấn.

Không chỉ có phần hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa để các em học sinh soạn bài Vịnh khoa thi Hương, Đọc tài liệu còn cung cấp các kiến thức tổng hợp và mở rộng cho các em học sinh ghi nhớ kiến thức về bài học một cách logic, dễ dàng nhất.

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương Nâng cao

Câu 1. Nêu ấn tượng nổi bật nhất của anh (chị) về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài?

Trả lời

Ấn tượng nhất về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài là hình ảnh lôi thôi của các sĩ tử, cùng sự nhốn nháo như một cuộc xem hát với sự xuất hiện của bà đầm.

Câu 2. Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng gì? Tác giả nhấn mạnh vào tính chất nào của khoa thi đó?

Trả lời

Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng châm biếm, trào phúng. Tác giả nhấn mạnh vào sự nhố nhăn, hỗn loạn của cuộc thi.

Câu 3. Phân tích ý nghĩa trào phúng của việc sử dụng phép đối ngẫu ở các câu thơ 3-4 và 5-6.

Câu 4. Hãy xác định sắc thái giọng điệu ẩn chứa trong hai câu 7 – 8. Qua giọng điệu của hai câu này cũng như của cả bài thơ, ta có thể hiểu được gì về nỗi lòng tác giả?

Trả lời

Hai câu thơ 7 và 8 là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.

– Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.

– Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Câu 5. Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của nhà thơ được biểu lộ trong tác phẩm.

Trả lời

Kì thi năm Đinh Dậu này có hai cặp vợ chồng toàn quyền người Pháp tới dự lễ xướng danh, trong khi đó đây lại là kì thi tuyển nhân tài cho đất Việt. Tế Xương và những nhà Nho vốn tin vào đạo thánh hiền và luôn tha thiết với truyền thống văn hiến của dân tộc đã rất đau xót và phẫn uất.

Tác giả, tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Vịnh khoa thi Hương cũng là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Trần Tế Xương (Tú Xương) – tác giả mà các em đã được học với bài thơ Thương vợ. Vì vậy để nhắc lại một lần nữa về tác giả, mời các em cũng xem phần nội dung này ở bài soạn Thương vợ – tuần 2, Ngữ văn 11.

– Vịnh khoa thi Hương là bài thơ thuộc đề tài “thi cử” – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương

– Bài vịnh

VỊNH KHOA THI HƯƠNG Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến, Váy lê quét đất, mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

– Thể thơ: Bài Vịnh khoa thi Hương thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật.

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài Vịnh khoa thi Hương được ra đời vào năm 1897 trong hoàn cảnh Thực dân Pháp tạm thời hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, văn hoá phương Tây tràn vào lấn át văn hoá truyền thống. Hán học suy vong, các nhà Nho đua nhau “vứt bút lông đi” đổi sang cầm cây bút chì để kiếm sống. Chuyện thi cử của Nho học trở thành trò hề, cảnh tượng các kì thi vô cùng thảm hại. Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều là những nhà nho có lòng tự trọng, họ đều rất đau lòng và cay đắng ghi lại trong một loạt bài thơ. Trong đó nổi bật phải nhắc đến bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

– Nội dung chính: Nội dung chính của bài Vịnh khoa thi Hương thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

– Bố cục:

* Bố cục theo thể thơ

+ Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

+ Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

+ Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

+ Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

* Bố cục theo nội dung

Có thể chia bài thơ thành 3 phần như sau:

+ Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu

+ Bốn câu thơ tiếp: Thực cảnh trường thi nhốn nháo, ô hợp

+ Hai câu thơ cuối: Thái độ, tâm trạng xót xa của tác giả trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà.

– Giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung và nghệ thuật bài Vịnh khoa thi Hương bao gồm:

+ Giá trị nội dung

Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

+ Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật đối, đảo ngữ

Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

Với toàn bộ nội dung trên, hi vọng các em học sinh sẽ chuẩn bị bài, soạn bài Vịnh khoa thi Hương tốt nhất trước khi lên lớp và học thật tốt tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn 11.

Soạn Bài Nam Quốc Sơn Hà Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất… Câu Hỏi 1162211

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC PHẨM SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này

– Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.

– Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

– Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.

Trả lời câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Gồm 4 câu, có bảy chữ ở mỗi câu).

– Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần ” ư ” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

Trả lời câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.

– Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:

+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).

+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).

Trả lời câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục:

+ Hai cầu đầu: khẳng định chủ quyền.

+ Hai câu sau: kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

– Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

Trả lời câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Trả lời câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Qua các cụm từ ” tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư “, ta thấy bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Soạn Bài Thơ Thương Vợ Ngắn Gọn Ngữ Văn Lớp 11 Đầy Đủ

Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

– Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh.

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

+ Công việc là buôn bán. Thời gian làm việc là “quanh năm”, là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Mom sông là vùng đất nhô ra sông, nơi đầu sóng ngọn gió.

– Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, từ láy lặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.

Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú

Vẻ đạp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với cả gánh nặng bên kia (năm con). Câu thơ cho thấy Tú Xương ý thức rõ lắm nỗi lo của vợ và sự khiếm khuyết của mình nữa.

Năm nắng mười mưa dám quản công

Thành ngữ ” năm nắng mười mưa” vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời Tú Xương tự rủa mát mình:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cùng như không.

Hai câu cuối chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn, đó chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ qua tiếng chửi trong bài thơ.

Câu 4: Nỗi lòng của nhà thơ

Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện thành công qua bài thơ. Tựa đề Thương vợ chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Câu hỏi 6: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ ” Thương vợ ” của Tú Xương.

“Thương vợ” là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

– Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt. Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ ” con cò” trong ca dao thì từ ” thân cò” của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.

– Về từ ngữ: thành ngữ ” năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ ” nắng mưa” chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với ” nắng, mưa ” tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Câu hỏi 7: Cảm nhận của anh (chị ) về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương:

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!