Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tổng hợp công thức vật lý 10: CẤU TẠO CHẤT
– Những điều mà bạn đã học về cấu tạo chất
– Phân tử là các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
– Các phân tử chuyển động không ngừng trong môi trường của chúng
– Các phân tử chuyển động nhanh.
– Lực tương tác phân tử
– Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
– Lực đẩy mạnh hơn lực hút khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, Còn lực hút mạnh hơn lực đẩy khi khoảng cách giữa các phân tử lớn. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác sẽ không đáng kể.
– Các thể rắn, lỏng, khí
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
* Nội dung
– Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
– Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
– Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
* Khí lí tưởng
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
– Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
– Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ được giữ không đổi.
– Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích, khi trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định hay pV= hằng số
– Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
Dạng đường đẳng nhiệt:
III. Tổng hợp công thức vật lý 10: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
– Các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác – lơ khiến cho các chất khí thực tuân theo gần đúng. Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
– PT trạng thái khí lí tưởng
= hằng số
– Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Lý thuyết và tổng hợp các công thức lý 10 chương Cơ sở của nhiệt động lực học
IV. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
– Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thẻ tích của vật.
– Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công và truyền nhiệt.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình thực hiện công là công.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
ΔU = Q
Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức:
Q = mcΔt
V. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
* Nguyên lí 1 nhiệt động lực học
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được:
ΔU = A + Q
Quy ước dấu:
ΔU < 0: nội năng giảm
A < 0: hệ thực hiện công
Q < 0: hệ truyền nhiệt
* Nguyên lí 2 nhiệt động lực học
– Quá trình thuận nghịch là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Quá trình không thuận nghịch là quá trình vật không thể tự quay về trạng thái ban đầu, nếu muốn xảy ra theo chiều ngược lại thì phải cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Nguyên lí:
+ Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
+ Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
= hằng số hay
– Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
Dạng đường đẳng áp:
– Nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K gọi là độ không tuyệt đối.
Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm là 10-9 K
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phần Lý thuyết và tổng hợp công thức vật lý 10 chương 5 và 6. Để ghi nhớ lâu và dễ dàng áp dụng làm bài, các bạn nên in ra giấy hay tốt hơn bạn có thể ghi chép ra cuốn sổ tay sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn.
Tổng Hợp Lý Thuyết Toán 12 Chương Số Phức Chọn Lọc
I. Lý thuyết toán 12: Các kiến thức cần nhớ
Trước khi bắt tay vào giải quyết các dạng bài tập về số phức, điều đầu tiên các bạn cần ôn luyện lại những kiến thức toán 12 số phức căn bản sau:
1. Khái niệm:
Số phức (dạng đại số) sẽ có dạng: z = a + bi , trong đó a, b là các số nguyên, a được gọi là phần thực, b được gọi là phần ảo. Và i được xem là đơn vị ảo, qui ước i2 = -1
Tập hợp số phức được kí hiệu là C.
Nếu z là số thực thì phần ảo b = 0, ngược lại, nếu z là số thuần ảo thì phần thực của z là a = 0.
Xét hai số phức z = a + bi và z’ = a’ + b’i , đối với số phức, ta chỉ xét xem hai số phức có bằng nhau hay không. Điều kiện 2 số phức bằng nhau z = z’ khi và chỉ khi a = a’, b = b’ .
2. Biểu diễn hình học của số phức:
Cho số phức z = a + bi (a,b nguyên). Xét trong mặt phẳng phức Oxy, z sẽ được biểu diễn bởi điểm M(a;b) hoặc bởi vector u = (a;b). Chú ý ở mặt phẳng phức, trục Ox còn được gọi là trục thực, trục Oy gọi là trục ảo.
Hình 1: Biểu diễn dạng hình học của một số phức.
3. Phép tính trong số phức:
4. Số phức liên hợp
5. Modun của số phức:
Có thể hiểu modun của số phức z = a+bi là độ dài của vector u (a,b) biểu diễn số phức đó.
6. Dạng lượng giác của số phức:
II. Lý thuyết toán 12: Tổng hợp 3 dạng bài tập thường gặp ở chương 1
Dạng 1: Tìm số phức thỏa mãn đẳng thức.
Ví dụ 1: Tìm các số thực x, y sao cho đẳng thức sau là đúng:
a) 5x + y + 5xi = 2y – 1 + (x-y)i
b) (-3x + 2y)i + (2x – 3y + 1)=(2x + 6y – 3) + (6x – 2y)i
Hướng dẫn:
a) Ta xem xét mỗi vế là một số phức, như vậy điều kiện để 2 số phức bằng nhau là phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng phần ảo.
Ta có: 5x + y = 2y – 1; 5x = x – y, suy ra x = -1/7; y = 4/7
b) Câu này tương tự câu trên, các bạn cứ việc đồng nhất phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng phần ảo là sẽ tìm ra được đáp án.
Ví dụ 2: Tìm số phức biết:
Hướng dẫn:
a) Giả sử z = a + bi, suy ra z = a – bi . Khi đó:
a2 + b2 = 52; a = a; b = -b (do z = z)
suy ra b = 0, a = 5
Vậy có 2 số phức z thỏa đề bài là z = 5 và z = -5
b) Hướng đi là lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, từ đó giải tìm ra được phần thực và phần ảo của z.
Như vậy, cách để giải quyết dạng này là dựa vào các tính chất của số phức, ta lập các hệ phương trình để giải, tìm ra phần thực và ảo của số phức đề bài yêu cầu.
Dạng 2: Căn bậc hai và phương trình số phức.
Cho số phức z = a + bi, số phức w = x + yi được gọi là căn bậc hai của z nếu w2 = z, hay nói cách khác:
(x + yi)2 = a + bi
Như vậy để tìm căn bậc 2 của một số phức, ta sẽ giải hệ phương trình (*) ở đã nêu ở trên.
Ví dụ: Tìm giá trị của m để phương trình sau z + mz + i = 0 có hai nghiệm z1 , z2 thỏa đẳng thức z1 2 + z2 2 = -4i.
Hướng dẫn:
Chú ý, đối với phương trình bậc 2 thì hệ thức Vi-et về nghiệm luôn được sử dụng. Như vậy ta có: z1 + z2 = -m, z1z2 = i.
Theo đề bài:
z1 2 + z2 2 = -4i
Đến đây, bài toán qui về tìm căn bậc hai cho 1 số phức. Áp dụng phần kiến thức đã nêu ở trên, ta giải hệ sau: gọi m=a+bi, suy ra ta có hệ:
a2 + b2 = 0, 2ab = -2i
Vậy có hai giá trị của m thỏa mãn đề bài.
Dạng 3: Tìm tập hợp điểm thỏa mãn điều kiện cho trước trên mặt phẳng phức
– Số phức z thỏa mãn điều kiện độ dài, chú ý cách tính module:
– Nếu số phức z là số thực, a=0.
– Nếu số phức z là số thuần ảo, b=0
Ví dụ: Tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn:
a) (2z – i)/(z – 2i) có phần thực là 3.
Hướng dẫn:
a) Gọi M(x,y) là điểm cần tìm. Khi đó: (2z – i)/(z – 2i)= a + bi với:
Để phần thực là 3, tức là a=3, suy ra:
Vậy tập hợp các điểm M là đường tròn tâm I(0;17/2) có bán kính
b) M(x,y) là điểm biểu diễn của z, gọi N là điểm biểu diễn của số phức z = 1 – 2i,
suy ra N(1,-2).
Vậy tập hợp các điểm M thỏa mãn đề là đường tròn tâm N(1;-2) bán kính R=3.
Tổng Hợp Các Bài Tập Vật Lý 10 Nâng Cao
I. Vật lý 10 nâng cao bài 1:
Một vật nặng 1kg rơi tự do từ độ cao h = 60m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian 0,5 s kể từ khi thả vật.
b) Tìm vị trí tại đó động năng bằng thế năng.
Hướng dẫn giải
a) Vận tốc của vật sau 0,5s: v = gt = 5m/s
Động lượng của vật sau 0,5s: p = mv = 5kg.m/s
Độ biến thiên động lượng của vật: Δp = p – p0 = 5kg.m/s
b) Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Cơ năng ban đầu của vật: W1 = Wt1 = mgz1
Cơ năng tại vị trí động năng bằng thế năng: W2 = Wt2 + Wd2 = 2W12 = 2mgz2
Áp dụng ĐLBT cơ năng: W2 = W1 ⇒ z2 = z1 : 2 = 30m
II. Vật lý 10 nâng cao bài 2:
Một quả bóng có dung tích không đổi 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 100cm3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơ không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi. Tính áp suất của khối khí trong quả bóng sau 45 lần bơm
Hướng dẫn giải
Thể tích khí đưa vào quả bóng: V1 = N.ΔV = 45.0,1 = 4,5 l
Áp dụng Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt:
III. Vật lý 10 nâng cao bài 3:
Nêu định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức, giải thích các đại lượng?
Hướng dẫn giải
1) Định luật. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2) Hệ thức:
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm
r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn và không đổi đối với mọi vật.
IV. Vật lý 10 nâng cao bài 4
Dưới tác dụng của lực F = 2000N theo phương ngang. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,04. Lấy g = 10 (m/s2). Tính khối lượng của xe ?
Hướng dẫn giải
Cho biết: F = 2000 (N), μ = 0,04, lấy g = 10 (m/s2), a = 0 Tìm m = ?
Giải: Áp dụng định luật II Niu Tơn:
Lực ma sát:
Thay (b) vào (a)
V. Vật lý 10 nâng cao bài 5:
Đặt một quả cầu khối lượng m = 2kg tựa trên hai mặt phẳng tạo với mặt nằm ngang các góc α1 = 30º, α1 = 60º như hình vẽ. Hãy xác định áp lực của mặt cầu lên hai mặt phẳng đỡ Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2.
Hướng dẫn giải
Cho biết: m = 2(kg), α1 = 30º, α1 = 60º
Lấy g = 10 (m/s2) Tính: Nx = ?; Ny = ?
Chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
VI. Vật lý 10 nâng cao bài 6:
Em hãy viết biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo và giải thích ý nghĩa mỗi kí hiệu trong công thức ?
Hướng dẫn giải
k là độ cứng của lò xo
l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo
l là chiều dài của lò xo tại vị trí cần tính lực đàn hồi của lò xo
VII. Vật lý 10 nâng cao bài 7:
Một vật có khối lượng m = 5kg trượt trên mặt phẳng nằm ngang nhờ lực kéo F như hình vẽ. Cho biết: độ lớn lực kéo F = 20N; g = 10m/s2.
Hướng dẫn giải
a) (2 điểm)
+ Vẽ hình, biểu diễn tất cả mọi lực tác dụng lên vật:
+ Viết phương trình định luật II Niu-tơn:
+ Chiếu pt (1) lên trục Ox ta được: F = m.a
b) (2 điểm)
+ Vẽ hình, biểu diễn tất cả mọi lực tác dụng lên vật
+ Viết phương trình định luật II Niu-tơn
+ Chiếu pt (2) lên trục Oy: N – P = 0
→ N = P = m.g = 5.10 = 50N
+ Độ lớn lực ma sát: Fms = μ.N = 0,2.50 = 10N
+ Chiếu pt (2) lên trục Ox: F – Fms = ma
a) Tính gia tốc của vật, khi bỏ qua mọi ma sát ?
b) Tính gia tốc của vật, khi hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ = 0,2?
VIII. Vật lý 10 nâng cao bài 8:
Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m có chiều dài tự nhiên là 50 cm. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng 0,5 kg, lấy g = 10m/s2. Xác định chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.
Hướng dẫn giải
Tại VTCB ta có:
→ mg = k (l – l0)
↔ 0,5.10 = 100(l - 0,5)
→ l = 0,55(m) = 55(cm)
IX. Vật lý 10 nâng cao bài 9:
Một vật có khối lượng 20kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 210N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,25m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10m/s2
Hướng dẫn giải
Sử dụng định luật II Niutơn thu được kết quả : T = P + ma = m(g +a).
Thay số ta được: T = 20(10 + 0,25) = 205N.
Sức căng của dây khi vật chuyển động nhỏ hơn 210N nên dây không bị đứt.
Công Thức Vật Lý Không Hề Khó
Học Nhanh – Nhớ Lâu Công Thức Vật Lý Không Hề Khó
1. Nắm vững hệ thống khái niệm, kí hiệu, phương trình Vật Lý cơ bản
Để luôn đạt điểm cao môn Vật Lý, các em cũng đừng quên trang bị cho mình kĩ năng đổi nhanh các đơn vị cơ bản (từ m sang cm hoặc ngược lại,.v.v…) và xác định chính xác đơn vị đại lượng mà đề bài cung cấp để “ráp” thành các phép tính Vật Lý thích hợp!
2. Thử chứng minh các công thức Vật Lý đã học
Đây là một cách khá thú vị để các em tự tìm cho mình niềm hứng thú, say mê học tập môn Vật Lý. Học sinh có thể lập nhóm học cùng bạn hoặc nhờ sự trợ giúp của thầy cô để chứng minh các công thức Vật Lý đã học. Thời gian chủ động, tự khám phá, tìm tòi sẽ giúp các em nhận ra các mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố Vật Lý đã học, từ đó việc liên hệ để giải các bài toán sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
3. Xen kẽ chặt chẽ việc học bài và giải bài
Luyện giải bài tập thường xuyên cũng là một phần không thể thiếu để các em học sinh học nhanh công thức Vật Lý. Ví dụ, đối với bài học về Lực hấp dẫn – một phần kiến thức có rất nhiều dạng toán đi kèm, việc giải bài tập không chỉ giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tính toán, mà cũng giúp các em hiểu “chắc nịch” công thức của phần kiến thức này! Ngoài nguồn bài tập phong phú trong SGK, học sinh có thể tự luyện thêm các bài tập nâng cao hỗ trợ nhưng tuyệt đối không được quá xa rời phạm trù kiến thức trong SGK.
Ghi danh và học tại:
Điểm 10+ Quang Trung: 656/15 Quang Trung, P11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Điểm 10+ Thống Nhất: 08 Đường số 1, P.16, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Điểm 10+ Lê Văn Sỹ: 121 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
Điểm 10+ Luỹ Bán Bích: 539 Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Hotline : 0933 39 87 87 – ĐT 028 3895 6006
Theo Điểm 10+
Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!