Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Giải Mật Thư được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
MẬT THƯ
GIỚI THIỆU: Một ngày nọ, có một người đem đến cho tôi bức thư và 50 USD. Bức thư mà người đưa thư cho tôi, tôi thấy không được thẳng, mà lại hơi nhăn, thế là tôi liền nghi ngờ người đưa thư. Tôi liền mở bức thư ra thì biết là mẹ đã gửi cho minh. Trong thư ghi rõ số tiền và lời chúc sức khỏe, nhưng chỉ riêng số tiền thì mẹ ghi toàn là hình vẽ và con số, đó là:”4 hình con chó + 8 hình bát quái”. Qua bức thư, tôi đã biết mẹ đã gửi cho tôi bao nhiêu tiền. Tôi liền bảo người đưa thư phai đưa cho tôi 50 USD nưa, nhưng người đưa thư không chịu và còn nói là tại sao, mẹ anh chỉ gửi gửi cho anh 50 USD thôi. Thế là tôi dẫn người đưa thư qua nhà kế bên gặp luật sư Năm hỏi. Thưa chú Năm, mẹ cháu gửi cho cháu là 100 USD vậy mà người đưa thư này chỉ đưa cháu 50 USD thôi! và còn cải là mẹ cháu chỉ đưa 50 USD a! . Luật sư Năm hỏi: “tại sao cháu biết mẹ cháu gửi cho cháu là 100 USD”. Tôi liền đưa chú năm xem bức thư, ban đầu chú chưa hiểu là gì vì chỉ thấy con số kế bên hình vẽ, tôi liền giải thích ” thưa chú, rõ mẹ cháu ghi rõ là 4 hình con chó, vậy có phải là tứ cẩu tam thập lục cộng với số tám và hình bát quát, vậy có phải bát bát lục thập tứ, vậy tam thập lục là 36 cộng với lục thập tứ là 64 bằng 100 không ạ! Bác Năm gật gù thấy chí phải. Người đưa thư nghe xong thì đã hốt hoảng liền lấy trong túi quần mình ra 50 USD đưa và xin lỗi tôi rồi chạy một mạch. Qua câu chuyện, các bạn có thể thấy thật thú vị biết bao, nếu mình gửi cho bạn mình một bức thư viết toàn bằng chữ, những số hoặc những hình vẽ bí ẩn mà không ai có thể hiểu được nội dung mà chỉ riêng mình và bạn mình hiểu được nội dung vì do có thõa thuận trước. Trong hoạt động trại thì mật thư không thể thiếu. Vì nó giúp cho các bạn trịa sinh rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, tinh thần tập thể, bởi mật thư luôn là trò chơi hấp dẫn lý thú do nó có tính bí ẩn, trí tuệ, phiêu lưu, hoạt động tập thể và tiếng cười. Do vậy mật thư là trò chơi bổ ích trong hoạt động dã ngoại. Do tính cách gọn nhẹ, mật thư có thể sự dụng một cách cơ động: trên đường đi, xen kẽ những buổi sinh hoạt khác của buổi trại hoặc kết hợp với trò chơi lớn nào đó, ví dụ như: đi tìm kho báu, đánh trận giả. Các mệnh lệnh trong mật thư là phương tiện tốt để sát hạch nghi thức hàng đội, kiểm tra kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra quân số, động viên tinh thần làm việc tập thể, phát huy tính tháo vát và tinh thần vượt khó . Tóm lại mật thư là một góc học tập tốt, giúp các bạn ôn tập những kiến thức, nâng cao trình độ tư duy lý luận và rèn luyện kỹ năng làm việc nhanh chóng, hiệu quả. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: Mật thư :Mật thư là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram, có gốc tiếng Hy lạp Kryptos: giấu kín, bí mật; và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin được được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường, nhưng theo một cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thoã thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi. Mật mã: ( ciphen,code) Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khóa. Giải mã:(Decinphermant)Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được nội dung bản tin .Hệ thống: Là những qui định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng các ký hiệu và cách sắp xếp chúng. Hệ thống được qui về 3 dạng cơ bản sau: Hệ thống thay thế.Hệ thống dời chỗ. Hệ thống ẩn dấu. Chìa khóa: Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin.Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã. Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa. * Ví dụ: ĐTR
Mật
Hướng Dẫn Cách Giải Mật Thư Cơ Bản Trong Trò Chơi Lớn
I. MẬT THƯ LÀ GÌ?
Mật thư là một bản thông tin gồm những ký tự, hình ảnh khó hiểu được người gởi và người nhận thông tin quy ước trước nhằm che giấu, giữ kín nội dung cần trao đổi.
II. VÌ SAO CHÚNG TA HỌC MẬT THƯ?GĐPT chọn đưa mật thư vào trong chương trình học các bậc là bởi vì mật thư thỏa mãn các yêu cầu sau đây.
Việc học mật thư giúp tăng khả năng quan sát, tìm tòi, phán đoán, suy luận, mở mang trí tuệ
Việc học mật thư giúp đoàn sinh luyện tập tính kiên nhẫn, khả năng phối hợp làm việc nhóm
Việc học mật thư giúp đoàn sinh hòa nhập vào trò chơi lớn một cách hào hứng
Mật thư không thể học gấp mà cần có quá trình rèn luyện. Mỗi một mật thư là một bài toán khó, nhưng nếu giải được mật thư sẽ có cảm giác sung sướng vô cùng. Bước vào thế giới mật thư là bước vào thế giới của trí tuệ những điều bí ẩn và những niềm vui bất ngờ.
III. CÁC ĐỊNH NGHĨAMuốn chuyên tâm tìm hiểu mật thư trước tiên ta phải biết sơ qua về các thuật ngữ thường xuyên được sử dụng.
Bản văn: còn được gọi là bản tin là một văn bản gồm các ký tự hình ảnh khó hiểu đã được mã hóa. Ký hiệu *
Mật mã: là phương pháp (thuật toán) để mã hóa hoặc giải mã một bản văn
Chìa khóa hay khóa: là một đoạn văn, một công thức, đoạn thông tin… chỉ rõ cách thức tạo ra bản văn của mật mã. Hiểu được khóa ta sẽ giải được mật thư.
Bạch văn: (không phải bản văn) là văn bản đã được dịch hoàn chỉnh, viết ra thành bức thư bình thường ai đọc cũng hiểu.
Mã hóa: là quá trình chuyển bạch văn thành mật thư
Giải mã: là quá trình dịch mật thư thành bạch văn
Các định nghĩa này đôi khi khá khó hiểu vì vậy ở mức căn bản chúng ta chỉ nên nhớ 3 khái niệm: Bản tin (bản văn), khóa (chìa khóa), bạch văn
IV. CÁC DẠNG MẬT THƯCó bao nhiêu loại mật thư? Có vô số các kiểu các hình thức các loại mật thư khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm thực tế người ta phân mật thư làm 3 nhóm chính (có người dùng chữ hệ thống): thay thế, ẩn giấu, dời chỗ.
Việc phân loại thành 3 nhóm (hệ thống) là khá bao quát nhưng không chi tiết vì vậy trong mỗi nhóm người ta còn phân thành các kiểu (loại) khác nhau. Ví dụ trong nhóm thay thế có các kiểu quy ước, kiểu hình ảnh, kiểu tọa độ…
V. NHỮNG LƯU Ý KHI TÌM VÀ GIẢI MẬT THƯ 1. Tìm kiếm mật thư trong trò chơi lớnĐã gọi là mật thư thì nơi cất dấu cũng hết sức bí mật. Muốn tìm ra được nơi cất giấu cũng không hề dễ dàng. Tùy thuộc vào mục đích của trò chơi lớn mật thư có thể được cất dấu ở khắp nơi: trên cành cây cao, trong bụi cỏ, ở ngay một ổ kiến lửa, ngay trong chính tư trang của người chơi… Để tìm ra được vị trí mật thư ta sử dụng một số nguyên tắc sau:
Tìm hiểu kỹ dấu hiệu: luôn luôn có một dấu hiệu để gợi ý vị trí của mật thư. Phải hiểu rõ dấu hiệu này ngụ ý và nói lên điều gì. Mật thư ở hướng nào, trên cao hay dưới thấp, ở bờ sông hay trên mặt nước, cách vị trí dấu hiệu bao nhiêu mét, nằm trong bán kính nào…
Chuẩn bị dụng cụ : Xác định cần dụng cụ gì để đến được vị trí đặt mật thư. VD: cần phao hay xuồng để lấy mật thư trên sông, dùng thang gỗ hay thang dây để lấy mật thư trên cây cao, có cần dùng vải tẩm nước để vượt qua tường lửa lấy mật thư hay không…
Phân công phân nhiệm: Phân chia công việc nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên của đội. VD: Mật thư ở nơi nguy hiểm như trên cao thì phải có người bảo hiểm, mật thư nằm trong vùng bán kính rộng thì phải phân chia khu vực cho từng thành viên tìm kiếm…
Giữ nguyên hiện trạng: Khi tìm kiếm mật thư một trong những điều cần nhớ là phải cẩn thận hành động để không làm sai lệch hiện trường. Đôi khi trong lúc vội vã tìm kiếm chỉ một vết giày vô tình sẽ làm mất đi dấu vết dẫn đến mật thư. Hơn nữa khi tim thấy mật thư rồi ta cũng phải tôn trọng người chơi đi phía sau.
Dùng trí không dùng sức: Nên nhớ một điều là mật thư là một cuộc đấu trí nên phải sử dụng óc quan sát xem có gì khác thường, suy nghĩ để tìm được phương cách đỡ tốn sức nhất để lấy mật thư.
2. Giải mã mật thưNhư đã nói ở trên việc giải mật thư là công việc khó không chỉ phụ thuộc vào suy luận mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người giải. Các bước liệt kê sau đây chỉ là các kinh nghiệm chung khi giải mật thư:
Thật bình tĩnh, không chán nản và đừng bỏ cuộc vì không có mật thư nào là không thể giải được.
Nên sao chép lại mật thư, không ghi chú lên bản gốc. Đối với đội khi tham gia trò chơi lớn, nên sao chép thành nhiều bản và chia đội thành nhiều toán để mọi người có thể tham gia cùng giải.
Đọc bản văn thật kỹ để xác định nhóm và kiểu (loại) để có phương án giải thích hợp. Nếu có thể nên đánh dấu những điểm đặc biệt trên bản văn
Đọc kỹ khóa, dự đoán gạch chân dưới những từ quan trọng then chốt.
Dựa vào khóa và bản văn đưa ra các cách giải. Liệt kê trên giấy tất cả các cách giải của tất cả các thành viên có thể nghĩ ra được
Chọn lọc và phân loại lại các cách giải này.
Bắt đầu sử dụng phương pháp thử sai để giải mật thư theo từng cách đã liệt kê ở trên.
Bút giấy là những thứ không thể thiếu trong quá trình giải mật thư. Nếu được nên sử dụng bút chì để dễ dàng tẩy xóa.
Minh Triết (Nguồn: Nguoiaolam.net)
Mật Thư (Bậc Hướng Thiện) Cách Giải Thông Thường
MỘT VÀI CÁCH GIẢI MẬT THƯ DẠNG THƯỜNG GẶP
HỆ THỐNG THAY THẾ
Văn bản được mã hóa bằng cách thay thế bởi những chữ, số, kí hiệu riêng (bao gồm cả âm thanh, hình ảnh…) theo một hệ thống. I. Thay thế bằng Morse 1. Chẵn lẻ: Số lẻ = tich (o), Số chẵn = te (-) (Chìa khóa = chẵn lẻ) 2. Âm nhạc: Tùy vào chìa khóa, ta có thể biết được rằng nốt nhạc nào được ký hiệu là tich (o) và nốt nhạc nào được ký hiệu là te (-) (có thể dựa theo nốt nhạc, cao độ, nốt đen – nốt trắng, nốt đơn – nốt móc,…) 3. Núi đồi: Người ta ký hiệu như sau: Tich = đồi (^), Te = núi (/) Theo đó ta cứ chuyển thành tín hiệu Morse và dịch bình thường. II. Chữ thay chữ Loại mật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ví dụ: OTT: A = b BMM: qibbuk – qibqs – ubxoh (AR) Sẽ được dịch là “PHAATJ PHAPS TAWNG Bạch Văn: “Phật Pháp Tăng” Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A = b, thì ta có thể cho A bằng một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được. Chẳng hạn: Khóa: A đi chăn dê A = D Bò con bằng tuổi dê B = D Kéo thang một nấc xê ra ngoài H = C Hãy ca hát cho vui K = H Rùa bị điện giật Q = T … Dạng trên là cơ bản nhất của chữ thay chữ, khi chơi trò chơi lớn có thể có rất nhiều biến thể của dạng trên và biến thể của khóa. III. Số thay chữ Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới. Ví dụ: OTT A = 1 BMM: 14, 7, 21, 24 – 7, 9, 15, 23, 9, 19 (AR) Sẽ được dịch là: “NGUX GIOWIS” Bạch Văn: “Ngũ Giới” Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A = 1, thì ta có thể cho A = 2, 3,… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó và bằng một số nào đó, ví dụ: Khóa: Anh và em đều vào lớp một A = M = 1 Em lên năm M = 5 Bay hỏi ai là anh cả 7 = A Tình yêu không phai 0 = 5 (five) Giải phương trình tìm nghiệm x = …) Trong trò chơi lớn có biến thể chút ít, như thay vì chạy số từ 1″ 26 thì có thể chạy số lớn hơn, hoặc chạy số dài hơn…
Mật Thư Và Phần Mềm Dịch Mật Thư
CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ
1. Phải hết sức bình tĩnh 2. Tự tin nhưng không được chủ quan 3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ 4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết 5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa. 6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
Giới thiệu sơ qua về Mã Vigenere: Nhà ngoại giao ngưởi Pháp Blaise de Vigenère (1523-1596) đã phát minh ra bảng mã gồm 26 mã, đc xếp thành hình vuông. Bảng mã ma trận này đã mang tên ông – mã Vigenère. Hàng trên cùng ông viết bảng chữ cái từ a tới z, sau đ ó đanh số thứ tự từ 1 tới 26. Hàng thứ nhất bắt đầu bằng chữ B, hàng hai bắt đầu từ chữ C,… hàng 26 từ chữ A. Hình vuông này thực chất là là một loạt những bảng mã đão vị trí của Caesar, hàng thứ nhất dịch đi một chữ cái, hàng thứ n dịch đi n chữ cái,…
3/ Hệ thống ẩn dấu: (Condealment)Ai là kẽ đứng sau vụ ánBảy đoá sen vàng nâng gót ngọc Gọi là mật thư hệ thống ẩn dấu khi các yếu tố của bản tin tuy vẫn giữ vị trí bình thường và không bị thay thế bởi các ký hiệu nhưng lại được ngụy trang dưới một hình thức nào đó.
+ Bản tin xen lẫn tín hiệu giả:
+ Không có tín hiệu giả nhưng bị biến dạng: Soi gương để đọc chữ viết ngược.
+ Viết bằng hóa chất không màu: Chìa khóa là một câu ám chỉ nước hoặc lửa để giải mã. Thí dụ “Hãy tắm rửa sạch sẽ để nhận tin vui” (Nước), hoặc “Quây quần bên ánh lửa hồng” (Lửa). KHÓA :vào kim tự tháp không mang theo tiền lẻ
Bản tin : ……………………………………..A ………………………………S.M.I ……………………………T.Ậ.P.T.H …………………………Ế.T.N.H.À.Ư.Ơ ………………………Ô.V.U.I..Đ.Ế.N.T.A ……………………Ú.T.T.R.E.Ê.M.N.Ở..L.à ? …………………B.Á.O.C.H.Â.N.Y.C.Ổ.K.I.M
Mật thư số 1 OTT: “Con gà trống nó đứng ngóng cổ dài Tò tí te nó thổi kèn rất hay Ông mặt trời tỉnh giấc vươn vai…” NW: N2,TB2,N1,N4,N2-ĐN3,ĐN1,TN2,TN3,ĐB2-T2,Đ2,T3,TN3-HEAJDAFJDWJDJDKSOGABIHKSEBYWNIKSJ-AR
Mật thư số 2 OTT: “Em ơi có bao nhiêu Sáu mươi năm cuộc đời Hai ba năm đầu Sung sướng không bao lâu…” NW: 3,18,8,3,10-2,1,18,8-13,18-4,18,12-2,1,18-8,3,16,17,10,1-23,16,18,8-,22,3,21,7. 12,19,17-10,19,12-5,7,1,10-5,19,15,11,12-4,19,1,2-12,26,19,11,17-5,7,15,24-4,13,7,6-AR
Mật Thư Số 3 OTT: Trên đường quốc lộ… Từ 9 giờ 25 phút 16 giây đến 24 giờ 23 phút 4 giây ngày 20 tháng 12, có 3 chiếc xe chở 18 phụ nữ và 20 trẻ em, trên xe còn có 5 người lạ mặt. Đuổi theo họ là 3 xe cảnh sát. Tất cả cùng nhau tiến đến tọa độ 12-18-20-0-21-7-6-2-0.
Khoá: Anh em ta cùng nhau ca hát đến khi mẹ về!
Nội dung: HN- UU-UK;UM-UU-HH;UU-NH-HK;MM-UN-UK;HN-UU-UK;UM-UU-HH; HU-UN-UU;KN-KN-HM-HM-KH;KN-HM-HM;MM-UN-HK-UH;HU-MH-UU-UU-NK-HU ;HH-MN-UN-NU-UK;NN-HM-HM-MH;HM. AR
Khoá:
XQOH-BQV- CEEJZ-FXQQJZ-JKKH 1,23,23,22,15,1-6,3,5,22,15,1-12,12,9,22,15,1-4,23,5,17,1-2,17,22,16-2,16,9,9,22,14-10,17-2,26,17,1-12,3,22,15,6 -AR Sau đêm trăng rằm đã tìm ra hung thủ !
Khoá: 15.8.6.5- 26.22.22.21.14.26- 3.22.4.16.26- 2.17.22.16- 2.16.9.9.22.14- 24.16.9.9.2.18- 12.12.9.22.26 . AR.
Khoá: Muôn vạn thế giới đón Như Lai .
HƠN MỘT LOÀI HOA ĐÃ RỤNG CÀNH TRONG VƯỜN SẮC ĐỎ RỦA MÀU XANH NHỮNG LUỒNG RUN RẨY RUNG RINH LÁ ĐÔI NHÁNH KHÔ GẦY XƯƠNG MỎNG MANH
12.17.10.24.15-22.4.6.23.16.15-12.10.12.2-11.10.23.19-12.12.13.13.22.1-4.23.5.17.1-2.26.9.22.15-5.13.10-22.9.7.14 AR.
Khoá: CỦA YẾN ANH NÀY ĐÂY KHÚC TÌNH SI 9.7.19.24-21.3.20-9.7.9.25-8.7.20.16 AR.
Khoá:
MƠ KHÁCH ĐƯỜNG XA, KHÁCH ĐƯỜNG XA ÁO EM TRẮNG QUÁ NHÌN KHÔNG RA Ở ĐÂY SƯƠNG KHÓI MỜ NHÂN ẢNH AI BIẾT TÌNH AI CÓ ĐẬM ĐÀ.
CYDQ- CON-OSEP-UIK-JSVB-LZO-QUDFM-GXKJA-ZHPIL-AVDPZ.AR
Cách Giải 1 Số Mật Thư
MẬT THƯ : TMN HZI ILO AJG IGA ZAF KHÓA: chặt đôi thanh sắt để đặt đường ray Giải :chia đôi mật thư và xếp thành hai hang ngang ( hai đường ray )song song như sau : T M N H Z I I L O A J G I G A Z A F Và đọc các cột từ trái sang phải . TẠM NGHỈ GIẢI LAO Mẫu tự cuối là ký hiệu trống vô nghĩa được thêm vào cho đủ nhóm .
MẬT THƯ : HNR ATO YIN XMG TQV IKU EHW EOO NBW SAN LUQ ESZ ETZ GIẢI : Xếp từng nhóm ba mẫu tự thành hang dọc rồi đọc theo hàng ngang : 4/- Bắt tà vẹt biến thể: H A Y X T I E E N S L E E N T I M Q K H O B A U S T R O N G V U W O W N F Z Z DỊCH : HÃY TIẾN LÊN TÌM KHO BÁU TRONG VƯỜN
Bản tin được viết theo các đường thẳng song song nằm ngang nhưng được đọc theo các đương thẳng song song vuông góc MẬT THƯ : NGUWOWIQTR -OOTJNUWOWO HAIZTHUWCN – NGNHAUCOSG -NGQFXFUWPM GIẢI :xếp 5 nhóm mẫu tự thành 5 tầng rồi đọc theo đường vuông góc N G U W O W I Q T R O O T J N U W O W O5/- Xuống thang máy: H A I Z T H U W C N N G N H A U C O S G N G Q F X F U W P M DỊCH : NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG
+ Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết ( ) – Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau – Núi cao, núi thấp
* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn . Ví dụ: “Một phần ít ỏi quá đi thôi ” (X =1 ) “Bê con 4 cẳng 1 què” (B =3) “Dê mà đi 2 chân” (D =2) “Em lên năm” (M =5) “Em là tám sắc” (M =8 ) “Bay hỏi ai là anh cả” (A =7) “Nguyên tử lượng của oxi” (O =2) “Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (X =3) “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm” (O =15)
* Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Cách Giải Một Số Mật Thư
Một số ví dụ về các dạng mật thư thường gặp:
1/-Đếm cột dọcCHÌA KHÓA: THANH MAUBản tin: EDO-NUA-ADR-OXR-NVL-CAW-VMTJ-IIIHướng dẫn giải :xếp 8 nhóm mẫu tự thành 8 cột dọc rồi đánh dấu thứ tựĐÁNH số thứ tự cho chìa khóa : số 1 cho chữ A thứ nhất.số 2 cho mẫu tự A thứ 2.VÌ không có B nên H mang số 3 v..v..đánh số cho các mẫu tự dựa theo bảng chữ cái ABCD…T H A N H M A U7 3 1 6 4 5 2 8cuối cùng ghép các cột vào chìa khóa rồi đọc theo hàng ngang.Dịch : Và con tim đã vui trở lại
5/- Xuống thang máy:Bản tin được viết theo các đường thẳng song song nằm ngang nhưng đượcđọc theo các đương thẳng song song vuông gócMẬT THƯ : NGUWOWIQTR -OOTJNUWOWO HAIZTHUWCN – NGNHAUCOSG -NGQFXFUWPMGIẢI :xếp 5 nhóm mẫu tự thành 5 tầng rồi đọc theo đường vuông gócN G U W O W I Q T RO O T J N U W O W OH A I Z T H U W C NN G N H A U C O S GN G Q F X F U W P MDỊCH : NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG
6/ Mật thư thuộc hệ thống thay thế:
+ Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết ( )– Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau– Núi cao, núi thấp
* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn .Ví dụ: “Một phần ít ỏi quá đi thôi ” (X =1 )“Bê con 4 cẳng 1 què” (B =3)“Dê mà đi 2 chân” (D =2)“Em lên năm” (M =5)“Em là tám sắc” (M =8 )“Bay hỏi ai là anh cả” (A =7)“Nguyên tử lượng của oxi” (O =2)“Dù ai nói ngã nói nghiêngLòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (X =3)“Trung thu trăng sáng như gươngBác Hồ ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm” (O =15)
* Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại.
Lưu ý: Chấm dứt một bản văn người ta viết chữ AR cuối cùng.
Mật thư 06:
Khóa: D – A = C
R – M = E
Bản tin: Z – M, K – J, O – N, Y – E, T – J ; W -C, J – B, Z – E, Y – B ; AR
Hướng dẫn: Thay A =1 ta sẽ có con số tương ứng của mỗi chữ cái, sau đó lấy con số ứng với chữ cái phía trước trừ con số ứng với chữ cái phía sau (D=4) – (A=1) = (C = 3)… . Con số kết quả là con số ứng với chữ cái ta đang tìm:
Giải mã: D (4) – A (1) = C (3)
R (18) – M (13) = E (5)
Mật thư 07:
Khóa: A
Bản tin: (A+1)(A+8) – (A+19)(A+17)(A+8)(A+18) – (A+3)(A+20)(A+13)(A+6)(A+23) – AR
Hướng dẫn: Xem xét khoá và bản tin ta nghĩ ngay A chính là gốc. Ứng với từng con số tìm được thay vào dãy ký tự sau ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Ví dụ: (A+1) = (1+1) = 2 2 = B
(A+7) = (1+7) = 8 8 = I
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Giải Mật Thư trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!