Xu Hướng 12/2023 # Lập Dàn Ý Bài Văn Học Và Tình Thương # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lập Dàn Ý Bài Văn Học Và Tình Thương được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dàn ý Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 2

Lập dàn ý bài Văn học và tình thương lớp 8 Lập dàn ý bài Văn học và tình thương

Mở bài:

Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

Thân bài:

– Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

– Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:

+ Tình yêu với những người thân.

+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.

+ Tình yêu quê hương đất nước…

(Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

– Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

Kết bài:

Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 2

Mở bài:

– Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

– Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

Thân bài:

a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

– Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…)

– Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người…).

b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái

– Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.

+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.

+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.

(Dẫn chứng):

+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…

+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi…

+ Hai anh em Thành – Thủy trong (Cuộc chia tay của những con búp bê).

– Tình làng nghĩa xóm.

(Dẫn chứng: Ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…)

– Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò…

(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê…).

c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

– Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.

(Dẫn chứng: Bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

– Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

(Dẫn chứng: Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..).

3. Kết bài:

Liên hệ thực tế và mong ước của em.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 3

1. Mở bài:

Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài:

a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:

Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính độc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.

Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)…

b) Tình cảm gia đình:

Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.

Dẫn chứng: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)

c)Tình nhân ái giữa con người với con người:

Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.

Dẫn chứng: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)…

3. Kết bài: Tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 4

Mở bài:

Giới thiệu truyền thống đạo lí “lá lành đùm lá rách của dân tộc việt nam”.

Thân bài:

1) Tình thương thể hiển qua các thể loại văn học dân gian qua các câu tục ngữ-ca dao mà ông cha ta đã thực hiện và dạy cho thế hệ sau này.

2) Văn học hiện đại – ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh,

Dẫn chứng: Qua các tác phẩm văn chương đã học, tình thương đã cảm hóa được tất cả mọi đối tượng.

3) Trong cuộc sống đời thường

Đảng chính phủ kêu gọi mọi người chung tay góp sức, giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh quanh ta để họ có thêm niềm tin trong cuộc sống qua các phong trào.

– Ngôi nhà mơ ước; nhà tình thương

– Vượt lên chính mình

Kết bài: Khẳng định vấn đề, suy nghĩ và hành động của bản thân.

Dàn Ý Văn Học Và Tình Thương (Bài Số 7 Lớp 8 Đề 2)

Dàn ý Văn học và tình thương 1. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 1

Lòng nhân ái, tương thân tương trợ, tình thương giữa con người với con người chính là truyền thống bao đời của dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới.

Văn học luôn ca ngợi những cái đẹp, nhất là những cái đẹp tâm hồn con người, đề cao tính nhân văn, nhân đạo và phê phán gay gắt những kẻ thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại.

Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương người.

Các tác phẩm văn chương thường lấy lòng bác ai, tình thương của con người làm nguồn cảm hứng và chất liệu.

Văn học đề cao tình yêu thương trong gia đình

Văn học đề cao tình cảm gia đình.

Cha mẹ yêu thương con cái hết lòng một cách vô điều kiện.

Con cái hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ.

Anh chị em yêu thương, bảo bọc cho nhau.

Người mẹ trong tác phẩm Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…

Người cha trong tác phẩm Lão Hạc, Mẹ tôi…

Hai anh em Thành – Thủy trong tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê.

Văn học đề cao tình làng nghĩa xóm

Từ xưa ông bà ta có câu “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” hoặc “Bà con xa không bằng láng giềng gần”.

Ông giáo trong truyện Lão Hạc.

Bà lão láng giềng trong tác phẩm Chị Dậu.

Văn học đề cao tình gắn kết giữa đồng nghiệp, thầy trò và bạn bè

Cô giáo cùng các bạn của Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê.

3 người họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng.

Văn học phê phán gay gắt những kẻ thờ ơ, lạnh lùng, nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

Những nhân vật thiếu tình thương trong gia đình: Người cha nghiện ngập trong Cô bé bán diêm, Bà cô của bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ,…

Những kẻ thờ ơ, lãnh cảm, độc ác, tàn nhẫn ngoài xã hội: Những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..), Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn,…

Liên hệ bản thân

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

Yêu thương, giúp đỡ anh em, bạn bè.

Giúp đỡ người hoạn nạn.

Không ức hiếp người nhỏ hơn mình…

Khẳng định lại mối liên hệ giữa văn học và tình thương.

Mong ước của em.

2. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 2

Dẫn dắt mở bài bằng đạo lý ngàn đời “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Liên hệ sang văn học và tình thương.

Tình yêu thương trong văn chương được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ

Từ xa xưa, các câu ca dao tục ngữ đã nói về tình cảm gia đình giữa cha mẹ – con cái, anh em, chồng vợ,…

“Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.”

Văn học về tình cảm anh chị em:

“Chị ngã em nâng”

Văn học về tình cảm con cháu – ông bà:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Văn học về tình nghĩa vợ chồng hay tình yêu đôi lứa:

“Sự đời nước mắt soi gương, Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.”

Liên hệ bản thân và thực tế trong hiện tại

Nhà nước xây dựng nhà tình thương cho người nghèo.

Bản thân em cần làm gì để bày tỏ và phát huy tình yêu thương của mình.

Khẳng định lại văn học và tình thương từ xa xưa đã có mối quan hệ chặt chẽ, tương trợ cho nhau.

3. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 3

Văn học là đứa con tinh thần của nhà thơ, nhà văn khi dùng ngòi viết để diễn tả quan điểm cũng như tình cảm của mình.

Có con người là có tình cảm.

Có tình cảm chính là có tình yêu thương.

Hầu hết trong các tác phẩm thì tình yêu thương là nguồn cảm hứng chính.

Văn học nói đến tình yêu quê hương đất nước

Văn học có không ít những tác phẩm giàu tình yêu đối với đất nước, tình yêu đó gắn liền với niềm tự hào vô bờ bến của các nhân vật văn học, hay thậm chí là chính bản thân tác giả.

Văn học nói đến tình cảm gia đình

Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bởi dòng máu nóng chảy trong cơ thể mỗi người, loại tình cảm này rất thiên liêng và là nguồn cội, nguồn cảm hứng sáng tác không bao giờ tận của nhiều tác giả.

Trong tình cảm gia đình, có một loại tình cảm cực kì đặc biệt, hình dung ngắn gọn bằng một câu “Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương”. Đó là tình cảm vợ chồng nói riêng và đôi lứa nói chung.

Văn học nói đến tình thân ái giữa con người với con người

Tình thân giữa xóm làng cũng như tình thầy trò, bè bạn,… chính là điển hình cho loại tình cảm này.

Văn học diễn tả tình yêu thương rộng lớn giữa con người với con người, nơi nào có tình người thì nơi đó có văn học.

Văn học dùng ngòi bút để bênh vực những mảnh đời khốn khổ, dùng cây viết để nêu cao những tấm gương sống mà ai ai cũng phải kính nể.

Văn học có thể mạnh dạn đứng về phía của những con người bần cùng, chịu gông xiềng dưới tận đáy cùng của xã hội.

Tổng kết nội dung

Khẳng định mối liên hệ giữa văn học và tình thương.

4. Cách lập dàn ý Văn học và tình thương số 4

Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.

Văn học là dùng ngòi bút để thay cho tiếng nói.

Tình thương là tiếng nói của tâm hồn.

Văn học thay tiếng nói tâm hồn bộc lộ và đọng lại thành những câu chữ.

Văn học và tình thương nhờ vậy mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Văn học đề cao tình cảm giữa con người với nhau

Văn học cả xưa và nay đều ca ngợi tình cảm yêu thương giữa con người với con người, không chỉ trong gia đình mà còn với ngoài xã hội.

Tình yêu với những người thân.

Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.

Tình yêu quê hương đất nước…

Văn học thay cho tiếng nói con người phê phán những điều xấu

Văn học phê phán thói đời, lên án những kể bất nhân, gần như mất hết tính người, trở nên lạnh lùng, thờ ơ và thậm chí là xem nhẹ trước những nỗi khổ cực của đồng loại.

Lưu ý: Mỗi luận điểm được nêu ra phải kèm theo dẫn chứng cụ thể chứng minh thì mới tăng tính thuyết phục.

Vai trò văn học trong việc bồi đắp tình thương của con người.

Khẳng định lại mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và tình thương.

Lập Và Trình Bày Dàn Ý Bài Văn Miêu Tả Cơn Mưa

Bạn Quỳnh Liên làm văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có bốn đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh đường phố ồn ào, nhộn nhịp, hối hả trong lúc trời vần vũ chuyển mưa – Rồi mưa ào ào đổ xuống. Hãy tả lại cảnh đó. Dàn bài chi tiết 1. Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh cần tả: Trên đường phố ồn ào hối hả, gió bắt đầu thổi mạnh, mây đen kéo đến che kín cả bầu trời… Ra khỏi sân trường, em vội vã trở về nhà.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

Mây xám kéo đến che kín cả bầu trời; gió bắt đầu chuyển mạnh.

Tiếng sấm, sét thỉnh thoảng gầm lên…

Gió thổi mỗi lúc một mạnh hơn.

Trên đường những đám bụi bay mù trời, đây đó những ngọn gió xoáy bốc từng cột bụi cuốn theo những rác rưởi trên đường tạo thành những cột rác xoay tròn bốc cao lên không trung.

b. Tả chi tiết:

Cây hai bên đường rạp mình cúi xuống theo chiều gió. Cành cây khô rơi gãy đầy đường.

Hàng quán hai bên đường đông chật người đứng.

Trên đường các phương tiện giao thông bấm còi, bật đèn lao nhanh.

Mưa ào ào đổ xuống như người ta vãi cát…

Trời dịu lại, mọi người lại hối hả ra đường trở về.

3. Kết luận:

Quang cảnh sau khi mưa: cảnh vật, đường phố và con người?

Cảm nghĩ của em về cơn mưa.

Bài làm

Trước hồi trống tan trường chừng năm, bảy phút, bất chợt một cơn giông kéo đến, không gian như tối hẳn lại. Học sinh các lớp nhốn nháo vì những đợt gió mạnh từ ngoài lùa vào. Các cánh cửa đánh sầm sầm, chúng em ai nấy đều sắp gọn sách vở bỏ vào cặp.

Vừa mới ra khỏi sân trường, mây đen ồ ạt kéo đến che kín cả bầu trời. Gió thối mỗi lúc một mạnh hơn. Những đám bụi mù trời theo gió bay cao. Thỉnh thoảng những luồng gió xoáy bốc cát bụi rác rưởi dựng thành những cột bụi di chuyển trên mặt đường rồi bốc cao lên không trung. Hàng cây cao vút hai bên đường rạp mình theo gió, cành cây khô rơi xuống lòng đường loạn xạ. Trên đường xe ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi. Mấy chiếc xe đạp lao đi vun vút bất chấp các cành cây khô nằm chắn trên đường. Mấy người đi bộ tạt sang hai lề đường vừa chạy vừa ngước nhìn trời. Những hàng quán hai bên đường đã chật cứng người. Những người bán cà phê hủ tiếu… vội vàng căng những tấm bạt che.

Gió hơi dịu lại một ít và mưa bắt đầu đổ xuống. Hết đợt này đến đợt khác, dường như có bao nhiêu nước trời đổ xuống bấy nhiêu. Hai lề đường nước chảy thành từng dòng cuốn theo bao nhiêu là rác rưởi. Mặt đường sạch bóng, cứ tưởng như ai đó vừa mới quét dọn xong.

Mưa tạnh hẳn, bầu trời trong trở lại, không gian thật thoáng đãng. Em cảm thấy như vạn vật tươi trở lại. Cây cối rùng mình hắt những giọt mưa còn lại rơi xuống lòng đường lộp độp. Con người như khỏe ra, rạng rỡ hơn, tươi vui hơn. Lúc này em mới thầm cảm ơn cơn mưa.

Soạn Bài: Lập Dàn Ý Bài Văn Tự Sự

Soạn bài trang 44 – 46 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Lập dàn ý bài văn tự sự

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.

[…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […]. Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu. Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […]. Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được… Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy. “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời…

(Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”,

trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000).

Giải câu 1 – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (trang 45 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

Giải câu 2 – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (trang 45 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ thể là giai đoạn hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện cho tác phẩm.

II. Lập dàn ý Giải câu 1 – Lập dàn ý (trang 45 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?

Trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự, người viết phải dự kiến được nội dung chính sẽ viết trong bài văn với sự xuất hiện của những nhân vật chủ đạo, những sự kiện quan trọng.

Suy ngẫm về kết thúc truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố ( Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị), nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Tôi ngờ câu kết này cũng mới là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng, lành manh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem(1) cho cán bộ cơ sở.”.

Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về “hậu thân” của chị Dậu bằng những câu chuyện sau:

(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ…

Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.

Giải câu 2 – Lập dàn ý (trang 46 SGK ngữ văn 10 tập 1)

– Chọn nhan đề cho bài viết.

– Lập dàn ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Nhan đề

“Sau cái đêm đen ấy…”

“Người đẩy nắp hầm bom”

Mở bài

Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ.

Thân bài

– Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…

– Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.

– Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật

– Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.

– Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu.

– Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi.

Kết bài

Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương.

Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng.

Anh (chị) hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự.

– Dự kiến ý tưởng về các nhân vật và diễn biến câu chuyện.

– Dàn ý gồm những phần nào? Nội dung mỗi phần ra sao?

Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

V. Lê – nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân…”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

→ Câu chuyện xảy ra vào hoàn cảnh nào, ở đâu, vào thời điểm nào?

→ Nhân vật chính trong câu chuyện ấy là ai, là người như thế nào?

Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính của câu chuyện.

Giải câu 2 – Luyện tập (trang 46 SGK ngữ văn 10 tập 1)

– Kể về việc bạn học sinh tốt ấy phạm phải sai lầm (Sai lầm ấy là gì? Vì sao lại dẫn đến sai lầm ấy? )

– Kể về việc bạn học sinh chiến thắng bản thân, kịp thời tỉnh ngộ, tiếp tục làm một học sinh tốt.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện.

– Bạn học sinh ấy hiện tại là một bạn học sinh tốt, còn giúp đỡ các bạn khác trong lớp.

– Câu chuyện của bạn học sinh ấy là tấm gương sáng cho mọi người xung quanh.

Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh (chị) được trực tiếp chứng kiến (đội thanh niên tình nguyện tham gia công tác giữ trật tự an toàn giao thông; đôi bạn giúp nhau vượt khó, học giỏi; bác trưởng thôn chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sĩ,…).

Dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó, học giỏi.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

→ Em được chứng kiến câu chuyện ấy vào hoàn cảnh nào, ở đâu.

→ Đôi bạn trong câu chuyện là những ai.

Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính.

I. HÌNH THÁNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

– Kể về hoàn cảnh khó khăn của đôi bạn.

Câu 1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

– Kể về việc hai người bạn đã giúp nhau vượt qua khó khăn để học giỏi.

Câu 2. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?

Kết bài: Kết thúc câu chuyện.

II. LẬP DÀN Ý Câu 1. Suy ngẫm về kết thúc truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố (Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị), nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Tôi ngờ câu kết này cũng mới là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng, lành manh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem(1) cho cán bộ cơ sở.”.

– Câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó là minh chứng cho tình bạn đáng quý.

– Bài học rút ra: Phải luôn biết cố gắng không ngừng, cũng phải biết giúp đỡ những người xung quanh mình.

Đọc phần trích trong SGK (trang 44 – 45 SGK ngữ văn 10 tập 1) và trả lời câu hỏi.

Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ một con người có thật mà nhà văn đã gặp, từ câu chuyện được nghe, Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu; phần giữa kể câu chuyện đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, ở đó ông sẽ miêu tả quan hệ của Tnú với các nhân vật khác.

Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tư­ởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tư­ởng tư­ợng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Những dự kiến này giúp cho quá trình lập dàn ý đ­ược rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ thể, chi tiết hơn.

Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về “hậu thân” của chị Dậu bằng những câu chuyện sau:

(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ…

Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).

Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào?…).

Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.

– Chọn nhan đề cho bài viết.

– Lập dàn ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

a) Trường hợp 1:

Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào ?

Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…),

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự.

– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu ?

b) Trường hợp 2:

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

– Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

– Dự kiến ý tưởng về các nhân vật và diễn biến câu chuyện.

– Dàn ý gồm những phần nào? Nội dung mỗi phần ra sao?

Bài 1. V. Lê – nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân…”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

– Lập dàn ý bài văn tự sự cần dự kiến được đề tài, xác định các nhân vật, sau đó chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý.

Mở bài:

– Dàn ý gồm ba phần:

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

Thân bài:

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

III. Soạn phần Luyện tập bài Lập dàn ý bài văn tự sự (trang 46 SGK ngữ văn 10 tập 1)

Dựa vào câu nói của Lê-nin lập dàn ý:

– An vốn là một học sinh chăm ngoan, được thầy cô và bạn bè yêu quý.

– Vì bố mẹ bận đi công tác, không có thời gian ở cạnh nên An bị bạn bè xấu lôi kéo.

Kết bài:

– Không nhận được sự quan tâm từ gia đình, An trở nên chán nản.

– An dần trở thành một con người khác:

Bài 2. Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh (chị) được trực tiếp chứng kiến (đội thanh niên tình nguyện tham gia công tác giữ trật tự an toàn giao thông; đôi bạn giúp nhau vượt khó, học giỏi; bác trưởng thôn chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sĩ,…). Tham khảo dàn ý sau đây (câu chuyện về tình bạn):

+ Trên lớp: không nghe giảng, hay trốn tiết đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè xấu.

Hải và Tùng gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.

Câu chuyện diễn ra khi ở lớp xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.

+ Ở nhà: thường xuyên gây chuyện, nói dối bố mẹ và bỏ nhà đi.

Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm thấy nguyên do (trong đó Hải là người mất nhiều nhất).

“Một mất mời ngờ”, không khí của lớp trở lên căng thẳng.

Cuộc truy tìm thủ phạm bế tắc, mâu thuẫn trong lớp xảy ra.

Hải nghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Tùng. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.

Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm (là một học sinh lớp khác).

– Cô giáo đã nhận thấy sự thay đổi của An, cô đã khuyên An học tập trở lại.

Không khí lớp trở lại bình thường.

Hải xin lỗi Tùng trước lớp. Họ lại thân thiết như xưa.

(BAIVIET.COM)

– An nhận ra việc làm sai lầm và dần dần trở về với chính mình ngày trước dù cho bạn bè xấu có rủ đi chơi.

– Khẳng định rằng chiến thắng bản thân là chiến thắng đáng tự hào.

– Rút ra bài học cho bản thân.

a) Mở bài:

b) Thân bài:

c) Kết bài:

Soạn Bài Lập Dàn Ý Bài Văn Tự Sự

Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự I – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

– Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

– Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

+ Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

+ Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

+ Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

+ Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:

+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện

+ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ

+ Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.

+ Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.

II – Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

– Mở bài:

+ Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

+ Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

+ Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

– Thân bài:

+ Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

+ Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

+ Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

+ Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

+ Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

+ Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

+ Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

– Kết bài:

+ Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

+ Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

– Mở bài:

+ Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

+ Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

+ Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

– Thân bài:

+ Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

+ Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

– Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.

Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.

Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…

Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.

Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

+ Minh (học sinh) vốn là một học sinh có ý thức tốt, học tập khá, ngoan ngoãn.

+ Sau khi công việc của cha mẹ gặp thất bại, gia đình lục đục, Minh buồn bã, chán nản, bị những người bạn xấu lôi kéo nên đã bỏ học, thường xuyên tụ tập với những bạn xấu.

+ Có lần, Minh đã lấy trộm đồ của bạn để đem bán.

+ Sau khi bị phát hiện là kẻ ăn trộm đồ, mà Minh không dám đến lớp học, không dám giao lưu với các bạn nữa.

+ Minh đã nhận ra lỗi lầm, rất ân hận về việc làm của mình

+ Thầy giáo chủ nhiệm biết chuyện, rất cảm thông nên đã bảo lãnh cho Minh được trở lại trường học, giúp đỡ em hòa nhập trở lại với lớp.

+ Minh đã cố gắng trở lại với sự ngoan ngoãn, có ý thức như trước và vươn lên trong học tập.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Dàn ý: Câu chuyện về tình bạn

– Mở bài:

+ Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.

+ Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.

– Thân bài:

Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:

+Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.

+Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.

+Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.

+Nam giúp Quân học bài.

+Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.

+Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.

+Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.

+Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.

– Kết bài:

+ Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ

+ Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1.Tác dụng của việc lập dàn ý

Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. Việc làm này có nhiều ý nghĩa:

-Giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,…

-Tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng.

-Có dàn ý, người viết cũng đồng thời sẽ biết phân phối thời gian hợp lí khi làm bài, tránh sự mất cân đối trong bài viết.

2.Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

-Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ; sắp xếp, triển khai hệ thống ý đó theo một trật tự hợp lí, có trọng tâm.

-Dàn ý của một bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.

+ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.

+ Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề.

II- HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Tiến hành các bước lập dàn ý cho đề bài sau:

Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.

Gợi ý: để lập được dàn ý cần tiến hành các bước sau: a.Tìm hiểu đề:

-Đề bài yêu cầu triển khai vấn đề gì? (vai trò của sách)

-Các kiến thức cần huy động ở đâu? (trong cuộc sống thực tế)

b.Tìm ý : *Xác định luận đề:

-Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

-Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

*Xác định các luận điểm:

-Bài làm có ba luận điểm cơ bản:

(1)Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).

(2)Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

(3)Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

*Tìm luận cứ cho các luận điểm:

-Các luận cứ cho luận điểm (1):

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

-Các luận cứ cho luận điểm (2):

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

-Các luận cứ cho luận điểm (3):

+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc vâ học theo các sách có nội dung tốt.

+ Học những điều hay trong sách bôn cạnh việc học trong thực tế cuộc sống,

c.Lập dàn ý:

Mở bài: mở bài trực tiếp

-Nêu khái quát vai trò tác dụng của sách trong đời sống.

-Dẫn câu nói của M. Go-rơ-ki.

Thân bài:

Triển khai lần lượt các luận điểm:

-Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội):

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng trí thức của nhân loại.

-Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

Kết bài: Bằng cách mở rộng vấn đề.

+ Tình hình thị trường sách hiện nay phức tạp ra sao? (số lượng đầu sách nhiều, chất lượng sách, đôi khi cả trong việc in ấn không đảm bảo).

+ Trong tình hình ấy, cần phải làm gì để chọn lựa được sách tốt? (nhờ sự tham vấn của thầy cô, của các phương tiện thông tin đại chúng,…).

+ Hiện nay, giới trẻ có rất nhiều cách để cập nhật thông tin và giải trí, vậy việc đọc sách còn hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao nữa hay không?

Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?

Một bạn đã tìm được một số ý:

a.Giải thích khái niệm tài và đức.

b.Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

-Bổ sung các ý còn thiếu.

-Lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

a.Cần bổ sung một số điểm còn thiếu:

-Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.

-Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.

Mở bài:

-Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Định hướng tư tưởng của bài viết.

Thân bài:

-Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Khẳng định ý nghĩa lời dạy của Bác đối với việc rèn luyện tu dưỡng của mỗi cá nhân.

-Phương hướng phấn đấu và rèn luyện để thực hiện tốt tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết bài: Mỗi chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

2.Lập dàn ý cho đề bài sau:

Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn “để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

-Dàn bài gợi ý

Mở bài:

-Những khó khăn trong cuộc Sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, dân gian đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Cái khó bó cái khôn”.

-Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào? Ta cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống sao cho đúng?

Thân bài:

-Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ “Cái khổ” là những khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống; “bó” là sự trói buộc, kìm hãm; “cái khôn” là khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người.

+ Câu tục ngữ này nêu ra bài học: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

-Bài học trên có mặt đúng nhưng đồng thời cũng có mặt chưa đúng.

+ Mặt đúng: Quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập, (thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt…) thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế.

+ Mặt chưa đúng: Bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người.Trên thực tế, có rất nhiều người dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn nỗ lực vươn lên để học tập tốt hoặc hoàn thàr;h xuất sắc những nhiệm vụ được giao…

-Câu tục ngữ cho ta nhiều bài học quý: .

+ Trước khi suy tính làm vấn đề gì cần tính đến những điều kiện khầch quan để hạn chế đến mức tối đa sự phụ thuộc của vấn đề đó vào những yếu tố bên ngoài.

+ Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách và vươn tới thành công. Kết bài:

Cần khẳng định:

-Trước hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

-Cần có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Cập nhật thông tin chi tiết về Lập Dàn Ý Bài Văn Học Và Tình Thương trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!