Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những kiến thức quan trọng bạn cần ghi nhớ:* Bài nghị luận tác phẩm văn học cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng
– Phần mở bài: giới thiệu tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến đánh giá của mình.
– Phần thân bài: Lần lượt trình bày những ý kiến, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, phân tích, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phân mở bài bằng những luận cứ cụ thể, đáng tin cậy.
– Phần kết bài: khái quát, giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.
* Lời văn của bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ cần phải tự nhiên, giàu cảm xúc, thể hiện sự tự tin, nhiệt tình trước vấn đề đang trình bày.
Hướng dẫn soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Đề bài nghị luận về một đoạn thơ
Đọc các đề bài (tr 79;80 SGK Ngữ văn 9 tập 2 )và trả lời câu hỏi
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.)
Trả lời
a) Tám đề văn trong sách giáo khoa đều có cấu tạo giống nhau là yêu cầu người viết phải nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của mình về đoạn thơ hoặc bài thơ. Những bài thơ có trong các đề này đều là những bài các em đã học qua trong chương trình ngữ văn 9.
b) Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ từ suy nghĩ nhấn mạnh đến nhận định, phân tích của người viết. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiều bài” khác nhau.
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ
2 – Trang 83 SGK
Đọc văn bản Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ (Tr 81 – 93 SGK)sau và trả lời câu hỏi:
a) Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?
b) Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
Trả lời
a) – Các phần của văn bản:
+ Mở bài: từ đầu đến “thành công khởi đầu rực rỡ”: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
+ Thân bài: Từ “nhà thơ đã viết” đến “thành thực của Tế Hanh”: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cả lúc trở về.
+ Kết bài: Phần còn lại: Nêu lên giá trị của bài thơ đối với người đọc trong việc bồi đắp tình yêu quê hương.
– Cách dẫn dắt khẳng định: tác giả nêu lên những nhận xét, đánh giá khái quát, sau đó nêu lên dẫn chứng và phân tích.
b) Văn bản có sức thuyết phục bởi:
– Hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lí.
– Có những nhận xét và cảm thụ riêng của tác giả.
– Giọng văn truyền cảm, lôi cuốn.
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Bài làm tham khảo
Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu – bấy giờ là hương ổi chín tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.
Đã cảm được hương ổi, đã nhận ra gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết “hình như thu đã về”. Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu đã vể thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đăng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.
Hình như thu đã về.
Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cải ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó “hình như thu đã vể” còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Soạn Bài Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ Lớp 9
Hướng dẫn Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ lớp 9 đầy đủ hay nhất do wikihoc biên soạn để các bạn tham khảo
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ LỚP 9
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a. Các đề bài trên chia làm hai loại :
Có đề bài không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, 7.., mà chỉ có yêu cầu ngầm.
Có đề bài kèm theo mệnh lệnh cụ thể như các đề còn lại.
b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :
Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.
Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.
Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.
Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
4 bước
Tìm hiểu đề, tìm ý
Lập dàn ý
Viết thành văn
Đọc và sửa chữa.
2. Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ.
a. Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về … thành thực của Tế Hanh”.
Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.
Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.
b. Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi:
Bố cục mạch lạc rõ ràng.
VB tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ, người viết phân tích những đặc sắc vê h/ả và ngôn từ…
Qua VB thấy người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm thiết tha đối với quê hương.
III. Luyện tập Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).
Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?
Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.
b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.
Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.
Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm
Các bài soạn tiếp theo:
Soạn Bài Cách Làm Bài Nghị Luận Về Tác Phẩm Truyện Hoặc Đoạn Trích (Chi Tiết)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 9, tập 2): a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện? b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,…) Trả lời:
a)
– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
– Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
– Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
– Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
b. Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ:
– Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.
– Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.
Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.
Phần II TÌM HIỂU CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Đọc SGK dàn ý chi tiết
Phần III LUYỆN TẬP Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài. Trả lời: 1. Mở bài:
Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
2. Thân bài:
Tham khảo 1 đoạn phần thân bài:
Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ nãy, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.
chúng tôi
Soạn Bài Cách Làm Bài Nghị Luận Về Một Sự Việc, Hiện Tượng Đời Sống
Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống giúp em nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 22 đến 25 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những nội dung của bài viết này sẽ giúp các bạn soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tốt hơn qua 2 phần chính:
Sơ lược các kiến thức cơ bản
Gợi ý thực hiện các câu hỏi yêu cầu sách giáo khoa
Cùng tham khảo…
Kiến thức cơ bản
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
– Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
– Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định.
– Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết..
Tham khảo bài trước: Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập từ trang 22 đến trang 25 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2:
I. Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
a) Những đề bài trên có điểm giống nhau là:
– Cùng bàn bạc về những sự việc, hiện tượng trong đời sống
– Cùng yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân của mình
b)
” Tham khảo các bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay đã được chúng tôi biên soạn.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
1 – Trang 23 SGK
a) Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống; nêu lên tấm gương tốt của một học sinh hiếu thảo thông minh phụ giúp mẹ chăn nuôi và trồng trọt. Yêu cầu cụ thể của đề là nêu lên suy nghĩ của mình.
b) Tìm ý: phân tích ý nghĩa những hành động của bạn Nghĩa, giải thích vì sao Thành đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống như thế nào?
2 – Trang 24 SGK
a) Mở bài
– Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
– Nếu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Một học sinh biết hiếu thảo, thông minh và sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để thay đổi cuộc sống của mình.
b) Thân bài
– Phân tích ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa:
+ Nghĩa thụ phấn cho bắp, mang đến năng suất cao cho vườn bắp gia đình: Cho chúng ta thấy em vừa là một đứa con ngoan, hiếu thảo trong việc giúp đỡ mẹ trồng trọt, vừa là một học sinh biết vận dụng tri thức khoa học hiện đại vào đời sống để nâng cao cuộc sống hiện tại.
+ Nghĩa còn nuôi heo, nuôi gà: vừa tham gia lao động sản xuất, vừa phụ giúp kinh tế gia đình, Nghĩa vừa có thêm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi.
+ Nghĩa làm 1 cái tời để mẹ tưới nước cho khỏi mệt. Nghĩa là một thiếu niên cần cù, sáng tạo và hiếu thảo.
– Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa: Việc làm của em Nghĩa thật là một tấm gương sáng cho học sinh thời đại mới chúng em noi theo.
– Đánh giá ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: Phong trào noi gương Phạm Văn Nghĩa là một phong trào hay, có ý nghĩa, khuyến khích học sinh rèn luyện gương sáng về tính cần cù, sáng tạo và hiếu thảo.
c) Kết bài
– Khái quát ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
– Rút ra bài học cho bản thân.
3 – Trang 25 SGK
Sau khi các em đã làm nháp trên giấy, cần đọc lại và bổ sung, sắp xếp ý cho hợp lí, sau đó viết thành câu, thành đoạn và bài văn hoàn chỉnh.
4 – Trang 25 SGK
Cần chú ý xem mỗi câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ hay không? Chính tả và cách dùng từ có chính xác không? Nếu phát hiện lỗi sai, cần sửa ngay cho chính xác và cố gắng sao cho bài làm dễ xem, sạch sẽ. Nếu cần sửa chữa nhiều và còn đủ thời gian thì nên chép lại.
III. Luyện tập
Dựa trên câu chuyện kể về Nguyễn Hiền, trang 22 sách giáo khoa, để phát biểu những niềm xúc cảm, suy nghĩ và dự định của em về việc noi gương nghị lực và chỉ học tập của Nguyễn Hiền. Chú ý hai đặc điểm lớn cần khai triển:
– Ý chí vượt khó của cậu bé nhà nghèo Nguyễn Hiền.
– Trí thông minh của Nguyễn Hiền khi lấy khay giấy để học tập.
– Kết quả học tập đáng nhớ của ông quan Trạng Nguyễn Hiền.
– Tư cách nghiêm trang đĩnh đạc của Nguyễn Hiền.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!