Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Cảnh Ngày Hè Sách Bài Tập Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 9 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Cảnh Ngày Hè Sách Bài Tập Ngữ Văn 10 Tập 1 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Cảnh Ngày Hè Sách Bài Tập Ngữ Văn 10 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tìm những hình ảnh mang đặc trưng của mùa hè được gợi tả trong bài thơ.

Trả lời:

Từ những cảm nhận, những trải nghiệm về mùa hè của bản thân, HS tìm ra những hình ảnh mang đặc trưng của mùa hè được thể hiện trong bài thơ:

– Những loài cây xanh tốt, nở hoa trong mùa hè: cây hoè lá xanh “tán rợp giương”, cây lựu hoa “phun thức đỏ” bên hiên nhà, hoa sen hồng trong ao ngát mùi hương.

– Hình ảnh gợi âm thanh mang đặc trưng của mùa hè: tiếng ve kêu inh ỏi bên lầu lúc mặt trời sắp lặn, tiếng chợ cá làng chài “lao xao” trong chiều muộn khi những con thuyền về bến.

– So sánh mở rộng: khi nói về mùa hè, Nguyễn Du cũng gợi tả những loài cây, loài hoa quen thuộc, mang đặc trưng của mùa hè. Ví dụ, cảnh mùa hè đến: “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Truyện Kiều), cảnh mùa hè qua, mùa thu tới: “Sen tàn cúc lại nở hoa” (Truyện Kiều).

Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè ?

Trả lời:

Qua bài Cảnh ngày hè, có thể thấy vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: tình yêu thiên nhiên ; yêu đời, yêu cuộc sống ; yêu nhân dân, đất nước.

– Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế, tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan :

+ Bằng thị giác, nhà thơ ngắm nhìn màu lục của lá hoè làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu và ánh mặt trời buổi chiều như đính vàng lên những tán hoè xanh.

+ Bằng thính giác, thi sĩ lắng nghe tiếng ve ngân – âm thanh đặc trưng của mùa hè, hoà cùng tiếng “lao xao chợ cá” – âm thanh đặc trưng của làng chài.

+ Bằng khứu giác, Ức Trai cảm nhận những đoá sen hồng trong ao đang ngát mùi hương.

Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hoà giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.

– Tình yêu thiên nhiên có cội nguồn sâu xa là lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả. Cảnh vật đang ở vào lúc cuối ngày (“lầu tịch dương” – mặt trời sắp lặn), nhưng sự sống thì không dừng lại (lưu ý các động từ: đùn đùn, giương, phun). Có một cái gì thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được, phải giương lên, phải phun ra, hết lớp này đến lớp khác. So sánh câu thơ tả cảnh cuối hè của Nguyễn Trãi: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” với câu thơ tả cảnh mùa hè của Nguyễn Du : “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Truyện Kiều), ta thấy cả hai thi sĩ tài ba đều có cái nhìn tinh tế đối với cảnh vật: với từ lập loè, Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc ; với từ phun, Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sống.

– Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, gắn liền với tấm lòng thiết tha với dân, với nước.

+ Thật hiếm hoi khi thấy Nguyễn Trãi có được những phút giây thanh thản. Ở đây, Ức Trai tự dành cho mình quyền “rồi hóng mát thuở ngày trường” bởi niềm mơ ước, bởi mục đích lớn nhất của đời ông đã được thực hiện : dân ấm no, hạnh phúc.

+ Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh “dân giàu đủ khắp đòi phương”.

+ Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh “lao xao chợ cá” dội tới từ phía làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh “dân giàu đủ” ? Và tiếng “cầm ve dắng dỏi” phải chăng là khúc nhạc lòng đang được tấu lên ?

Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân.

3. Câu thơ lục ngôn (sáu chữ) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm của tác giả ?

Trả lời:

Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi thường có hiện tượng đan xen câu thơ lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ). Về hình thức, những câu thơ lục ngôn do bớt đi một chữ nên ngắn gọn ; về nội dung, câu lục ngôn thường hàm súc, cô đọng ý tình của bài thơ. Có thể thấy điều này trong bài Cảnh ngày hè.

Câu kết : “Dân giàu đủ khắp đòi phương” là một câu lục ngôn tuy ngắn gọn nhưng thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Nhà thơ có cả một “ngày trường” thư thái để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng tấm lòng thì vẫn ở nơi người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc : “dân giàu đủ”, nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khắp đòi phương”.

Bài Cảnh ngày hè có điểm nào giống và khác so với bài thơ viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật ? Sự giống và khác nhau đó nói lên điều gì ?

Trả lời:

Có thể lập bảng so sánh như sau :

– Về số lượng câu thơ: 8 câu (bát cú).

– Về luật thơ: luật trắc (chữ thứ hai câu đầu thanh trắc).

– Về niêm: bảo đảm luật về niêm (chữ thứ hai các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 cùng thanh điệu).

– Về đối: bốn câu giữa bài thơ theo đúng quy định của luật đối ngẫu (các câu 3 và 4, 5 và 6 đối nhau).

– Về vần: vần bằng và đều đặt ở vị trí cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần chân – vần ở cuối câu thơ).

– Toàn bài đều là câu 7 chữ (thất ngôn).

– Câu 7 chữ ngắt nhịp 4 /3.

– Đan xen câu 6 chữ (lục ngôn): các câu 1 và 8 là câu thơ sáu chữ.

– Có những câu 7 chữ ngắt theo nhịp 3 / 4 ( Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ – Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương).

Sự giống và khác nhau nói trên cho thấy Nguyễn Trãi đã tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai) là thơ Nôm Đường luật.

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Cảnh Ngày Hè

Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) – Nguyễn Trãi.

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI1. Đọc Tiểu dẫn để biết xuất xứ của bài thơ (Chú ý: Đây là thơ Nôm của Nguyễn Trãi).2. Đọc bài thơ với giọng điệu vui, thanh thản. Chú ý ngắt nhịp đúng câu thơ sáu chữ (theo nhịp 3 – 3) và một số câu bảy chữ theo nhịp 3-4:Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ Hồng liên tri / đã tiễn mùi hương.

Trước khi đi vào từng câu hỏi, cần nhận rõ thời gian và thời điểm của cảnh trong bài thơ:

– Thời gian vào cuối mùa hè: Hồng liên trì đã tiễn mùi hương(Hoa sen tàn đã hết hương thơm).

– Thời điểm vào cuối ngày: (…) tịch dương: lúc mặt trời sắp lặn.

1. Tìm những động từ diễn tả trạng thái của cảnh. – Động từ “đùn đùn”, “giương” trong câu thơ: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

– Động từ “phun” trong câu thơ: Thạch lựu hiển còn phun thức đỏ.

Cảnh vật đang ở vào cuối mùa, cuối ngày, nhưng sự sống thì không dừng lại. Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được, phải đùn đùn, phải giương lên, phải phun ra, hết lớp này đến lớp khác, khiến cho cảnh vật sinh động, đầy sức sống.

2. Phân tích rõ sự hài hòa của cảnh trong bức tranh thơ này

– Sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, tiếng ve inh ỏi trong ánh mặt trời buổi chiều hòa cùng tiếng lao xao của chợ cá cuối ngày…

– Sự hài hòa giữa cảnh vật và con người: người rỗi rãi hóng mát trước cảnh ngày hè tươi đẹp, chợ cá lao xao và những ngư phủ làng chài, ve kêu như tiếng đàn quanh lầu lúc mặt trời sắp lặn…

3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? tấm lòng của ông đối với thiên nhiên ra sao ? – Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác (màu sắc), thính giác (âm thanh), khứu giác (mùi hương), và cả sự liên tưởng (nghe tiếng ve kêu như một khúc đàn của thiên nhiên).

– Sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật cho thấy ông là một hồn thơ yêu thiên nhiên tha thiết, say đắm, đã vẽ nên bức tranh Cảnh ngày hè sinh động, có hồn.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.

4. Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn (bức tranh tâm trạng) của nhà thơ trong hai câu thơ cuối. – Không chỉ yêu thiên nhiên, Nguyễn Trãi còn là một con người yêu đời, yêu cuộc sống, một tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Điều này được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc trong hai câu thơ cuối:

Ông ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong mong cho “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Câu kết của bài thơ cô đúc trong sáu chữ, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Ông mong cho dân giàu đủ nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: khắp đòi phương.

5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Là cả ba điều như SGK đã gợi ý, nhưng nên hiểu theo lôgíc tâm trạng của thi nhân: trước cảnh ngày hè tươi đẹp, ông yêu thiên nhiên tha thiết, từ đó mà yêu đời, yêu cuộc sống và có khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân. Nhân dân vẫn là cội nguồn cho cảm hứng thơ Nguyễn Trãi và làm nên vẻ đẹp tâm hồn của thơ ông.

II. LUYỆN TẬP Gợi ý bài 1: Yêu cầu cần đạt là nêu rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

– Vẻ đẹp của thiên nhiên: bức tranh ngày hè hài hòa màu sắc, âm thanh, đầy sức sống, quen thuộc gần gũi mà đẹp.

– Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước.

Soạn Bài Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi Văn 10

Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi văn 10

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của thời trung đại

– Không chỉ là một nhà thơ nhà văn ông còn là vị quan triều đình liêm khiết và là quân sự đắc lợi cho vua Lê Lợi khi chiến thắng quân Minh

– Ông tài giỏi đỗ đạt ra làm quan, phụng sự cho vua Lê Lợi, sau đó vì ghen ghét nhiều tên nịnh thần đã nói xấu buộc tội ông

– Ông chán nản vì không được tin dùng như trước nên đã cáo quan về quê ở ẩn để giữ tấm lòng trong sạch

– Đến khi vua mới lên ngôi lại cho vời ông ra làm quan nhưng vì vướng phải án oan vườn vải Lệ Chi viên cho nên ông đã bị truy vào tội tru di cửu tộc

– Mãi về sau mới được giải oan

– Ông để lại những tác phẩm lớn như: Trung Quân từ mệnh tập, ức trai thi tập, dư địa chí…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trai đã quy ẩn nơi thôn quê làng mạc. Một cuộc sống đạm bạc nhưng thanh bình và không có ai hãm hại tuy nhiên trong lòng nhà thơ cũng vẫn không yên một nỗi lo nước nhà. Chính vì thế Nguyễn Trãi đã sáng tác bài thơ này

b. Thể thơ:

đường luật biến thể, có 8 câu 7 câu có 7 chữ riêng câu một có 6 chữ nên đó gọi là biến thể

c. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: một câu thơ đầu: tư thế rồi của nhà thơ

– Phần 2: 5 câu thơ tiếp: cảnh ngày hè trên làng quê

– Phần 3: còn lại: nguyện ước của nhà thơ

II. Phân tích

1. Tư thế rảnh rỗi của nhà thơ khi cáo quan về ở ẩn

– Chính vì rảnh rỗi mà nhà thơ ngồi hóng mát ngày dài, vì nắng hè nóng quá nên nhà thơ hóng mát hay là do rảnh rỗi không có việc gì làm

– Hiểu theo cách nào cũng được nhưng vẫn thiên về nhấn mạnh trạng thái rảnh rỗi của nhà thơ. Đây chính là sự nhấn mạnh điểm khác biệt giữa làm quan và cáo quan về quê

2. Cảnh ngày hè trên làng quê

– Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

– Màu sắc: lục, đỏ, hồng

– Âm thanh: lao xao của chợ cá, tiếng ve dắng dỏi

3. Nguyện ước của nhà thơ

– Trước những vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống ấy nhà thơ mong muốn có cây đàn của vua Ngu Thuấn để đàn lên một tiếng cho thiên hạ thái bình

III. Tổng kết

– Bài thơ vừa vẽ lên một bức tranh phong cảnh ngày hè với những gam màu nóng đặc trưng cùng những âm thanh của thiên nhiên và cuộc sống, lại vừa cho ta thấy được nguyện ước cao quý của nhà thơ.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Cảnh Ngày Xuân (Trích Truyện Kiểu) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

1. Câu 4*, trang 87, SGK.

Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Trả lời:

Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian đi từ khái quát đến cụ thể rất phù hợp với việc tái hiện khung cảnh mùa xuân và cuộc du xuân của chị em.

Kiều : bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân, tám câu tiếp theo gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Kết cấu này cũng rất phù hợp với diễn biến tâm trạng con người trong cuộc du xuân.

Tác giả sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi. Hai câu thơ đầu vừa miêu tả thời gian vừa gợi không gian mùa xuân. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa.

Để gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, một loạt từ hai âm tiết (cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện : gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,… Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.

Chỉ bằng vài nét gợi tả mà khung cảnh buổi chiều xuân hiện lên thật rõ nét: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng : mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Những từ láy : tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao ( Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

2. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mây bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều của Nguyễn Du : “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Trả lời:

Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non ( phương thảo). Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cả chân trời, mặt đất đều “một màu xanh xanh” ( liên thiên bích). Đó còn là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoa ( sổ điểm hoa), cảnh đẹp mà dường như tĩnh tại.

Hai câu thơ trong Truyện Kiều : “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ trắng cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Trong câu thơ của Nguyễn Du, chừ trắng trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ( cỏ non) ; khoáng đạt, trong trẻo ( xanh tận chân trời) , nhẹ nhàng, thanh khiết ( trắng điểm một vài bông hoa).

3. Tìm những câu thơ có nghệ thuật ẩn dụ trong đoạn Cảnh ngày xuân.

Trả lời:

Những câu thơ có nghệ thuật ẩn dụ :

– Ngày xuân con én đưa thoi

– Gần xa nô nức yến anh.

4. Đoạn C ảnh ngày xuân chủ yếu được viết theo bút pháp nghệ thuật nào ? Lấy dẫn chứng làm sáng tỏ sự lựa chọn đó.

A – Tả

B – Gợi

C – Cả A và B

Trả lời:

Đọc lại phần Ghi nhớ ( Ngữ văn 9, tập một, trang 87) để lựa chọn câu trả lời.

– Dẫn chứng làm sáng tỏ sự lựa chọn :

+ Dẫn chứng 1 : Hai câu thơ đầu vừa gợi tả thời gian, vừa gợi tả không gian mùa xuân. Câu thơ thứ nhất “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả không gian : ngày xuân, chim én bay đi bay lại như thoi đưa, vừa gợi thời gian : ngày xuân qua nhanh quá. Câu thơ thứ hai : “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” vừa gợi thời gian : chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày (tức là đã qua tháng giêng, tháng hai và đã bước sang tháng ba), vừa gợi không gian : ngày xuân với ánh sáng đẹp, trong lành (thiều quang).

+ Dẫn chứng 2 : Câu thơ gợi tả cảnh người đi lễ hội thanh minh : “Gần xa nô nức yến anh – Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân – Dập dìu tài tử giai nhân – Ngựa xe như nước áo quần như nêm” vừa tả sự đông vui, vừa gợi lên không khí tấp nập, rộn ràng của cảnh và sự náo nức của tâm trạng.

chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Cảnh Ngày Hè Sách Bài Tập Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!