Xu Hướng 9/2023 # Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 8: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li # Top 17 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 8: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 8: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CẢU MENĐEN.

Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen.

– Tạo dòng thuần về từng tính trạng.

– Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F 1, F 2, F3.

– Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.

– Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.

* Thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menđen.

Bố mẹ thuần chủng: cây hoa đỏ x cây hoa trắng

F 1: 100% hoa đỏ

F 2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ: 1 trắng)

II. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC.

1. Nội dung giả thuyết

– Mỗi tính trạng dều do 1 cặp nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau

– Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của nhân tố di truyền.

– Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.

2. Kiểm tra giả thuyết:

– Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm): Tiến hành ở 7 tính trạng khác nhau, cho F 1 lai với cây hoa trắng cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1

– Sơ đồ lai như dự đoán của Men đen.

Qui ước gen:

A ⇒ qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a ⇒ qui định hoa trắng.

Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:

Ptc: AA x aa

Gp: A a

Aa

100% hoa đỏ

F 2: KG: 1AA: 2Aa: 1aa

KH: 3 3hoa đỏ: 1 hoa trắng

3. Nội dung qui luật

– Mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp alen.

– Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.

– Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này và 50% số giao tử chứa alen kia.

III. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUI LUẬT PHÂN LI.

– Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp. Các gen nằm trên các NST.

– Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử.

– Lôcut: là vị trí xác định của gen trên NST.

– Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng 1 gen.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

bai-8-quy-luat-menden-quy-luat-phan-li.jsp

Sinh Học 12 Bài 8: Quy Luật Menđen Quy Luật Phân Li

Tóm tắt lý thuyết

Dòng thuần chủng:Là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu hình giống nhau và giống bố mẹ

Con lai: Là thế hệ con cháu được tạo thành khi đem lai 2 dòng thuần chủng có kiểu hình khác nhau

Gen: Là nhân tố di truyền qui định đặc điểm bên ngoài của cá thể

Alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái qui định 1 kiểu hình khác nhau

Gen trội (alen trội-A):Thể hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) và dị hợp tử (Aa)

Gen lặn (alen lặn-a): Chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa)

Kiểu gen: Là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên cứu

Tính trạng: Là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu

Kiểu hình: Là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể

Cặp tính trạng tương phản: Hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng

b. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel

Mendel sử dụng phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai và lai phân tích, đánh giá kết quả dựa trên thống kê toán học để rút ra được những quy luật di truyền

Phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

Quan sát sự di truyền của một vài tính trạng qua nhiều thế hệ

Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản

Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1

Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2. Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra F3

Dùng thống kê toán học trên số lượng lớn, qua nhiều thế hệ sau đó rút ra quy luật di truyền

Phương pháp lai phân tích

Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với một cá thể có kiểu hình lặn (aa) , mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng

Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng (AA), nếu xuất hiện tỉ lệ 1: 1 thì cá thể đem lai là dị hợp tử (Aa)

a. Nội dung giả thuyết

Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định . trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau

Bố ( mẹ) chỉ truyền cho con ( qua giao tử ) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền

Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử

b. Kiểm tra giả thuyết

Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm) đều cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1 như dự đoán của Menđen

c. Nội dung của quy luật

Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia

d. Sơ đồ lai

Quy ước gen:

A: hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a : hoa trắng

Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:

Ptc: AA × aa

Gp: A a F1: Aa (100% hoa đỏ) F1 × F1: Aa × Aa F2: KG 1 AA : 2 Aa : 1 aa KH 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp, các gen nằm trên các NST

Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó

Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li

Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng

1 gen quy định 1 tính trạng. Số lượng cá thể con lai phải lớn

Tính trạng trội phải trội hoàn toàn

Quá trình giảm phân diễn ra bình thường

Bài 8. Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG.TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 2.GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ.MÔN SINH 12GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ MAI LAN .CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Khái quát chương II:Các quy luật di truyền của MenđenQuy luật phân liQuy luật PL ĐLTương tác gen và tác động đa hiệu của gen Tương tác giữa các gen không alen Tác động đa hiệu của genQuy luật di truyền của MoocganLKGHVGDTLK với giới tínhDi truyền ngoài nhânẢnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của genTiết 9: Quy luật Mendel:QUY LUẬT PHÂN LI GREGOR MENDEL Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐENII. QUY LUẬT PHÂN LI

3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả rồi đưa ra giả thuyết: * Nội dung giả thuyết:Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền (nay gọi là cặp alen, cặp gen) quy định. Trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.VD: NTDT A: hoa đỏ, NTDT a: hoa trắng Hoa đỏ thuần chủng: AA, hoa trắng thuần chủng: aa

Vậy: lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng hay không thuần chủng.5. Nội dung quy luật phân liMỗi tính trạng do …………… quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con chúng tôi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen ………………………. về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. 1 căp alenmột cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhauphân li đồng đềuTIẾT 9 – QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐENII. QUY LUẬT PHÂN LI.6. Cơ sở tế bào học của quy luật phân liGPGiảm phân 1Giảm phân 2Phiếu học tập số 2Điền các alen tương ứng vào từng NST:GPGPGiảm phân 1Giảm phân 2Đáp án phiếu học tập số 2GPGiảm phân 2Giảm phân 1LUYỆN TẬPCâu 1. Biết màu sắc hoa do 1 gen có hai alen nằm trên NST thường quy định, cây thân cao là trội so với cây thân thấp. Có những cách nào để xác định cây thân cao là thuần chủng hay không thuần chủng?Cách 1: Cho cây thân cao đó tự thụ phấn Nếu đời con toàn cây thân cao  thuần chủng (đồng hợp). Nếu đời con có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp Không thuần chủng (dị hợp).Cách 2: Lai phân tíchNếu Fb toàn thân cao  thuần chủng. Nếu Fb có 1 thân cao: 1 thân thấp  dị hợpLUYỆN TẬPCâu 2: Ở người màu mắt do 1 gen có 2 alen quy định. Biết alen N quy định mắt nâu là trội hoàn toàn so với alen n quy định mắt xanh. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, nhưng sinh ra con có đứa mắt xanh. Kiểu gen của bố mẹ: A. NN x NN B. NN x Nn C. Nn x Nn D. NN x nn.LUYỆN TẬPCâu 3. Cho P thuần chủng hạt vàng với hạt xanh thu được F1 100% hạt vàng. Có sử dụng hạt vàng F1 làm giống cho vụ tiếp theo không? Vì sao?KhôngVì F1 dị hợp nên F2 xuất hiện tính trạng lặnBÀI TẬP VỀ NHÀ1. Khi lai giữa hai giống hoa bốn giờ(four-o`clock; Mirabilis jalapa) thuần chủng có hoa màu đỏ và hoa màu trắng, Carl Correns thu được tất cả các cây F1 có hoa màu hồng. Sau khi cho các cây F1 tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình ở F2 là 1 đỏ: 2 hồng : 1 trắng. Hãy giải thích kết quả phép lai, viết sơ đồ lai từ P  F2 2. Nhóm máu ABO ở người được quy định bởi 1 gen gồm alen IA

, IB và I0 ( kí hiệu là A,B,O trong bảng). Giải thích sự hình thành nhóm máu AB

3. Hai trường hợp trên, quy luật phân li của Menđen còn đúng nữa không? Vì sao

CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH 12A8!

Giáo Án Sinh Lớp 12 Bài 8: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li

Tiết: 08 Bài 8 QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI Ngày soạn:07.09.09 Ngày dạy:08.09.09 I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài, học sinh cần: giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện các quy luật di truyền. Rèn luyện kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học II Trọng tâm: – Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen, hình thành học thuyết khoa học III. Chuẩn bị Tranh phóng to các hình của bài 8. sgk. Bảng 8.1 SGV trang 42 III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp – Kiểm dang ghi vắng ở sổ đầu bài 2. Kiểm tra bài cũ: – (Không kiểm tra) Giới thiệu nội dung chươngII 3. Nội dung bài mới. I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen Hoạt động thầy Hoạt động trò – Giáoviên cho HS nghiên cứu sgk trả lời câu lệnh trang 33: Tại sao chỉ bằng việc phân tích kết qủa lai, Menđen lại có thể biết được bện trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyềnquy định 1 tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền? à Từ phương pháp nghiên cứu của Menđen để hình thành học thuyết khoa họcvà tìm ra quy luật di truyền. – GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: Tóm tắt quy trình thí nghiệm của Menđen – Sau khi hoàn thành phiếu học tập , GV yêu cầu HS khái quát những nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen – HS đọc SGK và vận dụng hiểu biết về di truyền ở sinh học 9 trả lời: + Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2. + Có lai kiểm tra kết qủa. – Từ phiếu học tập nêu được: + tạo dòng thuần, phân tích kết qủa, lai phân tích, lập lại thí nghiệm ở các tính trạng. * Nội dung phiếu học tập: Quy trình thí nghiệm – Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản (ví dụ: hoa đỏ – hoa trắng, thân cao- thân thấp) – Bước 2: Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo đời con F1 – Bước 3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo đời con F2 – Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo đời con F3. Kết quả thí nghiệm – F1: 100% cây hoa đỏ – F2: cho ¾ cây hoa đỏ và ¼ cây hoa trắng – F3: + 1/3 cây hoa đỏ F2à cho 100% F3 hoa đỏ + 2/3 cây hoa đỏ F2 à cho F3 tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng + 100% cây hoa trắng F2 cho F3 100% cây hoa trắng. Giải thích kết quả – Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (cặp alen), một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. – Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau . – Khi giảm phân ccá nhân tố di truyền phân li đồng đều về các giao tử Kiểm định giả thuyết Nếu giả thuyết trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. Có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích. * Nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen: – Biết cách tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng. – Phân tích kết qủa lai của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ. – Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác. – Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền của từng tính trạng. Hoạt động 2: Hình thành giả thuyết và cơ sở tế bào học của giả thuyết Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung – Men đen đã đưa ra giả thuyết nào để giải thích cho thí nghiệm? à Để giải quyết GV cho HS chơi trò chơi về bốc thăm bi đỏ và bi trắng. àkết thúc trò chơi , HS trả lời câu hòi sau: + Tỉ lệ bi trắng và bi đỏ trong mỗi túi là bao nhiêu? tại sao có thể tiên đoán như vậy?Làm thế nào đẩ tăng dộ chính xác cho dự đoán của mình? + Trò chơi này tương ứng với phần nào trong quy trình thí nghiệm của Menđen? à Yêu cầu HS khái quát giả thuyết của Menđen. – Menđen đã tiến hành thí nghiệm nào để chứng minh có sự phân li đồng đều của nhân tố di truyền? – Ngày nay phép lai phân tích ứng dụng như thế nào trong chọn giông? – Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li của men đen. – GV yêu cầu : Nghiên cứu SGK trang 35,36 à giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li? – Các gen nằm trên các cặp nst, vây khi các cặp nst phân li thì cácgen sẽ phân li như thế nào? – Học sinh tham gia trò chơi bốc bi và ghi kết qủa lên bảng, HS cần hiểu được: à Tỉ lệ bi đỏ và trắng là 1:1, Xác suất bốc được viên bi ở mỗi túi là 0,5. à Kết qủa tương ứng với kết qủa sự phân li kiểu gen ở F3 của Menđenqua phân tích tỉ lệ phân li KH ở F3. à Phép lai phân tích. – Kiểm tra độ thuần chủng của con giống và cây giống. – HS khái qúat phát biểu như SGK. II. Hình thành học thuyết khoa học – Menđen đã vận dụng thống kê xác suất để giải thích và đưa ra giải thuyết: – Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, trong tế bào các nhân tố không hoà trộn vào nhau. – Bố mẹ chỉ truyền cho con 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền với tỉ lệ bằng nhau * Nội dung quy luật phân li: – Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một caác riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên50% số giao tử chứa alen này còn 50% số giao tử chứa alen kia. III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li – Mỗi gen chiếm một vị trí nhất định trên NST (gọi là locut) – Gen tồn tại ở các trạng thái khác nhau gọi là alen – Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các nst tồn tại thành từng cặp 4. Củng cố bài học – Giải thích sự thành công trong phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen? 5. Dặn dò: – Làm bài tập cuối SGK. – Chuẩn bị bài mới: Quy luật phân li độc lập

Giáo Án Sinh 12 Bài 9: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li Độc Lập

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức : HS phải

– HS giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân ly độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử

– Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.

– HS biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân ly kiểu hình của các phép lai.

– HS nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân ly giao tử,tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.

– Giai thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập.

– Phát triển năng lực quan sát,phân tích,so sánh,khái quát hóa.

– Rèn kĩ năng làm việc độc lập với SGK.

– Vận dụng kiến thức để giải thích sự đa dạng của sinh giới.

– Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

BÀI 9 : QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP Ngày soạn : Lớp dạy : Mục đích yêu cầu : Kiến thức : HS phải HS giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân ly độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai. HS biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân ly kiểu hình của các phép lai. HS nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân ly giao tử,tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng. Giai thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập. Kỹ năng : Phát triển năng lực quan sát,phân tích,so sánh,khái quát hóa. Rèn kĩ năng làm việc độc lập với SGK. Thái độ : Vận dụng kiến thức để giải thích sự đa dạng của sinh giới. Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Giáo viên : Chuẩn bị giáo án bài 9. Tranh hình SGK phóng to. Học sinh : Đọc trước SGK Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 9. Hoạt động dạy học : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Tiến trình dạy học : * Đặt vấn đề : Chúng ta đã nghiên cứu quy luật đầu tiên về di truyền của Menđen ở bài 8, ở bài 8 thì chúng ta đã biết rằng Menđen đã dùng phép lai 1 tính trạng, và đã phát hiện ra quy luật phân li, vậy với phép lai nhiều tính trạng Menđen sẽ phát hiện ra quy luật phân li độc lập ntn? Chúng ta tìm hiểu bài 9. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Vấn đáp + nghiên cứu SGK -Treo bảng vẽ sơ đồ lai 2 cây đậu hà lan của Menđen.Yêu cầu học sinh tóm tắt thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen. -Em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F1? -Điều đó nói lên điều gì về tính trạng vàng so với tính trạng xanh, trơn so với trôi? -Nếu lấy 32 hạt xanh nhăn làm 1 đơn vị,chia ra ta có tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào? -Với tỉ lệ kiểu hình như thế thì có bao nhiêu tổ hợp được tạo thành? -F2 có bao nhiêu loại kiểu hình? -Kiểu hình ở F2 có gì giống và khác so với P? -Những tính trạng này không mới,ở P đều có,vậy những tính trạng này có đặc điểm gì? -Sự sắp xếp lại tính trạng đã có này được gọi là biến dị tổ hợp.Vậy biến dị tổ hơp là gì? -Em có nhận xét gì về các kiểu tổ hợp ở F2? -Nếu ta xét riêng sự phân li của từng cặp tính trạng thì có tỉ lệ như thế nào? -Tỉ lệ phân li này xấp xỉ 3 : 1 tương tự với trường hợp nào đã học? -Như vậy thực chất lai hai tính là gì? -Nếu ta áp dụng quy tắc nhân xác suất xét chung sự phân li hai cặp tính trạng thì thế nào? èNhư vậy tỉ lệ này giống tỉ lệ trong thí nghiệm của Menden. Từ thí nghiệm của mình Menđen đã đưa ra nội dung quy luật phân li độc lập, vậy nội dung đó ntn? à sang 3. -Các tính trạng chịu sự qui định của cái gì? -vì sao các tính trạng di truyền độc lập với nhau? ènhận xét và hoàn thiện nội dung quy luật phân ly độc lập -HS: Quan sát thí nghiệm và tóm tắt. -F1 đồng tính :100% vàng trơn àvàng trội so với xanh,trơn là trội so với nhăn. -F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1. -16 tổ hợp -4 loại kiểu hình -F2 có 2 loại kiểu hình giống P( vàng, trơn; xanh,nhăn) 2 loại kiểu hình khác P(vàng, nhăn; xanh,trơn) -Những tính trạng này là sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở P. -Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ. -Tính: Màu sắc hạt: Hạt vàng : Hạt xanh = (315 + 108) : (101 + 32) ~ (3 : 1) Hình dạng vỏ hạt: Hạt trơn : Hạt nhăn = (315 + 101) : (108 + 32) ~ (3 : 1) -Tương tự lai một tính. -Lai 2 tính thực chất là 2 phép lai 1 tính. -Cặp nhân tố di truyền. -Vì các cặp nhân tố di truyền nằm trên các cặp NST khác nhau do vậy khi giảm phân mới cho ra các giao tử độc lập nhau. I.Thí nghiệm lai hai tính trạng: 1.Thí nghiệm : Lai 2 cây đậu hà lan thuần chủng khác nhau về tính trạng màu hạt và hình dạng hạt: Pt/c H.vàng,trơn x chúng tôi nhăn F1 :100% hạt vàng, trơn F1 tự thụ phấn F2: 315 hạt vàng ,trơn 9 108 hat vàng , nhăn 3 101 hạt xanh, trơn 3 32 hạt xanh,nhăn 1 Tỉ lệ 9:3:3:1 2.Nhận xét : -F1 đồng tính vàng,trơn→tính trạng vàng trội so với xanh,trơn là trội so với nhăn. - F2 : có 16 kiểu tổ hợp.Có 4 loại kiểu hình ( 2 loại kiểu hình giống P và 2 loại kiểu hình khác P).Ở F2 có sự sắp xếp lại những tính trạng đã có ở bố ,mẹ (biến dị tổ hợp) -Xét riêng sự phân li từng cặp tính trạng (màu sắc hạt, hình dạng vỏ hạt) đều có tỉ lệ xấp xỉ (3: 1). àThực chất của phép lai hai tính là hai phép lai một tính diễn ra song song và độc lập với nhau. 3.Nội dung quy luật : Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử Hoạt động 2 : vấn đáp+trực quan+ nghiên cứu SGK -F2 có 16 kiểu tổ hợp,như vậy F1 phải cho bao nhiêu loại giao tử? -Để có thể cho 4 loại giao tử thì F1 phải có kiểu gen như thế nào? -Để các giao tử phân ly độc lập thì 2 cặp gen dị hợp này sắp xếp như thế nào trên các cặp NST? -Để F1 dị hợp về 2 cặp gen thì kiểu gen của thế hệ xuất phát phải như thế nào? -Các gen nằm trên NST,để các gen có thể phân li, tổ hợp thì NST phải như thế nào? -Để F2 tạo 16 kiểu tổ hợp thì các giao tử ở F1 kết hợp như thê nào trong thụ tinh? -Vậy cơ sở TBH của PLĐL là gì? -Các em quan sát H9 tr 39 SGK .Chúng ta thấy các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.Như vậy khi nào có thể xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen? èđó là cơ sở TBH đầu tiên. à -Dựa vào H9 em nào cho biết các alen khi phân li độc lập,hình thành giao tử tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ như thế nào? -Các giao tử sau khi được hình thành sẽ kết hợp như thế nào trong thụ tinh? èđó cũng là cơ sở TBH của PLĐLà -Từ phép lai 2 tính trạng trên của Menđen,em nào có thể viết sơ đồ lai dưới dạng kiểu gen cho đến thế hệ F1.Gỉa sử ta qui ước: A:qui định hạt vàng A: qui định hạt xanh B: qui định hạt trơn b: qui định hạt nhăn -Giảng thêm về cơ chế giảm phân hình thành giao tử F1. B b A a è4 loại giao tử A0 0a → 4 loại giao tử B° °b AB:Ab:Ab:ab Sự kết hợp ngẫu nhiên của các alen sẽ dẫn đến sự hình thành 4 loại giao tử. -Ở F2 ,các giao tử ở F1 sẽ kết hợp ngẫu nhiên để tạo thành 16 tổ hợp.Các em quan sát bảng punet về tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 trên bảng. Hướng dẫn hs quan sát bảng: -ở đường chéo phía bên trái từ trên xuống là các tổ hợp đồng hợp cả 2 cặp. -Đường chéo bên trái từ dưới lên là các tổ hợp dị hợp cả 2 cặp -Hình thoi: 1 cặp đồng hợp,1 cặp dị hợp. -Các em chú ý khi ghi tỉ lệ kiểu gen chúng ta sẽ ghi từ 4 gen trội đến 0 gen trội. -Từ kiểu gen ở khung punet hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?(Hướng dẫn HS cách ghi tắt) -F1 phải cho 4 loại giao tử. -F1 phải có 2 cặp gen dị hợp. -2 cặp gen dị hợp (AaBb) nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau -Kiểu gen của P phải thuần chủng -NST phải phân li,tổ hợp. -Các giao tử ở F1 kết hợp ngẫu hiên trong thụ tinh. -Khi các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do. -tỉ lệ bằng nhau. -kết hợp ngẫu nhiên -lên bảng viết sơ đồ -Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nghiên liệu cho tiến hóa,làm cho sinh vật ngày càng đa dạng,phong phú. -quan sát bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên II.Cơ sở TB học : * Gỉai thích: -F2 có 16 kiểu tổ hợp→F1 cho 4 loại giao tử→F1 có 2 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. -F1 dị hợp về 2 cặp gen→kiểu gen của P thuần chủng :vàng,trơn (AABB); xanh,nhăn (aabb). -NST phân li,tổ hợp→ gen phân li,tổ hợp -F2 có 16 kiểu tổ hợp do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 trong thụ tinh. * Cơ sở tế bào học của hiện tượng phân li độc lập: -Sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các NST tương đồng. -Sự phân li độc lập,tổ hợp tự do của các alen khi hình thành giao tử( tạo các loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau) -Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh. *Sơ đồ lai P: AABB(v,t) × aabb(x,n) F1:AaBb(100% v,t) GF1: AB,Ab,Ab,ab F2 GF1 ¼ AB ¼ Ab ¼ aB ¼ ab ¼ AB 1/16 AABB 1/16 AABb 1/16 AaBB 1/16 AaBb ¼ Ab 1/16 AABb 1/16 AAbb 1/16 AaBb 1/16 Aabb ¼ Ab 1/16 AaBB 1/16 AaBb 1/16 aaBB 1/16 aaBb ¼ ab 1/16 AaBb 1/16 Aabb 1/16 aaBb 1/16 aabb Tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 9/16 vàng,trơn (A _B_) 3/16 vàng, nhăn( A_bb) 3/16 vàng,nhăn( aaB_) 1/16 xanh, nhăn( aabb) Hoạt động 3 : vấn đáp+ trực quan -Trong quá trình phân ly và tổ hợp tự do của các cặp alen đã tạo ra một lượng lớn tổ hợp,điều này có ý nghĩa gì? -Sự xuất hiện các tính trạng mới có ý nghĩa gì đối với sinh vật? -Nếu biết các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau không? -Sự đa dạng của sinh vật có ý nghĩa gì đối với con người trong sản xuất? -Ứng dụng kết quả trên trong tạo giống vật nuôi như thế nào? -Các em quan sát cho cô bảng 9 tr 40 Với i là số cặp gen dị hợp k1: số loại giao tử của F1 -i=1: k1= 2=2¹ i=2 : k1=4=2² i=3 : k1=8= 2³ vậy với i=n,em nào có thể dự đoán kết quả k1=? Bây giờ với k2 là số loại kiểu gen ở F2 -i=1:k2=3¹ i=2: k2=9=3² i=3: k2=27=3³ với i=n em nào có thể dự đoán k2=? -Tương tự như vậy,dựa vào bảng 9,em nào có thể dự đoán số loại kiểu hình ở F2 với n cặp gen dị hợp? -Gỉa sử b là tỉ lệ kiểu hình ở F2 Với i=1: b= 3:1=(3:1)¹ i=2: b=9:3:3:1=(3:1)² i=3:b=27:9:9:9:3:3:3:1= (3:1)n Căn cứ vào đó em nào có thể dự đoán tỉ lệ kiểu hình F2 ở i=n? -Bảng 9 trong SGK còn thiếu ,các em bổ sung cho cô thêm cột nữa,đó là số kiểu tổ hợp ở F2=4n. -Giúp cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú -Giúp sinh vật có nhiều khả năng thích nghi. -Có -Giúp con người tìm ra được các tính trạng có lợi cho mình. -Con người sẽ tạo nhiều giống mới có lợi cho mình -k1=2n -k2= 3n -có 2n loại kiểu hình ở F2 -b=(3:1)n III.Ý nghĩa của các quy luật Menđen : 1.Ý nghĩa : a.Ý nghĩa lý luận : -Các cặp alen phân ly độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp ,làm nghiên liệu cho quá trình tiến hóa,đó cũng là nghiên nhân làm cho sinh vật ngày càng đa dạng,phong phú. -Sinh vật có nhiều khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống thường xuyên thay đổi. b.Ý nghĩa thực tiễn ; -Nếu biết các gen quy định tính trạng phân ly độc lập thì dự đoán được kết quả phân ly kiểu hình ở đời sau. -Từ sự đa dạng của sinh vật giúp con người tìm ra những tình trạng có lợi cho mình. -Nhờ lai giống có thể tổ hợp lại các gen để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao. 2.Công thức tổng quát : -Số loại giao tử của F1(k1): 2n -Số loại kiểu gen ở F2(k2): 3n -Số loại kiểu hình ở F2: 2n -Tỉ lệ kiểu hình ở F2( b): (3:1)n -Số kiểu tổ hợp ở F2: 4n Củng cố : Cho HS làm bài tập & câu hỏi cuối bài. Rút kinh nghiệm :

Bài Soạn Sinh 12 Bài 8: Quy Luật Menden: Quy Luật Phân Li

-HS giải thích được tại sao Memđen lại thành công trong việc phát hiện ra các qui luật di truyền.

-Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề SH

-Tranh vẽ hình 9.2 SGK phóng to

-Phiếu học tập số 1 và số 2.

Tiết:11 Bài 8: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LI I. MỤC TIÊU: -HS giải thích được tại sao Memđen lại thành công trong việc phát hiện ra các qui luật di truyền. -Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề SH II. CHUẨN BỊ: -Tranh vẽ hình 9.2 SGK phóng to -Phiếu học tập số 1 và số 2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen: Phương pháp phân tích cơ thể lai: 1. Tạo dòng thuần chủng có kiểu hình tương phản về nhiều thế hệ. 2. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai P: cây hoa đỏ t/c x cây hoa trắng t/c F1 : 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo F2 F2 : 705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng (3 : 1) Cho từng cây F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con ở từng cây. 3. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai đời sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả. II. Hình thành học thuyết khoa học: 1. Nội dung giả thuyết: - Mỗi tính trạng(màu hoa, màu quả .. )đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định(ngày nay ta gọi là cặp alen hay cặp gen) Trong tế bào nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau. - ố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.(VD: cây hoa đỏ F1 có cặp alen Aa sẽ tạo 2 giao tử trong đó 1 chứa alen A và 1 chứa alen a) -Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử. 2. Kiểm tra giả thuyết: 3. Nội dung của định luật phân li: Mỗi cặp tính trạng của cơ thể do 1 cặp nhân tố di truyền (cặp alen) quyết định. Do sự phân li đồng đếu của cặp nhân tố di truyền này trong giảm phân nên mỗi gitử chỉ chứa 1 nhân tố (1 alen) của cặp III. Cơ sở tế bào học của hiện tượng phân li: -Trong TB lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen tương ứng trên cặp NST tương đồng. -Khi giảm phân tạo thành giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó. -Trong thụ tinh do có sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử kéo theo có sự kết hợp của các cặp NST và các cặp alen tương ứng. (trong đó có alen trội lấn át alen lặn nên F1 mới có 1 KH toàn trội và F2 có 2 KH tỉ lệ 3 trội 1 lặn ) như sơ đồ sau: Tranh vẽ cơ sở tế bào học: -GV: cho hs đọc mục II trong SGK để tìm hiểu cách giải thích kết quả lai,hình thành giả thiết của Menđen -HS: đọc mục II, quan sát bảng 8 : các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử cí tí lệ 1:2 : 1 -GV: theo em, Menđen đã thực hiện phép lai của mình như thế nào để kiểm nghiệm giả thiết của mình. HS: dùng phép lai phân tích: lai cây di hợpAa F1 với cây đồng hợp lặn aa. -GV: hảy phát biểu nội dung của thuyết phân li. -HS: phát biểu. -GV: treo tranh vẽ (lai 1 cặp tính trạng) và hỏi: vị trí của alen A và alen a trên NST? Sự phân li của NST và của các alen trên nó ? tỉ lệ giao tử chứa alen A và a ? -GV: nhận xét, giảng giải. -HS: ghi ý chính vào tập IV. CỦNG CỐ: 1- Điều kiện để cho các alen của 1 gen phân li đồng đều về các giao tử với tỉ lệ 1: 1 là: A. Bố, mẹ phải thuần chủng . B. Số lượng cá thể phải lớn. C. Các alen trội phải trội hoàn toàn so với gen lặn. D. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường. E. Tất cả các điều kiện trên. 2: bài tập: khi lai thuận- nghịch 2 dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng. b. Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai phải như thế nào? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: chuẩn bị bai: "Quy luật MenĐen: quy luật phân li độc lập"

Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 8: Quy Luật Menđen: Quy Luật Phân Li trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!