Xu Hướng 6/2023 # Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu # Top 12 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Vào tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó đã bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Nhưng khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ và bị giải lui tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm rưỡi. Trong thời gian này, Người đã viết tập Nhật kí trong tù  bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn đều là thơ tứ tuyệt. Tập thơ này là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Văn bản Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

* Thể thơ: Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Về phần dịch thơ vẫn chưa sát nghĩa với phần phiên âm. Câu thơ thứ hai trong phần phiên âm có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”, nhưng trong phần dịch thơ thì lại là “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đã làm mất đi cái bối rối, cái xốn xang của nhân vật trữ tình.

Hơn thế nữa, trong hai câu thơ cuối, bản dịch thơ cũng kém phần đăng đối so với phần phiên âm, đặc biệt là hai động từ “nhòm” và “ngắm” vốn là hai từ đồng nghĩa đã khiến cho lời dịch không đảm bảo được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Thông thường, người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Chính hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt này đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp của một người thi sĩ.

* Bác nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” không có nghĩa là Bác đang than thở, cũng không phải đó là một lời phê phán. Câu thơ này có nghĩa là đứng trước một đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn (thi nhân xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, khi đó, tâm hồn sẽ trở nên thảnh thơi, thư thái) và thấy thật đáng tiếc khi không có rượu và hoa.

* Như vậy, qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác là một người tù nhưng không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu đựng. Bác vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vào thiên nhiên tuyệt đẹp.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán có thể nói là đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Những từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng ( nguyệt) ở hai đầu, còn ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau. Chính nhờ cấu trúc đối này,  tình cảm giữa người và trăng được thể hiện mãnh liệt hơn, càng làm nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ mà từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác và trăng).

Câu 4:

Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, về đói rét, về những gian nan, vất vả, hiểm nguy mà mình đang phải trải qua hằng ngày. Mà trước những khó khăn đó, Người vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Những bài thơ của Bác Hồ viết về trăng mà em biết là: Ngắm trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…

Cuộc ngắm trăng của Bác trong bài Ngắm trăng và trong những bài thơ khác mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa đất trời bao la tự do, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên giống như một người bạn tri âm, tri kỉ của Người.

3.2

/

5

(

4

bình chọn

)

Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắn Gọn Nhất

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Thạch Lam (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: Thạch Lam đã từng có những ngày tháng sống ở phố huyện Cẩm Giàng, vốn là một con người nhạy cảm, ông nhanh chóng đồng cảm và xót thương với cuộc sống của người dân nơi đây nên đã viết truyện ngắn này.

* Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng giống như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

* Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian:

Thời gian: Buổi chiều tàn cho tới lúc đoàn tàu đi qua phố huyện đêm.

Không gian: nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Xung quanh là cánh đồng làng xóm, gần bờ sông, có đường sắt chạy qua, có một ga tàu. Chiều mùa hè, tiếng ếch nhái kêu râm ran. Đêm xuống, phố vắng, rất ít đèn, trời tối im lìm.

Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên, đó là không gian khi gia đình của hai chị em còn ở Hà Nội. Bên cạnh đó là không gian mơ tưởng, mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, tấp nập, huyên náo, sáng rực và hạnh phúc.

Câu 2:

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

* Cuộc sống:

Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve,… bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

Cảnh chợ tàn: thật tẻ nhạt, lúc này chỉ còn lại rác, mấy đứa trẻ đang nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc bốc lên,…

Bóng tối bao trùm khắp phố huyện: phố tối, đường ra sông tối… một vài ngọn đèn leo lét…

Câu 3:

Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

Chị em Liên cảm nhận được buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn lại vừa gắn bó. Liên cảm thấy “buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn” và cảm nhận được “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.

Khi đêm xuống trên phố chuyện, hai chị em Liên lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm. Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm: “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

* Hai chị em Liên và An lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện, cô xót xa, cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong chính bóng tối của họ.

Mặc dù nỗi buồn cùng với bóng tối của màn đêm ngập tràn trong đôi mắt Liên, nhưng tâm hồn của cô bé vẫn dành cho một mong ước, một sự chờ đợi trong đêm, đó chính là chuyến tàu chạy qua phố huyện.

Câu 4:

* Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả: được lặp lại tới 10 lần.

Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng “đèn ghi xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”

Làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ, xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.

Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua

Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

* Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là vì:

Để bán hàng theo lời mẹ dặn

Được nhìn thấy một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại, khác hoàn toàn với cuộc sống của chị em Liên hiện tại.

Con tàu như mang đến một kỉ niệm, đánh thức những hồi ức về những kỉ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của tác giả:

Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: Thạch Lam thành công trong việc miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của con người.

Giọng văn của tác giả: nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. thấm đượm chất thơ trữ tình. Lời văn bình dị nhưng vẫn luôn ẩn chứa một niềm xót thương đối với những con người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh.

Câu 6:

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng: đó là thể hiện niềm xót thương đối  với những kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc, họ phải sống cuộc sống cơ cực nơi phố huyện nghèo trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Qua đó, tác giả cũng biểu hiện niềm ao ước, mong muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những con người đó.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Lão Hạc Trang 38 Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 (Siêu Ngắn)

Lão Hạc vô cùng đau đớn khi quyết định bán chó. Bởi lẽ,

– Cậu Vàng chẳng những là kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại cho Lão Hạc mà nó còn là người bạn thân thiết bên lão suốt những năm tháng sống cô đơn, buồn tủi một mình.

– Lão cố làm ra vẻ vui, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc,…

– Lão Hạc dằn vặt, tự trách bản thân đã lừa dối cậu Vàng

– Trong tâm trí lão luôn hiện lên hình ảnh “Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng “A! Lão già tệ lắm”

🡺 Lão Hạc hiện lên là một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu, sống tình cảm, yêu thương động vật

Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

– Vì để bảo vệ phẩm giá, lòng tự trọng của một con người

🡺 Cái chết của Lão Hạc là sự lên tiếng, phê phán xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh cơ cực, nghèo nàn. Đồng thời, thông qua cái chết ấy nhà văn đã cất lên tiếng nói ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp nhân cách của những người nông dân nghèo.

Trước khi chết, Lão Hạc tìm đến ông giáo để nhờ hai việc:

– Thứ nhất, giữ mảnh vườn cho con trai Lão

– Thứ hai, giữ tiền để lo ma cha cho Lão

🡺 Lão Hạc là một người tự trọng, không muốn nhờ vả, làm phiền người khác và là một người cha luôn yêu thương con

– Với Ông giáo, Lão Hạc là người bạn thân thiết luôn cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống.

– Hiểu được nỗi đau xót của Lão Hạc khi phải bán đi cậu Vàng, ông giáo tỏ ra đồng cảm “muốn ôm choàng lấy Lão mà òa lên khóc”.

– Động viên, an ủi Lão Hạc

– Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, vật vã của Lão Hạc ông giáo vô cùng đau xót và càng kính trọng nhân cách của Lão Hạc.

Khi nghe Binh Tư kể Lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó nhà hàng xóm, ông giáo đã nghĩ “cuộc đời quả thực…đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc, ông giáo lại nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”🡺 Niềm tin của ông giáo đối với một nhân cách đáng trân trọng như Lão Hạc.

Cái hay của truyện dựa trên các khía cạnh sau:

– Về nội dung: xây dựng thành công hình tượng nhân vật Lão hạc với những phẩm chất đáng quý của một người nông dân nghèo nhưng lương thiện, trọng danh dự.

+ Tình huống truyện bất ngờ.

+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu sắc.

Đoạn văn là cách nhẫn nhịn, đánh giá con người với đầy sự cảm thông và trân trọng. Khi xem xét, đánh giá một con người cần xét trên nhiều bình diện thì mới phát hiện hết được những nét tính cách, phẩm chất đáng quý bên trong con người họ, tránh cái nhìn phiến diện, định kiến sai lầm.

Cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ thông qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”

– Đó là một cuộc sống đói nghèo, vất vả, lam lũ, chịu sự áp bức của giai cấp thống trị thực dân phong kiến.

– Nhân vật Chị Dậu và Lão hạc đều là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ:

+ Chị Dậu hiện lên tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình yêu thương, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ gia đình.

+ Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân cần cù, chăm chỉ, nhân hậu, sống tình cảm và giàu tự trọng.

Tóm tắt:Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo – người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Bố cục:– Phần 1 (Từ đầu… một thêm đáng buồn): chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.– Phần 2 (Không! Cuộc đời … hết): cái chết của lão Hạc.

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:– Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.– Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước… Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.→ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):– Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.– Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.→ Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):– Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.– Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.– Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.– Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):– Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.– Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:– Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.– Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

Bố cục:

Chia làm ba phần:– Phần 1 (Từ đầu…ông giáo ạ): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.– Phần 2 (Tiếp… thêm đáng buồn): Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, mảnh vườn cho ông giáo, nhờ ông trông nom nhà cửa.– Phần 3 (còn lại) Cái chết của lão Hạc.

Tóm tắt:Lão Hạc là một lão nông nghèo. Con trai vì không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí đi đồn điền cao su. Lão ở một mình với con chó Vàng. Lão dè sẻn, tiết kiệm để dành tiền bòn vườn cho con lão. Nhưng không may, một trận ốm và cuộc sống nghèo khó đã vét cạn tiền của của lão. Lão đành phải bán con Vàng, người bạn lão yêu quý để dành tiền cho con, để lfm ma cho lão mà không phải lụy đến xóm giềng. Lão mang mảnh vườn và số tiền dành dụm được gửi ông giáo. Lão chịu đói, ăn khoai, ăn thứ gì chế được và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Qua Binh Tư, ông giáo biết được lão Hạc đã mua bả chó. Ông giáo đã bất ngờ và cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

Soạn bài:Câu 1: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Phân tích tâm trạng Lão Hạc xoay quanh việc bán chó:– Vui vẻ, hạnh phúc khi có cậu Vàng bầu bạn+ Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng+ Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…– Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng:+ Cố làm ra vui vẻ, nhưng “đôi mắt ầng ậng nước”, “mếu máo như con nít”+ Đau đớn, dằn vặt khi trót lừa một con chó “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “đầu lão ngoẹo về một bên”…khi ông giáo hỏi “thế nó cho bắt à?”+ Lão chua xót về quá trình con chó bị bắt, tưởng tượng ra vẻ mặt và lời trách móc của con chó với lão.→ Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

Câu 2: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Nguyên nhân cái chết lão Hạc:– Do tình cảnh đói nghèo, cùng quẫn– Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai– Lão đau đớn vì sự ra đi của cậu Vàng, vì bản thân đã trót lừa một con chó-người bạn tri kỉ của lãoTình cảnh và tính cách của lão qua việc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi tìm đến cái chết:– Tình cảnh: đói nghèo, nếu sống sẽ phạm vào tiền của con → khốn cùng, không còn đường lui.– Tính cách:+ Lão là người chu đáo, biết lo xa+ Lão có lòng tự trọng cao, không muốn phiềm xóm giềng cả khi sống hay đã chết+ Lão coi trọng danh dự, nhân phẩm, đứa con hơn cả mạng sống của mình.

Câu 3: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:– Dửng dưng thờ ơ khi nghe lão hạc bảo sẽ bán chó, vì lão nói với “tôi” rất nhiều lần trước đây.– Ái ngại, cảm thông, xót xa thay cho lão khi thấy lão khóc vì bán con Vàng– Quan tâm, muốn sẻ chia cùng lão khi dấu vợ ngấm ngầm giúp lão.– Hoài nghi, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão xin bả chó…– Kính trọng nhân cách lão khi biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc.

Câu 4: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật… đáng buồn”: “Tôi” không ngờ một con người đã khóc vì bán một con chó lại xin bả chó để kiếm miếng ăn. Ông giáo nghĩ rằng cái đói, cái khốn cùng đã khiến nhân cách của lão bị tha hóa.– Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì nhân cách của lão vẫn vẹn nguyên như “tôi” đã từng biết. Nhưng đáng buồn vì cái chết thương tâm của một con người tình nghĩa nhưng bị ép tới đường cùng vì cái đói, cái nghèo.

Câu 5: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm:+ Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.+ Diễn biến tâm lí nhân vật của lão Hạc và ông giáo được miêu tả chi tiết, bất ngờ, có chiều sâu.+ Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.+ Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, khiến cho câu chuyện đa giọng điệu chứ không đơn điệu.

Câu 6: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):– Đừng nhìn người khác một cách phiến diện, hãy cố tìm hiểu thế giới tâm hồn, bản tính của họ.– Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để tìm hiểu, đừng nhìn bên ngoài rồi phán xét.– Cần khám phá, trân trọng vẻ đẹp bên trong của con người, cảm thông với họ.

Câu 7: (trang 48 sgk Ngữ văn 8 tập 1):Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”:– Cuộc sống nghèo khổ, đói kém, lạc hậu.– Họ bị bóc lột, bị chèn ép, sống trong bất công.– Họ luôn giữ được phẩm chất trong sạch, nhân cách cao đẹp , giàu lòng yêu thương, giàu sức mạnh phản kháng tiềm tàng.

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn 8 hơn

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lao-hac-37700n.aspx – Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh– Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Soạn Văn 9 Siêu Ngắn: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự (siêu ngắn)

Đề 1 : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Mở bài:

Gợi câu chuyện về lần mắc sai lầm lớn nhất khiến em cảm thấy xấu hổ, đó là lần mà em cố tình xem trộm nhật ký của bạn thân

+ Lần đó xảy ra ở đâu, khi nào? (Trong lớp học , ở nhà của bạn thân em?…)

+ Tâm trạng của em ra sao khi vô tình thấy cuốn nhật ký của bạn mình? (Tò mò, suy nghĩ giữa việc nên mở ra xem nó hay để yên,…)

+ Em đã quyết định mở cuốn nhật ký ra đọc để thoả mãn sự tò mò của mình

+ Em đọc được những câu chuyện gì trong cuốn nhật ký ấy (một bí mật nào đó? Những khó khăn mà bạn em đã trải qua,…)

+ Cảm xúc của em lúc đọc khi phát hiện ra những bí mật của bạn ra sao? (Đồng cảm, thương bạn; hiểu bạn nhiều hơn, có những lúc mình đã trách lầm bạn,….)

+ Tâm trạng của em sau khi gấp vội cuốn nhật ký vì sợ bạn phát hiện mình làm điều có lỗi (ân hận, ngại ngùng, xấu hổ,…)

Suy nghĩ của em sau hành động sai trái của mình, rút ra bài học cho bản thân em về cách sống, cách ứng xử.

Đề 2 : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

Giới thiệu về cuộc gặp gỡ người chiến sĩ lái xe khiến em ấn tượng mãi không quên được

+ Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Nhân dịp gì (Lễ 27-7, nhà trường tổ chức cho học sinh tới nhà các gia đình thương binh thăm hỏi, động viên,….)

+ Gặp gỡ bác Nam – người lính lái xe năm xưa cùng đồng đội trên tuyến đường Trường Sơn

+ Những câu chuyện bác kể về khoảng thời gian lái xe đầy gian khó

+ Kỉ niệm gặp trận bom của địch bất ngờ

+ Những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường phải gánh chịu

+ Những suy nghĩ, niềm lạc quan của bác và đồng đội trong kháng chiến

+ Lần vui mừng khi được gặp gỡ Bác Hồ

+ Các em gửi biêú bác phần quà nhỏ của nhà trường nhằm thể hiện lòng biết ơn với những chiến sĩ tham gia cách mạng trở về

Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi được trò chuyện cùng Bác

Đề 3 : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Không khí ngày 20-11 khiến em nhớ về những năm tháng xưa bên thầy cô giáo cũ. Kỉ niệm ùa về trong nỗi nhớ thiết tha. Đó là ngày Nhà giáo Việt Nam vào hai năm trước.

+ Kỉ niệm đó là gì? Diễn ra cùng những ai? Không khí hôm đó như thế nào?

+ Thầy (cô) cùng các em tâm sự, kể những câu chuyện gì? Tổ chức hát hò, vui chơi ra sao?

+ Em ấn tượng điều gì về thầy cô (sự ấm áp, nhiệt tình, sự bao dung,…)

+ Kỉ niệm nào của em với thầy hôm đó mà em nhớ nhất

+ Buổi hôm đó khiến em nhận ra được điều gì? Nhận thức tình cảm của em đối với vị trí và vai trò của những người làm thầy, làm cô?

Cảm xúc, tình cảm của em khi nhớ lại câu chuyện ấy

Đề 4 : Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó

Giới thiệu về cuộc gặp gỡ của học sinh trong trường với những anh bộ đội nhân ngày 22-12. Em rất hân hạnh khi được là đại diện thế hệ thiếu niên phát biểu cảm nghĩ về thế hệ cha anh đi trước

+ Cuộc gặp gỡ đó diễn ra ở đâu (trước sân trường trong buổi lễ, trước sân khấu của ủy ban xã nhà,…)

+ Không khí buổi gặp gỡ ra sao: trang nghiêm hay thân tình, thoải mái giao lưu

+ Các anh bộ đội kể về những chiến công, kỉ niệm năm xưa

+ Em được giới thiệu lên phát biểu cảm nghĩ, bày tỏ lòng biết ơn:

– Hạnh phúc khi được gặp gỡ với những người lính cụ Hồ năm xưa

– Xúc động, tự hào khi nghe những câu chuyện được kể lại từ các anh, các chú

– Khâm phục trước tinh thần chiến đấu, và sự dũng cảm của thế hệ cha anh

– Bày tỏ lòng biết ơn với những hy sinh mà các chiến sĩ đã trải qua

– Trân trọng hoà bình hôm nay, hứa về trách nhiệm học tập, cố gắng để xứng đáng với sự hy sinh của cha anh

Cảm nghĩ của em trong buổi gặp gỡ

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 8 Tập 2 Siêu Ngắn Gọn Dễ Hiểu trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!