Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Học Môn Thuế Rất Hay được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh nghiệm học môn thuếThấy trên thư viện mọi người bàn tán về môn Thuế khiếp quá. Kỳ trước mình cũng học môn thuế nên hiểu cảm giác loạn cào cào về lý thuyết rồi khi áp dụng vào bài tập như các bạn. Chẳng qua là học qua rồi về suy nghĩ mới rút ra được chút chút chứ lúc học cũng chả biết là nên như thế này đâu. Cứ học thuế này trước, ban đầu ít còn học thuộc được nhưng sang loại thuế sau thì quên và loạn là nhiều hơn. Bởi thuế này lại là cơ sở để tính thuế cho thuế sau.
KHI LÀM BÀI TẬP MÔN THUẾ :Bài có các loại thuế thì đừng nên trình bày theo nghiệp vụ mà nên trình này theo từng loại thuế.
Thứ tự các loại thuế như sau:
– Đối với thuế TNDN nên đi theo trình tự:
* Thu nhập chịu thuế khác
* Thuế TN đối với TN từ nước ngoài
* Thu nhập được miễn thuế
LINK TẢI: VỀ LÝ THUYẾT:Do ngành thuế có vai trò vô cùng quan trọng, 2 vai trò lớn nhất của Thuế là điều tiết vĩ mô và huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Do đó các công tác thu chi phải vô cùng cẩn thận, không muốn bị trùng thuế nên mới phải nhiều trường hợp, nhiều cách xác định cụ thể với từng trường hợp như Thuế GTGT là một điển hình ra đời thay cho Thuế Doanh thu (bị trùng thuế rất nhiều). Hơn nữa Thuế lại có ý nghĩa nhân đạo nên mới có nhiều sắc thuế khác nhau để phù hợp với thu nhập của từng đối tượng nộp thuế và có những ngoại lệ… Do đó mới có nhiều loại thuế và đối với từng loại thuế lại có nhiều vấn đề bên trong để các bạn phải điên đầu, loạn như thế.
(Xin phép dài dòng một chút vì niềm tự hào về ngành Thuế nhưng mục đích là để cho các bạn hiểu vì sao, vì nên hiểu bản chất nó sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều. Lúc mình học loạn quá mình đã dừng học và đi tìm hiểu về cơ cấu ngành thuế, chức năng nhiệm vụ, hiểu ra rồi thấy hay hay lại có động lực học tiếp. Nên mình cũng muốn tạo động lực cho các bạn)
Nhiều lý thuyết như thế phải nhớ thôi. Nói chung là chả có mẹo miếc gì để nhớ cả nhưng không phải là không nhớ được.
Ví dụ như thuế GTGT mục đích là tạo nguồn thu và điều tiết chung thì hầu như mặt hàng nào chả đánh. Nhưng thuế GTGT là đánh vào GT tăng thêm nên qua các khâu sx, luân chuyển, tiêu dùng mà không có GT nào gia tăng thì không đánh rồi. Suy ra mấy hàng như sp nông nghiệp mới sơ chế kiểu bỏ vỏ, tách hạt thì ko đánh này; hàng hóa không phục vụ kinh doanh không đánh này. Thuế là khoản thu nội địa nên hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam thì không đánh này. Và do mục đích điều tiết chung tiêu dùng nên mấy cái hàng quá thiết yếu như cho y tế, giáo dục… thì ai cũng dùng thì đánh vào có ý nghĩa gì đâu thế là cái này ko chịu thuế này… Nhớ kiểu kiểu vậy
Nói chung học kiểu kiểu đi từ bản chất, đi từ cái phổ biến mà ai cũng biết rồi suy ra, kiến thức sẽ có sự liên kết và dễ nhớ hơn, còn thấy hay hay nữa. A thì ra như vậy là vì nó đều có ý nghĩa cả.
Chú ý một số dạng bài tập đặc thù sau trong sách bài tập. (Nên nắm vững các dạng bài còn không bao giờ có lặp lại đề đâu, vì vô vàn mặt hàng, các thầy cô nghĩ phát là ra được hàng đống đề. Do đó làm nhiều bài tập sưu tầm nhiều chỗ thì tốt nhưng nếu nắm chắc được các dạng cơ bản thì theo mình là hiệu quả hơn)
Thuế TNDN: Bài 39, 40, 41, 42, 48
xem các hình dưới hoặc Download file pdf ở đây
viết: Phương Thảo -Thư viện điện tử học viện tài chính
Kinh Nghiệm Thi Cpa Môn Thuế Với 2 Ngày Ôn Tập!
Hồi thi môn thuế thì mình làm bên tư vấn thuế nên đây là môn mình thấy có thể sử dụng kiến thức thực tế nhiều nhất. Tuy nhiên đây là lợi thế nhưng cũng là bất lợi vì mình chủ quan nên không động tới sách vở cho đến đúng 2 ngày trước hôm thi. May mà ngày đi thi đầu óc minh mẫn, sức khỏe dồi dào nên vẫn đạt điểm mục tiêu, kết quả có hậu. Và đây là kinh nghiệm thi CPA môn thuế với hành trình 2 ngày ôn của mình:
1. Sáng ngày đầu tiên: Xác định trọng tâm kiến thức và các dạng bài tậpMình xin nghỉ 2 ngày ôn thi thì nguyên buổi sáng ngày thứ nhất mình ngồi search google đề thi CPA môn thuế các năm và đề cương ôn tập của hội. Mục đích:
Đề cương ôn tập của hội: sử dụng để xem phạm vi các văn bản nào được áp dụng. Hai năm nay mình thấy tình hình văn bản biến động không nhiều, chứ năm mình thi thì đảo điên luôn ý.
Đề thi các năm: sử dụng để tổng hợp, xác định kiến thức trọng tâm và các dạng câu hỏi lý thuyết, bài tập thường gặp.
Theo kết quả cập nhật đề thi cho đến hết năm 2023 thì mình thấy môn thuế có các dạng câu hỏi, bài tập như sau:
Phần lý thuyết (câu 1 – câu 2):có 3 kiểu đặt câu hỏi là:
Trình bày/phân tích một vài nội dung của một sắc thuế, có thể yêu cầu kèm ví dụ minh họa
Đưa ra tình huống và yêu cầu nêu ý kiến, cách xử lý
Và nội dung câu hỏi thường rơi vào các phần mình cũng hay gặp trong thực tế như:
Thuế GTGT: Điều kiện, nguyên tắc khấu trừ thuế đầu vào/ điều kiện được hoàn thuế GTGT/điều kiện áp dụng VAT 0%/hồ sơ hoàn
Thuế TNCN: Các khoản được giảm trừ khi tính thuế/ Nội dung các khoản thu nhập chịu thuế/ Cách tính thuế cho các nhân cư trú và không cư trú
Thuế TNDN: Các khoản thu nhập chịu thuế/ Các loại chi phí được khấu trừ
Thuế TTDB và thuế XNK: cách xác định giá trị tính thuế/ điều kiện được áp dụng thuế suất đặc biệt
Luật quản lý thuế: thời hạn, mức phạt
Phần bài tập (Câu 3 – Câu 5): có 6 dạng bài chủ yếu bao gồm:
Dạng 1: chỉ yêu cầu tính thuế GTGT
Dạng 2: chỉ yêu cầu tính thuế TTDB
Dạng 3: yêu cầu tính thuế TTDB và GTGT
Dạng 4: tổng hợp các sắc thuế XNK, TTDB, GTGT và TNDN
Dạng 5: yêu cầu tính thuế TNDN
Dạng 7: yêu cầu tính thuế TNCN(đề thi năm nào cũng có)
2. Buổi chiều ngày đầu tiên – ôn tập phần câu hỏi Lý thuyếtMình thấy cách ghi nhớ dễ nhất mấy cái quy định thuế là tóm tắt các điểm chính theo sơ đồ cây cho từng sắc thuế. Đối với mỗi loại thuế mình đều đọc lại quy định và vẽ sơ đồ đối với các nội dung:
Cách tính thuế
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập miễn thuế
Các khoản được trừ
Một số trường hợp đặc biệt
3. Ngày thứ 2: Luyện 7 dạng bài tập qua đề thi CPA môn thuế các nămVì chỉ có một ngày nên mình không có thời gian luyện mấy bài tập mẫu của các trung tâm được chia sẻ trên mạng. Mình chỉ bám vào bộ đề thi. Môĩ dạng bài mình làm 2 bài. Thế mà cũng đến 9h tối mới xong ý.
Nỗi khổ của việc ôn thi CPA là không có sẵn đáp án chấm điểm. Do đó, tác dụng của việc luyện đề chỉ là: quen dạng bài tập; xem có chỗ nào đọc mà không hiểu đề nó nói gì không. Chứ không có cái gì để mà so sánh xem mình tính đúng hay sai á. Cũng may là các dạng bài tập này đều không quá phức tạp, và format không thay đổi nhiều. 😀
4. Và cuối cùng là đi thi….Mình vào phòng thi là cắm mặt vào làm luôn theo thứ tự từ câu 1 – câu 5. Mình căn giờ mỗi câu lý thuyết 20 – 25 phút một câu. Không xong thì để cách ra, cuối giờ còn thời gian chém tiếp. Thời gian để dành làm bài tập. Hôm đấy mình làm còn dư 10 phút ngồi kiểm tra lại kết quả tính toán. Còn cho anh bên cạnh mượn máy tính vì máy tính của ông ý hỏng. Vì tấm gương của anh này mà từ lần sau khi đi thi mình đều mang 2 máy tính. 😀
Vì mình cũng biết sẵn chút ít nên ôn môn này khá nhanh. Bạn nào bình thường không làm nhiều về thuế thì nên dành thời gian ôn lâu hơn nhá. Chứ không đọc mấy cái quy định thuế XNK và TTDB cũng mệt đấy.
Kinh Nghiệm Khi Làm Bài Thi Chứng Chỉ Cpa Môn Thuế Đạt Điểm Cao
Những điểm trọng yếu khi làm bài thi CPA – Môn Thuế
Đối với những bạn, vừa bắt đầu cho việc ôn thi chứng chỉ CPA môn thuế, chắc các bạn vẫn còn băn khoăn, chưa biết phải bắt đầu từ đâu,cần có phương pháp nào, áp dụng cho đạt hiệu quả trong kỳ thi.Còn khi đã nắm vững kiến thức rồi, thì làm sao để đạt được điểm cao, trong bài thi của mình. Đó là điều mà TACA mong muốn, sẽ chia sẻ với các bạn, ngay sau đây mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi làm bài thi về kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán môn thuế.
Các bạn nên xác định kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập như:
Đề cương ôn tập môn thuế
Đề thi các năm để sử dụng
Tài liệu ôn thi CPA môn Thuế và quản lý thuế nâng cao
Về phần lý thuyết: Đối với đề thi môn thuế ở kỳ thi CPA riêng phần câu hỏi thường có 3 dạng câu hỏi
Trình bày/ phân tích một vài nội dung của một sắc thuế, có thể yêu cầu kèm ví dụ minh họa
Đưa ra tình huống và yêu cầu nên ý kiến, cách xử lý
Và nội dung câu hỏi thường rơi vào các phần mình cũng hay gặp trong thực tế
(1) Thuế GTGT:
Điều kiện, nguyên tắc khấu trừ thuế đầu vào, điều kiện được hoàn thuế GTGT, điều kiện áp dụng VAT 0%, không phải kê khai và nộp thuế
(2) Thuế TTĐB và thuế XNK
:
Đối tượng nộp thuế và chịu thuế, điều kiện được áp dụng thuế suất đặc biệt, cách tính số thuế phải nộp và kê khai
(3) Thuế TNCN:
Nội dung các khoản thu nhập chịu thuế /miễn thuế, các khoản giảm trừ, cách tính thuế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công, cách tính thuế cho một số loại thu nhập đặc biệt
(4) Thuế TNDN
:
Nguyên tắc xác định các khoản thu nhập chịu thuế, nguyên tắc xác định chi phí được trừ và không được trừ,các khoản thu nhập được miễn thuế, nguyên tắc ưu đãi thuế
(5) Luật quản lý thuế
:
Các quy định phạt chậm nộp, thời hạn, mức phạt …
Về phần bài tập của đề thi CPA môn thuế qua các năm;
bao gồm 6 dạng bài chủ yếu
Bài dạng 1: yêu cầu tính thuế GTGT
Bài dạng 2: yêu cầu tính thuế TTDB
Bài dạng 3: yêu cầu tính thuế GTGT và thuế TTDB
Bài dạng 4: yêu cầu tính thuế TNCN
Bài dạng 5: yêu cầu tính thuế TNDN
Bài dạng 6: tổng hợp các sắc thuế XNK, TNDN,GTGT và TNDN
Có nhiều trường hợp, các bạn không có nhiều kiến thức về thuế, mà đề thi chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán môn thuế lại gồm rất nhiều sắc thuế khác nhau. Các bạn có thể tóm tắt các điểm chính theo sơ đồ cho từng sắc thuế là dễ nhớ nhất.
(1) Đối tượng chịu thuế
(2) Đối tượng không chịu thuế
(3) Cách tính thuế
(4) Đối tượng được miễn thuế
(5) Thuế áp dụng
(6) Một số trường hợp đặc biệt
Cuối cùng cũng đến ngày đi thi và đi thi
Khi bắt đầu làm bài thi: về phần lý thuyết, các bạn nên căn thời gian cho từng câu trong khoảng 15-20 phút 1 câu. Nếu không xong thì hãy để cách ra, cuối giờ còn thời gian, thì hãy quay lại làm tiếp.Thời gian còn lại để dành làm bài tập.
TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!
Kinh Nghiệm Học Tốt Môn Văn
. Đã xem 71008. Chuyên mục : Kinh nghiệm học tập
Kinh nghiệm học tốt môn Văn
I. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà)
1. Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
– Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK.
– Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần).
– Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.
2. Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…)
3. Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.
4. Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.
II. Khi học trên lớp
1.Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là :
– Trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.
– Tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và sự tự tin.
– Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.
2. Ghi chép bài đầy đủ, chính xác
– Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô…
– Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ… trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.
3. Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.
III.Sau khi học
1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện.
2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.
3. Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
4. Các em giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp.
I.Trước khi học ( chuẩn bị bài ở nhà )
1. Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.
II.Khi học trên lớp
1. Tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm (Trả lời cho câu hỏi Thế nào? Là gì?).
– Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…)
– Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.
2. Ghi chép đầy đủ, chính xác:
– Cần dùng bút màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng trong tập và sách giáo khoa.
– Tập thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp bài tập, các ví dụ văn thơ… sau khi thầy cô đã sửa bài.
3. Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
III.Sau khi học
1. Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm).
2. Làm bài tập để khắc sâu kiến thức (trong sách giáo khoa và thầy cô cho thêm) Cần viết được các đoạn văn miêu tả, biểu cảm… có các yêu cầu về ngữ pháp.
1. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề)
– Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
– Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận…)
– Xác định nội dung
2. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời)
– Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.
– Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau.
3. Lập dàn bài
Tác dụng:
– Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý.
– Không thừa, thiếu ý.
– Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm (viết ngắn).
Các loại dàn bài:
– Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính)
– Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ)
Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn
– Mở bài ngắn gọn (từ 1đến 5 câu)
– Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một ý chính.
– Kết bài rút ra bài học, phát biểu cảm nghĩ cần tự nhiên chân thành, tránh hô khẩu hiệu, liên hệ gượng ép, khiên cưỡng.
Viết bài:
– Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài.
– Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.
– Tách đoạn hợp lý, có liên kết câu và liên kết đoạn văn để bài văn rõ ràng chặt chẽ.
Sau khi làm bài:
– Đọc lại bài văn.
– Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu.
– Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái.
Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm:
– Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống.
Kinh Nghiệm Học Tốt Môn Vật Lý
. Đã xem 73241. Chuyên mục : Kinh nghiệm học tập
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
(Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh) – Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.
Nội dung phương pháp học tập:
1. Xây dựng lòng yêu thích môn họcCó yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.
2. Rèn luyện trí nhớ tốt Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.
Rèn luyện như thế nào?Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.
– Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.
– Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.
– Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
– Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán – vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
– Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
– Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.
– Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
– Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.
– Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.
– Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.
– Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.
Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
Trình tự làm một bài toán vật lý là:
– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
– Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).
– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).
– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
3. Ôn tập:– Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).
– Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.
Lưu ý thêm:
* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.
* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.
4. Các vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý:– Đọc lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.
– Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.
– Đợt làm đầu tiên không nên “sa lầy” vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.
– Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không bỏ sót câu nào.
Kinh Nghiệm Học Tốt Môn Anh Văn
Mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học Tiếng Anh ( mình đã qua nhiều giai đoạn trong việc học tiếng Anh nên có ít nhiều kinh nghiệm)
1. Học tiếng Anh phải có mục tiêu cụ thể. VD: Tôi học để bỏ vào hồ sơ phỏng vấn xin việc, học để lấy bằng TOEFL, IELTS để nộp hồ sơ xin đi du học v..v. Nếu không lý do hoặc đại khái “Tôi học để biết thêm một ngoại ngữ”, không có gì sai nhưng mình nghĩ sẽ khó tập trung vào việc học nếu chung ta không biết cụ thể chúng ta học để làm gì.
3. Phần trên là thi lấy bằng.Bây giờ tới phần tiếng Anh giao tiếp . Khi mình qua đây, mình thậm chí không mở miệng nói được câu nào ra hồn vì thực tế ở Việt Nam chúng ta có ít cơ hội để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy mình nghĩ có một cách để thực hành một mình. Các bạn mua những cuốn về English conversations, những bài đàm thoại hằng ngày của người Anh, Mỹ. Học hết những cách họ dùng trong lối nói hằng ngày, học càng nhiều càng tốt. Ngoài ra cố gắng chú trọng âm cuối của mỗi từ, có âm cuối thì trong phát âm của mình cũng phải có . Mình thường nói lướt lướt những âm cuối câu, làm cho người đối diện rất khó nghe và hiểu. Cố gắng nói chậm một tí, phát âm rõ từng âm một. Còn một cái nữa, dùng câu chữ đơn giản, càng đơn giản thì càng dễ nói dễ hiểu.
4. Mình có biết một số nguồn để học tiếng Anh:http://voanews.com/english/index.cfm Trang này dùng để luyện nghe giọng chuẩn của Mỹ, có thể download bản tin nói lẫn bài viết về để luyện http://www.cbsnews.com/ Trang này có thêm cả đoạn video. Khi đặt trong ngữ cảnh thì chúng ta sẽ dễ hiểu người ta nói gì hơn, tiếp thu sẽ nhanh hơn.
Bí quyết ôn thi đại học
71 chùa láng – thiên đường ielts
Khai giảng khóa IELTS cấp tốc mục tiêu 6.5…
Học bổng res lên đến 2 tỷ đồng dành cho học…
Khai giảng khóa IELTS cấp tốc mục tiêu 6.5…
Luyện thi Ielts cùng Nobel Education USA 59…
phương pháp Nghe Ngấm Deep Listening
Nghe tiếng Anh: Mẹo và phương pháp luyện…
Phương pháp Nghe Tiếng Anh Hiệu Quả kèm link…
Where?!
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Học Môn Thuế Rất Hay trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!