Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 7 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Chiếu cầu hiền.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Ngô Thì Nhậm (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

Văn bản Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789. Nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bố cục của bài chiếu: gồm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Lời bố cáo.

* Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: có những điểm nổi bật như:

Người hiền xưa nay luôn cần thiết cho công cuộc trị nước.

Cho phép tiến cử người hiền

Cho phép người hiền tự tiến cử

Câu 2:

* Bài chiếu được viết hướng đến đối tượng là các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

* Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

* Những luận điểm trên hoàn toàn phù hợp với đối tượng của bài chiếu.

* Nghệ thuật lập luận của bài chiếu:

Sử dụng từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực

Cách lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục

Cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết

Câu 3:

Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:

Qua bài chiếu, ta có thể thấy vua Quang Trung là một người có tầm nhìn xa trông rộng, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời kỳ phân li.

Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua Quang Trung đã bày tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Chiếu Cầu Hiền

Soạn bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

– Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

– Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

– Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

– Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước

– Cho phép tiến cử người hiền

– Cho phép người hiền tiến cử

Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

+ Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ

+ Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung

– Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn

– Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…

– Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ

Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:

+ Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước

+ Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc

+ Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Chiếu Cầu Hiền Của Ngô Thì Nhậm

1. Tóm tắt nội dung bài học

Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.

1.2. Nghệ thuật

Thể loại chiếu.

Là một bài văn nghị luận có tính mẫu mực, thuyết phục người đọc.

2. Soạn bài Chiếu cầu hiền chương trình chuẩn

Câu 1: Ạnh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”.

Bài chiếu gồm 3 phần

Nội dung của từng phần:

Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): vai trò, sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước.

Phần 2 (tiếp theo cho đến “của trẫm hay sao”):Tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung.

Phần 3 (còn lại): Con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước.

Nội dung chính của văn bản “Chiếu cầu hiền”:

Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị – xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. → Đó là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.

Câu 2: Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới.

Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

Nêu ra thiên tính của hiền tài: Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với lẽ sống

Từ cách ứng xử của hiền tài và thực trạng đất nước chỉ ra vai trò của họ đối với đất nước trong thời đại mới: Tác giả nêu lên các ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh. Phần lớn sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước, khác nào kẻ chết đuối trên cạn mà không tự biết. Cách diễn đạt bằng hình ảnh tượng trưng vừa tế nhị, vừa có ý châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người ra bài chiếu có kiến thức sâu rộng, tài hoa, khiến người nghe có thái độ ứng xử cho đúng.

Đường lối cầu hiền: hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng hết sức quyết tâm việc cầu hiền.

Tác giả đã dùng những luận điểm và những lí lẽ phù hợp với đối tượng của bài chiếu.

Nhận xét về nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

Câu 3: Qua bài chiếu, anh (chị) hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.

Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.

Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

→ Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.

3. Soạn bài Chiếu cầu hiền chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền.

Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung, rồi đem quân ra Bắc quét sạch hai mươi vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Triều Lê hoàn toàn sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới, nên đã bỏ trốn, đi ở ẩn, tự tử,… Quang Trung giao cho Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra làm việc giúp dân, giúp nước.

Câu 2: Đọc đoạn 1 và cho biết: Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết dùng hình ảnh nào? Việc mở đầu bài Chiếu cầu hiền bằng lời Khổng Tử có tác dụng gì đó với các nho sĩ thuở đó?

Tác giả đặt ra vấn đề: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy. Tác giả đã dùng hình ảnh ngôi sao sáng trên trời, ngôi Bắc Đẩu để làm rõ vấn đề.

Việc mở đầu bài chiếu bằng lời của Khổng Tử nhằm khẳng định đây là những chứng cứ xác thực theo lời thánh hiền nói.

Câu 3: Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có thái độ như thế nào (Đoạn 2a)? Tại sao tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn,…? Tìm những từ ngữ trong đoạn 2b để chứng minh rằng, Quang Trung thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền.

Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có thái độ: ở ẩn, trốn tránh việc đời, kiêng dè không dám lên tiếng, tự tử.

Tác giả không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn,… là vì tác giả thể hiện sự tôn trọng đối với người hiền tài.

Những từ ngữ trong đoạn 2b để chứng minh rằng, Quang Trung thành thâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền: “đức hoa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi”, “nơm nớp lo lắng”, “một cái cột…dựng nghiệp trị vì” và hàng loạt các câu hỏi tu từ đã khiến cho câu văn có thêm sức nặng. Cuối đoạn, tác giả lại dùng lời của Khổng Tử để khẳng định nhân tài có rất nhiều và vua Quang Trung đang mong mỏi, tin rằng họ sẽ ra giúp triều đình.

Câu 4: Con đường cầu hiền của Quang trung hết sức rộng mở. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn 3 (có mấy biện pháp, biện pháp có cụ thể và dễ dàng không?)

Con đường cầu hiền của Quang trung hết sức rộng mở được thể hiện ở đoạn 3. Gồm có 2 biện pháp cụ thể và 2 con đường, cách thức ra giúp đời. Người viết đã lí giải rõ ràng, cụ thể con đường để người tài ra giúp nước.

Câu 5: Hãy trình bày cách lập luận của tác giả thể hiện qua bài chiếu.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Chiếu cầu hiền

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn Bài Thương Vợ Sbt Ngữ Văn 11 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3 trang 30 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Hình tượng người vợ trong bài thơ được quan sát và miêu tả như thế nào ? Nhan đề Thương vợ có thể hiện đúng nội dung bài thơ không ? Vì sao ?

1. Hình tượng người vợ trong bài thơ được quan sát và miêu tả như thế nào ? Nhan đề Thương vợ có thể hiện đúng nội dung bài thơ không ? Vì sao ?

Trả lời:

– Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài thơ thất ngôn bát cú, tác giả không thể kể, tả tỉ mỉ, chi tiết về người vợ của mình được mà phải chọn lọc những sự việc tiêu biểu nhất, có sức ám ảnh nhất. Nhà thơ đã nêu những sự việc bản chất nhất (buôn bán vặt quanh năm) để gánh vác cả gánh nặng gia đình, đã phải nuôi con rồi mà còn phải nuôi cả chồng (“Nuôi đủ năm con với một chồng”), tức là bà Tú có một ông chồng vô tích sự, gánh nặng gia đình tăng gấp đôi. Chú ý lời bình của Xuân Diệu : “Chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mói liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ”. Sau đó, tác giả tả người vợ bằng hai hình ảnh ám ảnh nhất. Hình ảnh “Cái cò lặn lội” là một mẫu gốc trong ca dao, dân ca, gợi lên trong tâm hồn người đọc cuộc sống tần tảo, lam lũ của người lao động Việt Nam hàng ngằn đời nên rất dễ được chia sẻ, đồng cảm. Hình ảnh đò đông gợi nên sự nguy hiểm trong việc đi lại buôn bán hằng ngày (ca dao : “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”).

– Những quan sát và miêu tả nói trên cho thấy tình cảm trân trọng, yêu thương, quý mến của tác giả dành cho người vợ, đúng như nhan đề bài thơ. Chính tình cảm chân thành đã quy định việc chọn những sự việc và hình ảnh sâu sắc, tràn đầy xúc cảm đó.

2. Bốn câu thơ cuối là lời của bà Tú hay của ông Tú ? Cho biết ý nghĩa của những câu thơ này. Anh (chị) suy nghĩ gì về cách thể hiện tình cảm với người vợ của nhà thơ?

– Bốn câu thơ này có ý nghĩa như là sự đánh giá khách quan dành cho sự tần tảo, lam lũ, chấp nhận thân phận của người vợ. Duyên số đã đưa đẩy bà Tú gặp ông Tú, nhưng duyên số đó đối vói bà, theo cách nhìn của tác giả, củng lại là “nợ”. Nợ tức là trách nhiệm phải trang trải. Theo tác giả, người vợ gánh cả trách nhiệm nặng nề trên đôi vai nhưng không hề ta thán. Nắng mưa là hai hiện tượng thời tiết khá phổ biến trong ca dao, dân ca và văn học viết xưa (ví dụ Truyện Kiều) gợi nên sự gian khó, vì thế rất dễ tạo sự đồng cảm ở bạn đọc. Tiếng “chửi” thói đời bạc, sự hờ hửng ở hai câu 7-8 tưởng như lời người vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ đối với người vợ.

– Bốn câu thơ không có một lời ca ngợi trực tiếp nào nhưng ẩn dưới các hàng chữ là tình cảm thương yêu, là nỗi xót xa, day dứt của người chồng không làm được gì giúp cho người vợ. Cùng với bài thơ này, Tú Xương còn có nhiều bài thơ “tự trào”, đem bản thân ra làm đối tượng chế giễu, phê phán.

3. Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ.

Trả lời:

Ngôn ngữ cúa bài thơ giản dị, mộc mạc, nhiều chất liệu của lời ăn tiếng nói hằng ngày (thành ngữ năm nắng mười mưa, một duyên hai nợ), các hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc (thân cò, đò đông), tạo cho câu thơ có cái vẻ tự nhiên, sự chân thành của cảm xúc, không cầu kì, gọt giũa nên có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Chiếu Cầu Hiền – Ngữ Văn 11 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!