Bạn đang xem bài viết Lộ Trình Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Người Mất Gốc Hoặc Mới Bắt Đầu được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một kĩ năng cần thiết trong công việc, học tập và cuộc sống. Thế nhưng không ít bạn đầu tư thời gian và tiền bạc nhưng vẫn chưa thoát khỏi mác “mất gốc tiếng Anh”. Vì một ngôn ngữ mà không thể sử dụng thành thục trong mọi hoàn cảnh thì chẳng khác nào ngôn ngữ bỏ đi.
Một vài quan điểm là mình biết một chút tiếng Anh, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đủ dùng. Biết như vậy thì không được gọi là bị mất gốc tiếng Anh. Một số khác thì cho rằng mình học tiếng Anh từ các lớp vỡ lòng, cấp 1 đến tận đại học… thì làm sao coi là mất gốc tiếng Anh được. Số khác lại quan niệm một khi đã mất gốc tiếng Anh thì phải học lại từ đầu bảng chứ cái, số đếm,….
Nhưng … LangGo – hệ thống học tiếng Anh cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu cho rằng các điều trên là hoàn toàn không đúng. Bạn cần hiểu tiếng Anh là một loại ngôn ngữ giao tiếp và một ngôn ngữ chỉ sống khi được sử dụng. Do đó, khi bạn còn ngần ngại dùng tiếng Anh trong cuộc sống và công việc hàng ngày thì bạn bị gọi là bị mất gốc tiếng Anh.
1. Những biểu hiện của mất gốc tiếng Anh
Bạn có thấy hình bóng của mình ở trong đây:
Đầu tư học tiếng Anh sốt sắng. Tự học, học trung tâm, học gia sư, học online… học rất nhiều nhưng hiệu quả không đạt được.
Có thể đọc hiểu ngữ nghĩa tiếng Anh, hoặc mù mờ lắp ráp nghĩa mà đoán được ý nghĩa câu, nhưng nghe thì không hiểu gì.
Đọc không hiểu gì, vì một câu tiếng Anh không đơn thuần chỉ có từ vựng mà còn có cả cụm động từ, cụm tính từ, thành ngữ.
Thấy mình sinh ra đã không dành cho môn Anh.
Đã từng đọc một số tài liệu nhưng thấy nhàm chán và buồn ngủ.
Cả một núi kiến thức tiếng Anh như ma trận. Mất gốc tiếng anh nên bắt đầu từ đâu, lộ trình thế nào cho hiệu quả.
Ghét học tiếng Anh: khó học khó nhớ, học trước quên sau, càng học càng chán. Sợ giao tiếp, sợ tiếp xúc với tiếng Anh. Hoàn toàn không nói được tiếng Anh hoặc nói được rất ít.
“Não cá vàng” nên không thể nhớ nổi: cấu trúc ngữ pháp, từ mới, quy tắc, bài tập….
Kết quả học tập bị kéo tụt chỉ vì môn Anh, nên càng ghét nó hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc tiếng Anh
Với bản tính khá rụt rè và khép kín của người châu Á, nếu phải chủ động giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ nước ngoài quả là một thách thức phải vượt được ngưỡng ngượng ngùng và ngập ngùng của mình. Nỗi lo lắng phát âm sai, cấu trúc câu không hoàn hảo, thiếu từ vựng… là những chướng ngại tâm lý điển hình của người mất gốc hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh. Hệ quả là bạn càng ngại bao nhiêu thì bạn càng không nói được tiếng Anh bấy nhiêu. Vậy đến bao giờ mới có thể khắc phục tâm lý ngại nói và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình?
Với bản tính rụt rè của người châu Á, việc phải chủ động giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ thực sự là một thách thức. Ngoài ra, nỗi sợ về phát âm chưa chuẩn, bí từ, nghe không hiểu, sai ngữ pháp… đã khiến người học thường mang tâm lý sợ nói. Rốt cuộc là khi không giỏi tiếng Anh thì càng ngại giao tiếp và cuối cùng là sự bế tắc đành đổ lỗi cho “mất gốc” khi không biết làm sao để khắc phục và cải thiện trình độ Tiếng Anh của mình.
Mất gốc do không đầu tư
Không đầu tư học tiếng Anh nghiêm túc ngay từ ban đầu, nhiều người đến khi cần mới lao đầu vào học. Khi đó, tuổi tác, công việc cản trở không nhỏ đến việc học tiếng Anh. Một số người lại mất thêm một khoảng thời gian học hành, lãng phí thời gian và tiền bạc. Đó là chưa kể việc đi học tại các trung tâm tiếng Anh kém chất lượng,… Giải quyết việc mất gốc tiếng Anh không phải là điều đơn giản, cần được nhận thức ngay từ đầu.
Mất gốc do sai phương pháp
Điều này là tình hình rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Chương trình học phổ thông bao gồm 7 năm học tiếng Anh, rồi 4 năm học Đại học nhưng hầu hết các bạn vẫn không giải quyết được lỗ hổng kiến thức tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Giáo trình còn nhiều bất cập, phương pháp giảng dạy từ giáo viên không phù hợp dẫn đến nhàm chán, dễ quên; chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh; người học chưa tìm được phương pháp và lộ trình học hiệu quả…
Còn đối với đa số người đã mất gốc tiếng Anh, cái chúng ta cần chính là một lộ trình học tiếng Anh khoa học, sự quyết tâm cao, và quan trọng không kém là một người hướng dẫn, truyền cảm hứng cho việc học.
B. Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu
1. Học phát âm chuẩn quốc tế
Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất.
Đặc biệt đối với những người mất gốc hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này.
Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất.
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. VD: học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng. Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng.
Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo.
Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (2 ngày, 1 tuần hoặc một tháng).
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Các bạn nên tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper – Intermediate Students.
3. Cách học nói tiếng Anh dành cho người mất gốc
Nói là một trong những kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào trên thế giới. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Để học nói các bạn đừng quá vội vàng.
Có nhiều người may mắn sống trong môi trường, quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.
Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau: Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên trường học cũng như trên các lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều càng tốt có thể nói với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình thói quen phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).
Khắc phục được tính lười biếng hay nhút nhát ngại giao tiếp với người giỏi. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể dù biết khả năng mình nói còn kém. Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn siêng năng hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh định kỳ vào cuối tuần.
4. Bí quyết luyện nghe tiếng Anh dành cho người mất gốc
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng chữ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem clip trên youtube, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh…).
Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Nói chung, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu học tiếng Anh online.
C. Những bí quyết học tiếng Anh cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu nên tham khảo
1. Học bằng tai, không học bằng mắt
Quy tắc “học bằng TAI không học bằng MẮT” này, tuy rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn cho việc học ngôn ngữ. Đây chính là cách mà một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ. Quy tắc này ám chỉ bạn cần phải nghe thật nhiều. Hãy nghe tiếng anh giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn rảnh.
Vấn đề của hầu hết các lớp học ngôn ngữ thường đi quá nhanh đến nỗi học sinh không thể nắm vững được tài liệu trước khi chuyển sang bài mới. Nghĩa là khi học tiếng anh, với mỗi từ vựng, mỗi cấu trúc ngữ pháp, hãy học thật kỹ, thật sâu. Để trở thành một người nói tiếng Anh giao tiếp thành thạo, bạn cần dành thời gian, sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đây chính là nguyên tắc thứ 2.
Không chỉ có bộ não mà bạn sẽ dùng tất cả các giác quan nhìn, chạm, vị giác, nghe… dùng cả cơ thể chân tay, vai và cả cảm xúc vào việc học. Đây là phương pháp học tập ngôn ngữ mới với hiệu quả tiếp thu cao cũng như mang lại nhiều niềm vui cho người học.
4. Học theo cụm từ, không học đơn lẻ
Cách học cũ làm bạn không thể nhớ được từ vựng, nhớ được nhưng lại không sử dụng được. Phương pháp học theo cụm từ, không học từ đơn lẻ sẽ xóa bỏ những điều đó. Bạn sẽ có thể nhớ từ lâu hơn, sử dụng được chúng trong đúng văn cảnh và học được cả ngữ pháp, phát âm.
Học thông qua những câu chuyện nhỏ, qua những đoạn hội thoại ngắn sẽ giúp các bạn dễ học, dễ nhớ. Hãy học cách phản ứng nhanh với những câu hỏi tiếng Anh bằng những cách đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi. Tốt hơn hết bạn nên có một người bạn hoặc tham gia những lớp hoc để thực hành phương pháp này tốt hơn.
6. Học tiếng anh thực và tích cực
Bạn đã học tiếng Anh nhiều năm. Nhưng khi bạn nghe ai đó nói tiếng Anh, nó không giống như tiếng Anh bạn đã học. Bạn cảm thấy khó hiểu và khi bạn nói, người khác cũng không thể hiểu được. Điều này nghĩa là bạn phải thực hành thực, nói tiếng Anh thực. Thực hành nhiều và tích cực chính là bí quyết thứ 8.
7. Phát âm tiếng anh chuẩn
Đây thực sự là điều rất quan trọng khi học tiếng Anh. Ngữ âm chuẩn giúp bạn nhàn nhã về sau. Bạn sẽ cảm thấy nghe và nói tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều.
8. Học bằng phương pháp nhập vai
Ứng dụng phương pháp nhập vai vào bài học là phương pháp rất hiệu quả giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp tốt hơn. Bạn có thể nhớ được bối cảnh của hội thoại, giọng điệu, cảm xúc của nhân vật, từ đó nói tiếng Anh chuẩn hơn.
Như vậy qua bài viết này đã một phần nào giúp các bạn mất gốc tiếng anh biết sẽ nên bắt dầu từ đâu trong việc học tiếng anh của bản thân. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, các bạn sẽ thấy vốn tiếng Anh của bạn ngày càng tiến bộ một cách nhanh chóng và nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong những công việc sắp tới.
Lộ Trình Học Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc
Học tiếng Anh cho người mất gốc thì bắt đầu từ đâu?
Học tiếng Anh cho người mất gốc cũng vậy.
Tuy nhiên, tiếng Anh khác với tiếng Việt ở điểm:
Tiếng Anh: bảng chữ cái và bảng phiên âm là tách biệt. Cần học bảng chữ cái để viết chữ và bảng phiên âm để đọc chữ.
Do đó, người học Tiếng Anh cần học cả bảng chữ cái và bảng phiên âm (khác với học Tiếng Việt chỉ cần học bảng chữ cái).
Ví dụ: Khi học từ vựng PIZZA, nhiều bạn sẽ căn cứ trên mặt chữ, đọc luôn là pi-za, như vậy là sai.
Muốn đọc từ chuẩn cần tra từ điển nhìn phiên âm của từ này tại Từ điển Oxford online
Như vậy học bảng phiên âm trên đóng vai trò quyết định trong việc bạn nói có đúng hay không.
Học bao lâu thì hết mất gốc tiếng Anh?
Hầu hết người bắt đầu học tiếng Anh đều thắc mắc học bao lâu sẽ giao tiếp được?
Đa số người Việt Nam thuộc trình độ A1 – biết 50 – 200 từ vựng hoặc nhiều hơn (ví dụ love, like, you, student….) nhưng không có phản xạ khi nghe nói, không biết đặt câu cho chuẩn… Chúng ta gọi chung là mất gốc.
Tính trung bình một người học ngôn ngữ mới phải nắm khoảng 500-600 từ vựng + một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản mới có thể giao tiếp cơ bản các tình huống hàng ngày – tương đương trình độ A2 (chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi đường, mua sắm,..). Khi đó mới coi là hết mất gốc.
Đối với yêu cầu cao hơn –trình độ B1: nói một đoạn văn, giới thiệu một địa điểm… thì cần khoảng 1000 – 1500 từ vựng. Đây là trình độ cơ bản.
Trình độ B2: có thể thuyết trình, phản biện: cần khoảng 2500 từ vựng. Đây là trình độ khá.
Trình độ C1: Giao tiếp trôi chảy thì cần tối thiểu 3500 từ trở lên.
Trung bình thời gian học 600 từ vựng cần 60 – 100 giờ. Học 1500 từ cần khoảng 150 – 200 giờ.
Nếu học với tốc độ mỗi ngày 1 tiếng, như vậy chỉ cần khoảng 3 tháng là bạn có thể giao tiếp cơ bản rồi. Sau 6 tháng có thể đạt trình độ B1, chăm chỉ là B2.
Tuy nhiên các con số đưa ra chỉ là ước đoán, điều quan trọng không phải là số giờ học, mà là ở số giờ bạn thực sự tập trung học. Thời gian học là vài tháng hay vài năm, có thể là cả đời, nhanh hay chậm là phụ thuộc vào bản thân bạn.
Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc từ dễ đến khó:
Người mới bắt đầu học tiếng Anh rất dễ tìm kiếm tài liệu trên mạng. Song để lựa chọn ra học gì trước, học gì sau thì thật là khó khăn. Có rất nhiều người biết mặt từ vựng nhưng đọc không chuẩn, viết được chữ nhưng đặt một câu đúng ngữ pháp thì… không làm nổi. Đó là do bạn chưa được hệ thống kiến thức ngữ pháp một cách bài bản và rèn phản xạ.
Mục tiêu: Khi học từ mới tra từ điển đọc chuẩn (nghiêm cấm đọc bừa). Đọc sai từ vựng sẽ dẫn đến nghe không hiểu.
Bước này mình sẽ học ngữ pháp + từ vựng. Học nói ngay từ đầu, đừng tập trung quá nhiều vào viết, bởi suy cho cùng mục tiêu của mọi ngôn ngữ là nói, giao tiếp được.
Rất nhiều bạn học từ vựng sẽ quên. Đó là vấn đề rất bình thường. Học lần 1 chưa thể nhớ ngay, cần ôn lại lần 2, lần 3. Học là một quá trình tiếp xúc nhiều lần sẽ quen và ghi nhớ.
Chưa biết cách học từ vựng: Xem hướng dẫn tại: Cách học từ vựng Tiếng Anh
Bước 2.1: Kết hợp song song với bước 2, cần luyện nghe mỗi ngày.
Bước này dành cho các bạn cần thi chứng chỉ. Cần tìm hiểu rõ cấu trúc đề, các dạng bài trong đề thi ra sao, thời gian làm bài như thế nào… sau đó làm nhiều đề để cũng cố kiến thức + kĩ năng làm bài.
( Xem đầy đủ các bài học phát âm gồm có video và bài tập tại: Tự học phát âm IPA .
Bài học đã được sắp xếp thành khóa học, các bạn nhớ học theo thứ tự từ bài 1, bài 2, bài 3, bài 4…. để nắm được kiến thức từ căn bản nhất.
Kết quả bài tập sẽ gửi về email của bạn đăng ký tài khoản để bạn tiện theo dõi sự tiến bộ bản thân.
II: Học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho người mất gốc
Tự học giao tiếp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
III: Ngữ pháp cơ bản tiếng Anh
Học ngữ pháp cần theo một lộ trình bài bản từ dễ đến khó. Nếu học không theo lộ trình rất dễ gây nên sự rối loạn. hoang mang.
Học ngữ pháp bắt đầu từ đâu? Đây là một số bài học cơ bản nhất:
Lưu ý: Bài học đã được sắp xếp thành khóa học, các bạn nhớ học theo thứ tự từ bài 1, bài 2, bài 3, bài 4…. để nắm được kiến thức từ căn bản nhất.
IV: Luyện nghe tiếng Anh cho người mất gốc
Tải về: Tài liệu luyện nghe
Tài liệu này có tốc độ vừa phải, phù hợp các bạn mới bắt đầu học Tiếng Anh.
Cách học nghe tiếng Anh:
Nghe lần 1: không hiểu gì vẫn nghe
Nghe lần 2: Chép lại những gì mình nghe được
Nghe lần 3: Đối chiếu với phần script ( văn bản) để xem mình sai ở đâu.
Nghe lần 4: vừa nghe vừa nhìn văn bản, dịch nghĩa các từ mới, tóm tắt nội dung đoạn văn đó.
Hy vọng tài liệu hướng dẫn tự học Tiếng Anh cho người mất gốc mà trung tâm anh ngữ online EWise vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn cải thiện trình độ Tiếng Anh của bản thân.
Link group: Câu lạc bộ tiếng anh online free
Bài viết tiếp theo:
Tổng hợp web học Tiếng Anh online miễn phí
Bài tập các Thì trong Tiếng Anh có đáp án
Học online với giáo viên – chi phí tiết kiệm, đăng ký học thử 1 buổi miễn phí tại Đăng ký học thử miễn phí
Lộ Trình Học Ielts Listening Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Bạn nghe nhiều nhưng không hiểu? Bị miss thông tin? Nghe được nhưng không kịp điền?… là vấn đề mà rất nhiều bạn luyện Listening gặp phải. Hiểu được điều đó, Aland IELTS đã xây dựng lộ trình học IELTS Listening hiệu quả giúp bạn luyện thi dễ dàng và đạt điểm cao hơn trong phần thi này.
Listening vốn được xem là kỹ năng dễ học nhất trong bài thi IELTS. Bởi chỉ cần nghe nhiều, bạn có thể nghe được một phần nào đó của bài thi.
Tuy nhiên, để có được điểm số đẹp thì không phải ai cũng đạt được. Lý do duy nhất cho vấn đề này là lộ trình học không rõ ràng, làm mất thời gian, tiền bạc và thậm chí là nền tảng kiến thức.
Vậy nên, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một lộ trình học IELTS Listening rõ ràng và hiệu quả nhất. Bao gồm: Khái quát về IELTS Listening theo từng phần, lộ trình học theo band điểm, các chiến thuật, tips học Listening cũng như những vấn đề thường gặp trong IELTS Listening và cách khắc phục, và cuối cùng là tài liệu và các nguồn học IELTS Listening hiệu quả.
I. Tổng quan phần thi IELTS Listening
Cấu trúc đề thi IELTS Listening
Bài thi IELTS Listening gồm 40 câu hỏi chia làm 4 phần ( Section 1-4). Mỗi phần bao gồm 10 câu hỏi và độ khó sẽ tăng lên từng phần.
Các thí sinh chỉ được nghe một lần duy nhất, thời gian nghe khoảng 30 phút, tùy thuộc vào độ dài của mỗi bài “recording” và 10 phút điền đáp án vào phiếu trả lời.
Form completion là dạng bài chiếm đa số trong Section 1 của IELTS Listening, sau đó là các dạng table, sentence, note completion, short answer question hoặc multiple choice question.
➤ Section 2: Đây là phần khó hơn so với phần một, thường là bài giới thiệu địa điểm, bảo tàng, chương trình nghệ thuật của hướng dẫn viên, người đại diện chương trình, tổ chức chương trình,….. và thường là độc thoại.
Các dạng bài thường gặp trong phần này là table, sentence, note completion, map, diagram labelling hoặc matching.
Dạng bài xuất hiện nhiều nhất trong phần này là multiple choice questions, ngoài ra có bắt gặp các dạng đề khác như short answer question, labelling diagram, summary, note, sentence completion hoặc matching.
➤ Section 4: là phần cuối của bài thi IELTS Listening thiên về học thuật, nên Section 4 được coi là phần khó nhất trong bài thi IELTS Listening. Các bài recording là các bài phát biểu, bài giảng, diễn thuyết,…của học giả, nghiên cứu sinh, sinh viên, giảng viên về các đề tài khoa học.
Note và summary completion xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong Section 4, tuy nhiên, đề thi cập nhật trong năm 2019 có xuất hiện thêm dạng multiple choice question, và những dạng khác cũng có thể sẽ xuất hiện, do vậy việc linh động làm các dạng bài IELTS Listening vô cùng cần thiết và quan trọng.
II. Chiến thuật học IELTS Listening hiệu quả
Có rất nhiều cách khác nhau để trau dồi kỹ năng Listening trong bài thi IELTS, và mỗi cá nhân, thí sinh sẽ có lựa chọn chiến thuật riêng của mình. Tuy nhiên trong bài này, đội ngũ học thuật Aland sẽ cung cấp 2 cách học hiệu quả nhất cho tất cả các bạn từ mất gốc- xuất phát điểm tới những bạn mong muốn đạt target 7.0+ IELTS.
Lộ trình học theo band điểm
1. Trình độ beginner- mất gốc
Nếu bạn đang mất gốc, điều cấp thiết nhất là lấy tinh thần để chuẩn bị cho một cuộc hành trình chinh phục mới, hãy bắt đầu làm quen lại với nó cũng như trau dồi các kiến thức cơ bản nhất. Giai đoạn này có thể mất 2-4 tháng học thường xuyên.
Như vậy, chúng ta có thể theo lộ trình sau:
➤ Tiếng anh Tổng quát: Giai đoạn này chủ yếu hình thành thói quen tiếng Anh cho các bạn, tìm hiểu bao quát chung các mảng kiến thức cần thiết để học tiếng Anh cũng như nghe nói tổng quát các cấu trúc cơ bản để hình thành phản xạ và bắt đầu hòa hợp với một nền văn hóa ngôn ngữ mới.
➤ Ngữ pháp, từ vựng: đây là phần quan trọng nhất trong giai đoạn này, bởi nếu không có nền tảng vững về từ vựng ngữ pháp, bạn sẽ rất khó học được IELTS nói chung và IELTS Listening nói riêng.
Về ngữ pháp, chúng ta nên chia thành các mảng kiến thức tổng hợp, rồi sau đó bắt tay vào học thì sẽ dễ ràng và rõ ràng hơn rất nhiều. Và dĩ nhiên, bạn không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian vào ngữ pháp, mà bạn phải sắp thời gian hợp lý để học ngữ pháp.
Lộ trình có thể như sau:
STT
Kiến thức chung
Nội dung từng bài học
1
Thì- Tenses
1. Thì hiện tại đơn- Present
2. Thì hiện tại tiếp diễn- Present continuous
3. Thì quá khứ đơn- Past
4. Thì quá khứ tiếp diễn- Past continuous
5. Thì tương lai đơn- Future và Thì tương lai gần- Near future
7. Thì hiện tại hoàn thành- Present Perfect
8. Thì quá khứ hoàn thành- Past Perfect
9. Thì tương lai hoàn thành- Future Perfect
10. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
2
Loại từ
1. Danh từ- Nouns
2. Mạo từ- Articles
3. Tính từ- Adjectives
4. Trạng từ- Adverbs
5. Định lượng từ
6. Đại từ
7. Động từ – Động từ khuyết thiếu
3
So sánh
1. So sánh hơn và so sánh nhất
2. So sánh bằng và gấp số lần
4
Câu, Mệnh đề
1. Câu đơn, câu phức, câu ghép
2. Mệnh đề quan hệ
5
Câu tường thuật
1. Câu tường thuật
2. Trực tiếp gián tiếp
6
Câu bị động
1. Câu bị động các thì
2. Câu bị động với dạng câu trần thuật
3. Câu bị động đặc biệt
7
Câu điều kiện
1. Điều kiện loại 0, 1
2. Điều kiện loại 2
3. Điều kiện loại 3
4. Điều kiện hỗn hợp
8
Giới từ
1. Giới từ chỉ thời gian
2. Giới từ chỉ địa điểm
3. Giới từ chỉ sự chuyển động
4. Giới từ chỉ lý do
9
Liên từ
1. Liên từ kết hợp
2. Liên từ tương quan
3. Liên từ phụ thuộc
Ngữ pháp nhìn thì khá dài, nhưng tất cả đều có điểm chung và quy luật chung, nên nếu các bạn nắm được một mảng kiến thức thì những cái sau bạn học rất dễ dàng. Có một số cuốn sách như Grammar in use trọn bộ có thể rất phù hợp cho các bạn ở giai đoạn này, sau đó có thể làm quen với Grammar for IELTS để nâng cao trình độ.
Về từ vựng, ở đâu có tiếng Anh thì ở đó có từ vựng, bất kỳ tài liệu nào bạn học đều là nguồn từ vựng phong phú.Và đặc biệt, học từ vựng thì hãy cố gắng học theo cụm từ để sao cho giống người bản ngữ nhất.
Với IELTS Listening, từ vựng vô cùng phong phú, bao gồm cả ngày thường và học thuật. Tuy nhiên, với giai đoạn này, bạn chỉ cần học từ vựng và nghe được các đoạn hội thoại, hoặc video đơn giản đã là rất tốt rồi.
Để học được IELTS Listening, thì những phần từ vựng căn bản nhất mà bạn cần học sẽ là:
Bảng chữ cái, cách đánh vần và những từ viết tắt phổ biến
Địa danh thường xuất hiện
Số: số đếm, số thứ tự, số thập phân
Cách đọc số: tiền, năm, ngày tháng, số điện thoại
Chỉ đường
Luyện nghe tiếng Anh: không phải ai nghe tiếng Anh lần đầu cũng có thể hiểu được, thậm chị còn “buồn ngủ” là điều đương nhiên. Do vậy, nếu bạn bắt tay vào nghe những lần đầu, đừng cố gắng nghe quá nhiều, và kết hợp nghe cả “thụ động” lẫn “chủ động”.
2. Lộ trình căn bản
Lúc này, bạn đã có gốc tiếng Anh rồi nên rất dễ để làm quen với các loại bài thi, trong đó có IELTS Listening. Hãy làm quen với IELTS cũng như bắt đầu làm những bài tập đơn giản để nhận biết dạng đề, sau đó nâng cao dần band điểm. Band điểm 3.5- 5.5 là mục tiêu phù hợp nhất cho giai đoạn này.
Có rất nhiều nguồn học IELTS hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng chúng. Thông thường, những cuốn như Basic IELTS 4 kỹ năng, Get ready for IELTS, Vocabulary for IELTS, Grammar for IELTS và Complete IELTS band 4.0- 5.0 rất phù hợp cho các bạn đang ở trình độ này.
✦ Link tải Trọn bộ Get ready for IELTS: TẠI ĐÂY
✦ Link tải Trọn bộ Complete IELTS band 4.0- 5.0: TẠI ĐÂY
✦ Link tải Vocabulary for IELTS: TẠI ĐÂY
✦ Link tải Grammar for IELTS: TẠI ĐÂY
Tuy nhiên, giai đoạn bước vào IELTS này, có một mentor cũng rất quan trọng và cần thiết, họ là người sẽ nhận thức rõ ràng về kiến thức bạn đang có cũng như cho bạn một lộ trình rõ ràng và phù hợp nhất. Giai đoạn này là “nền” giúp bạn có cái nhìn bao quát sâu hơn và rộng hơn về những gì bạn cần làm cho một bài thi IELTS hoàn chỉnh cũng như định hướng cho bạn học thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Lộ trình tiền nâng cao
Đến thời điểm này bạn đã không còn sợ không biết gì về IELTS nữa rồi!
Giai đoạn này bạn cần có động lực tốt để chuẩn bị tăng tốc, thậm chí, phải tìm ra một chiến lược nghe mới để nâng cao level cho giai đoạn nâng cao. Band điểm ở giai đoạn này thường từ 5.5- 6.5 và thường mất khoảng 2-3 tháng. hoặc nếu 1-2 tháng nếu bạn học đều đặn không ngừng.
Đây là giai đoạn một số bạn đang “chới với” không biết học gì cho phù hợp và nâng cao band điểm của mình. Tuy nhiên, hãy cứ tiếp tục với các bài nghe khó hơn, làm bài tập khó hơn và thử thách bản thân với những video dài và học thuật hơn. Hãy học như thể bạn mới học vậy, cũng cần trau dồi từ mới và kĩ năng, không ngừng tìm hiểu các cách học mới và nguồn học mới, sau đó, bạn sẽ tự tìm cho mình được một cách học hiệu quả.
4. Lộ trình nâng cao
Đây là giai đoạn bứt phá, và bạn phải xác định rằng ở giai đoạn này chỉ cần sai một câu, bạn cũng thể bị hạ band điểm. Do đó, phải xác định tinh thần cao cũng như học cách cẩn thận hơn nữa.
Để đạt được level này, 7.0- 8.0+, trung bình thí sinh phải mất 3 tháng tập trung cao độ.
Lộ trình học theo dạng bài
Thông thường, có 6 dạng bài thường xuất hiện trong bài thi IELTS Listening: Form/ Table/ Note/ Summary/ Sentence completion; Flow chart completion; Map/ diagram/labelling; Multiple choice questions; Matching information; Short answer question.
➤ Form/ Table/ Note/ Summary/ Sentence completion
Các dạng bài này có điểm chung là “completion- hoàn thành”, có nghĩa là bạn cần nghe và điền các thông tin còn thiếu vào một văn bản, một tờ đơn hoặc một bản ghi chú. Tuy nhiên, mức độ khó cũng như tần suất xuất hiện trong các Section không giống nhau.
Form completion – hoàn thành form và table completion– hoàn thành bảng là hai dạng bài phổ biến thường xuất hiện trong Section 1 và 2.
Form completion kiểm tra các bạn khả năng đoán từ bị thiếu cần điền vào chỗ trống. Các thông tin này thường là các thông tin quan trọng như tên, địa chỉ, ngày tháng năm, thời gian, các loại số như điện thoại, giá cả. Table completion đánh giá kĩ năng đọc thông tin chi tiết trong bài đọc…… Tất nhiên, bài nghe cũng sẽ yêu cầu các bạn nghe các thông tin khác nữa chứ không phải chỉ các thông tin như vậy.
Note Completion là dạng câu hỏi chỉ xuất hiện ở Section 3 – 4 . Đây vốn dĩ luôn được đánh giá là section khó nhất bởi tốc độ nói cực nhanh, nhanh hơn so với những section trước rất nhiều. Từ vựng dạng academic của 2 section này cũng xuất hiện nhiều hơn.
Sentence Completion– hoàn thành câu, là một dạng bài khá phổ biến trong IELTS không chỉ trong kỹ năng đọc mà còn trong kỹ năng nghe. Dạng câu hỏi này khá giống với các dạng completion khác như summary, note hay table nhưng thông tin được đưa dưới các hình thức khác nhau. Sentence completion có thể xuất hiện ở bất kỳ Section nào, tùy thuộc vào độ khó, tuy nhiên thường xuyên xuất hiện nhất trong bài Section 3 và 4.
Hình thức câu hỏi này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng trong bài nghe nhưng còn bị để trống. Nhiệm vụ của bạn là nghe để tìm thông tin được nhắc đến quyết định cụm từ nào là câu trả lời.
➤ Summary completion – hoàn thành bản tóm tắt có thể xuất hiện trong bất kì Section nào trong bài nghe, phổ biến hơn cả là Section 2,3, và 4 với các mức độ khó khác nhau.
Với dạng bài này, một chuỗi các câu sẽ được đưa ra để tổng kết lại đoạn thoại bạn được nghe. Các thông tin trong câu được rút ra từ lời nói trong đoạn thoại, đồng thời sẽ được diễn giải theo các cách khác nhau nhằm thay đổi câu văn nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
➤ Map/ diagram/labelling
Map labelling là dạng bài yêu cầu điền chính xác địa danh trên bản đồ dựa vào một đoạn băng ghi âm. Dạng bài kiểm tra và đánh giá khả năng nghe hiểu và bắt kịp các nội dung bài nghe, note taking, hiểu các từ vựng về xác định phương hướng cũng như thành ngữ về địa điểm cũng như nơi chốn của bạn.
✦ Có hai loại Labelling thường gặp trong bài Listening test:
Có các tên địa danh cho sẵn và bạn phải nghe và chọn địa danh đúng điền vào các kí hiệu A, B, C, D, E, F, G, H, …….
Chỉ có ô trống trong bản đồ và bạn phải nghe để điền địa danh đúng vào chỗ trống mà không có các từ cho trước.
Flow chart completion
Bài thi nghe IELTS dạng “ hoàn thành flowchart” thường xuất hiện trong Section 2 hoặc 3. Thông thường cũng sẽ có dạng đối thoại giữa hai đối tượng trong bối cảnh cụ thể hoặc một người hướng dẫn làm một việc gì đó. Các bạn sẽ được yêu cầu điền các thông tin trong một bảng tóm tắt, tuy nhiên sẽ có hai loại điền: điền các từ gợi ý cho trước vào chỗ trống và điển các thông tin mà không có từ gợi ý. Các tiêu chí được cho trước trong bài đóng vai trò như một dàn ý chi tiết giúp các bạn dễ dàng nghe và theo dõi các vị trí câu hỏi và nội dung cần điền.
➤ Multiple choice questions
Multiple choice- chọn câu trả lời đúng, là một dạng bài tập trong đề thi IELTS listening thường làm khó thí sinh chọn lựa đáp án chính xác.
Có hai dạng multiple choice thường gặp trong bài thi nghe IELTS
✦ Dạng 1. Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
Với dạng này, các câu trả lời tương ứng chỉ là 1 chữ cái A B C (thường chỉ có 03 lựa chọn cho mỗi câu hỏi).
✦ Dạng 2. Có nhiều câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
Đây là dạng bài dễ sai trong bài thi IELTS Listening, hầu hết các thông tin trong các option đều được đưa ra trong bài ghi âm, tuy nhiên việc phát hiện ra điểm khác nhau giữa chúng cũng như gạch chân từ khóa của câu hỏi để biết option nào được liên kết là điều kiện không thể thiếu để làm dạng bài này.
➤ Matching information
Matching information- thường xuất hiện trong Section 2 và 3 của bài nghe IELTS.
Với dạng bài này, bạn sẽ thấy hai phần thông tin thường được đánh dấu với một dãy chữ cái và một dãy số theo thứ tự. Thường họ sẽ yêu cầu nối nội dung theo chữ cái với số hoặc ngược lại.
Có thể đôi khi đề bài khác biệt với tranh nhưng ít hơn. Và kiểu hình thức ra đề vẫn tương tự.
✦ Dạng Matching trong IELTS Listening có hai kiểu:
✦ Nối đáp án 1-1 với nhau, nghĩa là một người chỉ đi với 1 người thành 1 cặp thôi.
Yêu cầu thường thấy của dạng bài này: You choose one letter.….
Hoặc Write the correct letter, A, B or C next to questions 1-3
✦ Nối đáp án 1 – nhiều. Nghĩa là, một người có thể đi với nhiều người. Trong phần câu hỏi so với các tùy chọn đáp án, thì có 2 câu trở lên phù hợp với 1 lựa chọn ở trên.
Yêu cầu thường thấy của dạng bài này: You may choose any letter more than once
Hoặc Write the correct letter, A, B or C next to questions 1-4/5/6/7…
✦ Dạng thứ 2 là khó nhằn và hay được ra nhiều hơn.
Chiến thuật học IELTS Listening hiệu quả
IELTS Listening có rất nhiều dạng bài nhưng tổng hợp lại, chiến thuật học cũng có nhiều điểm tương tự nhau.
✦ Bước 1. Đọc hướng dẫn câu hỏi để biết cách phải nối thông tin như thế nào, gạch chân từ khóa trong câu hỏi và phần thông tin cho sẵn
✦ Bước 2. Ghi nhớ đáp án cho sẵn và câu hỏi để tránh mất thời gian tìm kiếm vị trí các câu hỏi cũng như thông tin khi nghe.
✦ Bước 3. Sử dụng các thông tin được cung cấp ở hai danh sách để đoán các loại câu hỏi mà bạn có thể được nghe.
✦ Bước 4. Nghe thật kỹ để tìm câu trả lời.
Bạn cần tập trung vào đề thi và lắng nghe suốt câu hỏi. Đừng cố gắng vào những thông tin đã bị miss, hãy tiếp tục nghe tiếp các câu khác.
Các Tips hữu ích cho bài IELTS Listening
Làm quen với việc đọc hướng dẫn đề bài và rèn tính cẩn thận, đảm bảo mọi thiết bị, dụng cụ đều tốt trước khi làm bài.
Phân bổ thời gian đọc bài và làm bài hợp lý.
Nên nghe hai thông tin cùng lúc bởi có thể hai chỗ trống bạn điền khá gần nhau, hoặc người nói nhắc tới sớm.
Nếu bị lỡ thông tin rồi thì bỏ qua, tránh lo lắng làm mất tập trung và ảnh hưởng tới các câu hỏi khác. Biết đâu sau khi nghe xong bạn lại tìm ra đáp án.
Paraphrasing là không thể tránh khỏi, thông tin xuất hiện trong bài không phải lúc nào cũng giống hoàn toàn như trong bài nói, hãy chuẩn bị tâm lý và học thật nhiều từ vựng cũng như nghe thật nhiều.
Chú ý spelling
Chú ý các “distractors- bẫy”, bẫy hầu như xuất hiện “muôn nơi”, có thể người nói sẽ nói sai rồi sửa lại, có thể họ nhắc đến rất nhiều thứ sau đó mới quyết định chọn cái gì đấy,….. Do vậy, tốt nhất là nghe được thông tin rồi thì nên ghi ra nháp thôi, xem liệu thông tin có bị sửa lại hay không rồi mới viết vào answer sheet.
Đừng bỏ trống chỗ nào cả
Practice make perfect!
Tài liệu luyện thi IELTS Listening
➤ Trình độ beginner với target 3.0-4.0
Bộ sách Basic IELTS Listening và Get ready for IELTS Listening là phù hợp nhất với trình độ này.
Với cuốn sách này, bạn nên học và nghe theo thứ tự các bài để nâng cao dần trình độ.
Cuốn Tactics Listening 3 cấp độ các bạn cũng có thể sử dụng để làm thêm bài tập nghe.
Nhớ bổ sung từ vựng và ngữ pháp với hai cuốn Vocabulary in use và Grammar in use hoặc Grammar for IELTS. Cuốn Grammar for IELTS là ngữ pháp dành cho IELTS nên mình nghĩ có thể dễ học tập trung hơn, ngoài ra còn có thêm phần bài tập IELTS sau mỗi bài nên các bạn có thể làm quen dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Grammar for IELTS có thể hơi khó so với các bạn mất gốc, nên mình cũng đề xuất thêm Grammar in use cho các bạn!
✦ Link tải Trọn bộ Get ready for IELTS: TẠI ĐÂY
➤ Trình độ căn bản, target 4.5- 5.5
✦ Link tải Trọn bộ Complete IELTS band 4.0- 5.0: TẠI ĐÂY
➤ Trình độ 5.5- 6.5+
✦ Link tải Trọn bộ Complete IELTS band 5.0- 6.5: TẠI ĐÂY
➤ Trình độ 7.0+
Thời điểm này thì những bộ đề IELTS là hợp lý nhất, ví dụ như bộ luyện thi IELTS của Cambridge, Actual Test, Intensive Listening, hoặc tiếp tục với bộ Complete band 6.5- 7.5… Dĩ nhiên các bạn phải sắp xếp thời gian cho nó, tránh việc luyện lệch kỹ năng.
✦ Link tải Trọn bộ IELTS Cambridge: TẠI ĐÂY
Ngoài ra, các bạn cũng có thể lên các website học IELTS online như Aland IELTS, IELTS Simon, IELTS Liz,… để làm thêm đề cũng như thử sức với các bài thi thử chấm điểm ngay lập tức. Đỡ mất thời gian cũng như di chuyển nhiều mà vẫn biết được trình độ của mình.
*** Chú ý: Một video bạn có thể nghe đi nghe lại nhiều lần, không phải để học thuộc mà để tập trung và chú ý hơn vào các thông tin xuất hiện trong bài, cũng như đáp án và từ vựng được phát âm như thế nào.
Kết:
Lộ Trình Học Phát Âm Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu
Phát âm tiếng Anh là nền tảng cho việc học tốt tiếng Anh, ảnh hưởng rất lớn kỹ năng giao tiếp tiếng Anh . Ai cũng biết điều đó nhưng học cách phát âm tiếng Anh chuẩn lại là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người mới bắt đầu và không biết nên bắt đầu từ đâu. Bài viết này Step Up sẽ giới thiệu đến các bạn lộ trình học phát âm tiếng Anh chuẩn cho người mới bắt đầu.
1. Tầm quan trọng của việc phát âm tiếng Anh chuẩn
Phát âm tiếng Anh
Điều gây ấn tượng đầu tiên trong mắt người nghe về khả năng tiếng Anh của bạn chính là cách bạn phát âm. đã nghiên cứu trên 32 cao thủ tiếng Anh dân khối A thì có tới 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên họ học. Hầu hết họ đều khẳng định: học phát âm đã giúp cho họ nghe nói tiếng Anh tốt lên rất nhanh.
Phát âm tiếng Anh chuẩn không chỉ giúp bạn truyền tải chính xác nhất ý kiến của mình mà còn khiến người nghe có cảm giác tiếng Anh của bạn rất tốt dù bạn chỉ sử dụng những từ hay cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Khi nói chuyện với người Việt Nam, có lẽ họ cũng sẽ có thể đoán được ý của bạn vì đã quen với cách nói của người Việt. Tuy nhiên khi nói chuyện với người nước ngoài, phát âm sai có thể gây nên những nhầm lẫn tai hại, không những thế còn làm giảm hứng thú của người nghe với câu chuyện.
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2. Nội dung cơ bản của việc học phát âm tiếng Anh
Phát âm tiếng Anh chuẩn
Bảng phiên âm quốc tế IPA
Có lẽ khi bắt đầu học ai cũng sẽ thắc mắc liệu tiếng Anh có thể đánh vần giống trong tiếng Việt hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có.
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt: IPA) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra, sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt.
Bảng phiên âm quốc tế IPA
Bảng phiên âm quốc tế IPA gồm 44 âm cơ bản, 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ nhớ đến 5 nguyên âm và 21 phụ âm đã được học, vậy chúng có liên hệ gì với các nguyên âm và phụ âm trong bảng phiên âm Quốc tế IPA?
Ở đây, các bạn cần có sự phân biệt giữa chữ cái nguyên âm với nguyên âm, giữa chữ cái phụ âm âm với phụ âm.
Cùng là một chữ cái nhưng ở những trường hợp khác nhau sẽ được phát âm khác nhau. Đây cũng chính là một điều khó khăn khi học phát âm tiếng Anh so với các ngôn ngữ khác.
Âm hữu thanh: Là những âm mà khi nói, hơi thở đi từ họng, qua lưỡi, răng rồi đi ra ngoài, làm rung dây thanh quản. Đặt ngón tay của bạn vào cổ họng và thực hành âm /r/ bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về sự rung này. Trong tiếng Anh, tất cả các nguyên âm và 15 phụ âm là âm hữu thanh hữu thanh.
Các phụ âm hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /δ/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/, /v/ và /z/.
Âm vô thanh: Là những âm mà khi nói, âm bật ra bằng hơi từ miệng chứ không phải từ cổ họng, vì vậy cổ họng sẽ không rung. Bạn đặt tay lên cổ họng và phát âm chữ /k/. Bạn sẽ không thấy rung, mà chỉ là những tiếng động nhẹ như tiếng bật hoặc tiếng gió. 9 phụ âm còn lại là âm vô thanh.
Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi. Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu thanh.
Gồm tất cả 24 phụ âm, trong đó có 15 phụ âm hữu thanh và 9 phụ âm vô thanh
Hiện tượng ngữ âm trong tiếng Anh
Giống như trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng có những hiện tượng ngữ âm để giúp cho câu nói trở nên sinh động và truyền tải những cảm xúc hay ẩn ý của người nói. Có rất nhiều các hiện tượng ngữ âm từ đơn giản đến nâng cao, tuy nhiên Trọng âm, Nối âm và Ngữ điệu trong câu là ba phần quan trọng nhất mà bất cứ người học tiếng Anh nào đều phải biết.
3. Lộ trình học phát âm tiếng Anh chuẩn cho người mới bắt đầu
Cách học phát âm tiếng Anh
Có một điều mà hầu hết người học phát âm tiếng Anh đều nhận thấy: có quá nhiều điều bạn cần sẽ phải thành thạo nếu muốn phát âm tiếng Anh chuẩn. Từ 44 âm cơ bản trong bảng phiên âm quốc tế IPA đến hàng trăm cụm âm phát âm khó khác, các hiện tượng ngữ âm từ cơ bản đến nâng cao: trọng âm, nuốt âm, nối âm,… Bạn phải chăm chỉ luyện tập từng âm, từng từ rồi từng câu, chưa kể đến việc với số lượng âm lớn như vậy thì việc học được âm sau lại quên âm trước là một điều cực kỳ bình thường. Điều này làm cho rất nhiều người ngán ngẩm và bỏ cuộc ngay khi mới bắt đầu, vì vậy hãy chọn cho bạn thân những cách học đem lại động lực cho bản thân. Hiểu được điều này, Step Up giới thiệu đến các bạn lộ trình học phát âm cho người mới bắt đầu một cách hiệu quả nhất.
Phần 1: Luyện tập cơ miệng
Bảng phiên âm Quốc tế IPA
Như các bạn thấy bảng phiên âm Quốc tế IPA được chia thành 2 phần chính. Phần phía trên màu xám chính là Nguyên âm (vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn: màu xám nhạt là Nguyên âm đơn (Monophthongs) và phần xám đậm là Nguyên âm đôi (Diphthongs). Phần bên dưới màu vàng là Phụ âm (consonants). Khi học bảng phiên âm Quốc tế IPA, chúng ta sẽ học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm.
Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra âm thì luồng khí đi từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước hoặc sau các phụ âm.
Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.
Nguyên âm đơn (Monophthongs)
Nguyên âm đơn trong tiếng Anh
Có tất cả 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột. Với các nguyên âm đơn, chúng ta sẽ học theo từng hàng.
Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghép từ hai nguyên âm đơn khác nhau. Với các nguyên âm đôi, chúng ta sẽ học theo các cột.
Nguyên âm đôi trong tiếng Anh
Phụ âm và cách đọc
Học phát âm tiếng Anh chuẩn
Để phát âm những âm này, khẩu hình của bạn cần đặt ở vị trí tối đa và cơ miệng dãn tối đa. Do đó khi luyện tập những âm này, cơ miệng của bạn trở nên linh hoạt hơn. Vì vậy khi đã nắm được cách phát âm những âm này thì dễ dàng hơn nhiều trong việc học các âm còn lại và trong việc luyện ngữ âm, ngữ điệu.
Khi học các âm này, bạn nên học những âm tương tự nhau và có sự so sánh giữa chúng để nhận ra sự khác biệt. Bên cạnh đó, hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày và thực hành thật nhiều. Để tránh gây cảm giác nhàm chán khi học, bạn có thể đa dạng hóa các hình thức học mỗi ngày: luyện tập theo video các video hướng dẫn phát âm, ghi âm lại giọng của mình và so sánh, học cùng bạn bè, kết hợp phương pháp học phát âm và ghi nhớ từ vựng hiệu quả bằng âm nhạc, phim ảnh,…Ngoài ra còn có một điều vô cùng quan trọng: đừng bao giờ đồng hóa âm tiếng Anh. Cố gắng tìm ra cách đọc tương đương trong tiếng Việt, hãy luyện nghe các âm thật chuẩn, nhận diện, định vị khẩu hình miệng và bắt trước cho đến khi giống y hệt.
Phần 3: Học các hiện tượng ngữ âm
Trọng âm trong tiếng Anh
Trọng âm trong tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, trong một từ có 2 âm tiết trở lên, sẽ luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại của từ về độ dài, độ lớn và độ cao khi đọc. Âm tiết được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác thì âm tiết đó được nhấn trọng âm, nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết được nhấn trọng âm.
Trọng âm của từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh. Khi đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm rất có thể sẽ dẫn đến nhầm lẫn.
Trong tiếng Anh, một số từ được viết giống nhau nhưng lại nhấn trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo từ loại. Vì vậy cần nắm được trọng âm của từ mới có thể phân biệt được các từ trong giao tiếp.
Giống như trong tiếng Việt khi muốn nhấn mạnh về một điều gì đó, ta sẽ nói to và chậm hơn từ mang nội dung nhấn mạnh. Trong tiếng Anh cũng vậy, trọng âm trong câu cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ thể hiện cái người nói muốn nhấn mạnh, thậm chí làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu nói. Ngoài ra, trọng âm của câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ, đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ đọc tiếng Anh.
Trong một câu, chúng ta thường chia các từ làm hai loại: từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Trọng âm thường được nhấn vào các từ thuộc về nội dung, vì ý nghĩa của câu được thể hiện nhiều qua các từ này.
Nối âm trong tiếng Anh
Trường hợp 1: Phụ âm đứng trước nguyên âm
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, chúng ta đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “make up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ: /‘meikʌp/.
Tuy nhiên, điều này hề không phải dễ và đòi hỏi phải luyện tập nhiều, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “have (it)” đọc là /hævit/.
Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ như “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts) phải đọc là /em mei/ …
Trường hợp 2: Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Về nguyên tắc, khi gặp 2 nguyên âm đứng cạnh nhau, bạn cần thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có thể thêm phụ âm theo 2 nguyên tắc sau:
– Đối với nguyên âm tròn môi(khi phát âm những âm này, môi nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:”ou”, “u”, “au”,…) bạn cần thêm phụ âm “w” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc thành /du: wit/.
– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm âm này, môi kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “e”, “i”, “ei”,… bạn thêm phụ âm “y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được phát âm thành /ai ya:sk/.
Thực hành đọc: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…
Trường hợp 3: Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng một nhóm đứng gần nhau, bạn chỉ đọc duy nhất 1 phụ âm.
Ví dụ “want to” (có 3 phụ âm n, t và t cùng thuộc nhóm phụ âm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.
Ngoài các trường hợp trên còn rất nhiều các trường hợp đặc biệt khác bạn sẽ bắt gặp trong quá trình học tiếng Anh. Nhiều trường hợp không có quy tắc, để nhớ được người học phải luyện tập nhiều để hình thành phản xạ trong cách nói.
Ngữ điệu trong tiếng Anh
Ngữ điệu trong tiếng Anh
Quy tắc 2: Đối với các câu hỏi WH (what, where, when, why, whose, whom, who) và how, người đọc xuống giọng ở cuối câu
Quy tắc 5: Đối với câu hỏi lựa chọn, xuống giọng ở cuối câu
Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi nhận được sự đồng ý
Xuống giọng ở cuối câu khi người nói muốn xác định lại điều mình hỏi là đúng hay không
4. Phần mềm học phát âm tiếng Anh online miễn phí
Hiện nay có khá nhiều các phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh online giúp người học dễ dàng tiếp cận với những phương pháp học mới và hiệu quả. Step Up xin giới thiệu đến các bạn một trong những phần mềm học phát âm tiếng Anh miễn phí phổ biến nhất hiện nay: Talk it
TALK IT là phần mềm hỗ trợ luyện cách phát âm tiếng Anh chuẩn và luyện tập khả năng nói tiếng Anh trôi chảy bằng việc đưa ra cách đọc chuẩn đối với từng từ, từng câu. Ví dụ khi bạn muốn nói một câu nhưng không biết nên nối âm thế nào Talk it sẽ giúp bạn. Bạn có thể tùy chỉnh cho mình các giọng đọc, tốc độ đọc nhanh, chậm sao cho phù hợp với ý muốn của bản thân
Phần mềm học phát âm tiếng Anh
Tùy chọn các tính năng trên cửa sổ chương trình
– Personality: Giọng của người đọc: man (đàn ông), woman (Phụ nữ); child (trẻ em); little Man, strong man, old woman,…
– Speed: Điều chỉnh tốc độ đọc
– Pitch Quality: Chất lượng
Để việc học phát âm tiếng Anh trở nên đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo ngay cuốn sách Hack Não 1500 với phương pháp truyện chêm, âm thanh tương tự và phát âm Shadowing với audio và video hướng dẫn chi tiết cho bạn cách phát âm từng từ để bạn có thể bắt chước và phát âm chuẩn nhất. Với cuốn sách này, bạn vừa củng cố phát âm, vừa nâng cao vốn từ vựng, nền tảng đầu tiên để chinh phục tiếng Anh thành công.
Comments
Cập nhật thông tin chi tiết về Lộ Trình Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Người Mất Gốc Hoặc Mới Bắt Đầu trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!