Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắng Gọn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn THPT ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Chạy giặc.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả:
Cảnh chợ tan báo hiệu một hiện thực tan nát
Lũ trẻ chạy lơ xơ, nhân dân hoảng loạn
Đàn chim dáo dác bay
Bến Nghé tan bọt nước
Đồng Nai nhuốm màu mây
* Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả: từ láy (nhấn mạnh sự tan hoang, chia lìa), phép hoán dụ (nói lên toàn thể dân tộc) và đảo trật tự từ (nhấn mạnh hiện thực tan hoang, đau thương của đất nước),…
Câu 2:
Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:
Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan
Qua đó, thể hiện thái độ căm thù giặc xâm lược của tác giả, ông mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước, cứu nhân dân thoát khỏi nạn này.
Câu 3:
Thái độ của nhà thơ trong 2 câu thơ kết:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải là một câu hỏi chung chung mà rất cụ thể.
Tác giả đã tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có động thái biểu hiện nào, thờ ơ, vô trách nhiệm
Qua đó, bộc lộ tâm trạng phẫn uất và thất vọng, đồng thời, thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải “trang dẹp loạn” cứu đất nước.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bài 1 Trang 20 Sgk Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Trả lời bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
1. Giống nhau:
– Sử dụng thơ Nôm đường luật, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến…
– Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.
2. Khác nhau:
– Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
– Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn.
Cách trình bày 2
So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương
a, Giống nhau:
– Sử dụng thơ Nôm Đường luật
– Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến…
– Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.
b, Khác nhau:
– Cảm xúc trong Tự tình I : yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.
– Còn ở Tự tình II: Vẫn có yếu tố phản kháng, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện nỗi niềm xót xa, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ
Cách trình bày 3
– Giống nhau:
+ Thể thơ: Thơ Nôm đường luật
+ Hai bài thơ đều cùng bộc lộ một tâm trạng: Nỗi buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.
+ Về mặt hình thức, cả hai bài thơ cùng cho thấy tài năng sử dụng tiếng Việt sắc sảo, tài hoa của Hồ Xuân Hương, nhất là khả năng sử dụng độc đáo các định ngữ và bổ ngữ như: mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ, duyên mõm mồm, già tom ( Tự tình, bài I), xiên ngang, đâm toạc (Tự tình, bài II). Hồ Xuân Hương cũng rất thành công khi sử dụng một cách điêu luyện các biện pháp nghệ thuật như: đảo ngữ, tăng tiến,…
– Khác nhau:
+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.
+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.
Cách trình bày 4
Tương đồng:
– Nội dung: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh và sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.
– Nghệ thuật:
Cùng sử dụng thể thơ Đường luật: thất ngôn bát cú với thơ Nôm để khắc họa tâm trạng của Hồ Xuân Hương. Điều này vừa mang đến điểm mới mẻ cho thể thơ cổ vừa khiến bài thơ gần gũi, quen thuộc với người Việt.
Đều mượn cảm thức về thời gian (trong đêm tối) và không gian rộng, yên tĩnh và vắng lặng để thể hiện tâm trạng: Khiến cho tâm trạng của tác giả càng được khắc họa rõ nét.
Sử dụng những từ ngữ có sức gợi: văng vẳng, cái hồng nhan, tí con con, rền rĩ, mõm mòm, già tom,…
Khác biệt
Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước sự bất hạnh của người phụ nữ trong kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi. Đồng thời, cũng là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.
Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Bài 1 Luyện Tập Trang 11 Sgk Ngữ Văn 6
Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6.
Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 11 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chi tiết nhất.
Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Trả lời bài 1 luyện tập trang 11 SGK văn 6 tập 2
Cách trả lời 1:
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về người bạn hàng xóm xấu số bị chết trong một cái hang nông choèn. Phải chi cái hôm nọ đến chơi và dạy cho Dế Choắt phải làm hang thế này, thế nọ, mình chỉ cần cho Choắt đào một đoạn hầm sang nhà mình là đủ cho cậu ta thoát hiểm. Phải chi mình không chọc giận chị Cốc to lớn lênh khênh. Chao ôi, cứ nghĩ đến cái mỏ khổng lồ của chị Cốc bổ xuống những cú như trời giáng ! Dế Choắt chắc là kiệt sức nhảy né tránh để rồi tuyệt vọng nhận cái mổ oan nghiệt… Tôi đã không cầm nổi nước mắt khi đắp những viên đất cuối cùng cho người dưới mộ lúc ánh hoàng hôn rưới máu xuống những ngọn cỏ so le vàng. Tôi òa lên nức nở: Dế Choắt ơi ! Cậu sống khôn thác thiêng, cậu đừng trách móc gì mình nữa. Kể từ nay mình sẽ sống tất cả vì mọi người. Mình sẽ đi khắp bốn phương trời để kết nghĩa huynh đệ với tất cả, mong làm điều thiện diệt trừ cái ác… Mình sẽ hi sinh cá nhân để chuộc cái lỗi hôm nay.
Tôi thất thểu bò vào nhà mình. Tất cả tối om, trống trải. Ngày mai tôi quyết định đi thực hiện lời hứa với người bạn đã khuất của mình.
Cách trả lời 2:
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
Cách trả lời 3:
Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.
Bài 1 luyện tập trang 11 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài học đường đời đầu tiên tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Soạn Bài: Khóc Dương Khuê – Ngữ Văn 11 Tập 1
Xin chào các em! Tiếp tục với chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Bài thơ được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 1, mời các em cùng theo dõi!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bố cục của bài thơ: gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: hai câu đầu: nỗi đau xót khi nghe tin bạn mất
Đoạn 2: từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỉ niệm trước đây giữa 2 người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
Đoạn 3: còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỉ.
Câu 2:
Tình bạn thắm thiết, thủy chung của hai người được thể hiện:
* Hai câu thơ đầu là nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất:
Từ ngữ: Thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi.
Nhịp thơ bị phá vỡ 2/1/3: Như một tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn trước nỗi đau mất bạn của nhà thơ.
* Đoạn thơ thứ hai: tác giả gợi nhớ lại những kỉ niệm trong quá khứ giữa 2 người:
Cùng thi đỗ, cùng làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã.
Khi về già vẫn thường xuyên viếng thăm nhau.
* Đoạn thơ cuối: là nỗi trống trải của nhà thơ khi bạn qua đời.
Nguyễn Khuyến cảm thấy cuộc sống như chẳng còn ý vị gì, vô cùng trống trải.
Nỗi đau được thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc thì lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả.
Câu 3:
Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc: nói giảm nói tránh, điệp ngữ, sử dụng câu hỏi tu từ.
Ngoài ra, thành công về nghệ thuật của bài thơ, chúng ta không thể không kể đến:
Ngôn ngữ thơ: đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: lặp 5 từ “không” trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát và nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 11 Tập 1 Ngắng Gọn Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!