Bạn đang xem bài viết Kiểm Tra Tiếng Việt Chương Trình Địa Phương (Phần Văn Và Tập Làm Văn) Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn Soạn Bài 17 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một. Kiểm tra tiếng Việt Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) sgk Ngữ văn 6 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
I – Tìm hiểu ở nhà
1. Trả lời câu hỏi 1 trang 172 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6, tập một?
Trả lời:
Những thể loại dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: Truyện cười, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
2. Trả lời câu hỏi 2 trang 172 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Hãy tìm hiểu (qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị, …) xem quê hương (thôn, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố) nơi mình đang sống có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không. Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất.
Trả lời:
Ví dụ: Truyện Sự tích Hồ Gươm (truyện truyền thuyết) nội dung:
– Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo tàn.
– Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, ban đầu thế của yếu, lực mỏng nên thường gặp nhiều khó khăn.
– Lạc Long Quân quyết định cho nghĩa quân và chủ tướng mượn gươm thần diệt giặc.
– Một người đánh cá tên Lê Thận kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ phát hiện ra đó là lưỡi gươm.
– Lê Lợi trong một lần bị giặc đuổi, đã bắt được chuôi gươm nạm ngọc mang tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in.
– Từ khi có gươm thần, nghĩa quân bách chiến bách thắng.
– Khi đất nước thái bình trong một lần vua dạo ở hồ Tả Vọng thì rùa nổi lên xin lại gươm thần, nhà vua trao gươm thần cho rùa vàng. Từ đó, hồ có tên hồ Hoàn Kiếm.
3. Trả lời câu hỏi 3 trang 172 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Những chuyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với các truyện dân gian đã học trong sách Ngữ văn 6, tập một?
Trả lời:
Truyền thuyết trên giống với truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6, tập một đã học.
4. Trả lời câu hỏi 4 trang 172 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian (chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hội thi bánh giầy, hội thi hát quan họ, v.v…) nào độc đáo?
Trả lời:
Ngoài những truyện dân gian đã học quê em còn có lễ hội chơi đu, đấu vật độc đáo…
5. Trả lời câu hỏi 5 trang 172 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích.
Trả lời:
Ví dụ: Kể chuyện Thánh Gióng
Ngày nhỏ em thường nghe bà kể chuyện cổ tích và truyền thuyết, câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em nhiều ấn tượng hơn cả. Truyện kể rằng khi có giặc Ân xâm lược bờ cõi, ở làng Gióng có cậu bé Gióng lên ba chưa biết nói, biết cười. Khi nghe thấy sứ giả liền bật dậy xin mẹ mời sứ giả vào. Gặp được sứ giả cậu nhờ sứ giả về tâu với vua rèn cho cậu ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Gióng được bà con nuôi lớn, tới khi sứ giả mang vũ khí tới Gióng mặc áo, đội mũ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt xông thẳng vào quân thù mà đánh. Đang đánh giặc bỗng nhiên gậy sắt gãy, cậu bèn nhổ bụi tre ven đường quật túi bụi quân giặc. Cuối cùng giặc tan, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp sắt, ngoái đầu nhìn quê hương rồi cùng ngựa bay trời. Để tỏ niềm yêu mến với vị anh hùng trẻ tuổi này, nhân dân ta suy tôn cậu là Thánh Gióng, lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ.
II – Hoạt động trên lớp
1. Trao đổi trong nhóm
2. Cùng các bạn trong nhóm trao đổi và lựa chọn nội dung độc đáo nhất sẽ trình bày trước lớp.
3. Trình bày trước lớp về nội dung đã được tổ, nhóm quyết định:
– Kể miệng;
– Đọc văn bản truyện đã sưu tầm và chép lại được;
– Giới thiệu hoặc biểu diễn luôn trò chơi dân gian mà em yêu thích.
4. Cùng thầy (cô) giáo tổng kết, đánh giá phần văn học dân gian địa phương.
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”
Bài 19. Chương Trình Địa Phương (Phần Tập Làm Văn)
Giáo viên : Đào Thị Thu HiênMôn : Ngữ văn lớp 9Chương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngĐiền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Nghị luận về một sự việc …………………… trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng đối với xã hội,………………… đáng chê, hay có………………… đáng suy nghĩ. Yêu cầu về………………của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là phải nêu rõ được…………………………………………..phân tích mặt sai,………………mặt lợi,…………….của nó; chỉ ra…………………….và bày tỏ …………….ý kiến nhận định của người viết.sự việc, hiện tượng có vấn đề;mặt đúng;nội dungnguyên nhân;mặt hại;thái độ,đáng khenhiện tượngvấn đềChương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngSắp xếp các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống theo trình tự hợp lí?Viết bàiLập dàn bàiĐọc lại bài viết và sửa chữaTìm hiểu đề và tìm ýI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngTìm hiểu đề và tìm ýLập dàn bàiViết bài4. Đọc lại bài viết và sửa chữaChương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngTìm hiểu đề và tìm ýLập dàn bàiViết bài4. Đọc lại bài viết và sửa chữaMở bàiLiên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.Thân bàiKết bàiChương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngB. Một số vấn đề địa phương.Chương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngB. Một số vấn đề địa phương.Giao thôngMôi trườngHọc sinh ham mê trò chơi điện tửý thức học tập của học sinhChương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngB. Một số vấn đề địa phương.Giao thôngMôi trườngHọc sinh ham mê trò chơi điện tửý thức học tập của học sinhC. Thực hành một số đề vănĐề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.Bạn Linh: Luận điểm 1: Tình hình tai nạn giao thông những năm gần đây.Luận điểm 2: Những ý kiến đề xuất để giảm thiểu tai nạn giao thông.Bạn Hà:Luận điểm 1: Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.Luận điểm 2: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.Luận điểm 3: Những ý kiến đề xuất để giảm thiểu tai nạn giao thông.2. Thân bài:Luận điểm 1: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.Luận điểm 2: Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.Luận điểm 3: Những ý kiến đề xuất để giảm thiểu tai nạn giao thông.Đề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.a) Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên…– Chủ quan: + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. 2. Thân bài:Đề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.2. Thân bài:b) Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý– TNGT gây rối loạn an ninh trật tự.TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế – TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động. Để làm rõ hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, bài viết cần sử dụng phép lập luận nào?Phân tíchTổng hợpCả hai phép phân tích và tổng hợpCb) Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.Đề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.2. Thân bài:b) Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý– TNGT gây rối loạn an ninh trật tự.TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế – TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động.Khi phân tích các hậu quả trên có thể sử dụng các biện pháp nào sau đây?Giả thiếtSo SánhĐối chiếuD. Phép lập luận giải thích, chứng minhĐề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.2. Thân bài:b) Hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý– TNGT gây rối loạn an ninh trật tự.TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế – TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động.1. Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.2. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?Đề 1: Tu?i tr? h?c du?ng suy nghi v hnh d?ng nhu th? no d? gúp ph?n gi?m thi?u tai n?n giao thụng. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.2. Thân bài:– Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.– Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. ” An toàn là bạn, tai nạn là thù”…– Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.– Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.– Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.– Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.c) Những ý kiến đề xuất để giảm thiểu tai nạn giao thông.Đề 2: Môi trường sống của chúng ta.Bãi tắm Đồng ChâuĐề 2: Môi trường sống của chúng ta.Luận điểm 1: Vai trò của môi trường tự nhiên (thiên nhiên) với đời sống con người.Luận điểm 2: Tình trạng tàn phá thiên nhiên và những hậu quả.Luận điểm 3: Trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.Một số sự việc, hiện tượng đời sống:4. Suy nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục. 1. Việc chán học văn của nhiều học sinh hiện nay. 5. Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. 3. Nạn bạo hành ở xã hội hiện đại, em có suy nghĩ g× về vấn đề này?6. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh vẫn còn gian lận trong các kỳ thi ?2. Giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da camChương trình địa phương (phần tập làm văn)A. Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngI. Thế nào là bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngII. Cách làm bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sốngB. Một số vấn đề địa phương.Giao thôngMôi trườngHọc sinh ham mê trò chơi điện tửý thức học tập của học sinhC. Thực hành một số đề văn
Hướng dẫn về nhà:Tìm hểu, thu tập thông tin về một sự việc mà em tâm đắc nhất.Soạn: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Soạn Bài Chương Trình Địa Phương (Phần Tiếng Việt) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2: Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 Trang
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 64 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Bài tập 1, trang 97 – 98, SGK.. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) SBT Ngữ Văn 9 tập 2 – Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
1. Bài tập 1, trang 97 – 98, SGK.
Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích được trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân.
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu tìm trong đoạn trích những từ ngữ địa phương và chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng. Có thể làm theo kiểu lập bảng như sau :
Em tự tìm thêm và điền vào bảng (trong vở của mình).
2. Bài tập 2, trang 98, SGK.
Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ ngữ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên :
– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng.
b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu. Muốn thực hiện tốt các yêu cầu này, trước hết em nên dùng từ điển.
– Thốt ra tiếng hoặc lời do bị kích thích : kêu đau, kêu cứu, kêu thất thanh.
– Nói ra điều phàn nàn, chê trách : kêu khổ, người mua kêu đắt
– Gọi để người khác đến với mình : kêu ai đó lại để nói chuyện.
Căn cứ vào ba nghĩa của từ kêu vừa nêu, em hãy thực hiện yêu cầu của đề.
3. Bài tập 3, trang 98, SGK.
Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương ? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân ?
Không cây không trái không hoa
Có lá ăn được, đố là lá chi.
(Câu đố về lá bún)
Kín như bưng lại kêu là trống Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.
(Câu đố về cái trống và buồng cau)
4. Bài tập 4, trang 99, SGK.
Hãy tìm những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây :
5. Bài tập 5*, trang 99, SGK.
a) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không ? Vì sao ?
b) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương ?
Trả lời:
Em tự làm dựa theo những gợi ý sau đây :
a) Theo văn bản này, nhân vật Thu đã có dịp ra ngoài vùng cô bé ở với một thời gian đủ dài để có thể hấp thụ những từ ngữ toàn dân khác với những từ ngữ của địa phương cô bé chưa ?
b) Những cảnh vật, những con người được nói đến trong truyện là chung cho cả nước Việt Nam hay là mang đậm mầu sắc của vùng đất nơi sự việc diễn ra ?
Tập Làm Văn Lớp 5: Bài Kiểm Tra Viết
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài: Tập làm văn: Kể chuyện Tuần 22
Tập làm văn lớp 5 tuần 22: Bài kiểm tra viết – Kể chuyện có đầy đủ bài mẫu tham khảo 3 đề cho các em học sinh luyện tập, củng cố vốn từ, chuẩn bị cho bài kiểm tra viết Kể chuyện hiệu quả. Mời các em tham khảo chi tiết.
Đề bài (trang 45 sgk Tiếng Việt 5 tập 2)
Chọn một trong các đề bài sau:
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Trả lời:
Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Bài tham khảo 1
Tôi bước trên con đường quen thuộc. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống đường khiến tôi nhớ đến Mai biết bao nhiêu.
Người bạn đó không học cùng trường, cũng không học cùng lớp, mà tôi quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học về, tôi lại thấy một cô bé ăn mặc rách rưới đi bán bỏng ngô. Một hôm trời mưa to nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng quần áo ướt sũng,tôi liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn. Hôm ấy, vừa đi tôi vừa hỏi:
– Bạn tên là gì? Tại sao ngày nào bạn cũng đi bán bỏng vậy?
Cô bé trả lời:
– Mình tên là Mai. Vì nhà mình nghèo quá nên mình phải đi bán bỏng để mua quần áo và đồ dùng học tập.
Cũng kể từ ngày hôm đo,tôi không còn thấy Mai đi bán bỏng nữa. Rồi bất chợt một hôm,tôi gặp lại Mai trong một kì thi học sinh giỏi. Tôi và Mai mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, rồi hai đứa chạy ù vào trong phòng chuẩn bị thi. Tôi ngồi ngay dưới bàn của Mai. Sau một hồi, sáu tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu giờ thi. Phần đầu bài thi thì tôi làm được rồi nhưng đến một bài toán khó thì tôi suy nghĩ mãi không ra. Tôi nhìn lên trên thấy Mai viết lia lịa trên tờ giấy thi. Trán tôi lấm tầm mò hôi. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng tới trước mặt tôi. Tôi thấy Mai nháy mắt một cái như báo hiệu. Tôi hiểu ý Mai, định nhặt lên xem nhưng tôi lại nhớ có lần Mai đã nói:
Vậy là tôi không giở ra xem nữa mà cố gắng đọc thật kĩ đề bài để tìm ra đáp án,và cuối cùng,tôi cũng tìm ra đáp án. Tôi liền viết một mạch. Vừa lúc hết giờ cũng là lúc tôi hoàn thành xong tất cả bài thi. Ra về, Mai tiến lại gần tôi, nói:
– Lúc nãy mình thấy bạn lúng túng nên mình muốn giúp bạn, bây giờ mình thấy thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi và lao động bằng đôi chân và trí óc của mình.
Tôi và Mai sánh bước bên nhau. Trời như trong và xanh hơn.
Bài tham khảo 2
Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 đến giờ vẫn học với em.
Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.
Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.
Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.
Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Bài tham khảo 1
Tuổi thơ của em dã được đắm mình trong kho tàng truyện cổ tích. Từng câu chuyện em được học ở trường và nghe bà kể chuyện đã in sâu vào kí ức em. Một câu chuyện mà em nhớ nhất đó là truyện Nàng tiên Ốc.Chuyện kể rằng:
Đã từ lâu lắm, ở một làng xa xôi nọ có một bà lão rất nghèo. Trông bà tiều tụy, ốm yếu, nét mặt bà xanh xao nhăn nhúm và buồn phiền. Bà sống đơn độc, chẳng có con cháu bên cạnh để đỡ đần và chăm sóc sớm hôm. Hằng ngày, bà phải ra đồng mò cua, bắt ốc để đổi lấy đồng tiền, bát gạo mà sinh sống.
Một hôm, bà lão bắt được một con ốc rất đẹp. ốc to hơn đầu ngón tay cái bà một chút, vỏ nó màu xanh ngọc bích, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Bà mừng quá, nâng niu ốc trên bàn tay gầy guộc, chai sần và rám nắng. Bà thấy thương ốc vô cùng. Có lẽ vì thế mà bà đã không bán ốc đi để lấy tiền mua gạo. Thế rồi ốc được bà lão đem về nuôi trong chum nước. Ngày qua rồi ngày lại, bà tiếp tục công việc của mình, vẫn đi bắt ốc, vẫn mò cua như thường lệ nhưng khi về nhà thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy vườn nhà sạch sẽ, lợn gà ăn no, vườn rau sạch cỏ và cơm nước đã nấu tinh tươm. Bà băn khoăn không biết ai đã giúp mình. Bà nghĩ mãi nhưng vẫn không tìm ra câu giải đáp.
Hôm nọ, bà lão cũng mang giỏ đi ra đồng như thường ngày nhưng giữa buổi bà lại về nhà, bà rón rén nấp sau cánh cửa để rình xem ai dã giúp mình. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Cô gái có làn da trắng hồng, cặp mắt đen lay láy ẩn dưới hàng mi cong vút. Mái tóc cô đen mượt, dài óng ả. Cô mặc chiếc áo màu xanh ngọc bích, óng ánh dưới tia nắng ban mai. Dáng đi thật uyển chuyển nhưng cô làm việc nhanh thoăn thoắt. Nào là quét nhà, quét sân, cho lợn ăn, nhổ cỏ vườn rau rồi nấuCơm canh cho bà lão. Điều bí ẩn đã được bà lão khám phá ra. Bà bí mật chạy lại chum nước, thấy chiếc vỏ ốcnằm dưới đáy chum, bà đập vỡ vỏ ốc đi rồi chạy lại ôm chầm lấy cô gái. Cô gái ấy chính là nàng tiên Ốc ởlại với bà lão. Họ sống yêu thương nhau như hai mẹ con.
Từ đó, bà lão nghèo nhưng nhân hậu kia cũng đã có được hạnh phúc: Bà không còn cô đơn nữa.
Bài tham khảo 2
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi – đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi – đát.
Một ngày nọ, khi Mi – đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi – ô – ni – dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi – đát ước ngay:
– Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi – đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi – đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi – đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước …
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp: mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi – đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi – ô – ni – dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
– Nhà người hãy tới sông Pác – tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi – đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.
Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.
Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.
Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: “Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?”. Ta bèn nói: “Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”.
Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.
Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người em vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.
Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói “Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”.
Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.
Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thì sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.
Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Tra Tiếng Việt Chương Trình Địa Phương (Phần Văn Và Tập Làm Văn) Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!