Bạn đang xem bài viết Lý Thuyết Sinh 9: Bài 4. Lai Hai Cặp Tính Trạng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lý thuyết Sinh 9 Bài 4. Lai hai cặp tính trạng I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN– Đem lai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh vỏ nhăn.
– Thí nghiệm:
+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.
+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.
– Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.
+ Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16
+ Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16
+ Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16
+ Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16
– Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) (tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng). các tính trạng màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập với nhau.
– Kết luận:
“Khi hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.
II. BIẾN DỊ TỔ HỢP– Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:
+ Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.
+ Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.
– Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
– Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Lý Thuyết Sinh 9: Bài 2. Lai Một Cặp Tính Trạng
Lý thuyết Sinh 9 Bài 2. Lai một cặp tính trạng I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
+ Menden chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng.
Các bước thí nghiệm của Menden:
– Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ (cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín
– Bước 2: Ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) → thu được F1
+ Kết quả một số thí nghiệm của Menden:
– Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình → kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
– Kết luận:
“Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn”.
II. MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆMQuy ước:
+ Gen A hoa đỏ
+ Gen a hoa trắng
+ Cây đậu hoa đỏ thuần chủng kiểu gen AA Cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa
+ F1 kiểu gen Aa dị hợp tử 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ
+ F2: kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa, kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng.
– F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng vì: kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA
+ AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp (KG đồng hợp trội AA, KG đồng hợp lặn aa)
+ Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp.
→ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
– Giải thích kết quả thí nghiệm:
+ Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
– Nội dung của quy luật phân li: “trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.”
Xem toàn bộ Soạn Sinh 9: Bài 2. Lai một cặp tính trạng
Bài 4. Lai Hai Cặp Tính Trạng
SINH HỌC 9Giáo viên: Nguyễn Thị TươiPHOØNG GIAÙO DUÏC&ÑAØO TAÏO QUAÄN NINH KIEÀUTRÖÔØNG THCS ÑOAØN THÒ ÑIEÅMNAÊM HOÏC 2010-2011ĐÁP ÁNCâu 1Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Hãy trình bày. Câu 3 trang 13 SGK Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3 Đặc điểm Trội hoàn toànKiểu hình F1 (Aa)Tính trạng trội của bố hoặc mẹTỉ lệ KH ở F2Phép lai phân tích được dùng trong trường hợpTính trạng trung gian giữa bố và mẹ 3 trội : 1 lặn1 trội : 2 tr. gian :1lặncóKhông cần dùng Trội không hoàn toànCâu 1: Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aaCâu 2: Phép lai tạo F2 có kiểu hình 1 thân cao: 1 thân thấp là: A. F1 : Aa x Aa C. F1 : AA x Aa D. F1 : Aa x aaTRẮC NGHIỆM B. F1 : Aa x AACho biết cây đậu hà lan, gen A thân cao, gen a thân thấp I/- THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:Hãy giới thiệu 2 cặp tính trạng đối lặp của thí nghiệm I/- THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:? 1/- Thí nghiệm: Lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản P : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn F1 : Hạt vàng, trơn 15 cây F1 tự thụ phấn
F2 : 315vàng, trơn; 108 xanh, trơn; 101 vàng, nhăn; 32 xanh nhăn I/- THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN: * Bảng 4. Phân tích kết quả TN của Menden 31510110832xxxx Xét chung 2 cặp tính trạngTheo tỉ lệ 9:3:3:1Các cặp TT DT độc lập nhau
I/- THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN: * Bảng 4. Phân tích kết quả TN của Menden 31510110832xxxx Xét chung 2 cặp tính trạng(3:1)x(3:1)=9VT:3VN:3XT:1XNCác cặp TT DT độc lập nhau
Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản DT độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi KH bằng …………của các tính trạng hợp thành nó.tích các tỉ lệ I/- THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:? 1/- Thí nghiệm: Lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản P : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn ? F1 : Hạt vàng, trơn 15 cây F1 tự thụ phấn
F2 : 315vàng, trơn; 108 xanh, trơn; 101 vàng, nhăn; 32 xanh nhăn 9 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 3 vàng nhăn : 1 xanh, nhăn 2/ Bảng 4 phân tích kết quả thí nghiệm lai của Menden (SGK) 3/ Kết quả thí nghiệm : Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập v?i nhau, thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó. II/- BIẾN DỊ TỔ HỢP:Bi?n d? t? h?p và t? l? c?a nó du?c xác d?nh d?a trên KH c?a PHạt xanh trơn và hạt vàng nhăn là những BD tổ hợp II/- BIẾN DỊ TỔ HỢP:? Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Câu 2/10 SGK: Hãy phát biểu quy luật phân li. Câu 1 : Phân biệt tính trạng trội , lặn và cho thí dụ. Câu4/10 SGK: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ KH ở F2 như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một nhân tố DT quy định. Trả lời: Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, cho nên mắt đen là tính trạng trội, con mắt đỏ là tính trạng lặn. * Qui ước gen AA quy định mắt đen, gen aa mắt đỏ. * Sơ đồ lai: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Kết quả của quy luật phân li của Menden là: A. F2 đồng tính trội. B. F2 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn. C. F2 có tỉ lệ 1 trội : 3 lặn. D. F2 có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. Câu 2: Kiểu gen sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội hoàn toàn là: A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa * Học bài: – Chú ý quy luật phân li của Menden. – Viết được sơ đồ lai và giải thích thí nghiệm. * Bài sau: “Lai một cặp tính trạng tiếp theo” Đọc bài ở SGK để tìm hiểu thí nghiệm lai và giải thích các thí nghiệm của Menden tiếp theo.Chúc các em học giỏi
Giáo Án Sinh 9 Bài 4: Lai Hai Cặp Tính Trạng
– Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: Vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn
F2: cho 4 loại kiểu hình.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2:
Tiết 4 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG A. MỤC TIÊU. - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. - Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. - Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp. - Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to hình 4 SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 4. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì? - Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ? - Kiểm tra bài tập 3, 4 SGK. 3. Bài học Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen Mục tiêu: Học sinh: - Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm từ đó phát triển thành quy luật phân li độc lập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGk, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen. - Từ kết quả, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 Trang 15. (Khi làm cột 3 GV có thể gợi ý cho HS coi 32 là 1 phần để tính tỉ lệ các phần còn lại). - GV treo bảng phụ gọi HS lên điền, GV chốt lại kiến thức. - HS quan sát tranh nêu được thí nghệm. - Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm lên bảng điền. Kiểu hình F2 Số hạt Tỉ lệ kiểu hình F2 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2 Vàng, trơn Vàng, nhăn Xanh, trơn Xanh, nhăn 315 101 108 32 9 3 3 1 = = = Vàng 315+101 416 3 Xanh 108+32 140 1 = = = Trơn 315+108 423 3 Nhăn 101+32 133 1 - GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 cụ thể như SGK. - GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống Trang 15 SGK. - Yêu cầu HS đọc kết quả bài tập, rút ra kết luận. - Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập? - HS ghi nhớ kiến thức 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn = (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn) - HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựoc cụm từ "tích tỉ lệ". - 1 HS đọc lại nội dung SGK. - HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Kết luận: 1. Thí nghiệm: - Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: Vàng, trơn Cho F1 tự thụ phấn F2: cho 4 loại kiểu hình. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 9 vàng, trơn 3 vàng, nhăn 3 xanh, trơn 1 xanh, nhăn. 2. Kết luận SGK. Hoạt động 2: Biến dị tổ hợp Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và ý nghĩa của biến dị tổ hợp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi: - F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ? - GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp. - HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16). Kết luận: - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ. - Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. 4. Củng cố - Phát biểu nội dung quy luật phân li? - Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập. - Đọc trước bài 5.Bài 4: Lai Hai Cặp Tính Trạng
Giải VBT Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
Bài tập 1 trang 12 VBT Sinh học 9:
Quan sát hình 4 SGK và điền nội dung phù hợp vào ô trống ở bảng 4
Bảng 4. Phân tích kêt quả thí nghiệm của Menđen
Bài tập 2 trang 12 VBT Sinh học 9: Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau đây:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng ……………… của các tính trạng hợp thành nó.
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Bài tập 3 trang 12 VBT Sinh học 9:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp ……………………….. Menđen đã phát hiện ra ……………………….. của các cặp tính trạng.
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích các thế hệ lai Menđen đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng.
Bài tập 4 trang 13 VBT Sinh học 9:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng ……………… của các tính trạng tổ hợp thành nó.
Chính sự phân li độc lập của các tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là …………
Lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng tổ hợp thành nó.
Chính sự phân li độc lập của các tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Bài tập 5 trang 13 VBT Sinh học 9:
Căn cứ vào đâu mà Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau căn cứ vào tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Bài tập 6 trang 13 VBT Sinh học 9:
Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Biến dị tổ hợp là các kiểu hình khác P. Nó được xuất hiện ở các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Bài tập 7 trang 13 VBT Sinh học 9:
Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là F2 nhất thiết phải có: (chọn phương án trả lời đúng)
A, Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn
B, Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
C, 4 kiểu hình khác nhau
D, Các biến dị tổ hợp
Chọn đáp án B. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Giải thích:
A, Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn ⇒ sai vì 3 trội: 1 lặn là tỉ lệ phân li của cặp tính trạng trội hoàn toàn, tỉ lệ trội lặn sẽ thay đổi ở cặp tính trạng trội không hoàn toàn.
C, 4 kiểu hình khác nhau ⇒ sai vì 4 KH khác nhau chỉ đúng khi xét phép lai có hai cặp tính trạng tương phản, nếu phép lai nhiều hơn 2 cặp tính trạng tương phản thì số KH sẽ khác.
D, Các biến dị tổ hợp ⇒ sai vì các biến dị tổ hợp chỉ xuất hiện ở kiểu sinh sản hữu tính (giao phối), các cá thể tự thụ phấn hoặc giao phối gần vẫn có sự phân li độc lập các tính trạng.
Sinh Học 9 Bài 5: Lai Hai Cặp Tính Trạng (Tiếp Theo)
Tóm tắt lý thuyết
Kiểu gen AABB trong quá trình phát sinh giao tử cho một giao tử AB, kiểu gen aabb cho 1 giao tử ab → thụ tinh AaBb
→ F 1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng tạo ra 4 giao tử với tỉ lệ ngang nhau Ab, AB, aB, ab.
Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 giao tử bố và 4 giao tử mẹ ⇒ F2 có 16 hợp tử.
Phân tích kết quả lai:
⇒ Quy luật phân li độc lập: Các cập nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.
Khi các cặp alen phân li độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một lượng lớn biến dị tổ hợp, điều này đã giải thích sự đa dạng của sinh giới.
* Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.
Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó.
Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Do đó, qua lai giống con người có thể tổ hợp lại các gen, tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lý Thuyết Sinh 9: Bài 4. Lai Hai Cặp Tính Trạng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!