Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Học Animation Trọn Bộ Dành Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 18 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hướng Dẫn Học Animation Trọn Bộ Dành Cho Người Mới Bắt Đầu # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Học Animation Trọn Bộ Dành Cho Người Mới Bắt Đầu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau khi theo dõi, và nằm vùng ở trong nhiều group về hoạt hình, thì DeeDee Animation Studio thấy có rất nhiều các bạn mới tiếp cận hỏi là bây giờ muốn học animation thì nên bắt đầu từ đâu?

Cũng không hề ngạc nhiên khi câu hỏi này thường xuyên được nhắc đến vì ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều trường lớp, cơ sở đào tạo, dạy nghề animation, khiến các bạn trẻ dù muốn vào nghề, cũng không biết bắt đầu từ đâu.

Tất nhiên, để trả lời câu hỏi này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Mình sẽ giới thiệu sơ qua trong bài viết này, để với những bạn quan tâm đến animation có một cái nhìn tổng thể và khái quát nhất.

Nộí dung chính của bài viẽt sẽ bao gồm những đề mục sau:

Animation là gì?

Tại sao nên theo học animation?

Học animation thể loại gì?

Học animation để làm vị trí gì?

Học animation cần những kỹ năng gì?

Học animation cần sử dụng phần mềm gì?

Tài liệu học animation cần phải có?

Học animation ở đâu?

Bước đầu tiên trước khi bắt đầu tìm hiểu về học animation, cũng vẫn sẽ là một bước rất cơ bản trước khi bắt đầu bất kỳ điều gì: hiểu rõ khái niệm.

Nếu bạn nào đã tự tin với hiểu biết của mình về khái niệm animation là gì, hãy kéo tiếp xuống những phần phía dưới. Còn nếu chưa biết, mình sẽ giới thiệu qua ở đây khái niệm và định nghĩa animation, để mọi người có thể hiểu thêm và có một cái nhìn tổng quát.

Animation, để hiểu theo nghĩa tiếng Việt, đó là hoạt hình.

Mọi người thường có một cách hiểu khá là “đơn giản” về hoạt hình: đó là hình ảnh chuyển động. Tuy cách hiểu này không sai, nhưng không thể là một định nghĩa đầy đủ về animation.

Trong tiếng Anh, “animation” bắt nguồn từ “animate” – có nghĩa là tạo ra sự sống. Nghe thì có vẻ như là… làm quá lên, nhưng thật đúng là như vậy. Animation có nghĩa là nghệ thuật tạo ra sự sống cho những vật vô tri vô giác, bằng bất cứ cách thứ nào mà người làm animation có thể sáng tạo được.

Bởi vậy mà Walt Disney – ông tổ của nền công nghiệp hoạt hình đương đại, đã xuất bản cuốn sách “The Illusion Of Life” (Ảo Giác Của Sự Sống) để nói về những kỹ thuật làm animation.

Về lý thuyết, cơ chế tạo chuyển động của animation khá giống với phim điện ảnh, truyền hình, ở việc chuyển động được tạo thành bằng nhiều hình ảnh khác nhau, được nối tiếp thành một chuỗi hình ảnh.

Những hình ảnh ấy sẽ tạo thành ảo ảnh về thị giác về chuyển động, khi nó được xâu chuỗi trong một khoảng thời gian nhất định (24 hình trong vòng 1 giây).

Tuy nhiên, khác với điện ảnh, những chuyển động hình ảnh của animation không được tạo thành từ nhiếp ảnh (photography), mà từ nhiều những phương thức khác nhau.

Trong cuốn sách bán cực chạy của mình năm 2008 (với tiêu đề “Start With Why”), Simon Sinek đưa ra một lời khuyên cực kì hữu ích cho bất kì ai trước khi bắt đầu làm một việc gì: luôn luôn bắt đầu bằng câu hỏi TẠI SAO?

Điều này cũng hoàn toàn đúng khi áp dụng vào trường hợp các bạn đang muốn tìm lối đi cho mình trong lĩnh vực animation. Nếu bạn cảm thấy mình muốn theo học animation, và theo đuổi nghề làm hoạt hình, hãy tự làm rõ lý do tại sao đằng sau mong muốn đó.

Vậy những lý do nên theo đuổi lĩnh vực hoạt hình / animation là gì?

Hiện nay, thị trường animation tại Việt Nam đang có sự tiến bộ rõ rệt, đặc biệt nhất trong khoảng 5 năm vừa qua, với sự phát triển của các studio hoạt hình tư nhân Made in Vietnam, có chất lượng sản xuất rất cao.

Khả năng sản xuất hoạt hình ở Việt Nam không còn bị “độc quyền” bởi các xưởng phim của nhà nước, qua đó tạo điều kiện để những bạn trẻ đam mê có thể phát huy hết khả năng.

Với sự tiếp xúc với kiến thức chuyên môn, quy chuẩn của thế giới, đồng thời với việc áp dụng những công nghệ, phần mềm tân tiến, hợp thời đại, các studio hoạt hình tư nhân đã dần tiếp cận được đến với tiêu chuẩn về năng lực sản xuất với các studio nước ngoài.

Do đó, ngành animation tại Việt Nam dần thu hút được nhiều sự quan tâm hơn, không còn là “vùng trũng” như những thập niên trước.

Vậy nên, giữa chiến trường đầy cạnh tranh trên mạng xã hội, các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn thường xuyên phải tìm các giải pháp sản xuất nội dung dạng video.

Điều này một phần lý giải vì sao mà những năm gần đây, số lượng công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất video phát triển nở rộ đến thế. Và đi theo đó cũng chính là lĩnh vực hoạt hình.

Dạo qua một vòng các website, Facebook page của các animation studio sẽ thấy: nhu cầu tuyển dụng cực nhiều, nhà nhà đều đăng tuyển animators số lượng lớn, nhưng nguồn cung nhân lực chất lượng thì tìm “mỏi mắt” không ra.

Khi đi xin việc làm animation, cần phải chuẩn bị những gì?

Không những vậy, việc làm hoạt hình sẽ mang lại cho những người đam mê theo đuổi niềm hứng thú mà chắc chắn không có nhiều ngành nghề khác có thể mang lại.

Nếu so với những công việc gò bó, nhàm chán, lặp đi lặp lại, thì làm phim hoạt hình là cực kì nhiều niềm vui. Không chỉ mang đến những trải nghiệm cho người xem, mà còn tạo ra những trải nghiệm cho chính mình.

Và một yếu tố khác không thể không cân nhắc: đó là mức thu nhập trung bình trong lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam thuộc ở mức khá tốt.

Nếu bạn đã cảm thấy khá là chắc chắn với mong muốn theo học animation, thì tiếp theo cần phải xác định được, học animation theo thể loại gì?

Hiện nay, có những thể loại hoạt hình animation phổ biến, có thể là những sự lựa chọn cho bạn cân nhắc. Ở đây, DeeDee sẽ giới thiệu sơ qua về một số thể loại animation chính.

Nếu như khái niệm “animation” đã rộng, thì khái niệm “animation 2D” cũng chưa hoàn toàn đã là cụ thể hơn. Bản thân animation 2D đã bao gồm nhiều thể loại hoạt hình nhánh, với những cách thể hiện khác nhau. Tất cả những thể loại animation 2D đều có điểm chung là những hình ảnh, hình vẽ tạo ra trên một mặt phẳng.

Tuy nhiên, để dễ hiểu nhất, cũng như phù hợp với xu thế hoạt hình ngày nay, khái niệm animation 2D thường được chỉ những thể loại hoạt hình sử dụng công nghệ digital 2D, với những phần mềm như Flash, ToonBoom, Moho, vân vân.

Animation 3D, là thể loại hoạt hình dùng các công nghệ render 3D cho việc tạo hình và tạo chuyển động. Phong cách hoạt hình animation 3D phát triển mạnh trong những thập kỉ gần đây, đặc biệt từ sự thành công của phim hoạt hình “Toy Story” của hãng Pixar.

Một số animation studio chuyên về thể loại hoạt hình 3D ở Việt Nam có thể kể đến Colory studio, Jam studio hay Red Cat Motion. Ứng dụng của animation 3D khá phổ biến trong cả những dự án giải trí, lẫn những dự án thương mại.

Bản thân motion graphics không phát triển từ nghệ thuật hoạt hình, mà từ thiết kế đồ họa (graphic design), với những phần mềm tạo chuyển động cho graphic như Adobe After Effects. Tại Việt Nam, có thể nhắc đến Glowing Studio làm một minh họa.

Với những bạn mới tiếp cận, việc phân biệt rõ animation và motion graphics là rất quan trọng, để tránh sử dụng những khái niệm đó không đúng cách và gây nhầm lẫn.

Mặc dù kém phổ biến hơn, nhưng cũng không thể không nhắc đến những thể loại hoạt hình khác mà các bạn mới học animation nên cân nhắc, đó là thể loại hoạt hình vẽ tay truyền thống (traditional animation) hay stop-motion.

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, trong lĩnh vực animation, để sản xuất được một bộ phim hoạt hình, yêu cầu cần phải có nhiều nhóm khác nhau cùng phối hợp làm việc, mỗi nhóm đảm nhiệm một trọng trách trong quy trình sản xuất đó.

Bản thân animation không phải một bộ môn để các animators… chơi một mình. Mặc dù, để có thể một mình làm ra một bộ phim hoạt hình, không phải bất khả thi, nhưng cũng cực kì khó.

Vậy nên, trước khi bắt tay vào học animation, các bạn cần phải cân nhắc rằng mình muốn được làm ở bộ phận nào, ở khâu nào trong quy trình sản xuất phim hoạt hình? Để có thể cân nhắc và chọn cho mình một hướng đi, cần phải tìm hiểu xem quy trình sản xuất animation ở Việt Nam, thường có những vị trí nào.

Animator có lẽ là bộ phận quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đội ngũ nhân sự sản xuất phim hoạt hình.

Animator dịch ra tiếng Việt, có thể hiểu là diễn hoạt viên, hoạt họa viên, hoặc họa sĩ hoạt hình. Mặc dù không có tên tiếng Việt nào hoàn toàn sát nghĩa, hãy hiểu nôm na animator là những người nghệ sĩ tạo ra “sự sống” cho hình ảnh.

Bản thân khái niệm animator cũng khá là rộng, tùy thuộc vào phong cách animation mà bạn muốn theo đuổi. Nếu như bạn muốn học animation 2D, thì công việc animator chủ yếu sẽ là tạo hình chuyển động theo từng khung hình (frame by frame) hay tạo chuyển động cho con rối (rigging). Ngoài ra, công việc của các animator 3D sẽ là tạo chuyển động cho mô hình bằng keyframe.

Background artist là họa sĩ bối cảnh. Họ là những người tạo ra bối cảnh, phông nền, cảnh vật cho câu chuyện hoạt hình.

Vai trò của background artist có lẽ là cũng không hề thua kém các animators, khi họ cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất phim hoạt hình.

Tương tự như làm animator, công việc của một background artist cũng sẽ có những sự khác nhau rất đáng chú ý, tùy thuộc vào thể loại hoạt hình mà người học animation muốn hướng tới.

Nếu như bạn muốn theo đuổi animation 2D, thì công việc của một background artist chủ yếu sẽ là vẽ. Đây chắc chắn là một công việc “trong mơ” cho các bạn trẻ mê vẽ, vì sẽ được vẽ suốt ngày.

Có lẽ cũng chính vì thế, mà vị trí background artist ở các studio hoạt hình 2D thường là điểm đến của các họa sĩ vẽ minh họa, hoặc các họa sĩ vẽ phong cảnh.

Thiết kế, tạo hình nhân vật – hay còn gọi là character design, thường là công việc của các art directors, những người đã nắm rất vững về thiết kế, mỹ thuật, và rành rọt về nhiều phong cách hoạt hình khác nhau.

Với mỗi dự án, mà các art director sẽ cần phải tạo hình theo những phong cách khác nhau, có thể là từ cartoon, cho đến chibi, anime. Vì thế mà làm thiết kế nhân vật yêu cầu kỹ năng vẽ rất nhiều.

Nếu như bạn cảm thấy yêu thích làm hoạt hình, animation, vì những câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút, thì cũng có thể học animation để làm vị trí biên kịch, hay storyboard artist.

Những bạn học animation ở vị trí biên kịch (screenwriter) hay storyboard artist cần phải có tư duy rất tốt về kể chuyện, và điện ảnh (đặc biệt ở vị trí storyboard artist, để bạn có thể thiết kế các cảnh quay, góc máy, và mạch phim phù hợp).

Làm ở vị trí này, mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra những sản phẩm phim cuối cùng, cũng vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì câu chuyện luôn là yếu tố chủ chốt của những sản phẩm video hay điện ảnh.

Làm hậu kì (post-production) cho phim hoạt hình, yêu cầu các bạn học animation phải có hiểu biết về editing, dựng phim và điện ảnh. Vị trí này khá là linh hoạt, vì có thể áp dụng những kiến thức từ công việc hậu kì cho phim điện ảnh.

Các nhà tuyển dụng (các animation studios) sẽ tìm kiếm ở ứng viên dự tuyển những yêu cầu gì?

Bên cạnh những yêu cầu cơ bản cho công việc animator, theo đuổi nghề animation nói chung cũng yêu cầu thêm một số những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà DeeDee Animation Studio sẽ giới thiệu qua ở đây:

Nếu bạn đang muốn học animation và xin ứng tuyển vào các studio hoạt hình, nên cân nhắc và phát triển những kỹ năng này.

Biết vẽ người, vẽ phong cảnh 1 cách căn bản sẽ giúp bạn vẽ được nhân vật và các hiệu ứng đặc biệt một cách đáng tin khi làm cho các hình vẽ chuyển động trong không gian (bất kể 2D, 3D, hay phong cách hoạt hình đơn giản cho tới phức tạp).

12 nguyên tắc hoạt hình được Walt Disney tổng hợp từ kinh nghiệm của mình vào đầu thế kỷ thứ 20, tuy nhiên cho tới nay nó vẫn là nền móng cực kỳ vững chắc trong lĩnh vực hoạt hình. Cũng chính vì thế, việc nắm vững 12 nguyên tắc hoạt hình cũng là một bước không thể thiếu trong quá trình học animation.

Ngoài ra, DeeDee cũng có dịch và biên soạn một số bài viết học thuật về 12 nguyên tắc hoạt hình, rất hữu dụng cho các bạn animator mới vào nghề có thể tham khảo và cải thiện:

Về cơ bản, hoạt hình chính là điện ảnh, là một “chất liệu”, không phải “thể loại”, và nó phải đáp ứng được những nguyên lý tối thiểu cần có của điện ảnh như kỹ thuật kể chuyện, xử lý máy quay, bố cục, ánh sáng,… và ý nghĩa của những thứ như vậy trong kể chuyện bằng điện ảnh.

Đây cũng là những kỹ năng quan trọng nhất cho các bạn mới học animation, vì những kiến thức đó sẽ phục vụ cho bạn khi làm storyboard và animatic, và đạo diễn.

Thời buổi ngày nay, tất cả hoạt hình đều được sản xuất bằng máy tính, kể cả những bộ phim được làm bằng phương pháp vẽ trên giấy truyền thống hay stop motion. Kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính cơ bản là đương nhiên phải có để bạn có thể dễ dàng học/tự học các phần mềm hỗ trợ cho quy trình sản xuất hoạt hình khác nhau.

Đây là kỹ năng dành cho biên kịch, người sáng tạo nên các câu chuyện. Nếu đây là hướng đi mà bạn đang muốn theo đuổi, bạn có thể tự tìm hiểu và học cách viết và trình bày một kịch bản điện ảnh (screenplay), nhưng quan trọng nhất vẫn là những nguyên lý và cấu trúc căn bản của một câu chuyện, cái gì làm nên một câu chuyện cuốn hút, nhân vật thế nào thì hay, vân vân.

Và đặc biệt nhất là nên học cách đọc kịch bản phim, cả hoạt hình và phim người đóng, ở tất cả các thể loại từ hài cho tới tâm lý, hành động, vân vân. Những kho kịch bản phim quốc tế như The Internet Movie Script Database là nguồn tài nguyên có thể nói là cực kỹ hữu ích cho những người làm biên kịch.

Nghệ thuật cũng là khoa học, và yêu cầu những người trong quy trình đó khi làm việc cùng nhau phải có kỹ năng tự tổ chức và hệ thống hóa công việc của mình một cách hợp lý và khoa học. Nhờ đó thì trong một tập thể nhiều người mới có thể hợp tác và làm việc cùng nhau trong các công đoạn khác nhau một cách trôi chảy và hạn chế nhầm lẫn.

Vậy nên, trước khi quyết định theo đuổi và học animation, hãy tự phát triển những kỹ năng làm việc quy củ, hiệu quả của bản thân.

Làm được một phút phim animation có chất lượng cao cũng có thể mất vài tuần là chuyện… quá bình thường. Vậy nên, làm phim hoạt hình animation chắc chắn không phải là một ngành nghề mà có thể làm nhanh, ra ngay sản phẩm, mà đòi hỏi ở các animator cần phải có tính nhẫn nại, kiên trì theo đuổi một dự án animation dài hơi.

Cách duy nhất để có thể làm được những sản phẩm mới là nhìn vào quá khứ để học từ những người đi trước, giống như bất cứ ngành nghề nào khác. Không chỉ đơn giản là học những cái tinh túy, cái đã được đúc kết thành cơ bản, mà còn học cả từ những cái chưa hay, chưa tốt mà các bậc thầy từng vấp phải, để có thể rút ra kinh nghiệm cho chính mình.

Nhưng quan trọng hơn hết, học lịch sử để học cách tôn trọng cái công việc mình đang làm ở thời điểm hiện tại, để biết là ngày nay chúng ta có được những điều kiện thuận lợi, kiến thức đuề huề do người đi trước để lại và phát triển sẵn. Tránh việc học qua loa rồi làm ra những sản phẩm hời hợt, chất lượng trớt quớt.

Để xác định được những phần mềm – công cụ cho quá trình học animation của bạn, cần phải đi từ việc bạn chọn phong cách animation nào để theo đuổi. Ở đây, mình sẽ giới thiệu qua một số phần mềm chính. Có lẽ để đi sâu hơn vào các phần mềm sản xuất, sẽ cần phải có một bài viết khác.

Một số những phần mềm được DeeDee giới thiệu ở đây chỉ có tính tham khảo. Về tính năng cũng như hiệu quả sử dụng của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào tính chất của dự án, và đặc biệt là quy trình sản xuất của animation studio bạn muốn được ứng tuyển.

Với hoạt hình animation 2D, những phần mềm thường được sử dụng hiện nay gồm có:

Hầu như tất cả những phần mềm này đều mất phí mua bản quyền, và thường là không hề rẻ. Tuy nhiên, nếu thật sự nghiêm túc với việc học animation và theo đuổi nghề này, thì đầu tư một chút ban đầu là không hề thừa thãi.

Hiện tại, DeeDee Animation Studio sử dụng ToonBoom Harmony làm công cụ sản xuất hoạt hình chính.

Với hoạt hình animation 3D, những phần mềm thông dụng hiện nay gồm có:

Để theo đuổi học animation, như DeeDee đã đề cập từ đầu bài viết, bạn phải có đam mê. Và nếu như bạn đã có sẵn đam mê, bạn cũng đã tự trang bị cho mình một công cụ mạnh nhất, ở bất kì ngành nghề nào: đó là khả năng tự học, tự tìm hiểu.

Tuy nhiên, để hỗ trợ bạn trong quá trình học animation, mình cũng sẽ hỗ trợ với một số nguồn tài liệu sau:

Nghệ thuật hoạt hình, có thể nói, là tổng hòa của rất nhiều những lĩnh vực khác nhau: từ kể chuyện, điện ảnh, cho tới hội họa, thiết kế. Do đó, lĩnh vực hoạt hình cũng có số lượng các khái niệm chuyên môn và vốn từ vựng rất lớn.

Tuy nhiên, nhiều khái niệm, do chưa được Việt hóa sát nghĩa, nên thường xuyên bị sử dụng không đúng cách, dẫn đến việc càng thêm bối rối cho những người mới tiếp cận. (Ví dụ như Animation và Motion Graphics).

Đối với những người yêu thích nghệ thuật hoạt hình, đặc biệt là những bạn đang bắt đầu học, thì việc nắm vững những khái niệm này là rất quan trọng để có thể tự xây dựng cho mình một nền tảng cơ bản vững chắc.

Do đó, DeeDee Animation Studio có tổng hợp bộ từ vựng từ a-z thường gặp trong lĩnh vực hoạt hình, làm bộ tài liệu hỗ trợ cho các bạn đang bắt đầu học animation.

Mới đây CEO của Red Cat Motion – anh Leo Dinh (một cá nhân rất xuất sắc và có uy tín trong lĩnh vực animation tại Việt Nam), đã cùng FoxShelf cho ra mắt bộ sách “Xứ Sở Animation”, là bộ tài liệu về animation đầu tiên tại Việt Nam.

Bộ sách giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về animation, quy trình sản xuất animation, cũng như nhiều tài liệu tham khảo, hình vẽ đến từ các studio và các animators uy tín tại Việt Nam (trong đó có cả DeeDee Animation Studio nữa).

DeeDee Animation Studio vinh dự được đóng góp trong bộ sách này những dự án thực tế mà DeeDee đã từng thực hiện trong lĩnh vực animation. Hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho các bạn mới học animation tại Việt Nam.

Việc cập nhật những xu hướng, thông tin mới nhất, tiếp cận với những quan điểm của chuyên gia, cộng đồng là không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề nào, kẻ cả animation.

Để có một cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về lĩnh vực animation trên thế giới, có một số website sau đây mà DeeDee muốn gợi ý cho các bạn. Đây đều là những website thông tin lớn và uy tín nhất trong lĩnh vực hoạt hình.

Tuy nhiên, chỉ có một lưu ý duy nhất, đó đều là những trang web nước ngoài có nội dung bằng tiếng Anh, có lẽ sẽ gây đôi chút trở ngại cho bạn trẻ nào không giỏi ngoại ngữ.

Để theo đuổi một lĩnh vực đặc biệt như animation, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị cho mình những trang thiết bị cần thiết, làm công cụ hỗ trợ cho quá trình học cũng như thực hiện các sản phẩm animation.

Ở mục này, DeeDee sẽ giới thiệu qua những công cụ cần thiết để những người theo học animation có sự chuẩn bị tốt nhất.

Đặc biệt, hãy thử sức với một cuốn Sketch Journal (hoặc Visual Diary) – một cuốn sổ vẽ mang theo người, để có thể dễ dàng luyện vẽ ở bất cứ đâu.

Để làm việc với hoạt hình animation 2D, thì bảng vẽ điện tử là một công cụ có thể nói là không thể thiếu.

Việc sử dụng bảng vẽ không chỉ giúp chất lượng hình ảnh của tranh được tăng cao, mà còn giúp người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa và thao tác thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, còn là sự tiện lợi khi phối hợp với các đơn vị khác trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, hãy lựa chọn thật kỹ một bảng vẽ phù hợp với mình để đảm bảo chất lượng công việc.

Trong mục này, DeeDee Animation Studio sẽ giới thiệu cho các bạn một vài phương hướng theo học animation.

Tất nhiên, bài toán học animation là một vấn đề rất hóc búa, do lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, và cũng chưa có nhiều cơ sở đào tạo để dễ dàng tiếp cận.

Hiện tại ở Việt Nam, theo như DeeDee được biết, thì chưa có bất kì một trường đại học chính quy nào chính thức giảng dạy bộ môn animation. Đây là một thực tế tương đối đáng buồn. Tuy nhiên, hãy lạc quan lên, vì vẫn sẽ còn có một vài phương án khác cho các bạn chọn lựa.

Tự học online trên mạng có lẽ là phương án vừa khả thi, vừa kinh tế nhất với bối cảnh hiện tại ở Việt Nam.

Không những vậy, kỹ năng tự học cũng hết sức là cần thiết với bất kỳ ngành nghề nào. Việc tự rèn luyện được cho mình kỹ năng tự học sẽ giúp những người đam mê theo đuổi bộ môn animation có thể dễ dàng cập nhật và thích nghi với những thay đổi trong lĩnh vực.

Các YouTube channel chuyên sản xuất tutorial videos cũng là một nguồn tư liệu quý giá cho các bạn học animation, đặc biệt trong quá trình thực hiện các dự án. Những video dạng này thường giải đáp các vấn đề, thắc mắc mang tính rất cụ thể với phần mềm sản xuất animation mà bạn lựa chọn.

Hoặc, để đi chuyên sâu hơn về hoạt hình, hãy thử tìm đến những khóa học của những đạo diễn nổi tiếng trong lĩnh vực như Don Bluth, Aaron Blaise, hay Stephen Silver. Họ đều có các khóa học online cực xịn đó.

Animation Mentor là một website về đào tạo hoạt hình rất có uy tín và tầm ảnh hưởng quốc tế, với cực kỳ nhiều thông tin bổ ích về animation, cũng như các tài liệu, tutorial để những người yêu thích hoạt hình có thể dễ dàng theo học.

Nếu như bạn không tự tin vào khả năng tự học của bản thân, mà muốn học animation trực tiếp tại các cơ sở đào tạo, DeeDee Animation Studio xin được giới thiệu một số cơ sở đáng chú ý tại Việt Nam:

Học bằng kinh nghiệm thực tế có lẽ là một trong những phương pháp học hiệu quả nhất. Nếu bạn đã có nền tảng tốt về mỹ thuật, thiết kế hay diễn họa, hãy ứng tuyển đến các animation studio, công ty sản xuất hoạt hình để trực tiếp làm việc.

Nhiều studio hoạt hình trong nước đều hỗ trợ đào tạo các bạn nhân viên mới làm quen với phần mềm, học những kiến thức cơ bản của hoạt hình, để có thể trực tiếp thực hiện các dự án.

Nếu như bạn chưa có kiến thức cơ bản, hãy thử liên lạc với họ và xin vào làm thực tập sinh. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng nhận thực tập sinh, cũng như yêu cầu tuyển dụng của mỗi nơi một khác.

Với những bạn có điều kiện tài chính để đi du học, thì tìm đến những trường đại học ở nước ngoài chắc chắn sẽ là hướng đi tốt nhất để được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản.

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học tại Mỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản, v..v.. có những khóa học animation rất uy tín. Đầu vào của các trường đại học nước ngoài cũng thường có yêu cầu khá cao, từ nền tảng tốt từ mỹ thuật, thiết kế, cho tới khả năng sử dụng ngoại ngữ trôi chảy.

Mình cũng biết rất nhiều cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực animation tại Việt Nam từng được đào tạo ở nước ngoài, nay về nước và làm nên điều khác biệt.

Ở trên mình đã nói qua những lý do khách quan tại sao nên học animation rồi, giờ quay trở lại lý do chủ quan với một vấn đề “xưa như Trái Đất”: bạn có đủ đam mê để theo đuổi nghề hoạt hình?

Cũng giống như những ngành nghề khác thôi, để theo đuổi được một nghề nào, cần phải có ít nhiều sự đam mê cho ngành nghề đó. Nếu không, thì sẽ rất khó có cơ hội để phát triển, thăng tiến và thành công.

Đặc biệt là với những ngành nghề nghệ thuật, sáng tạo, thì yêu cầu đòi hỏi về đam mê là một yêu cầu thiết yếu. Và hoạt hình không phải là ngoại lệ.

Tất nhiên, những yếu tố khách quan ít nhiều đều có sức ảnh hưởng. Thế nhưng nếu nhìn Walt Disney và những người tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình tại phương Tây vào những thập niên 20, 30 thế kỷ trước, thì sẽ thấy những yếu tố chủ quan, cụ thể là niềm đam mê theo đuổi, mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công. Thời điểm đó trong lịch sử, đã làm gì có hoạt hình? Không những vậy, nhiều người còn đặt nhiều nghi vấn, ngờ vực cho một lĩnh vực mới.

DeeDee Animation Studio

contact@deedeestudio.net

Review Trọn Bộ Khóa Học Tiếng Anh Online Dành Cho Người Bắt Đầu Của Edumall

Edumall tự hào là “siêu thị” các khóa học trực tuyến ngắn hạn lớn nhất Đông Nam Á với hàng nghìn khóa học thuộc mọi lĩnh vực, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và mạng lưới học viên rộng khắp cả nước. Edumall – nơi bạn học mọi kĩ năng làm chủ tương lai.Edumall – Sự lựa chọn cho mọi lứa tuổi, kỹ năng và trình độ.Mình nghĩ là sẽ có nhiều bạn tự hỏi là bộ giáo trình này học có tốt hay ko??, giá cả ntn?,Edumall có lừa đảo ko?,…..thì phần dưới mình sẽ giải đáp hết cho m.n nha~~

Đầu tiên là Edumall có lừa đảo không?? Thì mình xin đính chính lại là hoàn toàn KHÔNG nha! M.n không nên tin hoàn toàn vào những video review sai sự thật về Edumall bởi bản thân mình đang học và cảm thấy nó cực kì tốt luôn.Nếu Edumall có lừa đảo thì tại sao nó vx tồn tại đc đến bh?? M.n hãy thử nghĩ xem.Vì Edumall đang giảm giá các khóa học khá là nhiều nên m.n có thể lựa chọn tùy vào bản thân và trình độ của mỗi người để học. Mình thì đã mua khóa học combo có 399k mà thôi tại vì nó đang sale nhiệt tình mà~~

Review Trọn Bộ Khóa Học Tiếng Anh Online Edumall

.

Quy trình đăng ký học tại Edumall

1. Tìm môn học

Qua khảo sát thì mình thấy nhóm môn học Digital Marketing, Khởi Nghiệp, Kiếm Tiền Online có vẻ hot và được nhiều người quan tâm đăng ký nhất hiện nay.

Tuy nhiên tìm gì thì tìm, quan trọng là môn đó sẽ giúp cho bạn trau dồi và phát triển thêm kỹ năng có lợi cho công việc hiện tại đúng không ? Mình thì photoshop trước giờ toàn tự mày mò học nên cũng biết sơ sơ. Mò mẫm một lúc thấy có khóa học của anh bạn Phạm Quang Huy cũng cùng quê Hải Phòng được PR ngay trên trang chủ nên quyết định vào xem.

Khóa học “thành thạo photoshop trong 7 ngày” với 4 giờ video – 27 bài giảng kết hợp với profile khá chất lượng của Giảng viên nên mình khá ưng và đã chọn để viết bài đánh giá này.

2. Thanh toán

Giá khóa học là 599k, cũng hơi chat cho việc review một bài viết nhưng nếu cung cấp thật sự nhiều giá trị cho người học thì số tiền đó cũng rất đáng cho newbie muốn bổ sung thêm kỹ năng tuyệt vời này. ( Khóa học hiện đang có CTKM nên nếu bạn đăng ký học thì chỉ cần đầu tư 399k)

Việc thanh toán cũng đơn giản, chỉ là chi tiền thôi mà :v. Đùa thôi chứ mình hay mua sắm online nên làm hoài mấy cái này. Nói chung bạn làm theo các bước sau:

Bước 2: Chọn một trong các hình thức

Thu tiền tận nơi

Chuyển khoản qua ngân hàng

Thanh toán trực tiếp tại VP Edumall

Thanh toán trực tuyến

Mình thì trước giờ rất ngắn gọn, không cầu kỳ nên chuyển khoản cho nhanh

Bước 3: nhận được email thông báo chuyển khoản thành công

Bạn nào băn khoăn không có biết có chuyển khoản được chưa hay sợ bị lừa đảo thì có thể chat trực tiếp với edumall ngay trên website hoặc qua số điện thoại 1800.6816, họ có để thông tin liên hệ rõ ràng ngay dưới footer.

3. Vào học thôi

Đến lúc này là bạn đã hoàn thành xong mọi thứ, chỉ việc vào oánh chén nội dung khóa học. Mình thường buổi tối rảnh đi làm về sắp xếp 30′ – 1 tiếng học là vừa tầm.

😭 Bạn nào chưa kịp đăng kí khóa học yêu thích đợt đồng giá 159k thì nhanh tay nắm lấy cơ hội này thôi 😀 Chỉ áp dụng cho 150 khóa hot nhất! Edumall

Sau khi trải nghiệm xong khóa học này cùng vài khóa miễn phí khác trên website mình thấy được:

1.Ưu điểm

Website thiết kế đẹp, rõ ràng, load nhanh

Được học miễn phí một số khóa học như: lập trình web, kinh doanh online, after effect chúng tôi ( mà miễn phí nên nội dung cũng chỉ ở mức cơ bản thôi )

Kết thúc mỗi video học thì đều có note lại những kiến thức chính và tổng kết bạn đã hoàn thành bao nhiêu % khóa học, mình thấy cũng hay.

Học online nên học lúc nào cũng được

2. Nhược điểm

Giá khóa học còn hơi cao: 500k – 700k. Mình nghĩ giá trung bình ở mức 300 – 400 là hợp lý cho người học hơn.

Không cho học viên xem trước một vài bài học như bên Unica.

3.Kết luận

Qua việc nghiên cứu Edumall thì mình mới search Google và biết được có rất nhiều website tổng hợp các khóa học online dạng như vậy (kyna.vn, bea, Uskill…vv). Trong thời gian tới, mình sẽ trải nghiệm vài courses trên mỗi website để có thể đưa ra những reviews cho các bạn tham khảo trước khi quyết định đăng ký học.

Một số bạn thì hay tìm những nơi share khóa học để tiết kiệm tiền, theo mình hành động như vậy là không nên bởi kiến thức trong khóa học là những tinh hoa mà người giảng viên đã dầy công biên soạn, do đó nếu muốn học và đạt kết quả tốt nhất thì bạn cũng nên nghiêm túc trong việc… đóng học phí tham gia. Vài lời chia sẻ chân thành từ bản thân, còn lại tùy theo ý của bạn quyết định !

4. Mua khóa học tại Topica Edumall bạn được học trong bao lâu?

Tất cả các khóa học tại Edumall đều không có thời hạn, cũng không giới hạn số lần học lại, và bạn chỉ cần thanh toán khóa học một lần để sở hữu khóa học trọn đời. Sau đó khóa học xem như là của bạn, muốn xem lại lúc nào, xem bao nhiêu lần tùy thích.

Tuy nhiên Edumall không cho phép bạn tải khóa học về máy, và việc chia sẻ khóa học lên mạng có thể dính dáng đến vấn đề Pháp Luật, vì đó là tài sản sở hữu trí tuệ mà! Nên lời khuyên ở đây là “Đừng chơi dại! 😛 “

Xem khóa học trên Edumall 5. Edumall hỗ trợ những hình thức thanh toán nào?

Hiện tại Edumall hiện nay hỗ trợ 4 hình thức thanh toán

Thanh toán bằng COD (nhận mã kích hoạt và thanh toán đồng thời qua dịch vụ chuyển phát tận nơi)

Thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM hoặc Visa/Master

Thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

Học viên trực tiếp thanh toán tại Văn phòng Edumall tại 75 Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội hoặc 58/10 Thành Thái – Phường 12 – Quận 10 – Hồ Chí Minh

6. Chính sách hoàn học phí trên Edumall

Lưu ý: Bạn nên đọc thật kỹ phần này, để khi cảm thấy thấy khóa học không xứng đáng với số tiền mình bỏ ra thì có thể yêu cầu Edumall hoàn tiền.

Bạn sẽ được Edumall hoàn tiền trong vòng 30 ngày kể từ mua khóa học và học chưa quá 50% thời lượng khóa học.

Chúc m.n thành công~~

1270 views

Hướng Dẫn Thiết Kế Wireframe Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Thiết kế wireframe là một bước quan trọng trong bất kỳ quá trình thiết kế giao diện nào. Nó chủ yếu cho phép bạn xác định thứ bậc thông tin của thiết kế, giúp bạn lên bố cục được dễ dàng hơn theo cách mà bạn muốn người dùng của bạn xử lý thông tin. Nếu bạn chưa từng sử dụng wireframe, đã đến lúc bạn nên sử dụng nó.

Nó giống như một bản thiết kế kiến ​​trúc; bạn cần phải thấy nó trong sơ đồ đen trắng hai chiều trước khi bạn hiểu rõ phải làm gì để xây dựng ngôi nhà thật sự. Tương tự, đối với một thiết kế giao diện, bạn không thể bắt đầu xây dựng các layer điểm ảnh trong photoshop, hoặc viết các khối code mà không biết nơi cần đặt thông tin.

Ở mức độ sâu hơn, một wireframe cũng rất hữu ích trong việc xác định cách người dùng tương tác với giao diện. Ví dụ, wireframe có thể chứa nhiều trạng thái khác nhau của nút bấm hoặc các hành vi của menu.

Thiết kế wireframe là rất quan trọng vì nó cho phép nhà thiết kế lên bố cục và tương tác của một giao diện mà không bị phân tâm bởi màu sắc, lựa chọn kiểu chữ hoặc thậm chí là sao chép. Tôi muốn giải thích cho khách hàng của mình rằng nếu một người dùng không thể tìm ra nơi cần tìm trên wireframe đen trắng, thì cho dù màu sắc cuối cùng nào mà bạn dùng đều không thành vấn đề. Một nút bấm phải rõ ràng ngay cả khi nó không sáng bóng hoặc có màu sắc rực rỡ.

Giống như nền của một tòa nhà, nó cơ bản phải vững chắc trước khi bạn quyết định bỏ tiền ra để xây nhà.

Bước 1: Lấy Cảm hứng

Trước khi đi sâu vào chi tiết, vì một bức ảnh có thể vẽ ra hàng nghìn từ ngữ khác nhau, nên hãy xem I ♥ wirefames. Bạn sẽ có thể nhanh chóng có được một cái nhìn tổng thể và sự hiểu biết trực quan về cách các nhà thiết kế khác đang vận hành quy trình thiết kế wireframe của họ.

Nếu bạn liên tục quan sát những gì mà các nhà thiết kế khác hoặc các trang web đang làm cho wireframe của họ, thì bạn sẽ dần dần hình dung ra cách wireframe giúp tổ chức thông tin cho giao diện như thế nào.

Bước 2: Thiết kế Quy trình Của bạn

Đối với tôi, tôi đã trải qua đủ các chu kỳ từ thiết kế đến code để có một quá trình được coi sắp xếp hợp lý. Đây là một bước mà một số người có thể không nghĩ đến, nhưng tôi cũng cân nhắc bất kỳ framework html/css nào mà tôi sẽ sử dụng trong dự án của mình.

Ví dụ, tôi đã từng xây dựng rất nhiều trang web bằng Blueprint, vì vậy tôi sẽ thiết lập cả wireframe và Blueprint của tôi có cùng grid 12 cột. Điều này tăng tốc công việc tạo nguyên mẫu và thời gian phát triển đáng kể, bởi vì thay vì phải viết chiều rộng của mọi phần tử vào css của tôi, thì chúng giờ đây đã được xác định trước từ chiều rộng của một cho đến mười hai cột. Bây giờ tôi quay sang sử dụng cssgrid vì sự hỗ trợ thiết kế đáp ứng của nó, nhưng nó vẫn được thiết lập thành một grid gồm 12 cột mà bạn có thể tải về như một template cho photoshop.

Như tôi đã nói, tuỳ thuộc vào quyết định của bạn, quá trình nào bạn cảm thấy thoải mái, đôi khi bạn có thể thử một vài lần trước khi biết được quy trình nào là hiệu quả nhất. Một số người có thể thật sự giỏi trong việc phác thảo và họ có thể không thích sử dụng một công cụ wireframe nào cả. Các nhà thiết kế khác có thể muốn có càng nhiều bước càng tốt để giảm thiểu độ lệch hoặc cho phép họ xem xét mỗi lần lặp một cách toàn diện khi thiết kế bắt đầu hình thành.

Cuối cùng bạn sẽ phát triển quy trình ưa thích của riêng bạn, nhưng đối với hướng dẫn này, tôi sẽ sử dụng quá trình đặc trưng của tôi để làm ví dụ:

Lý do tại sao tôi thường sử dụng Illustrator như là công cụ thiết kế wireframe của tôi chủ yếu là vì ba lý do:

Phong cách-bạn có thể lưu các phong cách của kiểu và đối tượng và sử dụng lại chúng trong suốt phần còn lại, cũng giống như CSS.

Nó dễ dàng để chỉnh sửa, di chuyển hoặc co giãn kích thước các đối tượng.

Nó có thể dễ dàng chuyển đổi sang Photoshop sau này.

Tuy nhiên, tôi có sử dụng các công cụ khác và nó phụ thuộc vào tình huống của dự án. Tôi sẽ tóm tắt một số công cụ phổ biến, điểm mạnh và yếu của chúng trong phần tiếp theo.

Bước 3: Lựa chọn Công cụ Balsamiq

Balsamiq đã trở nên phổ biến khi các wireframe được tạo ra bằng Balsamiq giống với các bản phác thảo, làm cho nó rõ ràng ngay lập tức rằng wireframe không phải là một sản phẩm hoàn chỉnh mà là một công việc đang được tiến hành. Balsamiq còn có một thư viện khổng lồ bao gồm các thành phần có thể tái sử dụng mà bạn có thể kéo và thả rất dễ dàng để thiết kế wireframe của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng nó trên hầu hết các nền tảng, với các phiên bản desktop dành cho cho Mac, Windows và Linux, hơn nữa còn có một phiên bản web nếu bạn muốn làm việc trên đám mây. Các ứng dụng của bên thứ ba như iMockups cho iOS cũng hỗ trợ việc xuất ra các định dạng Balsamiq.

Omnigraffle

Một công cụ yêu thích cũ trong Mac, Omnigraffle cũng có một thư viện đóng góp của người dùng được hỗ trợ rộng rãi bao gồm các thành phần có thể tái sử dụng; Graffletopia.

Vì nó được phát triển đặc biệt như là một ứng dụng thiết kế biểu đồ, nên Omnigraffle cũng có các tính năng phức tạp như tự động bố cục, hỗ trợ kiểu đối tượng tùy biến, smart guide và công cụ vẽ đồ thị. Một số tính năng này cũng có mặt trong bộ phần mềm Adobe CS, nhưng nếu bạn không có bộ CS, thì Omnigraffle là lựa chọn hợp lý (khoảng 100$ ) để tạo ra các wireframe chi tiết.

Axure

Gần giống như ông nội của các công cụ thiết kế wireframe, Axure là một trong những công cụ thiết kế wireframe hoặc nguyên mẫu chuyên nghiệp nhất. Cho đến gần đây, nó chỉ mới có trên Windows. Cá nhân tôi không biết nhiều về nó, nhưng nó được biết đến như là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Flairbuilder

Một công cụ mới ra đời, Flairbuilder hỗ trợ rất mạnh mẽ cho các tương tác.

Nó còn có một thư viện thành phần khổng lồ, hỗ trợ các master page và bạn có thể xuất ra nguyên mẫu để xem trực tuyến.

Các Ứng dụng Trực tuyến

Nếu phần mềm desktop không phải là những gì bạn mong muốn, vẫn còn có các công cụ như mockflow, hotgloo và mockingbird.

Keynote/Powerpoint

Cá nhân tôi thành thật khuyên bạn nên dùng nó nếu bạn cần thiết kế wireframe hoặc nguyên mẫu ứng dụng di động một cách nhanh chóng. Một lựa chọn khác là Keynote Kungfu.

Adobe CS

Đối với những người đã quen dùng bộ Adobe, thì Fireworks, Illustrator và Indesign là những công cụ thiết kế wireframe rất khả dĩ với những điểm mạnh và yếu riêng của chúng.

Fireworks

Bạn có thể làm việc trên toàn bộ quá trình thiết kế trong Fireworks, từ các wireframe cơ bản cho đến giao diện đầy đủ. Fireworks hỗ trợ các master page (hãy hình dung về chúng như là các template có thể tái sử dụng nơi mà mọi chỉnh sửa trên master template có thể được áp dụng xuyên suốt trên các trang con của bạn), các thư viện thành phần và bạn có thể tạo các các nguyên mẫu có tính tương tác bằng Fireworks tương đối nhanh.

Illustrator

Đây là một trong những công cụ yêu thích của tôi bởi vì tôi đã nắm rất vững Illustrator và tôi chắc chắn nhiều nhà thiết kế ở đây cũng đã quen với nó. Tôi sử dụng Illustrator khi tôi cố gắng tạo các wireframe nhanh chóng, nhưng phức tạp mà không cần đến tính tương tác.

Điều gì làm cho nó tốt đến như vậy? Khả năng xuất sang định dạng PSD với các layer có thể chỉnh sửa, hỗ trợ sao chép và dán mạnh mẽ cho Photoshop, và kiểm soát typography mạnh mẽ với các phong cách mà bạn có thể lưu, chỉnh sửa và sử dụng lại, gần giống như CSS.

Indesign

Có những điểm mạnh tương đồng với Illustrator với khả năng kiểm soát typography còn mạnh mẽ hơn, hỗ trợ các master page mạnh mẽ và gần đây là khả năng tạo ra các nguyên mẫu có tính tương tác.

Tôi chọn Indesign khi tôi phải tạo ra các nguyên mẫu có tính tương tác và độ chuẩn xác cao. Điều mà tôi phân vân nhất là hỗ trợ xuất sang Photoshop còn yếu để thiết kế giao diện đầy đủ.

ProtoShare

“Thiết kế nguyên mẫu mạnh mẽ một cách dễ dàng.” Vừa mới phát hành phiên bản 9 với một trình soạn thảo wysiwyg mới. Đáng kiểm tra.

Bước 4: Thiết lập một Grid

Tôi đang sử dụng Illustrator cho hướng dẫn này nhưng các bước có thể được áp dụng cho bất kỳ công cụ nào của bạn.

Trước tiên, thiết lập kích thước tài liệu. Tôi chọn kích thước 1280 x 900 vì tôi sẽ sử dụng cssgrid, điều này cho phép trang web của tôi có thể co giãn giữa các độ phân giải di động lên tối đa 1140 pixel một cách dễ dàng.

Đặt template đã tải về từ cssgrid vào tài liệu của bạn.

Mẹo:

Có rất nhiều template grid sẵn có để tải về, nhưng nếu bạn quan tâm đến việc tuỳ biến của riêng bạn thì hãy xem qua responsify.it.

Bước 5: Xác định Bố cục Với Các ô

Đôi khi, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng mà bạn đang thiết kế, bạn có thể sáng tạo với bố cục, tuy nhiên vẫn giữ được thứ bậc của thông tin trong đầu. Đây là ví dụ thực tế của một trong những khách hàng của tôi, nơi tôi đã vượt ra khỏi bố cục trang web của công ty công nghệ thông thường:

Bước 6: Xác định Thứ bậc Thông tin Với Typography

Sau khi bạn đã hài lòng với cách bố trí các ô, hãy bắt đầu bỏ vào đó một ít nội dung của bạn để có được một cảm giác rằng thông tin có được cấu trúc tốt hay không. Nguyên tắc chung là giống nhau: thông tin mà bạn muốn truyền tải đến khán giả của bạn phải rõ ràng, ngay cả trong một wireframe đen trắng.

Chỉ cần sử dụng các kích thước phông chữ khác nhau như là một sự khởi đầu là một cách tuyệt vời để phân biệt giữa các cấp độ thông tin khác nhau.

Đừng ngại thử nghiệm trong giai đoạn này. Đôi khi, bạn điền thêm thông tin chi tiết vào, bạn có thể nhận ra bố cục ban đầu không hoạt động tốt. Đó là toàn bộ vấn đề của quá trình thiết kế wireframe; thực hiện càng nhiều lần lặp càng tốt để thu hẹp cách tốt nhất để trình bày thông tin mà bạn đang cố truyền tải.

Bước 7: Tinh chỉnh Với Dãy màu xám

Sử dụng toàn bộ dãy màu xám có thể giúp bạn xác định cường độ trực quan của các thành phần mà không cần phải chọn ra một bảng màu. Thực tế, nó có thể giúp bạn trong suốt quá trình thiết kế trực quan sau này.

Bước 8: Wireframe có Độ chi tiết Cao

Đây là một bước không bắt buộc, nhưng nếu bạn muốn nâng cao lên nữa thì bạn có thể muốn thử nó. Việc tạo ra một wireframe có độ chi tiết cao có nghĩa là chỉ cần thêm nhiều chi tiết hơn, càng nhiều càng tốt, mà không đi sâu vào chi tiết trực quan. Nó có thể có nghĩa là điền các bản sao thực tế vào wireframe và cố gắng xác định kích thước phông chữ lý tưởng:

Như đã nói, trong một số tình huống nhất định tốt nhất là bỏ qua việc xác định quá nhiều chi tiết và đi thẳng vào giai đoạn thiết kế nguyên mẫu có tính tương tác (đó là 37signals). Lập luận cho điều này đó là các chi tiết tương tác nhất định không thể được truyền đạt một cách đầy đủ trên một hình ảnh phẳng.

Nếu bạn làm việc với một nhóm các nhà phát triển, bạn có thể muốn chuyển giao các wireframe đã được phê duyệt cho các nhà phát triển để viết code dựa trên framework cơ bản khi bạn làm việc trên giao diện trực quan.

Bước 9: Chuyển đổi Wireframe thành Giao diện Trực quan

Như đã đề cập, lý do mà tôi có xu hướng thích sử dụng Illustrator để thiết kế wireframe là bởi vì tôi có thể xuất nó thành một tập tin .psd với hầu hết các layer có thể chỉnh sửa. Lúc tôi dùng Photoshop tôi sẽ không cần phải chỉnh sửa các kiểu quá nhiều (Photoshop có công cụ kiểm soát kiểu kém, mặc dù đã có nhiều cải thiện trong CS6):

Tóm tắt

Như vậy, chúng ta kết thúc hướng dẫn này ở đây. Tôi hy vọng nó đã truyền cho bạn cảm hứng để bắt đầu thực hành! Cũng như bất kỳ quy trình thiết kế nào, đừng ngại lặp lại, lặp lại và lặp lại.

Ngoài ra, hãy dành thời gian thử nghiệm với các công cụ và quy trình khác nhau. Bạn sẽ thấy thời gian bỏ ra là xứng đáng khi bạn tìm thấy một ứng dụng trực quan với bạn.

Tìm hiểu thêm

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thiết kế wireframe, bạn có thể kiểm tra các tài liệu sau đây.

Hướng Dẫn Vẽ Anime/Manga Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Bài hướng dẫn này sẽ bao quát toàn bộ phần đầu tiên trong danh sách đó.

1. Vẽ những đường nét mờ trước

Bạn nên vẽ những nét mờ trước và sau đó là đồ lại bằng những nét đậm khi bạn đã chắc chắn mọi thứ đều đúng vị trí. Điều này đặc biệt có ích khi bạn vẽ những thứ to lớn và phức tạp hơn.

Những đường nét mờ cũng giúp bạn dễ dàng tẩy xóa nếu bạn vẽ sai và dễ dàng sửa lại hơn (bạn không cần phải đè quá mạnh cây bút chì nên tay bạn sẽ đỡ bị mỏi hơn).

Thậm chí khi vẽ kỹ thuật số cũng vậy, bạn cũng cần phác thảo trước và làm rõ lại các nét vẽ sau khi chắc chắn các chi tiết trong bản vẽ đã đúng.

Việc đồ lại các nét vẽ của chính mình cũng là một công việc cần thiết như những bài luyện tập khác giúp bạn vẽ chắc tay hơn.

Hãy thử và vẽ vài nét nếu có thể. Nếu bạn có vẽ sai từ nét vẽ đầu tiên, cũng không sao, bạn cứ vẽ thêm nhiều nét vẽ khác cho đến khi bạn vẽ đúng nhưng cũng đừng vẽ cẩu thả, nguệch ngoạc hay vẽ dư ra nhiều nét chỉ để đạt được mục đích. Nếu bạn vẽ sai quá nhiều và phải tẩy xóa nhiều thì bạn cần phải thực hiện lại phần vẽ này.

2. Sử dụng đường chỉ dẫn

Sử dụng đường chỉ dẫn là cách để giúp bạn tự luyện vẽ. Chẳng hạn nếu bạn muốn vẽ đầu/khuôn mặt đối xứng theo góc nhìn chính diện, bạn có thể vẽ một đường thẳng nằm ngang đi qua giữa nơi mà bạn muốn vẽ khuôn mặt. Đường chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng cả hai nửa khuôn mặt sẽ có độ rộng bằng nhau. Bạn có thể vẽ thêm một đường thẳng nằm ngang (hoặc vài đường thẳng) để giúp bạn đảm bảo rằng cả hai mắt và tai đều tương xứng với nhau.

3. Lên kế hoạch vẽ và vẽ từ chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ

Bạn nên ước lượng tỷ lệ trước khi bắt đầu vẽ. Bạn có thể thấy rằng trong ví dụ trên, cô gái có chiều cao 6,5 cái đầu (vì nhân vật anime có xu hướng đầu to hơn thân so với người thật). Bằng cách so sánh giữa các kích cỡ giữa các bộ phận khác nhau hay các vật khác nhau trong quá trình vẽ sẽ giúp bạn hạn chế mắc lỗi hơn.

Dù bạn vẽ thứ gì, bạn cũng phải vẽ những hình dáng lớn trước. Bạn không cần lúc nào cũng phải bắt đầu bằng hình dáng lớn nhất nhưng đừng nên bắt đầu vẽ từ những chi tiết nhỏ.

Nếu bạn vẽ người thì nên bắt đầu vẽ đầu trước rồi tiếp tục vẽ phần thân. Đừng vẽ những chi tiết nhỏ như các đặc điểm trên khuôn mặt cho đến khi bạn có được hình dáng cho toàn bộ phần thân.

Việc vẽ theo cách này sẽ giúp bạn sửa lỗi dễ hơn. Chẳng hạn nếu bạn vẽ hoàn chỉnh phần đầu với đầy đủ chi tiết trên khuôn mặt thì khi chuyển sang vẽ phần thân, phần này sẽ không thể cân xứng với phần đầu mà bạn đã vẽ. Sau đó bạn sẽ phải bắt đầu vẽ lại cho toàn bộ khuôn mặt lần nữa.

Những lỗi này có thể sửa dễ dàng khi vẽ kỹ thuật số nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn nên học vẽ theo thứ tự sai.

4. Giữ cho các bộ phận trong bản vẽ của bạn luôn được đặt đúng vị trí cho đến giai đoạn hoàn thành

Hãy thử và giữ các vật khác nhau trong bức vẽ luôn giữ một vị trí nhất định cho đến khi vẽ xong. Chẳng hạn như bạn vẽ mắt, bạn sẽ vẽ hình dáng chung của mắt trước rồi mới đến vẽ con ngươi cho mỗi bên. Cách làm này sẽ giúp bạn biết rằng nếu bạn vẽ con mắt đầu tiên bị lệch khỏi vị trí, bạn chỉ cần đồ lại một chút nếu bạn có vẽ sai (tương tự như ví dụ trên).

5. Vẽ những chi tiết được che giấu

Đôi khi việc vẽ những chi tiết được che đi bởi những chi tiết khác là một ý tưởng hay.

Trong ví dụ trên, một vài bộ phận trên đầu và gương mặt đã được tóc che lại trong bức vẽ cuối cùng nhưng bạn cũng cần phải vẽ những hình dáng cơ bản trước và xóa chúng sau. Lý do là vì cách vẽ này sẽ đảm bảo các vị trí của các bộ phận mà có thể nhìn thấy sẽ chính xác. Chẳng hạn như bạn sẽ vẽ mờ con mắt thứ hai, sau đó kiểm tra lại khoảng cách giữa hai con mắt giúp đảm bảo con mắt nhìn thấy được được vẽ đúng vị trí. Bạn cũng có thể vẽ hình dáng chung cho đôi tai, ước lượng mái tóc cần vẽ để che phủ chúng.

6. Luyện tập vẽ

Vì là một họa sĩ mới vào nghề, bạn có thể nhận được lợi từ những bài luyện tập vẽ đường thẳng đơn giản và hình học cơ bản này. Những bài luyện tập này sẽ giúp tay bạn cứng hơn và rèn luyện bạn nhìn vào (và tránh) những lỗi thường gặp.

Bạn có thể luyện những bài tập này khoảng 10 đến 15 phút một lần.

Những bài tập vẽ đường thẳng

Hầu hết những bài tập vẽ cơ bản này đều là vẽ các đường thẳng theo nhiều hướng khác nhau. Vẽ những đường thẳng nằm ngang, đường thẳng dọc và những đường chéo mà không chỉ tập trung vào khu vực vẽ của bạn (giấy, máy tính bảng…).

Những bài tập vẽ đường cong

Ngoài những bài tập vẽ đường thẳng, bạn cũng cần luyện tập vẽ các đường cong theo nhiều hướng khác nhau và hãy thử vẽ những đường cong đẹp và liền mạch mà không bị gồ ghề hay đứt đoạn. Cũng giống như bài tập vẽ đường thẳng, đừng chỉ tập trung vẽ ở khu vực vẽ của bạn.

Những bài tập vẽ hình khối cơ bản

Luyện tập vẽ những hình khối cơ bản chẳng hạn như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình ô van, hình chữ nhật…

Hãy thử vẽ mỗi hình khối chỉ bằng một nét ở mỗi cạnh. Vẽ hình tròn và hình ô van bằng một nét vẽ chắc tay từ điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Đừng lo lắng nếu hình khối không có hình dạng đúng, bạn đơn giản chỉ cần thử và cải thiện nét vẽ ở hình khối tiếp theo.

Bạn cũng có thể kết hợp các bài luyện tập với nhau. Chẳng hạn bạn có thể vẽ một hình vuông rồi sau đó ở bên trong vẽ những đường thẳng đi từ góc này đến góc kia sao cho hai đường thẳng giao nhau tại một điểm và tại những điểm của những đường thẳng này vẽ một hình tròn bên trong hình vuông. Nhưng không giống như bài luyện tập trước, mỗi lần bạn chỉ vẽ 1/4 hình tròn.

Bên cạnh những lợi ích từ các ví dụ trước đó, bài luyện tập này cũng là cách học tốt để bạn học vẽ các hình khối đối xứng.

Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy cách đầu anime được phân tích thành 3 hình dạng đơn giản. Cách làm này cũng có thể đúng với những bộ phận cơ thể khác và nhiều thứ khác. Bạn thật sự không cần phải luyện vẽ hết tất cả trong mỗi lần tập, bạn có thể vẽ bất cứ thứ gì bạn muốn nhưng ví dụ tốt nhất để giải thích lý do học vẽ các hình khối cơ bản có lẽ là bổ ích nhất.

7. Nghiên cứu vẽ anime

Để bức vẽ có được phong cách anime manga, bạn phải hiểu các đặc điểm đặc trưng của phong cách này. May mắn thay có rất nhiều bài hướng dẫn ở đây có thể giúp bạn nghiên cứu những phong cách này. Bạn đơn giản chỉ cần vào mục Kỹ năng vẽ anime manga và chọn bất cứ thứ gi mà bạn thấy hứng thú vẽ.

8. Kiểm tra các lỗi sai

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện các lỗi sai, bạn có thể xoay ngược bức vẽ lại hoặc giữ bức vẽ và đứng trước gương. Việc làm này sẽ giúp bạn thấy được “phối cảnh” mới và dễ dàng nhận ra những lỗi sai.

Việc luyện tập những bài tập này và áp dụng các mẹo vẽ được gợi ý ở trên sẽ giúp bạn biết cách vẽ anime cơ bản. Khi bạn đã vẽ chắc tay, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn khi cầm bút mực hoặc bút chì và hiểu được việc vẽ các đường thẳng và hình khối cơ bản, bạn có thể chuyển sang những khía cạnh cao hơn chẳng hạn như phối cảnh, màu sắc và vẽ bóng.

Top 10 Bộ Bài Oracle Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Top 10 bộ bài Oracle dành cho người mới bắt đầu

Như các bạn đã biết, bài Oracle đang là một xu thế, có rất nhiều người đã bắt đầu tìm hiểu về loại hình tiên tri này, với cách sử dụng dễ tiếp cận, hình ảnh ngày một đa dạng và nhiều màu sắc, bài Oracle ngày một chiếm cảm tình của phần đông Reader ở Việt Nam nói riêng và những Reader từ các nước khác nói chung. Nhìn chung, Oracle có rất nhiều loại, để tìm cho mình một bộ bài Oracle phù hợp đôi khi cũng sẽ gây khó khăn cho những người mới biết đến bài Oracle, sau đây là danh sách 10 bộ bài Oracle phù hợp cho người mới bắt đầu.

1. Answer Is Simple Oracle Cards

Một bộ bài đơn giản đúng với tên gọi của nó. Tất cả những lá bài trong bộ bài Oracle này chỉ là những câu trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm của vấn đề mà không chứa đựng thêm một ý nghĩa sâu xa nào khác. Thật tuyệt vời khi mà chúng ta có trong tay một bộ bài Oracle có thể đưa ra cho ta một định hướng liền, ngay và lập tức, không cần tốn quá nhiều thời gian để phân tích suy nghĩ, hãy lật những lá bài lên và làm theo những gì mà trong lá bài đó yêu cầu, chỉ đơn giản vậy thôi.

2. Messenger Oracle Cards

Bạn là một người yêu động vật và hướng bản thân đến đất mẹ Gaia? Vậy thì Messenger Oracle là một tựa bài Oracle không thể bỏ qua. Với những thông điệp đơn giản, gần gũi, hướng chúng ta luôn sống tích cực và đem đến sự đầy đủ trong tâm hồn, bộ bài là một phương tiện tuyệt vời để chúng ta kết nối với những gì thuần khiết nhất,  với những thông điệp đơn giản, bộ bài là một lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu dùng Oracle.

3. Magical Times Empowerment Cards

Một bộ bài tưởng dễ nhưng dễ không tưởng. Với nét vẽ tuyệt đẹp đến mức không thể chê vào đâu được, bạn sẽ cùng tác giả Joy Bergsma bước vào thế giới thần tiên kỳ diệu, đầy màu sắc, đầy nghệ thuật, cùng khám phá những thông điệp đơn giản mà súc tích, rõ ràng, hãy để các nàng tiên, những chú rồng hay những sinh vật kỳ bí dẫn lối bạn đến con đường mà bạn đã định hướng, giúp bạn biết được bản thân mình muốn gì và tạo động lực cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

4. Angel Answers Oracle Cards

Đã bao giờ bạn nghĩ đến những bộ bài Oracle mà khi bạn hỏi một điều gì đó, câu trả lời sẽ là “Có” hoặc “Không” chưa? Bộ bài này chính là phương tiện giúp chúng ta kết nối với các Thiên Thần để tìm cho mình câu trả lời nhanh, gọn và lẹ nhất cho bất kỳ vấn đề nào. Với cách sử dụng đơn giản, đây chính là một bộ bài về Thiên Thần không thể thiếu trong danh sách những bộ bài dành cho người mới bắt đầu.

5. Sacred Traveler Oracle Cards

6. Wisdom Of The Oracle Divination Cards

Đây thực sự là một bộ bài có thể nói là hoàn hảo nhất trong tất cả các bộ Oracle dành cho người mới bắt đầu. Một cuốn sách hướng dẫn dày cọm, chứa đựng đầy đủ kiến thức của bộ bài, hình ảnh và các từ khóa đều rất nhẹ nhàng, tinh tế, dễ nắm bắt. Không còn gì để nói về bộ bài này nữa vì chắc chắn rằng không ai là không muốn sở hữu một bộ bài Oracle vừa hoàn chỉnh vừa dễ sử dụng này, người mới bắt đầu dùng bộ này sẽ cảm thấy hài lòng ngay thôi.

7. Energy Oracle Cards

Nếu các bạn muốn tìm hiểu về thuyết năng lượng thì Energy Oracle là một lựa chọn cực kỳ hoàn hảo. Bộ bài muốn nói đến những gì mà ta làm, những điều mà ta nghĩ và những thứ mà ta muốn nói sẽ quyết định phần lớn những gì mà ta sẽ thu hút được. Đây chính là một phương tiện tiên tri giúp chúng ta biết được bản thân cần thay đổi dòng năng lượng bên trong bản thân mình như thế nào để thu hút những điều tốt đẹp đến, với sách giải nghĩa cụ thể và rõ ràng, bộ bài rất phù hợp cho người mới bắt đầu.

8. Eternal Crystal Oracle Cards

Một bộ bài quyến rũ, thu hút các tín đồ yêu thích Tinh Thể. Bộ bài không những có gần đủ những loại Tinh Thể chuyên dụng mà còn đi kèm theo loại Luân xa trong từng loại đá. Đây chính là một phương tiện để tự định hướng bản thân đi đến sự hạnh phúc, an yên, chữa lành những nỗi đau, cung cấp cho chúng ta sức mạnh cũng như động lực để vượt qua được khó khăn và sống tích cực hơn.

9. Botanical Inspirations Cards

Trong thời Victoria của Anh Quốc, hoa được xem là một công cụ truyền đạt thông điệp đến cho người khác. Mỗi loài hoa đều mang trong mình vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng. Bộ bài này cũng vậy, với mỗi loài hoa kèm theo một trích dẫn từ những nhân vật nổi tiếng trên thế giới, bộ bài là một món quà tinh tế và dễ dàng sử dụng cho những bạn mới tập dùng Oracle. Chắc chắn một điều là ai sử dụng bộ bài này đều cảm thấy thích thú với cách thiết kế của nó kèm theo những câu trích dẫn quen thuộc.

10. Angels, Gods and Goddesses Oracle Cards

Chúng ta thường chỉ nghe đến việc kết nối với Thiên Thần hoặc kết nối với Thần linh, vậy các bạn đã bao giờ nghe đến sự kết nối với chính Thiên Thần, Nữ Thần hay Nam Thần bên trong bản thân mình chưa? Vậy thì bộ bài này sẽ cho bạn làm điều đó, với những lời định hướng rõ ràng, bộ bài là cách để lắng nghe thông điệp đến từ Đấng tối cao, nhưng những nhân vật này lại xuất phát từ chính bên trong ta, hãy đón nhận và thực hiện theo lời định hướng từ Thiên Thần, Nữ Thần và Nam Thần.

Nguyễn Hiếu

Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt Đầu Chọn Màu Khi Vẽ Anime & Manga

Đây là một hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu về màu sắc, tập trung vào anime và manga. Nếu bạn không biết nhiều (hoặc có thể không biết gì) về bánh xe màu sắc hoặc các kết hợp màu sắc khác nhau thì đây là điều bắt buộc phải đọc. Đây là những nguyên tắc tương tự được sử dụng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế và hoạt họa chuyên nghiệp.

Kết hợp màu sắc

Màu sắc của các nhân vật anime và manga hoặc thậm chí toàn bộ cảnh không được chọn ngẫu nhiên. Một số màu sẽ tốt hơn với nhau sau đó những màu khác.

Bánh xe màu

Bánh xe màu hiển thị các màu dựa trên mối quan hệ của chúng với nhau.

Xin lưu ý rằng trong khi bánh xe màu được sử dụng trong hướng dẫn này có lẽ là ví dụ phổ biến nhất, bánh xe màu có thể có nhiều sự phân chia hơn, sau đó điều này hoặc thậm chí là sự chuyển đổi gradient mượt mà từ màu này sang màu khác.

Màu cơ bản

Có ba màu cơ bản là đỏ, xanh và vàng. Đặc điểm xác định chính của màu cơ bản là chúng không thể được tạo ra bằng cách trộn các màu khác.

Màu phụ

Màu thứ cấp được tạo ra bằng cách trộn hai trong số các màu cơ bản. Ví dụ, bạn có thể trộn màu đỏ và vàng để có màu cam hoặc xanh lam và vàng để có được màu xanh lá cây.

Màu cấp ba

Màu cấp ba là sự kết hợp của một màu chính và một màu phụ. Vì vậy, nếu ví dụ bạn trộn màu vàng và xanh lá cây, bạn sẽ nhận được màu vàng-xanh.

Áp dụng màu sắc cho nhân vật anime

Xin lưu ý rằng đối với những ví dụ này, màu sắc sẽ chỉ được thay đổi trên tóc, mắt và quần áo. Nửa bóng mờ của các vòng tròn màu thể hiện màu được sử dụng trên các vùng bóng mờ của ký tự.

Cường độ màu

Cường độ màu là độ sáng của màu. Nó được ảnh hưởng bởi sắc thái, sắc thái và tông màu.

Tint – thêm màu trắng vào một màu

Shade – thêm màu đen vào một màu

Tông màu – thêm màu xám vào một màu (kết hợp giữa đen và trắng)

Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa các màu có và không có tông màu.

Có cường độ màu phù hợp có thể rất quan trọng khi tô màu một nhân vật.

Màu sắc đậm hơn có thể thích hợp hơn cho một nhân vật vui vẻ hơn trong khi màu ít dữ dội hơn có thể thích hợp hơn cho một nhân vật nghiêm túc hơn.

Nói chung, bạn không muốn sử dụng các màu không có tông màu nào cho toàn bộ nhân vật. Nhưng bạn có thể muốn sử dụng các màu sắc đậm hơn nếu bạn muốn các bộ phận của trang phục trông như đang phát sáng.

Thơm

“Màu sắc” đơn sắc thuần túy là đen, trắng và xám nhưng sắc màu cũng có thể bao gồm nâu, nâu (mày nhạt), cũng như các màu rất tối hoặc rất nhạt.

Trang phục có màu sắc khá phổ biến trong các nhân vật anime (ví dụ như bộ đồ đen với áo sơ mi trắng).

Đơn sắc

Đơn sắc có nghĩa là một màu. Trong trường hợp này, màu sắc là sự pha trộn giữa màu đỏ và xanh lam cùng với một số (tông màu) trắng và đen để tạo ra các biến thể cường độ màu khác nhau của màu hồng.

Một nhân vật đơn sắc có thể tốt nếu bạn muốn tạo ra một nhân vật nổi bật. Ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một người nào đó đi xuống phố với khá nhiều màu đỏ hoặc vàng tươi, người đó có thể sẽ thu hút sự chú ý của bạn hơn những người khác.

Màu sắc miễn phí

Các màu miễn phí nằm đối diện với nhau trên bánh xe màu.

Một lần nữa, đây là một sự kết hợp màu sắc tốt để sử dụng cho một nhân vật mà bạn muốn nổi bật.

Chia tách màu miễn phí

Các màu miễn phí tách biệt là một phiên bản nhẹ hơn (ít tương phản hơn) của các màu miễn phí. Về cơ bản, chúng tạo ra hình chữ “Y” trên bánh xe màu.

Cách phối màu bổ sung chia tách rất phổ biến đối với các nhân vật anime.

Màu tương tự

Màu tương tự là một sự kết hợp màu phổ biến khác cho các nhân vật anime. Đây là những màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu.

Các màu tương tự tạo ra một cái nhìn khá nhẹ nhàng, độ tương phản thấp.

Màu sắc bộ ba

Bộ ba màu là sự kết hợp của ba màu trở lên. Những màu này sẽ tạo thành một loại tam giác trên bánh xe màu. Bạn có thể chọn bất kỳ ba màu nào bạn muốn miễn là bạn giữ cùng khoảng cách giữa chúng (trong trường hợp này là ba vạch chia).

Màu vuông

Màu sắc hình vuông là sự kết hợp của bốn màu. Những màu này về cơ bản sẽ tạo thành một hình vuông trên bánh xe màu.

Sự kết hợp màu sắc tứ phân

Giống như một hình vuông, một tứ giác là sự kết hợp của bốn màu. Các màu này sẽ tạo thành hình chữ nhật trên bánh xe màu.

Màu sắc ấm áp

Màu ấm là những màu như vàng, đỏ và cam. Về cơ bản màu sắc mà bạn sẽ liên kết với những thứ ấm áp như mặt trời hoặc lửa.

Kiểu phối màu này có thể đặc biệt hữu ích cho các nhân vật tưởng tượng hoặc khoa học viễn tưởng (một nhân vật có phép thuật lửa chẳng hạn).

Màu sắc mát mẻ

Màu mát là xanh lam, tím và một số màu xanh lá cây. Chúng là những màu mà bạn thường liên tưởng đến những thứ lạnh giá như băng và tuyết.

Tương tự như sự kết hợp màu ấm, sự kết hợp màu lạnh cũng có thể tuyệt vời cho các nhân vật khoa học viễn tưởng và giả tưởng (ví dụ như phép thuật băng sử dụng nhân vật).

Phần kết luận

Có rất nhiều điều cần biết khi nói đến màu sắc nhưng hy vọng hướng dẫn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các kiểu kết hợp màu sắc khác nhau. Bạn có thể thử và áp dụng những điều này khi tô màu bản vẽ của mình và bạn cũng có thể thử và phát hiện một số trong số chúng trong các nhân vật anime yêu thích của bạn.

Để biết thêm về màu sắc, hãy xem:

Cách tô màu cho nhân vật anime từng bước

Để biết các mẹo vẽ cho người mới bắt đầu, hãy xem:

Hướng dẫn cho người mới bắt đầu vẽ Anime & Manga

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Học Animation Trọn Bộ Dành Cho Người Mới Bắt Đầu trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!