Bạn đang xem bài viết Mối Ghép Bằng Then, Then Hoa, Chốt – Phần Mềm Kỹ Thuật được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
MỐI GHÉP BẰNG THEN, THEN HOA, CHỐT
Ghép bằng then, then hoa, chốt là các loại lắp ghép tháo được. Các chi tiết ghép nhu then chốt là những chi tiết tiêu chuẩn. Kích thước của chúng được quy định trong các vãn bản tiêu chuẩn và được xác định theo đường kính trục và lỗ của các chi tiết bị ghép. 1. Ghép bằng then Ghép bằng then dùng để truyền mômen giữa các trục. Trong mối ghép bằng then, hai chi tiết bị ghép đều có rãnh then và chúng được ghép với nhau bằng then . Then có nhiều loại, thường dùng có theri bằng, then bán nguyệt và then vát.
1.1. Then bằng 1.1.1. Cấu tạo Then bằng có loại đầu tròn (A) và đầu vuông (B) (Hình 2). Kích thước của then bằng được quy định TCVN 4216-86.
Hình 2. Then bằng
1.1.2. Ký hiệu Ký hiệu của then bằng gồm có tên gọi, các kích thước rộng (b), cao (h), dài (1) và số hiệu tiêu chuẩn của then. 1.1.3. Ví dụ Then bằng A18 xl 1×100 TCVN 4216-86. A: Then bằng đầu tròn b = 18 h= 11 L= 100 TCVN 4216-86 là số hiệu tiêu chuẩn của then. Then bằng BI8 xllxlOOTCVN 4216-86. B: Then bằng đẫu vuông b= 18 h = 11 L = 100 TCVN 4216-86 là số hiệu tiêu chuẩn của then. Các kích thước rộng và cao của then được xác định theo đường kính của trục và lỗ của chi tiết bị ghép. Chiều dài 1 của then được xác định theo chiều dài của lỗ. 1.1.4. Mối ghép Đầu tiên lắp then vào rãnh then của trục. Sau đó lấp trục vào lỗ ở mayơ. Bề mặt làm việc .của then là hai mặt bên (Hình 7-28). Kích thước mặt cắt của then và rãnh then quy định trong TCVN 4216-86
1.2. Then vát 1.2.1. Cấu tạo Then vát có kiểu đầu tròn (A), kiểu đầu vuông (B) và kiểu có mấu (Hình 7- 29). Mặt trên của then vát có độ đốc bằng 1:100. 1.2.2. Ký hiệu Ký hiệu của then vát gồm có: tên gọi các kích thước như chiều rộng, chiều cao, chiều dài và số hiệu tiêu chuẩn của then. Ví dụ: Then vát A 18x11x200 TCVN 4214-86. Then vát BI8x11x200 TCVN 4214-86.
Hình 3b. Then vát
1.2.3. Mối ghép Khi lắp, then được đóng chặt vào rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là các mặt tiếp xúc (Hình 3c).
Hình 3c. Mặt cắt của then vát và rãnh then
Kích thước mặt cắt của then và rãnh then vát được quy định trong TCVN 4214-86. 1.3. Then bán nguyệt 1.3.1. Cấu tạo Then bán nguyệt có dạng hình bán nguyệt, rãnh then trên trục cũng có dạng hình bán nguyệt (Hình4).
hình 4a
1.3.2. Ký hỉệu Ký hiệu của then bán nguyệt gồm có: Tên gọi, các kích thước chiều rộng, chiều cao và số hiệu tiêu chuẩn của then.
Khi lắp, hai mặt bên và mặt cong của then là các mặt tiếp xúc (Hình 4). Kích thước mặt cắt của then và rãnh then bán nguyệt được quy định trong TCVN 4217-86.
hình 4b. Mặt cắt then bán nguyệt và rãnh then
2. Ghép bằng then hoa 2.1. Công dụng Mối ghép then hoa dùng dể truyền mômen lớn, thường dùng trong ngành động lực. 2.2. Phân loại Then hoa gồm có các loại như: Then hoa răng chữ nhật, then hoa răng thân khai, then hoa răng tam giác. Then hoa có hình dạng phức tạp nên được vẽ quy ước theo TCVN 19-85 như sau: a) Trên hình chiếu đường tròn và đường sinh mặt đỉnh răng của trục và của lỗ then hoa vẽ bằng nét liền đậm. Đường-tròn và đường sinh mặt đáy của trục và của lỗ then hoa vẽ bằng nét mảnh. Giới hạn phần răng đầy đủ và phần răng cạn của then hoa vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 5).
Hình 5. Then hoa vẽ theo quy ưóc
b) Trên hình cất dọc của lỗ và của trục then hoa, đường sinh mặt đáy răng vẽ bằng nét lién đậm; trên hình cắt ngang của trục và của lỗ then hoa, đường tròn đáy răng vẽ bằng nét liền mảnh. c) Đối vói then hoa răng thân khai, đường tròn và đường sinh mật chia vẽ bằng nét chấm gạch mảnh (Hình 6).
d) Trong mối ghép then hoa, phần ăn khớp quy định chỉ vẽ phần trục then hoa (Hình 7).
Hình 7. Mối ghép then hoa
3. Ghép bằng chốt 3.1. ứng dụng Chốt dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết với nhau. (Hình 8)
Hình 8
3.2. Phân loại Chốt gồm có hai loại: Chốt trụ và chốt côn. Chốt côn có độ côn là 1:50. Đường kính của chốt trụ và đường kính đáy bé của chốt còn là đường kính danh nghĩa của chốt (Hình 9).
Hình 9. Chốt trụ và chốt côn
Chốt ]à chi úèí tiẻu chuản, kích thước của chúng dược quy định trong TCVN 2041 86 và TCVN 2042-86. 3.3. Ký hiệu chốt Ký hiệu chốt gồm có: tên gọi, đường kính danh nghĩa, kiểu lắp (đối với chốt trụ), chiều dài và số hiệu tiêu chuẩn của chốt. Ví dụ: Chốt trụ 10 X TCVN 2042-86. Chốt côn 10 X TCVN 2041-86. Để đảm bảo độ chính xác khi lắp, trong trường hợp định vị, người ta khoan đổng thời các lỗ trên các chi tiết bị ghép. Ngoài hai loại chốt trụ và chốt côn ở trên, người ta còn dùng loại chốt có ren và có rãnh.
Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước (Phần 1)
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước (Phần 1)
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước (Phần 1)
Hoa được xếp thành những hình dạng cơ bản. Nội dung mô tả từng kiểu hoa, các bản vẽ xem xét phối cảnh và mẫu sáng tối tạo nên hình dáng ba chiều.
Có thể vẽ màu nước theo mấy cách. Một số kỹ thuật cực kỳ hữu dụng đối với họa sỹ thích vẽ hoa, tạo hoa văn và kết cấu không dễ gì có được qua cọ vẽ.
Luôn ghi nhớ các yếu tố cơ bản để vẽ thành công: không gian làm việc ngăn nắp, thuốc màu sạch và nước trong.
Lớp màu lót là khoảng màu đôi khi biến thiên sang sắc đậm hơn. Pha đủ thuốc màu cho cả vùng và phết bằng cọ có kích cỡ thích hợp, pha thêm chút nước cho những vùng nhạt hơn. Vẽ nhanh các lớp tiếp theo.
Lớp màu lót nhạt đầu tiên đã khô và được lớp màu lót thứ hai đậm hơn phủ lên
Lớp màu lót xanh biếc thứ hai đóng vai trò như lớp màu cho phép lớp màu lót hồng thứ nhất chiếu xuyên ra
Lớp màu lót vàng chanh bị màu xanh biếc phủ lên, chất màu đôi khi trở nên xù xì và tạo kết cấu đẹp mắt
Có thể tạo kết cấu và đánh dấu cánh hoa bằng cọ cứng. Xòe các lông cứng của cọ đầu vuông và dùng chút thuốc màu. Cọ cứng còn dùng để tạo những đường mảnh làm bắn tóe và vẽ chấm – cho nhụy hoa hoặc vết lốm đốm.
Tạo nhụy bằng cách bắn tóe thuốc màu ra khỏi cọ bằng ngón tay cái hay dao
Đặt cọ cứng giữa ngón cái và ngón trỏ, sau đó quệt vào thuốc màu hơi khô để vẽ nét mảnh
Bọt biển, khăn giấy có thể thấm lớp thuốc màu ẩm ướt, để lộ ra những phần sáng nhạt. Muốn lấy đi lớp thuốc màu khô, quết nước sạch vào lớp thuốc màu đó bằng cọ cứng. Thấm đi chất màu dư.
Quét các đường nước sạch lên lớp thuốc màu rồi thấm màu để tạo các cuống lá
Xóa những phần sáng của cánh hoa này bằng khăn giấy
Thuốc màu nhỏ lên giấy ẩm sẽ loang ra và tạo thành hoa văn ngẫu nhiên. Nhỏ càng nhiều thuốc màu sẽ đẩy lui lớp thuốc màu thứ nhất và đến lúc khô sẽ tạo thành mép lởm chởm – tựa như cánh hoa. Vẽ thêm lớp thuốc màu khô hơn vào lớp màu lót sẽ tạo sự hòa trộn màu sắc tinh tế. Cả hai phương pháp đều không thể đoán trước và đấy là một thủ thuật.
Cánh hoa phía sau: Nhỏ thuốc màu lên giấy ướt. Cánh hoa có sắc cạnh sắc nét: Nhỏ nước vào lớp thuốc màu khô.
Cánh hoa phía trước: Quét lớp màu lót vàng hơi loãng, sau đó nhỏ thuốc màu vàng đậm hơn vào khi lớp đầu tiên đã khô.
Lớp sơn thuốc màu đặt bên cạnh vùng thuốc màu ướt sẽ hòa tan vào nó. Phương pháp hòa trộn như thể vô giá cho việc thể hiện nét tinh tế của cây cỏ.
Đối với màu nước, có thể chỉnh sửa thật hoàn hảo. Một số chất màu rất khó xóa, nhưng số khác lại rất dễ và còn mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.
Có thể xóa những chấm màu ngoài mong muốn này bằng dao sắc. Đây cũng là cách thức tạo mảng sáng.
Dung dịch chuyên dùng có thể dùng để che các vùng khỏi lớp màu lót, giữ lại màu trắng hoặc bảo vệ màu sắc khỏi lớp màu tiếp theo. Thuốc màu có khuynh hướng tụ quanh những vùng bị che tạo cường độ màu lớn hơn và cạnh sắc nét.
Dung dịch chuyên dùng có thể bảo vệ nhị hoa và được tẩy sạch khi lớp màu lót đã khô. Dung dịch này thường làm hư cọ do đó hãy rửa chúng thật nhanh
Sử dụng dung dịch chuyên dùng nhằm giữ lại vùng trắng lẫn vùng tô màu dưới nhiều lớp thuốc nước.
Cọ mềm sẽ nhẹ nhàng lấy đi lớp thuốc nước.
Có thể tẩy xóa chất màu bền hơn bằng cọ cứng thấm ướt và khăn giấy, mặc dù giấy ướt sẽ chẳng thấm tiếp lớp thuốc nước.
Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)
Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)
Dùng dung dịch chuyên dùng để che đầu nhị hoa. Chỉ một ít lộ ra, nhưng chúng sẽ thêm sự lấp lánh cho màu đỏ. Vẽ cuống hoa bằng màu pha vàng cam và xanh lá, cho phép cả hai hòa lẫn vào nhau.
Dùng dụng cụ mảnh và đỏ cờ để tạo nhị hoa. Vẽ lớp thứ hai gần hơn bằng màu đỏ tươi.
Thêm chiều sâu cho vùng bóng bằng cách thêm nâu đỏ vào màu xóa. Tẩy dung dịch chuyên dùng bằng gôm.
Quét mỏng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) lên cánh hoa hướng ra ánh sáng. Chấm nhẹ những vùng sáng rồi tô màu xanh đậm và màu pha xanh biếc/ nâu đỏ.
Vẽ mặt trong chuông bằng màu nâu đỏ và đỏ bầm (đỏ bạc-đô)/ xanh biếc. Cho phép thuốc màu chảy vào vùng đậm nhất.
Dùng cọ mảnh và màu sắc khác nhau để thêm nhị hoa, chi tiết cánh hoa.
Vẽ một chút màu vàng chanh nhạt lên cánh hoa hướng lên. Thêm màu pha hồng bền màu và đỏ tươi như là lớp màu lót đầu tiên. Cho phép thuốc màu tụ lại trên rìa cạnh dưới.
Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và đỏ tươi vào cánh hoa đậm. Nghiêng tờ giấy để cho thuốc màu yên vị quanh rìa cạnh sắc của cánh hoa nhạt.
Tiếp tục thêm thuốc màu đậm hơn vào vùng cách xa ánh sáng, nghiêng tờ giấy để tạo rìa cạnh có nếp nhăn. Màu đậm nhất là đỏ tươi với ít màu xanh biếc.
Làm ướt từng cánh hoa. Thêm chút màu xanh cobalt vào rìa cạnh dưới. Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt ngay trên, kèm theo màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) ở giữa trên.
Dùng chút màu xanh biếc để vẽ bóng ở cánh hoa thứ hai. Vẽ màu xanh cobalt lên mặt sáng của thân hoa. Dùng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt trên mặt bóng, cho phép cả hai hòa lẫn.
Dùng màu đỏ tươi/đỏ bầm (đỏ bạc-đô) cho cánh hoa trước. Vẽ bông hoa sau và chồi non bằng nước màu lót nhạt của màu pha đã dùng ở bước 1. Rửa sạch một số phần của cánh hoa trước và thêm màu vàng nghệ đậm vào tâm hoa.
Làm ướt hình dạng cánh hoa. Nhỏ màu pha hồng bền màu và đỏ tươi vào. Rửa sạch thuốc màu ở những vùng sáng.
Vẽ màu pha đậm hơn cho cánh hoa gần. Dùng thuốc màu loãng cho bông hoa ở xa.
Tô bóng vài gân cánh hoa bằng màu pha đậm. Thêm chút màu xanh cobalt vào đầu cánh hoa dưới.
Làm ướt từng cánh hoa rồi nhỏ màu vàng nghệ và đỏ cờ vào cho nó tụ đến đế hoa. Thêm chút màu xanh lá khi nó khô đi.
Vẽ cánh hoa như trước. Thêm chút màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) vào bóng đổ của cánh hoa.
Dùng thuốc màu đậm với nhiều màu sắc cho chi tiết cánh hoa.
Vẽ cánh hoa trên bằng hồng bền màu. Chừa lại mảng sáng để cho thấy bề mặt óng ánh.
Thêm màu đỏ tươi vào vùng tối và màu pha cả hai cho bóng đổ của cánh hoa. Quét mỏng màu tím hồng lên cánh hoa dưới. Nhỏ chút hồng bền màu vào.
Tô điểm chi tiết hoa bằng màu sắc thích hợp.
Tô màu vàng nghệ loãng tại nơi ánh sáng chiếu vào đầu cánh hoa. Nhỏ màu đỏ tươi vào trong lúc nó còn ướt.
Vẽ thêm các cánh hoa khác bằng màu đỏ tươi. Thêm chút màu nâu đỏ vào nơi cánh hoa phủ lên nhau.
Thấm ướt từng đôi giữa rồi nhỏ màu vàng nghệ, đỏ tươi và xanh lá vào. Quét mỏng màu đỏ tươi và nâu đỏ lên cánh hoa cách xa nguồn sáng nhất. Vẽ gân lá trên vài cánh hoa để làm chúng sắc nét.
Hoa Anh Túc có phẩm chất của lụa nhàu, giòn và giống như giấy. Bóng đổ của cánh hoa thường là khối những tam giác và hình thoi li ti; mép cánh hoa có răng cưa. Bức vẽ này thể hiện màu sắc và sức sống của chùm hoa nở rộ. Màu sắc từ hồng bền màu qua đỏ tươi và nâu đỏ đến đỏ bầm, đồng thời được vẽ ướt.
Hoa văn khó biết trước khi nhỏ thuốc màu ướt vào thuốc màu đang khô đã được khai thác ở đây nhằm tạo cánh hoa có đường viền.
Cánh hoa tỏa ra của bông hoa anh túc này được nhấn mạnh bằng những đường rạch vào giấy. Thuốc màu sẫm yên vị và nước màu lót nhạt được phép hòa lẫn phía trên.
Hình dạng đặc biệt của bông hoa anh túc này được tạo nhờ những vùng tô màu xung quanh nó và độ đục được tăng lên qua cường độ của tông màu. Trọng tâm là nối cuống hoa với bông hoa.
Các Chi Tiết Ghép Trong Mối Ghép Ren
Ghép bằng ren là phương pháp ghép được dùng rộng rãi trong công nghiệp, trong xây dựng cũng như trong đời sống. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren gồm có bu lông, vít cấy, đinh vít, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết phòng lỏng khác. Các chi tiết ghép đều được tiêu chuẩn hoá (Hình 4.20).
Bu lông
+ Bu lông gồm có hai phần:
– Đầu bu lông và thân bu lông. Tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện làm việc mà đầu bu lông có thể có dạng chỏm cầu, nón, trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt.(hình 4.21)- Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren. Chiều dài thân cũng như chiều dài ren phụ thuộc vào mối ghép.Căn cứ vào chất lượng bề mặt ren người ta chia ra: bu lông tinh, bu lông nửa tinh và bu lông thô.
+ Ký hiệu của bu lông gồm có: ký hiệu Prôfin ren, đường kính ngoài d, bước ren, chiều dài của bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông.
Ví dụ: Bu lông M10 x 80 TCVN 1892 – 76.
– Căn cứ vào đường kính ngoài của ren, tra bảng 4.43 sẽ được các thông số cần thiết của bu lông, từ đó ta có thể vẽ bu lông một cách dễ dàng. (Hình 4.22). – Chú ýĐối với bu lông đầu 6 cạnh và 4 cạnh các đường cong ở đầu bu lông là đường hypecbôn, nhưng để đơn giản khi vẽ cho phép thay thế các cung hypecbôn bằng các cung tròn.Ngoài bu lông thường còn có bu lông có lỗ khoan ở đầu có ren (để lắp với đai ốc xẻ rãnh và chốt chẻ (Hình 4. 23 a), bu lông có lỗ khoan ở đầu lăng trụ sáu cạnh (để cột dây thép hình 4. 23b) nhằm chống hiện tượng tự lỏng khi bu lông làm việc trong điều kiện rung động mạnh.
Ghi chú: Dấu x là loại bulông có ren trên suốt chiều dài thân
Đai ốc
Là chi tiết để vặn vào bu lông hay vít cấy.- Theo hình dáng đai ốc được chia thành đai ốc 4 cạnh, đai ốc 6 cạnh, đai ốc có xẻ rãnh hay đai ốc tròn. – Theo chất lượng bề mặt, đai ốc được chia thành đai ốc tinh, đai ốc nửa tinh và đai ốc thô (Hình 4. 25)- Ký hiệu đai ốc gồm có ký hiệu ren và số hiệu tiêu chuẩn của đai ốc.Ví dụ:Đai ốc M12-TCVN 1905 -76.Các thông số của đai ốc: tra bảng 4.44.Cách vẽ đai ốc đầu 6 cạnh giống cách vẽ đầu bu lông ở hình 4.22.
Ghi chú: Không nên dùng những đai ốc có kích thước trong ngoặc đơn.
Vòng đệm
Là chi tiết lót giữa đai ốc và chi tiết bị ghép trong mối ghép bu lông hoặc vít cấy để khi vặn chặt đai ốc không làm hỏng bề mặt chi tiết bị ghép. Ngoài ra vòng đệm còn có tác dụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn.Có các loại vòng đệm: vòng đệm phẳng (Hình 4. 26a) vòng đệm lò xo (Hình 4. 26b), và vòng đệm gập (Hình 4.26c). Với vòng đệm phẳng người ta còn chia ra vòng đệm thô và vòng đệm tinh.Ký hiệu của vòng đệm gồm có đường kính ngoài của bu lông kèm theo số hiệu tiêu chuẩn của vòng đệm.Ví dụ: Vòng đệm 22 – TCVN 2061 – 77Các thông số của vòng đệm căn cứ vào đường kính ngoài của bu lông để tra trong bảng 4.45.
Chốt chẻ
Chốt chẻ là chi tiết máy tiêu chuẩn được quy định trong TCVN 2043 -77. Chốt chẻ dùng để lắp với bu lông (Hoặc vít cấy) có lỗ và đai ốc có xẻ rãnh.Ký hiệu của chốt chẻ gồm có đường kính, chiều dài chốt chẻ và số hiệu tiêu chuẩn của chốt chẻ. Xem bảng 6.46Ví dụ: Chốt chẻ 3 x 15 TCVN 2043 – 77Hình 4.27 cho thấy hình dáng và các thông số của chốt chẻ, hình 4.28 biểu diễn mối ghép bu lông có đầy đủ các chi tiết vừa giới thiệu ở trên.
Chú ý : Kích thước chiều dài chốt chẻ được chọn theo dãy sau: 4;5;6;8;10;12;14;16;18;20;22;25;28;32;36;40;45;50;56;63;71;80;90;100;125;140;160…
Vít cấy
Là chi tiết hình trụ, hai đầu đều có ren, một đầu dùng để vặn vào chi tiết bị ghép, một đầu được vặn với đai ốc. Mối ghép vít cấy đươc biểu diễn như trên hình 4.30. Vít cấy được dùng khi chi tiết bị ghép quá dày hay vì một lí do nào đó không dùng bu lông được.Có hai loại vít cấy: Hình 4.31* Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoát dao.* Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi tiết bị ghép phụ thuộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó.Cụ thể:Loại I: Lắp vào chi tiết bằng thép, bằng đồng: l1 = dLoại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25dLoại III: Lắp vào chi tiết bằng nhôm: l1 = 2 d- Ký hiệu của vít cấy gồm có:Kiểu vít cấy – ký hiệu ren – chiều dài l của vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy.Ví dụ: Vít cấy A1 – M20 x 120 TCVN 3608 – 81, có nghĩa là:Vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ Mét, d = 20mm.Căn cứ vào đường kính d, tra bảng 4.67 ta được các thông số cần thiết của vít cấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mối Ghép Bằng Then, Then Hoa, Chốt – Phần Mềm Kỹ Thuật trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!