Xu Hướng 5/2023 # Ma Trận Swot Là Gì? Nguồn Gốc, Cấu Trúc Và Ý Nghĩa # Top 6 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Ma Trận Swot Là Gì? Nguồn Gốc, Cấu Trúc Và Ý Nghĩa # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Ma Trận Swot Là Gì? Nguồn Gốc, Cấu Trúc Và Ý Nghĩa được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ma trận SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm mạnh và điểm yếu là thuộc nội bộ doanh nghiệp còn Cơ hội và nguy cơ đến từ bên ngoài. Đó là khái niệm ma trận Swot được biết đến nhiều nhất.

Vậy có thể đưa ra khái niệm về phân tích SWOT đó là việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu).

2. Nguồn gốc của Ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ ( Fortune 500 ) nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này.

Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT, là viết tắt của: Thỏa mãn ( Satisfactory) – Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội ( Opportunity) – Điều tốt trong tương lai, Lỗi ( Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ ( Threat) – Điều xấu trong tương lai.

Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, Albert cùng các cộng sự của mình đã đổi F ( Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng vào năm 1966 dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological.

Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.

Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.

Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

Có thể thấy, mục đích của phân tích mô hình SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà công ty, doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục.

4. Ý nghĩa của Ma trận SWOT

Phân tích Ma trận SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn, tiểu luận đa dạng các chuyên ngành khác nhau. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề.

Ma Trận Space Là Gì ? Ý Nghĩa Các Trục Của Ma Trận

Ma trận space là gì?

Ma trận space (ma trận xác định) chính là một ma trận giúp doanh nghiệp lựa chọn các chiến lược tấn công, sự thận trọng và các biện pháp phòng thủ hay cạnh tranh. Cách xây dựng: các trục của ma trận space đại diện cho hai yếu tố bên trong” sức mạnh tài chính FS và lợi thế cạnh tranh.

FS ( Financials Strengths): sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

CA ( Cometitive Anvantage): lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

ES ( Enveiroment Stability): sự ổn định của môi trường

IS ( Internals Strenghts): sức mạnh của ngành.

Khi muốn thiết lập một ma trận Space các nhà doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên chọn một nhóm các yếu tố thể hiện các sức mạnh tài chính FS, lợi thế cạnh tranh CA.Sự ổn định của môi trường ES và sức mạnh của ngành IS.

Bước 2: Ấn định giá trị +1 là mức xấu nhất tới +6 là mức tốt nhất cho mỗi yếu tố phụ thuộc FS và IS. Ấn định giá trị -1 tốt nhất đến giá trị -6 xấu nhất cho mỗi yếu tố thuộc ES và CA.

Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho các yếu tố, rồi sau đó chia các số yếu tố được chọn lựa thể hiện FS. Tương tự với cách tính IS, ES và CA.

Bước 2: Ấn định giá trị +1 (Xấu nhất) tới +6 (Tốt nhất) cho mỗi yếu tố thuộc FS và IS, ấn định giá trị -1 (Tốt nhất) tới – 6 (Xấu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES và CA

Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho các yếu tố, rồi chia cho số các yếu tố được được lựa chọn thể hiện trong FS. Tương tự cách tính với IS , ES và CA.

Bước 4: Đánh số điểm trung bình các FS, IS, ES và CA lên các trục thích hợp của ma trận space.

Bước 5: Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X, tương tự làm với trục Y và sau đó xác định giao điểm của hai điểm mới trên trục XY.

Bước 6: Vẽ các vector có hướng từ điểm gốc của ma trận Space qua giao điểm mới. Vector này có nhiệm vụ đưa ra các loại chiến lược cho doanh nghiệp bao gồm: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ hay thận trọng.

Ma Trận Bcg Là Gì

Tìm hiểu về cụm từ BCG

BCG ( Boston Consulting Group ) chính là tên của một công ty tư vấn chiến lược Mỹ được thành lập năm 1963 do Bruce Henderson sáng lập nên. Đây là một trong số ba công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thế giới gồm: McKinsey, Boston Consulting và Mercer. Các lĩn17h vực chủ yếu:

Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược của công ty.

Hoạch định chiến lược của công ty.

Hoạch định chiến lược Marketing của cấp công ty.

Các lĩnh vực này chủ yếu ở tầm CEO là một cấp độ cao nhất của công ty.

Khái niệm về ma trận BCG : chính là ma trận trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần. Vấn đề được đặt ra đó chính là khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua phân tích SBU của một công ty cho phép nó đánh giá vị thế cạnh tranh của các tổ hợp kinh doanh.

Ma trận BCG còn thể hiện các tinh thế của các SBU nằm trên một mặt phẳng và gồm có 4 phần:

SBU DẤU CHẤM HỎI:

đây là những SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Nhưng chúng lại là những ngành tăng trưởng cao và rất triển vọng trong lợi nhuận và sự tăng trưởng dài hạn. SBU này có thể được trưởng thành SBU ngôi sao nếu được chú ý nuôi dưỡng vì chúng cần số lượng vốn đầu tư lớn và cần đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc.

SBU NGÔI SAO:

đây là mảng có thị phần kinh tế tương đối lớn ở những ngành tăng trưởng cao. Những SBU này rất có lợi thế trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển. Chúng có những tiềm năng vô cùng to lớn về các lợi nhuận và có khả năng tăng trưởng rất dài hạn.Ngôi sao được đánh giá cao về sự sinh lợi và tự đáp ứng được các nhu cầu về vốn. Nhưng trong khi đang hình thành thì cũng cần phải có một số lượng vốn đầu tư nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.

SBU CON BÒ SỮA:

Đây chính là những ngành có tăng trưởng thấp khi trưởng thành. Chúng có thị phần cao và có vị thế cạnh tranh mạnh. Thế mạnh này xuất phát từ chi phí vì đạt được lợi thế nhờ vào quy mô của đường cong kinh nghiệm. Điều này duy trì được khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.

Chúng ở vị trí cạnh tranh rất yếu và có vị trí rất thấp. Là một trong những ngành tăng trưởng chậm. SBU này có triển vọng rất thấp vì chúng đòi hỏi lượng đầu tư lớn nhưng chỉ với mục đích duy trì một phần thị phần rất thấp,có rất ít cơ hội để phát triển và tăng trưởng.

Các bước xây dựng ma trận BCG

Xác định 2 thông số rất quan trọng đó là: tỉ lệ tăng trưởng ngành % và thị phần tương đối của doanh nghiệp.

Công thức: thị phần tương đối A = thị phần tuyệt đối A/ thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh.

Xác định các SBU của doanh nghiệp: mỗi SBU là một vòng tròn trên mặt phẳng BCG nhưng chúng lại có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.

Biểu diễn các SBU trên mô thức BCG: nhằm mục đích xác định vị trí của các BCG trên ma trận thì xác định được hai thông số: tỉ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU.

Buid ( xây dựng ): chiến lược này áp dụng cho dấu chấm hỏi. Doanh nghiệp cần được củng cố SBU bằng cách đầu tư và tăng trưởng của thị phần. Phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn khi áp dụng chiến lược này.

Hold( chiến lược giữ): áp dụng này cho bò sữa với mục đích tối đa hóa khả năng sản sinh lợi nhuận và tiền bạc.

Divest( Từ bỏ ): từ bỏ một bộ phận kinh doanh hoặc những sản phẩm không mang lại lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí. Và tăng giá mặc dù nó ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài.Chiến lược này phù hợp với các sản phẩm của dấu chấm hỏi nhưng chắc chắn không trở thành ngôi sao và cho ra sản phẩm nằm trong phần chó.

Tập trung về phân tích nhu cầu vốn đầu tư ở các SBU khác nhau. Đây chính là những cách thức sử dụng tốt nguồn tài chính là vốn đầu tư nhằm tối đa hóa cấu trúc kinh doanh. Biết được rằng phải từ bỏ hoặc tiếp nhận một SBU, xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu.

Phương pháp có thể đánh giá chưa đầy đủ để dẫn đến xếp loại không đúng về các SBU. Các phương pháp BCG quá đơn giản. BCG có thể được đánh giá chưa đầy đủ về mối quan hệ giữa thị phần và các chi phí.

Các ví dụ về ma trận của các doanh nghiệp lớn

Ma Trận BCG của Masan:

Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước mắm Nam ngư (SBU NGÔI SAO):

Đây là vị trí của doanh nghiệp mạnh, dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng (tăng trưởng cao).

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm.

Tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành sản xuất cũng nhằm để duy trì lợi thế về mặt giá thành.

Cần kết hợp các nguồn lực để đánh bại đối thủ ngang bằng mình

Đánh giá MT và Chiến lược Nước mắm Chinsu, nước tương Chinsu (SBU CON BÒ SỮA):

Sản phẩm có thị phần rất cao nhất trong một thị trường không còn tăng trưởng mạnh.

Định hướng chiến lược cho vị trí này thường là tranh thủ thu lợi nhuận, không đầu tư thêm.

Kết hợp chiến lược để giữ vững thị phần.

Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Nước Tương Tam Thái Tử (SBU DẤU CHẤM HỎI):

Sản phẩm đang có thị phần nhỏ trong một thị trường thuộc vào loại hấp dẫn (đang tăng trưởng cao).

Chiến lược của doanh nghiệp có thể là tìm cách tăng thị phần. Có nghĩa là là di chuyển về hướng vị trí “ngôi sao” bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

Tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường đó.

Đánh giá Ma Trận và Chiến lược Mì Omachi (SBU CON CHÓ):

Sản phẩm ở vị trí mà thị phần của doanh nghiệp thì nhỏ, thị trường cũng tăng trưởng chậm.

Doanh nghiệp rút lui vì doanh thu thấp lại không có triển vọng phát triển thêm. Và trong khi chi phí để duy trì sản xuất kinh doanh một sản phẩm thường không nhỏ.

Tuy nhiên nó là sp thiết yếu cũng góp phần vào việc phát triển các sản phẩm khác của Masan. Nên Doanh Nghiệp cần duy trì bằng cách cải tiến sản phẩm . Và có các chiến lược khác nhằm tăng thị phần, chấp nhận không lợi nhuận.

Ma Trận Space Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Lập Ma Trận Space

Ma trận Space là một ma trận xác định môi trường kinh doanh và phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được những chiến lược tấn công, sự thận trọng hay các biện pháp phòng thủ cạnh tranh.

Về cấu trúc, ma trận space sẽ đại diện cho 4 yếu tố đóng vai trò quan trọng và tác động tới chiến lược trung của doanh nghiệp. Các yếu tố được thể hiện trên trục SPACE đó là:

FS – Financials Strengths – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

CA – Competitive Advantage – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

ES – Environment Stability – Sự ổn định của môi trường.

IS – Internal Strengths – Sức mạnh của ngành.

Các CA và IS giá trị trong ma trận SPACE được vẽ trên trục X trong đó:

Giá trị CA có thể nằm trong khoảng từ -1 đến -6.

Giá trị IS có thể nhận từ +1 đến +6.

Các FS và ES kích thước của các mô hình được vẽ trên trục Y:

Giá trị ES có thể từ -1 đến -6.

Giá trị FS nằm trong khoảng từ +1 đến +6.

Phân tích các hành vi của ma trận Space

Về hành vi của ma trận Space được thiết lập dựa trên 4 hành vi chính như sau: hành vi chiến lược tấn công, hành vi cạnh tranh, thận trọng và phòng thủ. Cụ thể các hành vi thể hiện như sau:

Hành vi về các chiến lược tấn công

Về hành vi này được áp dụng phổ biến đối với những ngành công nghiệp mang tính chất hấp dẫn trong một nền kinh tế đảm bảo về sự ổn định. Để theo đuổi được chiến lược tấn công thì sức mạnh về nguồn tài chính đóng vai trò chính.

Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được các cơ hội một cách tốt nhất thông qua việc mua bán sản phẩm, gia nhập các sản phẩm lại với nhau, góp phần làm gia tăng về thị phần hay chú trọng tới quá trình sản xuất ra những sản phẩm đóng vai trò là mũi nhọn.

Bên cạnh đó trong hành vi chiến lược tấn công thì những rào cản trong quá trình gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh cũng đã trở thành một vấn đề hết sức trọng tâm.

Hành vi chiến lược cạnh tranh

Hành vi chiến lược thận trọng (còn được gọi là bảo thủ)

Hành vi này được áp dụng đối với những ngành đang có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm nhưng nó vẫn giữ được tính chất ổn định. Đối với những doanh nghiệp này để có thể đạt được thành công thì tài chính phải đảm bảo ổn định đóng một vai trò quan trọng. Cùng với đó cần phải đảm bảo được về khả năng cạnh tranh của mỗi dòng sản phẩm.

Trường hợp này các doanh nghiệp đó nên thu hẹp về các dòng sản phẩm hiện đang có thực hiện việc giảm bớt về chi phí và quản lý tốt dòng tiền, đảm bảo được tính chất cạnh tranh của các sản phẩm.

Hành vi chiến lược phòng thủ

Hành vi chiến lược phòng thủ thường được gặp trong những ngành phát triển mang tính chất hấp dẫn kém. Khi đó năng lực về sự cạnh tranh được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự thành công trong một doanh nghiệp.

Đối với trường hợp này doanh nghiệp sẽ thực hiện hành vi phòng thủ. Lúc này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp có thể xảy ra như ngừng tiếp tục tham gia vào thị trường, cắt giảm khâu sản xuất đối với dòng sản phẩm mang tới lợi nhuận thấp hoặc có thể thu hẹp về quy mô sản xuất.

Cách thiết lập một ma trận Space

Chọn một nhóm những yếu tố thể hiện các sức mạnh tài chính FS, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp CA, sự ổn định của môi trường ES và sức mạnh của ngành IS.

Ấn định giá trị +1 tới +6 thể hiện mức xấu nhất cho tới mức tốt nhất cho mỗi yếu tố phụ thuộc FS và IS. Ấn định giá trị -1 tới -6 thể hiện mức tốt nhất tới xấu nhất cho mỗi yếu tố thuộc vào ES và CA.

Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng tất cả những giá trị đã ẩn định cho mỗi yếu tố. Sau đó bạn sẽ chia các yếu số được chọn lựa để tương tự RS. Điểm trung bình của IS, ES và CA cũng được tính tương tự như FS.

Đánh số điểm trung bình của các FS, IS, ES và CA tại các trục thích hợp của ma trận Space.

Cộng số điểm trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X. Tương tự với trục Y cũng làm như vậy. Sau khi đã cộng được số điểm ở cả hai trục bạn sẽ xác định giao điểm của trục X và trục Y.

Vẽ các vectơ với hướng từ điểm gốc của ma trận Space thông qua giao điểm mới. Vecto này sẽ có nhiệm vụ giúp đưa ra các loại chiến lược khác nhau cho doanh nghiệp. Nó bao gồm các chiến lược tấn công, cạnh tranh, phòng thủ hay là cẩn thận.

Ưu điểm và nhược điểm của ma trận Space

Giúp doanh nghiệp chủ động hơn đối với việc xác định các chiến lược.

Nó có thể sử dụng thay đổi về một số chiến lược để có thể dễ dàng rời khỏi thị trường.

Giúp xác định được vị trí của chiến lược và đánh giá được về các hoạt động của tổ chức.

Không hỗ trợ cho việc đánh giá được chính xác nhất về yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài. Vì thế khi sử dụng ma trận Space cũng cần phải có sự kết hợp phù hợp cùng với một số ma trận khác như BCG, IFE, EFE, ma trận SWOT…

Những yếu tố về trọng số sẽ được tiến hành đánh giá thông qua hình thức chủ quan, vì vậy không đảm bảo được tính chính xác. Nó có thể dẫn tới sai lệch về việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.

Ma trận Space được thực hiện khi môi trường kinh doanh kiểm toán và đảm bảo thống kê phải được chi tiết, chặt chẽ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ma Trận Swot Là Gì? Nguồn Gốc, Cấu Trúc Và Ý Nghĩa trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!