Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Chiều Xuân (Anh Thơ) được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó.
2. Anh chị có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
3. Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.– Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
2. Tác phẩm– Bài Chiều xuân được rút ra từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
Câu 2 trang 51 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Anh chị có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
Trả lời:* Không khí đồng quê yên lặng, nhịp sống vô cùng bình yên.* Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật sau: – Từ ngữ giàu giá trị tạo hình gợi cảm: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.– Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, cò con.
Câu 3 trang 51 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó
Soạn Bài Chiều Xuân Của Anh Thơ
I – TÌM HIỂU CHUNG
1. Anh Thơ (1921 – 2005) còn có các bút danh khác là Tuyết Anh và Hồng Minh. Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ngày 25 – 1 – 1921, tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong một gia đình viên chức nhỏ xuất thân Nho học.
Quê quán là thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Thơ chưa học hết Tiểu học nhưng ham văn chương, chịu khó đọc sách. Anh Thơ xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về nông thôn Việt Nam. Thơ của bà thiên về tả cảnh. Đó là cảnh làng quê Việt Nam êm đềm với những hình ảnh dung dị và thân thuộc. ẩn sau những bức tranh quê trong sáng thường thoảng chút buồn thương vương vấn chung của nhân vật trữ tình. Đó là nỗi buồn chung của thơ mới 1930 – 1945.
2. Tác phẩm đã xuất bản : Bức tranh quê (thơ, 1941) ; Xưa (thơ, in chung, 1942) ; Răng đen (1944) ; Hương xuân (thơ, in chung, 1944) ; Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957) ; Theo cánh chim câu (thơ, 1960) ; Đảo ngọc (thơ, 1963) ; Hoa dứa trắng (thơ, 1967) ; Mùa xuân màu xanh (thơ, 1974) ; Quê chồng (thơ, 1977) ; Từ bến sông Thương (hồi kí, 1986) ; Tiếng chim tu hú (hồi kí, 1995) ; Lệ sương (thơ, 1995).
Anh Thơ đã được nhận giải thưởng Tự lực văn đoàn năm 1939 với tập thơ Bức tranh quê.
3. Chiều xuân được in trong tập Bức tranh quê, tập thơ gồm 41 bài viết về nông thôn Việt Nam. Với tập thơ này, Anh Thơ cùng với Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ đã mang đến cho thơ mới Việt Nam hơi thở nồng nàn của quê hương Việt Nam.
Bài thơ gồm ba khổ là ba bức tranh vẽ bao cảnh khác nhau của một vùng quê Việt Nam. Cả ba bức tranh đều đẹp, rất thanh bình nhưng vắng lặng và gợi buồn.
4. Đọc chậm, để cảm nhận những nét chấm phá rất gợi của bức tranh chiều xuân.
II – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Anh Thơ là một gương mặt nữ của phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Với chất nữ tính đậm đà trong sáng tác, bà đã góp phần làm đa dạng giọng điệu của thơ mới. Tập thơ Bức tranh quê là tập thơ thành công nhất gắn với tên tuổi của nhà thơ. Và Chiều xuân là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Anh Thơ trước Cách mạng. Bài thơ là một bức tranh quê đẹp và thật đáng yêu. Mỗi khổ thơ là một bức tranh với những hình ảnh vô cùng quen thuộc và thân thương đối với người Việt Nam.
Anh Thơ xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo nguồn gốc Nho học ở một thị trấn nhỏ. Tuy học ít nhưng bà lại ham đọc sách và yêu văn chương. Đứng trước hiện thực đen tối và cảnh mất tự do của cả dân tộc, nhiều trí thức tiểu tư sản có tấm lòng với dân tộc đã rơi vào tâm trạng buồn chán và bế tắc. Họ không thể tìm được cho mình con đường thực hiện lí tưởng. Và họ đành lòng để mình chìm đắm trong nỗi sầu thảm của văn chương. Họ đến với văn chương như tìm đến cõi mơ, cõi tự do của riêng mình, để quên sầu và quên đời. Vì vậy mà đến với thơ mới, người ta thấy nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Mà có vui thì cũng chỉ là vui gượng mà thôi. Vui và sôi nổi như Xuân Diệu cũng luôn ẩn chứa những hoài nghi, lo lắng và thắc thỏm. Các nhà thơ mới, bằng cách riêng và con đường riêng của mình đã luôn cố gắng để hoặc là trốn tránh hiện thực hoặc là đối diện với hiện thực để buồn đau sầu não, hoặc là tự ru mình trong thế giới tưởng tượng của những giấc mơ ngọt ngào để sống. Họ đã sống hết mình với thơ bằng trái tim tuổi trẻ luôn căng đầy sự sống và tình yêu quê hương đất nước để mang đến cho đời những thi phẩm hay.
Anh Thơ là nhà thơ nữ, nên niềm vui, nỗi buồn, tình yêu quê hương trong thơ bà cũng nữ tính hơn. Thơ của Anh Thơ dịu dàng và đằm thắm. Nỗi buồn trong thơ bà cũng nhẹ nhàng và sâu lắng hơn. Những nét phong cách ấy đã thể hiện rõ trong Chiều xuân.
Bài thơ tả cảnh chiều xuân nơi đồng quê Bắc Bộ. Thời gian và không gian nghệ thuật đều lãng mạn và nên thơ. Buổi chiều là khoảnh khắc dễ nảy sinh cảm xúc, mà ở đây lại là buổi chiều xuân nơi thôn quê. Nhà thơ đã quan sát, đã lựa chọn những hình ảnh, những chi tiết rất đặc trưng của cảnh vật để phác hoạ nên bức tranh mùa xuân.
Bức tranh thứ nhất chọn điểm nhấn là bến đò. Bến đò là hình ảnh vô cùng quen thuộc, có thể nói là hình ảnh tượng trưng cho những miền quê Bắc Bộ. Nó đã đi vào thơ ca như là biểu tượng của quê hương. Bức tranh bến vắng được thi sĩ miêu tả bằng bốn câu thơ :
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Một khung cảnh vắng lặng và nên thơ. Mỗi câu thơ đặc tả một hình ảnh. Và đó là bốn hình ảnh rất đặc trưng của nông thôn Việt Nam : một bến đò vắng khách với con đò, quán nhỏ và cây xoan đầy hoa tím. Cảnh đẹp, bình yên nhưng gợi buồn. Bức tranh quê này có thể làm cho tâm hồn con người yên ổn nhưng không thể bớt buồn.
Bức tranh thứ hai, nhà thơ chọn điểm nhấn là con đê làng. Vẫn là hình ảnh đặc trưng của những miền quê Bắc Bộ. Hình ảnh con đê đã từng đi vào thơ ca nhạc hoạ như là biểu tượng của những miền quê. Chàng trai trong thơ Nguyễn Bính từng “đợi em ở mãi con đê đầu làng” để “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”. Con đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ thi sĩ không buồn vắng như bến đò :
Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi. So với cảnh bến vắng, cảnh trên đê vui hơn, sinh động và nhiều sức sống hơn. Một con đê trải dài màu xanh biếc của cỏ non. Đám cỏ đẫm ướt mưa xuân ấy đã khiến nhà thơ có một liên tưởng thật độc đáo : đàn trâu bò đang ăn cỏ mà như đang ăn mưa. Thật độc đáo và nên thơ. Bức tranh gợi cảm giác thanh bình, vắng nhưng chỉ phảng phất buồn, dường như nỗi cô đơn của bến vắng đã vơi đi phần nào.
Thế nhưng bức tranh quê dù đẹp đến đâu, thanh bình đến đâu cũng sẽ trống trải nếu thiếu hình ảnh con người. Con người xuất hiện sẽ làm cho bức tranh có sức sống hơn. Khi vẽ bức tranh mùa thu buồn trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu đã không quên hình ảnh một người thiếu nữ “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”. Dù “buồn không nói” nhưng hình ảnh thiếu nữ đã mang đến hơi thở của sự sống cho bức tranh thu. Và phải là thiếu nữ thì mới hợp với vẻ buồn nhưng rất đẹp và lãng mạn của mùa thu. Hàn Mặc Tử khi vẽ một bức tranh thôn Vĩ đẹp và tràn đầy sức sống ở Đây thôn Vĩ Dạ cũng điểm một “gương mặt chữ điền” thấp thoáng sau vòm lá. Thiên nhiên và con người trong thơ mới luôn có sự giao hoà bởi các nhà thơ mới tìm đến với thiên nhiên như tìm đến với cõi tâm linh, với thế giới thanh bình để giải thoát mình khỏi sự phũ phàng của hiện thực.
Và tất nhiên, bức tranh quê của nữ thi sĩ Anh Thơ cũng không có lí do gì lại thiếu vắng con người :
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Bức tranh cánh đồng là bức tranh nhiều sắc màu và sinh động nhất. Đặc biệt sự xuất hiện của “cô nàng yếm thắm” đã làm cho cảnh vật đẹp và nên thơ hơn. Hình ảnh thơ bộc lộ chất lãng mạn trong tâm hồn nữ thi sĩ hiếm hoi của phong trào Thơ mới này. Nhà thơ đã khéo tạo nên tình huống cho sự xuất hiện của cô nàng yếm thắm. Cái giật mình của cô gái được tạo nên bởi “Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra” là một điểm nhấn nghệ thuật của bài thơ. Nó diễn tả được vẻ say sưa lao động của cô gái và quan trọng hơn nó đã làm nổi bật được vẻ tĩnh lặng của chiều xuân. Nhà thơ đã vận dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh để làm nổi bật hơn cái thanh bình đến vắng lặng chốn đồng quê.
Ba bức tranh vẽ ba cảnh khác nhau nơi đồng quê trong một thời điểm và đều ẩn dưới làn mưa xuân bay nhè nhẹ. Đó là ba bức tranh đẹp, có sức sống và gợi tả thành công sự tĩnh lặng và thanh bình của chốn thôn quê. Nhưng cũng chính cái vẻ thanh bình ấy khiến cho bài thơ phảng phất nỗi buồn. Nhiều người vẫn nói đó là nỗi buồn đặc trưng của thơ mới, nỗi sầu nhân thế của một lớp thanh niên trí thức Việt Nam những năm ba mươi.
Chiều xuân là bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam. Nó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của thi sĩ. Vẻ đẹp của bài thơ có sức lay động tâm hồn con người, khiến mỗi người có cơ hội để hồn mình lắng xuống sau những sôi động xô bồ của cuộc sống đời thường để “thấy quê mình vẫn đẹp vẫn thân thương”. Có thể Chiều xuân không được xếp vào hàng những thi phẩm xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới nhưng thi phẩm này sẽ có sức sống trong lòng những bạn đọc yêu thơ vốn yêu cuộc sống thanh bình và vẻ đẹp truyền thống của những làng quê Việt Nam.
Soạn Bài: Chiều Xuân (Anh Thơ)
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
– Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
2. Tác phẩm
Bài Chiều xuân được rút ra từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bức tranh quê chiều xuân hiện lên:
– Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
– Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.
– Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường:
+ Cánh đồng lúa xanh.
+ Lũ cò con chốc chốc bay.
+ Giật mình cô gái yếm thắm
→ Thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Không khí đồng quê yên lặng, nhịp sống vô cùng bình yên:
– Từ ngữ giàu giá trị tạo hình gợi cảm: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.
– Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, cò con.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Những từ láy được sử dụng trong bài thơ: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
– Tác dụng:
+ Các từ láy này đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ (trừ từ láy tơi bời).
+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc trạng thái đều đều của chủ thể.
Comments
Soạn Bài Chiều Xuân Siêu Ngắn
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…
– Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn:
+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo… vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…
+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
+ Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.
Câu 2 Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Không khí thơ mộng, đêm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:
+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.
+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa ( đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm… ), cách diễn đạt độc đáo ( cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ )…
+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò bụt bay ra.
– Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:
+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.
+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.
Câu 3 Câu 3 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Thống kê các từ láy: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
– Tác dụng của các từ láy:
+ Đặc điểm: hầu hết các từ láy trên đều mang vần bằng và đều diễn tả đặc điểm giảm nhẹ của tính chất và hoạt động (trừ từ láy
Bố cục
Bố cục: 3 phần
– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.
– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
ND chính
– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
chúng tôi
Soạn Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
– Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
– Quê tại làng La Khê – Hà Đông – Hà Nội
– Tuổi thơ thếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, mẹ mất sớm và không được ở với cha.
Vì thế mà thơ của bà luôn dạt dào tình yêu thương.
– Phong cách thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, mãnh liệt trong tình yêu, cũng như dự cảm không lành về sự đổ vỡ trong tình yêu.
– Bài thơ nằm trong tập thơ Hoa dọc chiến hào của tác giả
+ Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
+ Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
+ Còn lại: tình yêu và khát vọng
* Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
– Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…
– Âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơ,…
* Âm điệu, nhịp điệu trên được tạo nên bởi:
– Những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp
– Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần
– Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển
– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.
– “Sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Điều đặc biệt trong con mắt nghệ sĩ thì Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.
– Nghĩa biểu tượng của “sóng”:
+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.
+ Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.
+ Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.
(Hình ảnh “sóng” và “em” luôn song hành thể hiện qua nhau)
* “Sóng” và “em” có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một:
– Cuộc hành trình đầy táo bạo của “sóng” khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của “em” cho tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích.
– Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu trong mọi chuyện khó nắm bắt của tình yêu.
– Sóng trường tồn cùng thời gian (ngày xưa – ngày sau) ; không bao giờ ngưng nghỉ, cũng như tình yêu con người, đã từ ngàn xưa và còn mãi với con người, nhất là người trẻ tuổi.
– Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu.
* Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc
* Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:
Sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi mơ
– Sự khẳng định: con sóng nào chẳng tới bờ, dù muôn vời cách trở → khao khát gắn bó thủy chung, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cách trở của người phụ nữ.
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng và chung thủy. Người phụ nữ cũng đã thể hiện sự táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.
Please follow and like us:
Comments
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Chiều Xuân (Anh Thơ) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!