Xu Hướng 3/2023 # Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị # Top 3 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ SÂU ĐỤC THÂN

Sâu đục thân là loại côn trùng sống ký sinh trong thân của cây trồng. Bướm đẻ trứng lên cây. Sau đó, trứng sẽ nở thành sâu. Chúng đục vào thân cây trồng, làm ngăn cản việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Một số nhánh cây nhỏ sẽ bị héo rồi chết. Các thân cây to dễ bị gãy khi gặp gió bão.

Sâu đục thân xuất hiện phổ biến ở tất các mùa, có thể trong nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó có thể làm hại tới các loại cây trồng như lúa, chuối và cả cây ăn quả.

Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nhất do 4 loại sâu đục thân. Đó là sâu đục thân bướm hai chấm; sâu đục thân bướm cú mèo; sâu đục thân năm vạch đầu nâu; sâu đục thân năm vạch đầu đen.

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu:

Thường phát triển hơn ở những vùng ôn độ thấp, không thường xuyên ngập bẹ lá. Loại sâu này thường xuất hiện vào vụ xuân nhiều hơn. Loài này gây hại nhiều hơn đối với khu vực Bắc Bộ.

Sâu đục thân bướm hai chấm;sâu đục thân năm vạch đầu đen; sâu đục thân bướm cú mèo.

Chúng phát triển tốt hơn trong điều kiện khí hậu ấm hoặc nóng, ẩm. Chúng sinh trưởng và phát triển từ 6 đến 7 lứa một năm. Do đó, vụ xuân muộn và vụ mùa chính vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn cả.

Chúng thường sẽ xuất hiện ở 2 giai đoạn chính là: Giai đoạn lúa non đẻ nhánh. Giai đoạn này, khi mới xuất hiện, số lượng chúng còn ít; nhưng lại là nguồn phát sinh cho giai đoạn lúa trỗ. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, lúa vẫn đang đẻ nhánh; chúng ta chưa nên áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng hoá học (nếu chưa thực sự cần thiết). Vì lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ bù cho những nhánh bị sâu đục mất. Kết hợp với việc diệt sâu bằng phương pháp thủ công và thiên địch của nó để ngăn cản sự bùng phát.

NHẬN BIẾT SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY LÚA

Trong các loại sâu đục thân đã kể ở trên thì sâu đục thân bướm hai chấm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 95-98% trên cây lúa nhất là ở khu vực ĐBSCL.

Đặc điểm sinh thái của sâu đục thân

+ Nhiệt độ thuận lợi cho sâu đục thân bướm phát triển nhất là 25 độ C.

+ Thời gian trung bình phát dục tầm 6 ngày và thời kỳ sâu non hay còn gọi là ấu trùng trung bình là 27 ngày và trải qua 5 ngày tuổi.

+ Thời kỳ nhộng sẽ dao động trong vòng 6 ngày.

+ Bướm vũ hóa đẻ trứng tầm 2 đến 4 ngày.

Triệu chứng nhận biết

Trong thời kỳ mạ hoặc lúa đẻ nhánh: sâu đục thân qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho cây mạ bị chết khô hoặc dảnh lúa sẽ bị héo.

Còn thời kỳ sắp trổ hoặc mới: sâu đục thân sẽ đục qua các lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng của cây khiến bông lúa lép trắng.

Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân lúa bướm trên cây lúa

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Để diệt trừ sâu đục thân, bà con có thể sử dụng kết hợp các biện pháp canh tác, kỹ thuật với đúng thời điểm.

Bằng cách sử dụng phân bón NPK cân đối, kết hợp với việc đốt rơm rạ hoặc cày lật gốc rạ tại ruộng sau thu hoạch. Đó là biện pháp phòng ngừa trước sự phát sinh của sâu.

Trong giai đoạn đầu phát triển của sâu, bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công như: bẫy lồng đèn, ngắt bỏ những dảnh lúa héo hoặc ổ trứng.

Có thể trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh khu vực ruộng lúa. Các thiên địch của sâu đục thân bao gồm các loài họ ong bắp cày và tò vò.

Sau khi hết giai đoạn lúa đẻ nhánh, bà con có thể dùng các biện pháp hoá học để phòng trừ. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có thể dùng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc hoặc nội hấp.

Tổ chức bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp và đồng loạt. Đây cũng là một trong những cách góp phần cho công tác phun thuốc triển khai được hiệu quả hơn.

Máy bay P-Globalcheck phun thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân trên cây lúa

MÁY BAY PHUN THUỐC P-GLOBAL CHECK – BIỆN PHÁP NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ

Có thể nói, sâu đục thân chính là mối nguy hại cho cây lúa sẽ ảnh hướng đến việc phát triển năng suất mùa vụ. Hệ quả một số nông dân phải chịu thất thu; thua lỗ trong mùa thu hoạch vì không trị dứt điểm sâu đục thân; và không có biện pháp hiệu quả.

Hiểu được những vấn đề khó khăn đó của nông dân. Các cơ quan chức năng cũng đã hỗ trợ cho nông dân tiếp xúc với công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp. Việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu thay cho những phương pháp phun thủ công nhằm đảm bảo:

– Không lạm dụng thuốc BVTV

– Hạn chế các tác nhân ảnh hưởng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên địch

– Phun đúng thời điểm, triển khai kịp thời.

HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG

Máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBAL CHECK đã được áp dụng trên nhiều diện tích ruộng lúa ở ĐBSCL. 

Bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, những chiếc PG đã trở thành phương pháp phòng trừ sâu đục thân hiệu quả nhất hiện nay. 

Với nhiều chế độ bay, đặc biệt trên ruộng lúa; cùng công nghệ phun ly tâm; PG giúp thuốc BVTV thẩm thấu đồng đều trên các tán lá; phòng trừ sâu đục thân cao hơn so với phương pháp thủ công.

Đặc biệt là dung lượng thuốc BVTV khi áp dụng phun tỷ lệ sử dụng rất thấp.  Do đó, nó giúp tiết kiệm được một phần chi phí cho nông dân. Đồng thời, PG còn đảm bảo được hiệu quả sau một lần phun. 

Thời gian phun nhanh chóng hơn việc thuê nhân công thường tầm 2 đến 3 ngày phun, tùy vào diện tích lúa. Việc triển khai phun chậm cũng làm cho sâu bệnh có thể di chuyển từ nơi phun sang nơi chưa phun; khiến phòng trừ không hiệu quả.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Hướng Dẫn 10+ Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hai Chấm Hại Lúa

Hàng năm ở miền Bắc nước ta, sâu đục thân hai chấm phát sinh từ 6-7 lứa trong đó quan trọng nhất là lứa thứ 2 và 5 trùng với giai đoạn lúa trỗ. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa.

Sâu đục thân hai chấm là gì?

Đặc điểm hình thái

Trứng: Được đẻ thành ổ, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.

Nhộng: Nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, nhộng đực tới đốt bụng thứ 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

Trưởng thành:

☑ Ngài đực: Đầu và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ, mắt kép, to đen.

☑ Ngài cái: Thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Con đực trưởng thành nhỏ hơn con cái. Cánh trước có màu xám hoặc nâu nhạt và có 2 hàng chấm đen ở đỉnh.

Đặc điểm sinh học

☑ Vòng đời của sâu đục thân lúa 2 chấm từ 43 – 66 ngày.

☑ Ở 19 – 25 độ C: Trứng: 8 – 13 ngày, sâu non: 36 – 39 ngày, nhộng: 12 – 16 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

☑ Ở 26 – 30 độ C: Trứng: 7 ngày, sâu non: 25 – 33 ngày, nhộng: 8 – 10 ngày, bướm vũ hóa – đẻ trứng: 3 ngày.

☑ Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng. Sâu đục thân hai chấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC, độ ẩm trên 90%.

☑ Sâu trưởng thành có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng.

☑ Thường ẩn nấp vào ban ngày. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng.

Đặc điểm gây hại

Giai đoạn mạ: Sâu non đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.

Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: Sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Sâu đục thân có 7 lứa, trong đó:

☑ Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân.

☑ Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá trên mạ mùa sớm.

☑ Lứa 5 là lứa gây hại nghiêm trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông.

☑ Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm

Biện pháp canh tác

☑ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, đốt sạch tàn dư.

☑ Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và trong thời gian dài.

☑ Chọn giống có khả năng chống chịu tốt, kháng bệnh.

☑ Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp. Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ trên ruộng sau khi gặt cần được thu dọn gọn

☑ Áp dụng các biện pháp thủ công như: Ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.

Biện pháp sinh học

Bằng cách sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu một cách hiệu quả, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan thường xuất hiện vào những tháng có nhiệt độ thấp.

Loài ong Tetrastichus schoenobii Ferrier thì ký sinh với tỷ lệ cao ở những tháng ấm, nóng.

Biện pháp hóa học

Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên thì tiến hành phun thuốc BVTV. Và những nơi có mật độ trên 1 ổ/m2 thì nên phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày.

Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Regent 800WG, Gà nòi 95SP, Virtako 40WG, Sacophos 550EC,… Nhóm hoạt chất hiện nay được dùng để đặc trị sâu đục thân như:

Hoạt chất Cartap (có trong thuốc Gà nòi 95SP, Patox 95SP,…)

Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.

Nhóm hoạt chất Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (có trong thuốc Virtako 40WG,…) có tác dụng nội hấp.

Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.

Nhóm hoạt chất Abamectin + Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl (thuốc Sacophos 550EC,…)

Với tác động tiếp xúc thấm sâu hiệu quả phòng trừ tốt nhưng độ độc cao gây bộc phát rầy cuối vụ.

Liều lượng: Pha 15ml/ bình 12-16 lít phun cho 1 sào

Thời điểm phun: Sâu tuổi 1-2.

☑ Cần phun trừ đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất:

✔️ Thời kỳ lúa chuẩn bị trỗ bông (trước trỗ 4-5 ngày).

✔️ Thời kỳ lúa trỗ bông được 5% số bông.

☑ Phun đủ 25 – 30 lít nước thuốc đã pha/sào (360 m2). Khi phun thuốc trừ sâu đục thân bướm 2 chấm trong thời gian 4 giờ mà gặp mưa thì nhất thiết phải phun lại.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Mối Nguy Hiểm Của Dị Ứng Thuốc &Amp; Cách Phòng Tránh

18-01-2011

Khi dùng thuốc điều trị bệnh, bao gồm tất cả các loại thuốc tây, thuốc nam, thuốc y học dân tộc, thuốc đông y… tức là ta đưa những “chất lạ” vào cơ thể. Cơ thể ta có thể chấp nhận những “chất lạ” đó với phản ứng bình thường, không ảnh hưởng đến các quá trình sinh học khác của hoạt động sống.

Nhưng đôi khi, những hóa chất trong các thuốc điều trị lại gây ra các phản ứng quá mẫn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khác của cơ thể. Đó là tình trạng dị ứng thuốc, có khi chỉ là các triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy, nổi mày đay…, nhưng cũng có thể nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc lần thứ hai hay những lần sau với một loại thuốc mà thành phần của thuốc có tính chất gọi là “gây dị ứng” (dị nguyên). I. Dị ứng thuốc có những đặc điểm gì?

Nên lưu ý một số đặc điểm của dị ứng thuốc như sau:

– Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc được dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng rất ít. Đây là những phản ứng không đoán trước được của hệ miễn dịch. Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu nhưng cũng có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng những lần tiếp theo lại có thể bị dị ứng.

– Phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân được gọi là người dễ dị ứng hoặc người có “cơ địa dị ứng”. Cho nên, có thuốc nhiều người dùng chẳng việc gì nhưng ở người khác thì bị dị ứng, thậm chí dị ứng rất nặng.

– Trong thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược, chất bảo quản, kể cả tạp chất và người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong đó.

– Phản ứng dị ứng sẽ biến mất khi ngưng dùng thuốc.

– Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc. Tất cả các loại thuốc chữa bệnh đều có thể có những tác dụng phụ không mong muốn và những tác dụng phụ đó đều được ghi cụ thể bên ngoài nhãn mác, trong khi đó dị ứng thuốc lại ít xảy ra hơn, chiếm 5-10% các trường hợp điều trị.

– Dị ứng thuốc cũng không phải là trường hợp tích lũy thuốc do dùng môt số thuốc lâu dài như: thuốc có chứa thủy ngân, vàng, arsen, belladone (cà độc dược), strychnine (mã tiền).

II. Thuốc nào gây dị ứng?

– Tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc xếp “đầu bảng” chiếm tới hơn 50%. Các thuốc kháng sinh thường gây dị ứng là Penilicilin, Ampicillin, Streptomicine, Sulfonamide. Kế đến là các thuốc điều trị động kinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm sốt, vitamin, các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein, peptid) như các hormon… Một số thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, vitamin C chích, vitamin B1 chích… có thể gây choáng phản vệ. Ngay cả aspirin uống cũng có thể gây choáng phản vệ. Có thuốc dùng nhiều lần trước đó không việc gì nhưng sau lại bị phản ứng.

– Đặc biệt lưu ý có hiện tượng gói là phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. Thí dụ, người đã bị dị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicillin, nhóm cephalosporin). Người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

– Dị ứng thuốc do đường uống nhiều nhất (hơn 70%), thường gây ra các hội chứng loại hình dị ứng muộn, tiếp đó là đường tiêm chích (gần 20%). Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da, tẩy-nhuộm lông,tóc… cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.

– Trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh thường xảy ra, đáng lo ngại nhất là Penicillin và nhóm beta-lactam. Đây là kháng sinh đầu được tìm ra và áp dụng vào điều trị và cũng chính Penicillin gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh.

– Sốc phản vệ là tai họa khủng khiếp, là trường hợp nặng nhất của dị ứng thuốc, có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch và tử vong có thể xảy ra trong vài phút nếu không cấp cứu đúng và kịp thời. Vì thế có kiến thức về tình trạng dị ứng thuốc và sốc thuốc là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người.

– Thuốc đông y đứng thứ ba trong số các nhóm thuốc gây dị ứng. Đây thực sự là điều rất đáng báo động vì người dân vẫn thường quan niệm không những các thuốc đó lành tính, không độc mà còn mát, bổ và hợp với tạng người Việt. Vì vậy, mọi người cứ “thoải mái” sử dụng mà không cần phải đề phòng”.

– Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng, chữa bệnh theo kiểu mách bảo, xem nhẹ tác dụng phụ của thuốc đông y là vấn đề hết sức nguy hiểm. Thực ra, thuốc đông y không đơn giản là lành, mát, bổ như nhiều người lầm tưởng. Thuốc tây, thuốc đông y, thuốc nam, y học dân tộc về bản chất đều như nhau, chỉ khác chăng là phương thức trích ly hoạt chất để sử dụng. Cách sử dụng thuốc đông y là đun để chiết suất ra thuốc với hàm lượng thấp, còn thuốc tây là được “hoá liệu” để tổng hợp tinh chất và hàm lượng cao hơn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đông y cũng phức tạp hơn thuốc tây vì không những có dược chất chính mà còn rất nhiều chất khác nữa. Thông thường, trong mỗi thang thuốc có hàng chục vị, mà mỗi vị lại có nhiều chất khác nhau mà cho đến giờ, kể cả người bốc thuốc cũng chưa hiểu được hết tác dụng của các vị thuốc. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc đông y cũng có nguy cơ nhiễm độc với các loại hoá chất bảo quản như: lưu huỳnh, phosphor, thuốc chống ẩm, mốc…Tình trạng dị ứng thuốc đông y thường chậm, nhiều bệnh nhân khi đến cơ sở y tế cũng không biết mình bị dị ứng thuốc đông y.

III. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc.

1. Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào kể cả những thuốc bổ, thuốc nam. Ở những người có cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ di truyền giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ bị dị ứng thì xác suất sinh con có 50% bị dị ứng và có liên hệ với cùng một nguyên nhân dị ứng. Trường hợp cha mẹ không bị dị ứng thì tỉ lệ con mắc bệnh dị ứng chỉ là 10%. Ngoài ra, ở một số trường hợp là nhân viên y-dược bệnh viện, qua nghiên cứu người ta cũng thấy họ có nguy cơ bị dị ứng thuốc cao gấp 2,5 lần người khác.

– Có người xuất hiện các triệu chứng dị ứng thuốc ngay sau khi uống một vài giờ, nhưng cũng có khi sau một vài ngày, thậm chí hằng tuần. Đáng lưu ý là trong rất nhiều trường hợp thấy bị sốt, ngứa, nổi mày đay, bệnh nhân lại nghĩ rằng mình bị một bệnh khác và dùng thêm vài loại thuốc nữa, càng làm cho tình trạng dị ứng thuốc trầm trọng hơn.

2. Thuốc đã quá thời gian sử dụng: khi đó, chúng không chỉ hết tác dụng mà có thể biến thành chất khác, gây ngộ độc cho người sử dụng.

3. Tình trạng tự điều trị và sử dụng thuốc bừa bãi. Không ít trường hợp tự kê đơn cho mình hoặc nhờ người bán thuốc kê đơn.

– Những người bệnh trước khi uống thuốc cần phải làm thử phản ứng cơ thể với loại thuốc đó như đặt vào lưỡi, hốc mũi (thuốc uống), hoặc thử ngoài da đối với các loại thuốc tiêm, bôi thử một lượng nhỏ thuốc vào da vùng sau tai…

– Ngoài ra, có quá nhiều loại thuốc được đưa vào thị trường nhưng lại thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý và chúng ta chưa quản lý được các nguồn thuốc sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu này.

IV. Vì sao cơ thể bị dị ứng thuốc?

Histamine là một chất có sẵn trong cơ thể như máu và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-héparine không có hoạt tính. Khi có chất lạ vào cơ thể người dễ bị dị ứng thì nối tĩnh điện này bị cắt đứt, phóng thích histamine tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn làm giãn mạch gây tụt huyết áp, lên tim làm tim đập nhanh, lên não gây nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ, lên hô hấp làm co thắt khí phế quản gây nghẹt thở, lên hệ tiêu hóa làm co thắt cơ trơn… Vì thế các thuốc chống dị ứng thường được gọi chung là nhóm kháng histamine.

Khi Histamin được phóng thích tự do trong cơ thể, hiện tượng dị ứng xảy ra được biểu hiện dưới các hình thức:

1. Dị ứng thuốc nhẹ: xuất hiện sớm ngay sau khi dùng thuốc hay trễ hơn sau đó. – Mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay tại chỗ hay toàn thân, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở. – Khó thở, hen suyễn do khí phế quản bị co thắt. – Kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

2. Dị ứng thuốc trầm trọng: xảy ra sau vái giờ hay vài ngày dùng thuốc: Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens- Johnson.3. Dị ứng thuốc nặng: “sốc” thuốc còn gọi là choáng phản vệ – Xảy ra rất nhanh sau khi tiêm hoặc uống thuốc, bệnh nhân khó thở, tím tái, trụy tim mạch. Đây là trường hợp dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Có nhiều triệu chứng dị ứng thuốc không có biểu hiện rõ ràng mà người bệnh không thể nào biết như sau khi uống thuốc bị rối loạn tiền đình, suy thận,mất tế bào máu…

V. Các nhóm bệnh lý dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc thuộc nhóm bệnh lý quá mẫn, được chia thành 4 nhóm:

2. Type II: Phản ứng quá mẫn độc tế bào, xảy ra do cơ thể bị kích thích sinh quá nhiều kháng thể (IgM và IgG) dị ứng chống tế bào của chính mình, kết hợp với kháng nguyên (thuốc) tạo ra phức hợp miễn dịch kháng nguyên – kháng thể. Các bệnh phổ biến thuộc nhóm này là tan máu tự nhiên, giảm tiểu cầu tự miễn sau truyền máu, hạ bạch cầu hoặc do thuốc (hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell).

3. Type III: Nhóm quá mẫn do phức hợp miễn dịch kháng nguyên – kháng thể lắng đọng ở thành mạch máu nhỏ gây viêm mao mạch, kết dính tiểu cầu gây tắc nghẽn, thiếu máu, hoại tử các mô. Kháng thể là IgG, IgM. Bệnh thường xảy ra 5-7 ngày sau khi dùng thuốc, gặp trong bệnh huyết thanh, viêm mao mạch do thuốc với các biểu hiện viêm mao mạch, mề đay, viêm khớp, viêm thận, thiếu máu tán huyết, mất bạch cầu hạt, viêm cơ tim, viêm đa dây thần kinh.

4. Type IV: Nhóm quá mẫn chậm qua trung gian tế bào do phản ứng quá mức của tế bào Lympho T đối với đáp ứng miễn dịch. Thường gặp trong viêm da tiếp xúc dị ứng, hồng ban cố định nhiễm sắc và bệnh chàm do thuốc.

VI. Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng thuốc?

– Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình. Việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ điều trị và được theo dõi, chăm sóc là điều cần thiết nhằm giảm thiểu các phản ứng có hại của thuốc.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ & ngưng sử dụng thuốc, gặp bác sĩ ngay khi có phản ứng bất thường xảy ra – Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.

– Dị ứng thuốc là tình trạng xảy ra ngoài ý muốn của bác sĩ điều trị cũng như của bệnh nhân. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy khó chịu thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó, đến khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất để có thể được cấp cứu hay được hướng dẫn xử trí thích hợp. Sau đó, ta nên đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị nếu cần. Các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng… đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh.

Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời để giải trừ tác động của Histamin trong cơ thể chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng.

Nên nhớ rằng tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước!

– Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

VII. Các dạng biểu hiện bệnh lý hay gặp trong dị ứng thuốc:

1. Ban đỏ (Exanthems):là dạng ban sẩn hoặc ban dạng sởi, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng, người bệnh thường ngứa, thời gian xuất hiện sau dùng thuốc thường khoảng 1 tuần và tồn tại đến một vài tuần. Những thuốc hay gây dị ứng dạng này là: ampicillin, amoxycillin, cotrimoxazole, carbamazepine, cefaclor, những thuốc bôi ngoài da, những thuốc có khả năng khuếch tán trong môi trường (các mỡ kháng sinh, chống viêm, bảo vệ da, tiếp xúc trực tiếp với thuốc trong công nghệ sản xuất thuốc, khí dung kháng sinh…).

2. Viêm da bong vảy (Exfoliative dermatitis): là dạng ít gặp với biểu hiện đỏ da bong vảy và ngứa toàn thân. Bệnh có thể tiến triển nặng nề và có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh. Dạng này thường xuất hiện sau dùng thuốc khoảng 1 tuần và tồn tại trong 3 – 4 tuần. Các thuốc hay gây dị ứng dạng này là: allopurinol, thuốc chống sốt rét, giảm đau, hạ nhiệt, carbamazepine, penicillin, streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin và sulfonamide.

3. Mày đay (Urticaria):Thường là biểu hiện lâm sàng nhẹ và ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Các loại thuốc đều có thể gây mày đay, hay gặp hơn là kháng sinh, văcxin, huyết thanh, thuốc chống viêm giảm đau, hạ sốt… Sau khi dùng thuốc (nhanh từ 5-10 phút, chậm có thể vài ngày), người bệnh cảm thấy nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban cùng sẩn phù, có thể kết hợp với phù mạch, phù nề mi mắt, môi. Trường hợp nặng có thể có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao…

Mày đay cấp thường biểu hiện tăng sẩn phù, mất đi nhanh và xuất hiện lại cũng nhanh, diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần. Mày đay diễn biến hằng ngày, kéo dài hơn 3 tuần là đã chuyển thành mạn tính.

Những thuốc hay gây dị ứng dạng này là: kháng sinh, đặc biệt là penicillin, thuốc khác: captopril và các thuốc ức chế men chuyển khác, thuốc chống viêm giảm đau không – steroid (NSAIDs) bao gồm cả aspirin, và các thuốc quinine.

4. Phù Quincke (Quincke’s oedema): Là tình trạng phù cục bộ, có thể do kháng sinh, văcxin, huyết thanh, các thuốc chống viêm không steroid… Phù thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc ở những vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục… Kích thước phù Quincke thường to, có khi bằng bàn tay, nếu ở gần mắt làm cho mắt híp lại, ở môi làm môi sưng to, biến dạng. Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mày đay. Trường hợp phù Quincke ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở; ở ruột, dạ dày gây đau bụng; ở não gây đau đầu…

5. Da nhạy cảm ánh sáng (Photosensitivity): bình thường da không nhạy cảm với ánh sáng. Khi dùng một số loại thuốc thường là các loại như: ức chế men chuyển, NSAIDs, quinolone, nalidixic acid, phenothiazine, tetracycline, griseofulvin, amiodarone, sulfonamide và thiazide thì da trở nên tăng nhạy cảm với ánh sáng và bị tổn thương như: đỏ da giống bị phỏng, sạm da, đen da hoặc mất sắc tố da vv… Vị trí ở các vùng da hở như: mặt, cổ, mu bàn tay, mu bàn chân. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng và thời gian tiếp xúc với ánh nắng.

6. Hồng ban đa dạng (Erythema multiforme): Bệnh bắt đầu sau một vài ngày dùng thuốc với những biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp, sưng hạch, có cảm giác nóng bỏng toàn thân. Tổn thương là các hồng ban hình bia bắn điển hình có ba vòng tròn đồng tâm: ngoài cùng là vòng ban đỏ, tiếp trong là sẩn đỏ phù nề , ở giữa là mụn nước nhỏ hoặc vỡ, trợt, hoại tử. Bệnh có thể kèm theo tổn thương niêm mạc các hốc tự nhiên, tổn thương nội tạng (tim, gan, thận…), tái phát nhiều đợt; trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Nguyên nhân do thuốc gây hồng ban đa dạng chỉ chiếm khoảng 10%, các thuốc thường gây hồng ban đa dạng là: ức chế men chuyển, allopurinol, carbamazepine, phenytoin, NSAIDs, penicillins, sulfonamide và tetracyclin

7. Viêm mao mạch (Cutaneous vasculitis necrolysis): là tình trạng viêm hoại tử các mao mạch ngoài da do các thuốc như: Ức chế men chuyển, NSAIDs, allopurinol, penicillins, sulfonamides và thiazides lợi tiểu. Biểu hiện ngoài da là các ban xuất huyết sờ thấy được trên mặt da. Ngoài ra thuốc còn có thể gây viêm mạch nội tạng và gây nguy hiểm hơn cho người bệnh.

8. Ban dạng lichen (Lichenoid eruptions): gọi tên này bởi vì tổn thương ngoài da giống lichen phẳng: là các sẩn màu hơi tím, phẳng, trên đó có các rãnh, khía…tổn thương có thể liên kết thành mảng lớn. Các thuốc hay gây dị ứng dạng này là: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống sốt rét, furosemide, thiazides, chlorpropamide, methyldopa, phenothiazine và quinidine.

9. Hồng ban cố định nhiễm sắc (Fixed drug eruptions): là dạng dị ứng thuốc biểu hiện ở vị trí cố định trên da, thường là các vị trí liên kết da – niêm mạc. Tổn thương là các dát sẫm màu ranh giới rất rõ với da lành, số lượng thường chỉ 1 hoặc vài tổn thương. Xuất hiện lại tại đúng vị trí lần trước, sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 8 giờ kèm theo cảm giác nóng rát hoặc châm chích tại vị trí tổn thương. Các thuốc thường gây dị ứng loại này là: tetracycline, sulfonamide, NSAIDs, paracetamol, phenolphthalein và barbiturat.

10. Chứng mất bạch cầu hạt (Agranulocytosis): Có thể xuất hiện sau khi người bệnh dùng các thuốc như: sulfamid, penicillin liều cao, streptomycin, pyramidon, chloramphenicol, analgin… Bệnh cảnh lâm sàng điển hình: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh, nổi ban dạng sởi, dạng xuất huyết, loét hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm xuất huyết, dễ dẫn tới tử vong.

11. Bệnh huyết thanh (Serum sickness): Là một tai biến dị ứng thuốc hay gặp, chủ yếu là do kháng sinh như penicillin, ampicillin, streptomycin… và một số thuốc khác. Bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38-39 độ C, gan to, nổi ban mày đay khắp người. Nếu phát hiện kịp thời và ngừng ngay việc dùng thuốc, các triệu chứng trên sẽ dần hết.

12. Sốc phản vệ (Anaphylactic shock): Là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Khá nhiều loại thuốc có thể gây sốc phản vệ như kháng sinh (thường gặp khi tiêm chích Penicillin, Streptomycin), văcxin, huyết thanh, các thuốc chống viêm không steroid, tinh chất gan, một số loại viamin, thuốc gây tê, thuốc cản quang có iode…

– Bệnh cảnh lâm sàng sốc phản vệ khá đa dạng, thông thường có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc vài giây cho đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi…). Tiếp đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng như khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt (có khi không đo được), ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ. Trong thể cấp tính người bệnh có thể hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong sau ít phút.

13. Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson syndrome): Thường do các thuốc kháng sinh penicillin, ampicillin, streptomycin, tetracylin, allopurinol, zyloric, các sulfamid chậm, an thần, chống viêm không steroid. Sau khi dùng thuốc từ vài giờ đến 10-15 ngày, người bệnh mệt mỏi, ngứa khắp người, có cảm giác nóng ran, sốt cao, nổi ban đỏ, nổi bọng nước trên da, viêm loét hoại tử niêm mạc các hốc tự nhiên (miệng, mắt, mũi, tai, hậu môn, sinh dục, tiết niệu) và có thể kèm theo tổn thương gan thận, nếu nặng có thể gây tử vong.

BS. LÊ ĐỨC THỌ Trưởng khoa Da Liễu – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

14. Hội chứng Lyell (Toxic epidermal necrolysis): Là tình trạng nhiễm độc hoại tử thượng bì nghiêm trọng nhất do dị ứng các thuốc như sulfamid chậm, allopurinol, zyloric, carbamazepin, phenytoin, nevirapine, barbiturate, penicillin, ampicillin, streptomycin, tetracylin, cephalosporin, analgin, phenacetin… Bệnh diễn biến từ vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh mệt mỏi, choáng váng, mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ, đôi khi có những chấm xuất huyết; vài ngày sau, có khi sớm hơn, lớp thượng bì tách khỏi tổ chức da, khẽ động đến là tuột từng mảng, tương tự hội chứng bỏng toàn thân. Bệnh nhân có thể bị viêm loét các hốc tự nhiên, viêm phổi, màng phổi, viêm gan, thận, rối loạn nước điện giải, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc, nhiễm trùng. Tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn đến tử vong.

Sâu, Bệnh Hại Rau Và Cách Phòng Trừ

Các loại sâu gây hại cho rau và cách phòng trừ

Rau là thức ăn giàu dinh dưỡng cho người, đồng thời cũng là nguồn thức ăn của nhiều động vật trong đó có sâu và các vi sinh vật gây hại khác. Vì thế rau thường bị một số loài sâu gây hại rau:

Sâu tơ (Pleutella xylostella)

Sâu tơ là loài sâu, họ Yponomeulidae, hại các loại rau thuộc họ cải như su hào, bắp cải, cải xanh, su lơ, ở các vùng trồng rau trên khắp thế giới.

Vòng đòi sâu tơ 20 – 40 ngày. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, sâu non màu xanh nhạt, sâu đẫy sức dài 8 – 10mm, thường nằm dưới mặt lá non hoặc lá bánh tẻ. Khi động vào chúng nhả tơ buông mình xuống dưới. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5 – 6mm, bên ngoài kén có lớp tơ mỏng. Ngài dài 6 – 7mm. Màu xám đen, thường nấp dưới mặt lá. Khi bị khua động thì bay từng đoạn ngắn rồi lại nấp vào tán lá. Sâu non lúc nhỏ gậm phía dưới mặt lá thành từng lỗ, để lại lớp biểu bì ở mặt trên, đến tuổi thứ 2 ăn thủng lá thành từng vùng nhỏ. Sâu phá hại nặng nếu không kịp thời phát hiện. Sâu phát triển nhiều từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt nhiều từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Phòng trừ sâu tơ bằng cách luân canh giữa cây họ cải và các cây họ khác như trồng cải xen với cà chua. Bắt nhộng, vệ sinh đồng ruộng. Tưới rau vào lúc chiều mát, khi Mặt trời sắp lặn. Chỉ dùng thuốc khi sâu còn nhỏ; phun thuốc luân phiên, phun thuốc trừ sâu ở vườn ươm và thòi kỳ cây con bằng Sherzd, Deeks, nonolt. Dùng thuốc BT hoặc chế phẩm NPV theo chỉ dẫn. Kết thúc phun thuốc trưóc lúc thu hoạch 10 – 15 ngày.

Sâu khoang (Spodorptera liture)

Loài sâu ăn tạp, họ Noctỉudae, phá hại cây trồng và cây dại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. Thường gặp ở bắp cải, khoai tây, rau muống, khoai lang, khoai sọ, cà.

Đẻ trứng thành ổ trên lá, ngoài phủ bằng lớp lông mịn. Sâu non lúc nhỏ sống thành đám về sau phân tán. Vòng đòi trung bình 22 – 30 ngày. Sâu non có 6 tuổi, màu thay đổi từ xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức màu xám hoặc đen sẫm, dài 38 – 50mm. Nhộng màng hình ống dài 17 – 20mm, màu nâu hoặc màu cánh gián có nhiều vân đen ở trên, Sâu phá hại mạnh vào tháng 5 – 6.

Sâu xám (Agrotis ypsilon)

Loài sâu phân bố rộng ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, phá hại hoa màu, rau, lương thực, họ Noctuidae.

Vòng đòi có 4 giai đoạn: bướm, trứng, sâu non và nhộng. Bướm màu nâu tối hoặc xám tro, dài 16 – 23mm. Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang hồng hoặc tím. Sâu non màu xám tối hoặc đen bóng. Sâu có 6 tuổi kéo dài 22 – 53 ngày tùy thuộc nhiệt độ: tuổi 1 – 2 gặm biểu bì hoặc ăn thủng lá, tuổi 3 bắt đầu cắn đứt ngang thân cây con. Nhộng hình ống dài 18 – 24mm, thon dần về phía đuôi. Ở Việt Nam, sâu gặp khắp các tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên Huế. Sâu phá hại từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Phòng trừ bằng cách diệt bướm bằng bả chua ngọt đầu vụ gieo; làm đất ải và diệt sạch cỏ trong ruộng; dùng thuốc Basudin hạt rắn vào đất theo hàng cây hoặc Diazinon, Decis phun vào gốc theo chỉ dẫn.

Bọ nhảy sọc thẳng (Phyllotrata rectilineata)

Loài côn trùng họ Chrysomelidae. Bọ trưởng thành dài 2 – 4mm. Trên cánh cứng có nhiều chấm đen xếp thành hàng dọc song song nhau. Giữa cánh có sọc màu vàng nhạt dọc theo cánh. Sâu non hình giun, màu vàng tươi, sông và hóa nhộng dưới đất. Bọ nhảy có tập tính giả chết, ưa khô và ấm. Đẻ trứng dưới đất và rễ cây. Bọ trưởng thành vận động nhanh, cắn thủng lá. Xuất hiện và phá hại mạnh vào tháng 3 – 5 và tháng 7 – 9, mật độ 1000 con/m 2. Vòng đòi 19 – 54 ngày; trứng 3 – 9 ngày; sâu non 13-28 ngày; trưởng thành 3 – 17 ngày.

Bọ nhảy phá hại bắp cải, rau cải, su hào, cây con trong vườn ươm. cắn rễ phụ dưới đất, đục gốc rễ chính làm cây úa vàng.

Phòng trừ

Trồng luân canh giữa cây họ Cải với các loài cây khác họ. Làm sạch cỏ bò, vườn ươm.

Khi mật độ bọ nhảy cao thì dùng Diazinon sữa 50% pha 1/1000 hoặc Diplerex pha 1/600 phun 500 lít thuốc đã pha cho 1 hecta, phun từ mép ngoài vào trong.

Rệp rau cải (Brevicoryne brassicae)

Loài rệp rất nhỏ, họ Aphididae, to bằng hạt vừng màu vàng hay xanh vàng. Phá hoại nhiều loài rau cải. Có 2 loại hình rệp: rệp cái có cánh và không cánh, do rệp cái có cánh đẻ ra.

Rệp cái không cánh to hơn, dài 2mm. Sinh sản rất nhanh, tập trung ở các búp và cành lá cây nông nghiệp, chích hút nhựa cây, làm cây còi cọc, lá héo vàng khô xoăn lại. Ngoài ra rệp còn làm môi giới truyền bệnh do vi rut.

Phòng trừ bằng cách làm vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại. áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tưới nước đầy đủ cho rau.

Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

Loài sâu gây hại rau muống, cà, ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Vòng đời 35 – 70 ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ), thời gian sâu non 15 – 22 ngày. Sâu non đẫy sức dài 36 – 45mm, màu từ xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hoặc nâu xám tùy theo tuổi và thức ăn. Nhộng màu cánh gián nằm dưới lớp đất sâu 2 – 3cm. Ngài màu nâu vàng. Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai.

Sâu đục vào nụ hay quả non, ăn rỗng bên trong làm nụ và quả rụng. Sâu phát sinh có thể phá hoại quanh năm, nhưng nặng nhất vào mùa xuân và đầu hè.

Phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp: bố trí các loại rau trồng thích hợp, tôt nhất nên luân canh với lúa nước. Dùng thuốc hóa học như Sherpa, Decis, Diazino, chế phẩm BT và NPV theo chỉ dẫn.

Ghi chú:

Chế phẩm BT được tạo từ vi khuẩn Bacillus thuringiesis chiếm hơn 90% doanh số bán của tất cả các chế phẩm sinh học. Chế phẩm NPV chế phẩm có chứa virut NPV của sâu xanh.

Nhện đỏ (Tetranychus sp.)

Chi nhện ký sinh trên nhiều cây trồng, họ Tetranychidae. Nhện sống tập trung ỏ mặt dưối lá bánh tẻ và lá già, tạo ra các vết vàng hoặc nâu vàng theo gân chính làm cho lá bị thủng, rụng hàng loạt,

Trứng nhện đỏ hình bán cầu, trắng nhạt bám vào mặt dưới của lá. Thòi gian trứng 4 – 5 ngày. Sâu non 3 – 5 ngày, sâu non có 6 chân, màu hồng. Có 2 giai đoạn: ấu trùng có 4 đôi chân và có màu xanh hay đỏ. Thời gian ấu trùng 6 – 10 ngày. Nhện trưởng thành hình bầu dục màu đỏ hoặc xanh. Con đực nhỏ hơn con cái, con cái sống 3 tuần, đẻ 200 trứng.

Nhện đỏ sống chủ yếu ở nhiệt đới. Hại rau ngót, hại nặng trong điều kiện khô hạn. Cần kiểm tra ruộng rau thường xuyên, phát hiện sớm để phòng trừ bằng một số thuốc Comite 73 EC, Pegasus 500 sc, Ortas 5 sc theo chỉ dẫn.

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Loài sâu, họ Phyllonistidae. Vòng đời 14 – 32 ngày; thời gian trứng 2 – 4 ngày, sâu non 5-10 ngày, nhộng 6-18 ngày. Bọ trưởng thành là loài bướm nhỏ dài 2mm, màu trắng bạc, ban ngày dậu dưới mặt lá, xẩm tối mới hoạt động. Đẻ trứng hai bên gân chính trên lá non mới xòe. Trứng nhỏ, trong suốt. Sâu mới nở đục lớp biểu bì lá hút dịch bên trong tạo thành đường ngoằn ngoèo làm lá cuốn lại không còn khả năng quang hợp, qua các đường ngoằn ngoèo đó bệnh loét xâm nhập vào, làm lá rụng. Sâu đẫy sức gấp mép lá lại làm kén để hóa nhộng. Sâu phá hoại quanh năm trong vườn ươm, nặng nhất là tháng 7, 8, 9. Dùng Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Decis 2,5 EC (0,3 – 0,4 lít/ha).

Bọ phấn (Bemisia sp)

Chi côn trùng, họ Bọ phấn (Aleyrodidae). Bọ trưởng thành dài 0,75 – 1,4mm, cánh trước và cánh sau bằng nhau. Toàn thân và cánh phủ lớp phấn trắng. Sâu non màu vàng nhạt. Nhộng giả hình bầu dục. Trông hình bầu dục có cuống, lúc dầu trong suốt sau chuyển màu vàng sáp ong rồi nâu xám. Bọ trưởng thành sống ở dưới mặt lá, khi bị động nhẹ chúng bay vút lên. Hoạt động giao phối mạnh vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Một vòng đời con cái đẻ 49 – 85 trứng, đẻ thành ổ 4 – 6 quả hoặc đẻ rải rác trong mô lá.

Bọ phấn phá hại các loại rau như dưa chuột, đậu đỗ, cà chua.

Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, không trồng các cây bọ phấn ưa thích gần nhau. Dùng Sherpa 20EC, karate 2,5 EC theo chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.

Sâu đục quả (Maruca testulatis)

Loài sâu họ Pyralidae. Sâu non gây hại nhiều cây trong thuộc họ Đậu đỗ. Gặp ở khắp Việt Nam và thế giới.

Bướm dài 10 – 13mm, cánh rộng 25 – 26mm. Thân màu vàng sáng như đồng có ánh kim. Mắt kép màu nâu gụ. Giữa cánh trước có những khoảng trong suốt không phủ vảy. Trứng hình bầu dục màu trắng. Sâu non đẫy sức dài 17mm, thân trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu. Nhộng dài 12 – 15mm, mới nở màu xanh nhạt sau chuyển dần thành màu vàng.

Ban ngày bướm thường đậu dưới lá cây, bụi cỏ, bụng hướng lên trên, cánh dang thẳng 2 bên. Hoạt động ban đêm, đẻ trứng vào vỏ quả hay mặt sau lá, để 2 quả chồng lên nhau. Sâu non nở ra đục một lỗ rất nhỏ ở ngoài vỏ để chui vào trong ăn thịt quả. Sâu thường nhả tơ quấn hoa lại làm tổ.

Sâu xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở các loại rau; tháng 3 – 9 sổng ở hạt đậu xanh, đậu đen; ăn hại rau mồng tơi từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Muốn phòng trừ sâu đục quả phải luân canh các loại cây khác họ; thường xuyên thăm ruộng rau để sớm phát hiện và xử lý kịp thời và dùng thuốc hợp lý: trừ sâu non mới nở trước khi chúng chui vào quả.

Sâu cuốn lá đậu (Hedylepta in dicata)

Loài sâu gây hại các loại rau họ Đậu, thuộc họ Pyralidae. Bướm nhỏ, dài 7 – 11mm, toàn thân màu vàng pha nâu. Râu hình sợi chỉmắt kép màu đen. Hai bên đỉnh đầu có chùm lông. Cánh trước hình tam giác, mép trước cánh màu vàng nâu, phía sau màu nâu sáng. Trên cánh có 3 đường vân đen chạy từ bờ trước ra bờ sau.

Sâu non lúc nhỏ màu hơi vàng, đẫy sức màu xanh trong, dài 15 – 17mm, đầu màu xanh vàng hay nâu nhạt. Đốt ngực giữa có 4 lông lồi. Bướm hoạt động về đêm đẻ trứng ở mặt sau lá. Mỗi bướm cái đẻ trung bình 50 – 100 trứng. Thòi gian trứng 3 – 7 ngày; sâu non 12-18 ngày (mùa đông đến 38 ngày); nhộng 6 – 9 ngày (mùa đông 23 ngày); bướm 3 – 5 ngày. Vòng đời 25 – 37 ngày (mùa đông 74 ngày).

Sâu phát sinh liên tục quanh năm, mỗi năm đến 10-11 lứa. Mật độ sâu cao vào tháng 3 – 5 và 9 – 10.

Sâu non ăn chất xanh làm cây chậm lớn, ra hoa kém, quả nhỏ, quả rụng sớm và thưa.

Những bệnh thường gặp ở rau và cách phòng trừ

Ở Việt Nam thường gặp một số bệnh ở rau như sau:

Bệnh xoắn lá

Bệnh do virut gây ra. Làm cây bị lùn, lá biến dạng, khảm xanh vàng. Bệnh thường lan truyền do rệp, bọ phấn. Cây bị bệnh phải nhổ bỏ và phun thuốc diệt rệp, bọ phấn. Nồng độ thuốc, liều lượng thuốc dùng phải theo đúng hướng dẫn và kết thúc phun thuốc ở mỗi lứa là 7 ngày.

Bệnh xoắn lá gặp ở cà chua sớm, cà chua vụ xuân – hè; rau

Bệnh sương mai (còn gọi: mốc sương)

Bệnh do các loài nấm mốc gây ra. Trên mặt lá xuất hiện các đốm nấm màu nâu xám, thường gặp trong những ngày có sương mù. Gặp ở cà chua, khoai tây, cần tây.

Phòng trừ bệnh sương mai bàng cách tỉa cành, nhánh, lá gốc. Khi xuất hiện bệnh thì phun Boocđô 1%; có thể dùng một số loại thuốc khác như Zineb 80 WP, Alitte 80 WP (theo liều lượng và thời gian cách ly ghi trên bao bì của từng loại thuốc).

Bệnh héo lá xanh vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn (Pseudomonas) gây ra, làm cây đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn màu xanh. Nếu cắt ngang thân cây cho vào cốc nước trong, một lúc sau thấy dịch trắng chảy ra. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm cao, ấm. Gặp ở cà chua sớm.

Khi thấy bệnh xuất hiện hạn chế tưới nước, nhổ bỏ cây bệnh, dùng vôi bột rắc quanh gốc cây.

Để phòng bệnh héo xanh có thể trồng cà chua trên gốc ghép cà tím để tăng khả năng chịu nóng, giảm bệnh héo cho cà chua sớm. Cần luân canh cà với lúa nước.

Bệnh đốm nâu

Bệnh do nấm gây ra. Vết bệnh lúc đầu màu vàng sau chuyển sang nâu rồi thành đen. Bệnh lan dần ra toàn lá, làm lá khô và chết. Bệnh bắt đầu từ lá ở thấp sau lan dần lên lá trên. Bệnh gặp ở cà chua khi cà ra hoa bắt đầu kết quả và nặng nhất là lúc quả chín. Cây bị bệnh nặng có thể chết. Bệnh phát triển khi độ ẩm 90 – 95%, nhiệt độ 22 – 25°c. Nguồn lây bệnh chính là tàn dư cây vụ trước.

Phòng trừ bằng cách dọn sạch các tàn dư cây vụ trước. Luân canh vối các cây khác họ. Tỉa cành, bấm ngọn. Phun thuốc Boocđô, Zineb, Bentat, Rovtal theo chỉ dẫn.

Bệnh thán thư

Bệnh của ớt ngọt, đậu đỗ do nấm Gleosporium và Colktotrichum gây ra. Biểu hiện trên lá xuất hiện vết đốm tròn xung quanh có viền nâu đỏ. Vết đốm có thể nứt ra, lõm sâu trên thân, trên quả

Phòng trừ bằng cách: vệ sinh nơi trồng, đốt tàn dư cây vụ trước; luân canh cây trồng; trồng các giống kháng bệnh; xủ lý hạt giống bằng thuốc trừ bệnh trước khi gieo trồng. Phun thuốc nhóm cacbanat như Bavistin, Zineb 80 WP… Topsin 50 WP.

Thán thư đậu đỗ

Bệnh do nấm Colletotriumlin dernuthiamen gây ra trên các cây họ Đậu đồ nhất là trên đậu côve (đậu vàng). Các bộ phận của cây nằm trên mặt đất đều có thể bị bệnh. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cây sinh trưởng nhưng nặng nhất là lúc tạo quả. Ở cây non, trên các lá sò có chấm đồng tâm màu nâu đỏ, ỏ thân cây có vết nâu dài, lõm, nếu thời tiết ẩm các vệt bệnh có ổ nấm hồng, ở cây lớn, các vết nâu hoặc đen trên lá. ở quả có chấm tròn màu nâu hay nâu đỏ, xung quanh có đường viền vàng hoặc đỏ. Các sợi nấm nằm trong hạt giống và tàn dư cây.

Phòng trừ thán thư đậu đỗ bằng cách lấy hạt giống ở những ruộng không bị bệnh; phân loại và chọn giống kỹ trước khi gieo; luân canh đậu đỗ với lúa, cây có củ; tăng cường bón phân lân và kali. Dùng Boocđô 1% hoặc Zinel 80% với tỷ lệ 1/200 phun khi cày có bệnh, xử lý hạt giống bằng TMTD 85 HTN với lượng 3 – 4 kg/tấn hạt giống.

Thối rễ đậu đỗ

Bệnh do nhiều loài nấm gây ra. Trên cây con, bệnh làm thối rễ, cành và lá sò. Mầm cây chuyển thành màu nâu và chết trước khi vươn lên mặt đất. Trên lá sò có vết loét sâu, màu nâu, có khi chiếm đến nửa lá. Khi cây lớn, bệnh làm cho rễ đen và chết. Bệnh xâm nhập ở gốc thân làm cây ngừng sinh trưởng và héo. Nguồn gây bệnh từ đất và hạt giống mang mầm bệnh.

Phòng trừ bằng cách trồng hạt giống không bệnh; phá váng kịp thời sau các trận mưa; tăng cường bón phân lân và phân kali; gieo trồng các giống kháng bệnh; xử lý hạt bằng TMTD 85 BTN với lượng 3 – 4kg/tấn hạt.

Bệnh gỉ sắt

Nhóm bệnh do nấm gỉ sắt gây ra. Trên lá và các bộ phận xanh của thán cây có các đếm vàng trắng rải rác khắp mặt lá. Bệnh xuất hiện ở các lá dưới trước là nấm của bào tử xuân. Sau đó chuyển sang màu vàng nâu chứa bào tử hè. Cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ổ nấm chuyển sang nâu đậm chứa các bào tử đông.

Bệnh hay gặp ở đậu cô ve, đậu bắp.

Phòng trừ bằng cách tiêu hủy tàn dư cây vụ trước, luân canh cây đậu đỗ với cây trồng khác; thường xuyên làm cỏ. Phun thuốc trừ bệnh bằng Boocđô 1% hoặc keo lưu huỳnh 1% (600 – 800 I/ha); Anvil 5 SC; Rovral 50 WP; Score 250 EC theo chỉ dẫn trên bao bì và thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.

Thối trắng cải

Bệnh do nấm Scolerotinia sclerotiokrum gây hại cho cây họ Cải. Bệnh lan nhanh trong thời gian bảo quản. Biểu hiện: lá ngoài nhày nhụa và thối. Trên các lá bị bệnh có nhiều sợi nấm màu trắng, xốp như bông và các hạch màu đen. Nấm phát triển ở nhiệt độ 17 – 25°C.

Nguồn gốc lây bệnh ban đầu là đất và các cây chủ mang bệnh. Các hạch nấm có thể lan truyền cùng hạt giống.

Phòng trừ thối cải trắng bằng cách luân canh cây họ Cải với cây họ Đậu và họ Lúa; chỉ lấy hạt ỏ những cây khỏe mạnh. Không nên trồng dày, xới xáo kịp thời nhất là sau khi tưới; bón đầy đủ phân, tăng cường bón kali. Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoạch. Cày sâu phơi ải đất.

Xử lý hạt giống bằng TMTD 85 TN trước khi gieo với liều 4- 5kg/tấn hạt giống.

Thối trắng hành tỏi

Bệnh do nấm Scoỉerotium cepivorum gây ra. Biểu hiện: ở đáy củ hành, tỏi có lớp xốp, mịn, dày màu trắng, trên đó có các hạt màu đen. Làm thối củ khi thu hoạch chậm hoặc trong thời gian bảo quản.

Phòng trừ bằng cách giữ đất luôn tơi xốp, tăng cường bón phân kali, tro bếp khi hành tỏi ra củ; vệ sinh đồng ruộng trước, trong và sau khi thu hoạch.

Thối khô củ khoai tây

Bệnh do nấm Fusarium gây ra, thường gặp trên củ khoai tây đang cất giữ. Trên củ xuất hiện các vết nâu hay vết màu tro hơi lõm. Thịt củ lúc mới chớm bệnh màu nâu khô. Kích thước vết bệnh tăng dần, da nhăn nheo, mặt ngoài củ có đám nấm hơi nổi lên, màu xám trắng có khi màu vàng hoặc hồng. Nếu cất giữ khoai tây nơi khô ráo, củ dần dần khô, trọng lượng giảm, da nhăn nheo. Nấm lan truyền bằng các sợi nấm, ở nhiệt độ 17 – 25°c với ẩm độ 70%.

Củ khoai bị bệnh không mọc được, nếu có mọc cũng tạo ra các cây yếu ớt.

Phòng trừ bằng cách chọn củ không mang mầm bệnh; phơi thật khô vỏ củ trước khi cất; tăng cường bón phân và bón đủ phân.

Bệnh phấn trắng

Bệnh do nấm Erysiphe conumunis gây hại ở tất cả các loài đậu đỗ, dưa chuột. Biểu hiện: trên mặt lá tạo thành các đám nấm màu trắng như rắc bột phấn. Các đám này có thể xuất hiện cả trên cành và quả. Về sau đám nấm dày lên có màu xám bẩn do hình thành các quả nấm. Bệnh nặng, các bộ phận bị nặng thô cứng và chết. Quả thể nấm dính vào tàn dư cây, tiếp tục lây cho cây vụ sau.

Phòng trừ bằng cách cày sâu, vùi tàn dư cây xuống đất. Trồng các giống chín sớm. Phun thuốc trừ bệnh bằng dung dịch Zineb 1%, Bayleton 25EC, thời gian cách ly 10 – 14 ngày.

Bệnh thối xốp

Bệnh do Erwinia carotovova gây thối rễ củ cà rốt. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn, gây xốp rễ, có mùi khó chịu, có khi gây thôi sâu vào phần trong củ.

Phòng trừ bằng cách: dùng giống chống chịu bệnh, phơi đất trước khi trồng và tránh gây hại rễ khi vun xới.

Bệnh héo lá, thối cuống

Bệnh gây ra do Fusarium oxysporum và Scỉerotium rolfsii gây hại đến 90% ở các loại cà, cà chua, khoai tây và các loại rau khác như bắp cải, su lơ… bầu làm cho lá bị héo, thối cuống quả. Bệnh lây truyền qua hạt, tàn dư cây vụ trưóc, đất, nước tưới, nước mưa.

Muốn phòng trừ phải dọn sạch cỏ, tàn dư cây vụ trước. Áp dụng các biện pháp tổng hợp: chọn cây khỏe từ ruộng sạch bệnh; luân canh cây khác họ, chế độ tưới hợp lý, tránh cho nước vào rãnh.

Bệnh chết yểu cây con

Là bệnh rất phổ biến và chung cho các loại rau, bệnh làm ảnh hưỏng đến độ nảy mầm của hạt và cây con trước khi nhổ ra trồng.

Bệnh thưòng có 2 giai đoạn: cây con bị chết trong các vườn ươm và cây đổ gục bất kỳ lúc nào. Bệnh xuất hiện khi độ ẩm đất cao, nhiệt độ không khí 24 – 28°c. Bệnh do các loại nấm gây ra như: Pythium spp; Phytophthora spp; Rhi zoctonm… Bệnh lây truyền qua đất, tàn dư cây trồng, nước tưới, nước mưa.,,

Phòng trừ bằng cách: tránh trồng cây quá dày và che bóng; trước khi trồng phải phơi ải đất, đốt tàn dư cây; bón phân hợp ]ý; tẩy mầm bệnh bằng formaldehyt pha loãng 50 lần vói nước; xử lý đất vối thuốc diệt nấm Vitavac 200…

Cập nhật thông tin chi tiết về Sâu Đục Thân, Mối Nguy Cho Cây Lúa, Cách Phòng Và Trị trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!