Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
. Để có thể lái xe ô tô một cách vững vàng thì ai cũng phải bắt đầu học lái xe ô tô cơ bản trước rồi mới đến các thao tác chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn các bước Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mớihọc lái xe ô tô cơ bản cho những ai mới bắt đầu học.
Hướng dẫn hoc lái xe ô tô cơ bản nhất dành cho người mới bao gồm: học cách cầm vô lăng sao cho đúng cách, điều chỉnh ghế ngồi hợp lý cũng như cách quan sát qua gương chiếu hậu, hướng dẫn sử dụng hộp số đúng cách.
Học lái xe ô tô cơ bản dành cho người mới học lái xe về cách áp dụng từ lý thuyết đến thực hành giúp bạn có những kỹ năng lái xe an toàn và cực giỏi.
Học lái xe ô tô hay học bất cứ chương trình nào khác, đều phải có trình tự học, từ cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến phức tạp. Đối với những người mới học lái xe, chưa bao giờ cầm vào vô lăng, họ cần chuẩn bị những gì và cần biết những gì? Bài viết này sẽ đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về chương trình và quá trình học lái xe ô tô cho người mới bắt đầu học lái.
Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kỹ các cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như bạn không thắt dây an toàn, thắt dây an toàn là điều vô cùng cần thiết khi lái xe ô tô.
Chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng, làm sao giúp bạn lái xe ô tô một cách thoải mái nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn phía sau. Đừng để một chiếc chắn nắng che mất tầm nhìn phía sau của bạn.
Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải( hoạt dộng nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:
Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).
Thứ hai: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)
Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ, cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.
Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.
Thứ tư: Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe
Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.
Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô, bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chings mòn và hư.
Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năgn kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.
Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh(trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
Học lái xe ô tô nên học lý thuyết trước, vì sao, vì khi lái xe giỏi mà không biết hiệu lệnh, biển hiệu thì dễ gây nguy hiểm cho người khác. Bạn hãy nắm thật chắc lý thuyết về an toàn giao thông. Thuộc các biển báo, chỉ dẫn. Lái xe đúng làn đường. Một số lời khuyên được đưa ra:
Lái xe chậm rãi, đúng vạch đúng làn đường. nhường đường cho người đi bộ.
Thuộc các biển báo giao thông, biển báo cấm, biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm.
Để ý đèn tín hiệu, hiệu lệnh của công an giao thông, biển báo tốc độ. Đi đúng tốc độ quy định và không bao giờ “thử” tốc độ trên đường, cho dù là đường vắng.
Nên nhớ dù bạn là tay lái mới vào nghề, hay là tay lái kỳ cựu. Thì việc đặt an toàn của mình và của người khác lên trên hết, là bạn đã nắm được 50% yêu cầu cần thiết khi tham gia giao thông. Còn lại phụ thuộc vào kỹ năng điều khiển, sự chắc chắn trong tay lái và các yếu tố khác …
Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người.Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1)
Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)
Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau: Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng, 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái, có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên. Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe.
Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm.
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái (hình 2.30).
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe
Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình2.30-1).
Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.
TRƯỜNG DẠY LÁI XE TIẾN THÀNH CHUYÊN TUYỂN SINH CÁC KHÓA HỌC BẰNG LÁI XE Ô TÔ CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TPHCM
Tiến Thành là địa điểm lựa chọn học lái xe TIN TƯỞNG của các học viên nổi tiếng Showbiz Việt: Hoa hậu Mai Phương Thúy; Ca sĩ – nhạc sĩ Vũ Cát Tường; MC – ca sĩ Ngô Kiến Huy; Ca sĩ – diễn viên Khổng Tú Quỳnh; Người mẫu Trương Nam Thành… đã học và nhận bằng lái tại Trường dạy lái xe Tiến Thành
Mình đã học lái xe ô tô tại Tiến Thành. Sẽ giới thiệu bạn qua đây học!
Trường dạy lái xe Tiến Thành
Tôi rất hài lòng sau khi học lái xe ô tô tại Trường này.
Trường này dạy ok.
Mình mới lấy bằng ở đây xong nè 🙂
Ms. Quỳnh Hương – phòng chăm sóc khách hàng
Tòa nhà 45, Bùi Đình Túy, P. 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ TẠI TRƯỜNG TIẾN THÀNH – CHƯƠNG TRÌNH DẠY CHẤT LƯỢNG CAO
– Trong giai đoạn này các bạn sẽ được học các kỹ năng lái xe ô tô ban đầu và lý thuyết lái xe về luật giao thông bao gồm: phối hợp chân côn, chân thắng, chân ga,các thao tác đánh lái, vào số nóng / số nguội, căn lề vạch, tim đường… Đảm bảo BIẾT LÁI XE NGAY trong buổi học đầu tiên.
– Học nhanh phần luật giao thông đường bộ (Các bạn chỉ cần học 2 buổi – với bảng mẹo phần lý thuyết dễ nhớ ” Học là đậu NGAY ” chỉ dành cho học viên tham gia học lái xe ô tô Tiến Thành), hoặc các bạn có thể học lý thuyết tại nhà: trường sẽ hỗ trợ miễn phí sách, đĩa phần mềm và mẹo học lý thuyết cho học viên.
– Tập lái xe ô tô căn bản (thực hành các thao tác căn bản trên xe và lái ô tô trên các đoạn đường vắng).
Giai đoạn 2: rèn luyện và nâng cao kỹ năng lái xe ô tô
– Trong giai đoạn này học viên sẽ ôn lại và rèn luyện các thao tác lái xe căn bản đã học (giai đoạn 1)
– Tập lái xe ô tô trong sa hình thi bằng lái (giáo viên sẽ hướng dẫn các bước để hỗ trợ cho bạn thi sát hạch đạt kết quả tốt nhất).
– Thực hành lái xe ngoài đường trường thực tế (giúp bạn vững tay lái sau khóa học lái xe tại trung tâm).
– Thực hành tập lái xe trên tại bãi thi đạt chuẩn sát hạch của SỞ GTVT 10.000m2 giúp các bạn tự tin nhất khi thi sát hạch.
Học lái xe ô tô Biết Lái Xe Ô tô NGAY Chỉ Trong 1 Giờ Tập Lái Duy Nhất Tại Trường Dạy Lái Xe Tiến Thành. Mời các bạn xem Clip dạy lái xe thực tế của Trường chúng tôi!
Bước 1: Các Thao Tác Lái Xe Ô tô Căn Bản – GV Hướng Dẫn (3 phút 41 giây)
Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới
Hướng Dẫn Tự Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới Tại Nhà
Tại sao học viên lại muốn tự học lái ô tô tại nhà
Có rất nhiều lý do để học viên chọn cách tự học lái ô tô tại nhà mà không cần phải đến trung tâm nhưng trong số đó có một số lý do chính như sau:
Vì nhà xa trung tâm mỗi lần đi lại như vậy rất mất thời gian nên học viên hạn chế và chọn cách tự học tại nhà.
Nhà có xe sẵn nên việc ôn tập tại nhà giúp học viên chủ động hơn.
Công việc quá bận rộn không sắp xếp được thời gian để đến trung tâm học.
Nhưng hiện nay việc học lái xe ô tô đã trở nên khó khăn hơn khi bộ Giao Thông Vận tải yêu cầu các trung tâm đào tạo lái xe ô tô phải gắn camera để bộ trực tiếp giám sát quá trình học lý thuyết va thực hành của học viên . Do đó, việc tự học lái xe tại nhà dường như trở nên khó hơn.
Hướng dẫn tự học lái xe ô tô cơ bản tại nhà
Tư thế ngồi là một trong những yếu tố mà theo mình là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác lái cũng như sức khỏe và an toàn của người lái. Do đó khi ngồi lên xe, điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ghế lái sao cho cảm giác ngồi lái ở tư thế thoải mái nhất. Hầu hết các xe hiện nay đều có thể điều chỉnh vị trí ghế lái bằng cơ và các xe đời mới thì có thể điều chỉnh ghế lái bằng điện.
Nhờ người biết lái hướng dẫn
Đa số những anh chị học viên chọn phương pháp tự học lái xe ô tô tại nhà đều sẽ có người hướng dẫn, hoặc nhà có xe thì sẽ nhờ người nhà hướng dẫn. Một số khác thì nhờ bạn bè, những người đã có bằng lái. Đây là cách nhanh nhất để có thể tự học lái xe.
Chú ý về an toàn
Khi bắt đầu vào quá trình điều khiển một chiếc xe thì vấn đề an toàn là quan trọng nhất. Bạn cần phải chú ý một số yếu tố sau đây trước khi cho xe di chuyển trên đường:
Luôn điều khiển xe trong tình trạng thắt dây an toàn
Luôn phân biệt và hiểu rõ giữa chân phanh và chân ga tránh đạp nhầm
Luôn khởi động xe khi cần số xe đã về vị trí N
Cách sử dụng hộp số
Tiếp theo đây là một số yếu tố bạn cần phải chú ý khi sử dụng hộp số: Như trên tôi có đề cập là luôn khởi động xe khi cần số ở vị trí N và kéo thắng tay giữ lại để tránh xe di chuyển khi khởi động. Và chỉ được chuyển số khi xe đã đạt được vòng tua nhất định. Không được chuyển đột ngột sẽ gây hư bộ ly hợp của xe.
Thực hành lái xe đường trường
Việc tự học lái xe tại nhà quan trọng nhất là phải tham gia giao thông thực tế, tiếp xúc với nhiều tình huống xảy ra trong giao thông để có thể xử lý các tình huống sẽ gặp sau này. Do đó, bạn cần phải dành thời gian nhiều hơn để điều khiển xe trên đường trường.
Hướng Dẫn tự học lái xe ô tô cơ bản cho người mới tại nhà mà chúng tôi đã trình bày qua bài viết trên, Hy vọng sẽ có ích cho mọi người khi tập lái xe. Tại Trung tâm Đào Tạo Lái Xe chúng chuyên đào tạo và cấp bằng lái xe ô tô các loại B1, B2, C. Ngoài ra chúng tôi còn nhận bổ túc bằng lái cho anh chị học viên ngoài giờ giúp anh chị học điều khiển xe nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE
– Địa chỉ 1 : Số 138 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TPHCM.- Địa chỉ 2: Số 63 Đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TPHCM ( gần Công Viên Lê Thị Riêng ).- Địa chỉ 3: Số 355B Lê Quang Định, Phường 5, Bình Thạnh.- Hotline : 0939 264 999 – 0939 964 999- Email: nhiemnguyen.dtlx@gmail.com
– Website: https://daotaolaixe.com.vn/
Hướng Dẫn Tự Học Lái Xe Ô Tô Số Sàn Cơ Bản
Học lái xe ô tô số sàn là kỹ thuật căn bản nhất mà bạn cần phải nắm vững trước khi muốn lái xe số tự động. Việc vận hành xe cũng không hề đơn giản, nhiều lái mới cũng thường xảy ra tình trạng òa ga, chết máy giữa chừng,… Bài hướng dẫn sau đây sẽ đưa ra 5 tình huống thường gặp, giúp bạn vận hành xe số sàn mượt mà như đang chạy xe số tự động.
Video hướng dẫn tự học lái xe ô tô số sàn
1. Hãy chắc chắn đã hạ phanh tay trước khi bắt đầu cho xe lăn bánh.
2. Đạp hết chân côn.
3. Đạp phanh nếu cảm thấy bất cứ sự dịch chuyển nào dù là nhỏ nhất.
4. Kiểm tra để chắc chắn cần số đã ở vị trí N (Neutral).
5. Khởi động xe.
6. Với chân trái đạp hết côn, tay phải đẩy cần số lên vị trí số 1.
7. Từ từ nhả dần chân côn (không nhả nhanh và hết cỡ sẽ dẫn tới chết máy), đồng thời chân phải chuyển sang chân ga, nhả chân côn tới khi xe bắt đầu di chuyển. Nếu quên chưa nhả tay phanh thì phải nhả tại thời điểm này.
8. Nhấn chân ga nhưng ở mức độ nhẹ nhàng để vòng tua máy vượt qua chế độ chạy không tải đôi chút.
9. Tiếp tục nhả chân côn, đồng thời đạp thêm ga một cách nhẹ nhàng, mức độ vừa phải.
10. Tiếp tục đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn.
11. Bắt đầu di chuyển đều đều trên đường.
1. Xác định thời điểm lên số. Thông thường thời điểm lên số là khi vòng tua máy lớn khiến lái xe cảm thấy máy hơi gằn, tiếng ống xả to hơn bình thường. Nhưng nếu đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, thời điểm chuyển số nên muộn hơn để tận dụng lực kéo lớn ở số thấp.
2. Bắt đầu quá trình lên số bằng cách giải phóng chân ga, đạp hết chân côn. Chú ý đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn nếu không sẽ gây hư hại hộp số khi chuyển số.
3. Chuyển cần số lên số cao.
4. Bỏ chân côn và đạp thêm ga. Khi bắt đầu khởi động xe, việc nhả chân côn và đạp ga phải thực hiện đồng thời để xe không bị giật nhưng khi xe đã lăn bánh, nhả chân côn khi chuyển số cao có thể thực hiện nhanh hơn mà không sợ xe bị giật.
1. Xác định khi nào về số thấp. Cũng giống như chuyển số cao, tài xế căn cứ vào tốc độ động cơ để chuyển số, thường khi tốc độ động cơ xuống dưới ngưỡng thích hợp với cấp số hiện tại, xe sẽ hơi giật cục, đạp ga không tác dụng như bình thường.
2. Bắt đầu quá trình về số bằng cách bỏ chân ga, đạp lút côn.
3. Đạp lút côn, tay phải chuyển cần số về vị trí số thấp hơn.
4. Nhẹ nhàng nới chân côn và đặt chân phải lên chân ga. Khi quá trình về số thấp hoàn thành, xe sẽ như bị ngừng đột ngột, khi đó hơi nhích chân ga để tốc độ động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe.
5. Nhả hoàn toàn chân côn, bắt đầu dùng chân ga để chạy bình thường.
1. Hãy chắc chắn phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải N, vì nếu ở N xe sẽ chạy theo quán tính, khi đó phanh sẽ chậm tác dụng.
2. Phanh cho tới khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải đôi chút
3. Cắt côn, đưa cần số về vị trí N.
4. Tiếp tục đảm phanh để đảm bảo chắc chắn xe dừng hẳn.
5. Bỏ phanh khi tốc độ xe còn khoảng dưới 20 km/h để xe từ từ lăn tới chỗ đỗ. Hành động này giúp trọng lực vốn đang dồn lên giảm xóc trước lúc phanh sẽ chuyển đều lên cả phía trước và sau, tạo thế cân bằng, không bị giật khi xe dừng.
6. Giữ lại phanh khi xe đã dừng, hành động này nhằm giữ cho xe chắn chắn dừng hẳn ở những địa hình không bằng phẳng hoặc luồng giao thông đông đúc.
1. Bắt đầu phanh như bình thường.
2. Cũng như khi phanh trên đường thẳng, gần tới chỗ dừng thì bỏ chân phanh để xe từ từ chạy về đúng điểm định dừng. Chắn chắn cần số đang ở vị trí 1.
3. Khi xe dừng, ngắt côn và hơi đạp ga. Cách thực hiện này được gọi là vê côn, khi kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn, xe sẽ đứng yên mà không cần đạp phanh. Nếu thấy xe bắt đầu trôi dốc thì nhả bớt chân côn, nếu xe có xu hướng lăn bánh tiếp thì đạp sâu thêm côn. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng phương pháp này nếu dừng thời gian ngắn, ở nơi ít phương tiện, đồng thời cách làm này sẽ giảm tuổi thọ của côn, do đó không nên áp dụng nếu không thực sự cần thiết.
1. Phanh như bình thường khi tới điểm cần dừng, lúc này dùng phanh tay để giữ xe đứng yêu trên dốc.
2. Khi bắt đầu di chuyển trở lại, nhả ít côn sau khi vào số 1, từ từ đạp ga để xe dịch chuyển lên trước.
3. Khi xe đã bắt đầu có dấu hiệu di chuyển thì giải phóng phanh tay.
4. Đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn và di chuyển như bình thường. Khi đề-pa trên dốc, kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn để không bị trôi và rung xe. Nhả chân côn cho tới khi xe có dấu hiệu bắt côn là lập tức sử dụng chân ga để kiểm soát.
Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Là Cách Học Lái Xe Ô Tô Nhanh Nhất
Học lái xe ô tô cũng như các thể loại môn học khác, những kỹ năng cơ bản sẽ theo bạn trong suốt cuộc đời mỗi khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Học cẩn thận bài bản từ dễ đến khó là cách tốt nhất để đảm bảo cho bạn sự an toàn cao nhất khi lái xe ô tô.
Với kinh nghiệm nhiều năm dạy lái xe ô tô, chúng tôi thấy một trong những câu hỏi học viên học bằng lái xe ô tô thường hỏi thầy giáo hướng dẫn thực hành là “học lái xe ô tô như nào để biết lái xe nhanh nhất”. Câu trả lời của chúng tôi luôn là “học cẩn thận, nghiêm túc những kỹ năng cơ bản khi lái xe ô tô là cách học lái xe nhanh nhất”. Hãy luôn ghi nhớ an toàn là trên hết. Đa số các rủi ro khi tham gia giao thông là do người lái xe ô tô chủ quan vào những hiểm nguy trên đường, lái xe ô tô thiếu tập trung.
Hãy làm quen tìm hiểu về chiếc xe ô tô bạn cầm lái.
Dù là xe ô tô của bạn hay xe người khác thì khi bạn chuẩn bị cầm vô lăng của nó, hãy tìm hiểu qua các đặc điểm, chi tiết quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình vận hành của chiếc xe ô tô. Kiểm tra kỹ các cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như bạn không thắt dây an toàn, thắt dây an toàn là điều vô cùng cần thiết khi lái xe ô tô. Chỉnh ghế lái xe ô tô sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng, làm sao giúp bạn lái xe ô tô một cách thoải mái nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn phía sau.
Học lùi xe ô tô, và quay đầu xe nhiều lần tới mức thành thạo.
Tập lái xe ô tô với tốc độ chậm, đều tay, giữ xe không chết máy.
Trung tâm đào tạo lái xe PC chúng tôi là trung tâm hàng đầu về đào tạo lái xe tại Hà Nội. Liên hệ với trung tâm qua Hotline 093.88.12369 hoặc 0978.85.85.65 để đăng kí học bằng lái xe các hạng B1, hạng B2, hạng C
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Cơ Bản Cho Người Mới trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!