Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao cần học bảng chữ cái tiếng Anh?
Làm quen với bảng chữ cái chính là bước đầu tiên để bạn bước vào một thế giới ngôn ngữ mới. Bởi lẽ các chữ cái sẽ tạo nên từ ngữ, nền tảng của một ngôn ngữ. Biết các chữ cái tiếng Anh bạn có thể bắt đầu học đánh vần tiếng Anh.
Thật may mắn khi 24 chữ cái tiếng Anh có khá nhiều sự tương đồng với bảng chữ cái tiếng Việt do cùng nguồn gốc chữ Latin, do đó bạn hoàn toàn có thể mường tượng ra cách viết tiếng Anh kể cả khi bạn chưa hề học tiếng Anh. Nhưng hãy thử tưởng tượng một ngôn ngữ không sử dụng hệ thống chữ Latin, như tiếng Hàn hay tiếng Nhật, bạn sẽ không thể nhận biết được nếu chưa từng nhìn thấy bảng chữ cái của hai ngôn ngữ đó.
Cách học bảng chữ cái tiếng Anh
Trước hết chúng ta cần làm rõ hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt khi học bảng chữ cái tiếng Anh, đó là tên chữ cái (Letter’s name) và âm thanh của chữ cái (Letter’s sound).
Tên chữ cái ( Letter’s name) là cách chúng ta gọi chữ cái đó khi chúng đứng riêng biệt.
Ví dụ: trong tiếng Việt chữ “A” chúng ta gọi là “a” nhưng trong tiếng Anh, chữ “A” không còn được gọi là /a/ nữa mà là /eɪ/. Tên của các chữ cái giúp chúng ta xác định và nhớ được các chữ cái đó một cách dễ dàng. Thêm vào đó, tên chữ cái cũng giúp chúng ta liên hệ các chữ cái này với âm thanh của chúng (chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm rõ thêm ở phần tiếp theo).
Âm thanh của chữ cái ( Letter’s sound) lại là một phạm trù hoàn toàn khác. Đó là âm thanh mà chữ cái đó tạo nên trong một từ khi phát âm từ đó. Nói cách khác, sự kết hợp âm thanh của các chữ cái tạo nên từ sẽ làm nên cách đọc của từ vựng tiếng Anh đó
Ví dụ: “hat” (cái mũ) sẽ được phát âm là /hæt/ chứ không đơn thuần là sự kết hợp của tên các chữ cái /eɪʧ-eɪ-ti:/
Trong tiếng Việt chúng ta cũng có sự phân biệt về tên chữ cái và âm thanh của chữ cái đối với các phụ âm. Ví dụ chữ “B” có tên gọi là “bê” nhưng khi phát âm chúng ta lại đọc là “bờ”, như trong từ “Bát”, phát âm sẽ là “bờ-at-bat-sắc-bát”.
Trước hết mời bạn xem một video hướng dẫn học tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh:
Giờ đã đến lúc chúng ta chủ động đọc tên các chữ cái đó từ trí nhớ của mình thông qua bảng chữ cái có phiên âm bên cạnh.
Học bảng chữ cái với phiên âm
Khi bạn đã có thể chủ động đọc được các chữ cái sao không thử “hát theo” những bài hát alphabet vui nhộn.
Học bảng chữ cái thông qua bài hát
Đây chính là một cách siêu thú vị để bạn ghi nhớ các chữ cái và cách phát âm của chúng. Giai điệu của bài hát sẽ khiến bạn ghi nhớ nhanh hơn. Hơn nữa, khi bắt đầu thì ghi nhớ một bài hát sẽ dễ dàng hơn rất nhiều việc “đọc lên một chuỗi ký tự mà chúng ta chưa quen”.
Việc luyện tập đánh vần sẽ giúp bạn thành thạo tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và tạo tiền đề để bạn học và nhớ được cách viết chính xác của các từ vựng. Giờ thì bạn đã sẵn sàng học âm thanh của chữ cái rồi đấy!
2 Học âm thanh các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh
Điều đáng nói là một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh lại có thể tạo ra những âm thanh khác nhau tùy theo vị trí và sự kết hợp của chữ cái này với những chữ cái khác trong từ vựng. Bởi thế để biết cách đọc tiếng Anh bạn sẽ cần biết âm thanh của các chữ cái khi kết hợp với nhau.
Chữ cái “A-a” có thể có tạo nên những âm thanh khác nhau:
/æ/ như trong từ lamp /læmp/ (cái đèn), lamb /læm/ (con cừu con), hand /hænd/ (bàn tay), shall /ʃæl/ (sẽ)
/tɔ/ như trong các từ fall /fɔl/ (ngã, mùa thu), call /cɔl/ (gọi, cuộc gọi), mall /mɔl/ (trung tâm thương mại), talk /ɔk/ (trò chuyện)
/eɪ/ như trong các từ shape /ʃeɪp/ (hình dạng), cake /keɪk/ (bánh), take /teɪk/ (cầm, lấy), cage /keɪʤ/ (chuồng)
Chữ cái “B-b” có thể tạo nên âm /b/ trong các từ như boy /bɔɪ/ (cậu bé), ball /bɔl/ (quả bóng)
Hãy xem trong video để rõ hơn cách đọc chữ cái B hữu thanh:
Hoặc chữ cái B có thể là vô thanh (không tạo ra âm thanh) khi đứng tận cùng trong các từ như dumb /dʌm/ (ngốc nghếch), hay comb /koʊm/ (cái lược) như trong video dưới:
Cùng xem video để phân biệt sự khác nhau giữa 2 âm thanh của chữ cái “C” nào:
Chữ cái “E-e” có thể tạo ra các âm khác nhau như:
/i:/ như trong các từ tea /ti:/ (trà), heat /hi:t/ (sức nóng), deep /di:p/ (sâu), sleep /sli:p/ (ngủ)
/ˈfɪʃə/ trong các từ after /ˈɑːftə/, fisherman /ərˌmæn/ (người đánh cá), interesting /ˈɪntrəstɪŋ/ (thú vị)
Chữ cái “F-f” sẽ tạo ra âm thanh / f/ trong phần lớn sự kết hợp tạo từ vựng.
Ví dụ fish /fɪʃ/ (cá), friends / frɛndz/ (những người bạn), feet / fi:t/ (những bàn chân), flip / f lɪp/ (lật ngược)
Giống với chữ cái “C”, chữ cái “G” cũng có 2 âm thanh mềm và cứng khác nhau:
/g/ (âm cứng) khi đứng trước các chữ các khác e, i, y và khi đứng ở cuối các từ trong các từ như go /goʊ/ (đi), grab /græb/ (nắm, chộp lấy), gum /gʌm/ (kẹo cao su), pig /pɪg/ (con lợn), jug /ʤʌg/ (lọ, hũ)
/ʤ/ (giống như “j”) (âm mềm) khi đứng trước các chữ cái e, i, y như trong các từ generation /ʤɛnəˈreɪʃən/ (thế hệ), gym /ʤɪm/ (tập thể hình), engine /ˈɛnʤən/ (động cơ), origin /ˈɔrəʤən/ (nguyên bản), magic /ˈmæʤɪk/ (phép màu)
Chữ cái “H-h” có thể được phát âm vô thanh hoặc hữu thanh
âm vô thanh như trong các từ hour /ˈaʊər/ (giờ), honest /ˈɑnəst/ (thành thật), honor /ˈɑnər/ (vinh dự)
Khi đi cùng các chữ cái khác như t, s, c và tạo thành th, sh, ch thì cách đọc của “h” sẽ phụ thuộc vào âm của chữ cái đứng trước nó.
Những điều cần biết về hệ thống âm trong tiếng Anh Bạn biết gì về IPA trong tiếng Anh
Chữ “I-i” có thể tạo ra những âm thanh khác nhau:
Chữ “J-j” được đọc là / ʤ/ trong hầu hết các trường hợp.
Ví dụ: just / ʤʌst/ (chỉ), journal /ˈ ʤɜrnəl/, jar / ʤɑr/ (lọ, hũ), junior /ˈ ʤ unjər/ (đàn em)
Chữ cái “K-k” được đọc là /k/
Ví dụ: key /ki:/ (chìa khóa), kiss /kɪs/ (hôn), skim /skɪm/ (lướt qua), skull /skʌl/ (đầu lâu), bike /baɪk/ (xe đạp), peak /pik / (đỉnh)
Chữ cái “L-l” được đọc là /l/ trong hầu hết các trường hợp
Chữ cái “M-m” được đọc là /m/
Chữ cái “N-n” được đọc là /n/ trong hầu hết các trường hợp
Chữ cái “O-o” sẽ tạo ra những âm khác nhau:
Đôi khi p lại là âm câm như trong psychiatric /ˌsaɪkiˈætrɪk/ (tâm thần)
Trong hầu hết các trường hợp chữ cái “Q-q” sẽ tạo ra âm / k/.
Chữ cái “R-r” sẽ tạo ra âm / r/
Đa số các trường hợp chữ cái “T-t” sẽ tạo ra âm /t/ như trong tea /ti:/ (trà), hot /hɑt/ (nóng), transportation
Khi t kết hợp với h sẽ tạo ra âm /θ/ như trong theory /ˈθɪri/ (lý thuyết) , thanks / θæŋks/ (cảm ơn)
Đôi khi t có thể tạo ra âm /ʃ/ như trong transportation /ˌtrænspərˈteɪʃən/ (phương tiện giao thông), nation /ˈneɪʃən/ (quốc gia)
Chữ cái “U-u” có thể tạo nên những âm thanh khác nhau như:
Trong đa số trường hợp chữ cái “V-v” sẽ được đọc là / v/
Cùng xem video để nghe âm thanh của chữ cái “W” nào:
Chữ cái “X-x” cũng có thể được đọc thành nhiều âm khác nhau:
Chữ cái “Y-y” có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau:
Khi “y” đóng vai trò là một phụ âm sẽ tạo ra âm / j/ như trong year / jɪr/ (năm), yogurt /ˈ j oʊgərt/ (sữa chua)
Khi “y” là nguyên âm lại tạo thành những âm khác:
Chữ cái “Z-z” sẽ được đọc là / z/ trong đa số các trường hợp
Giờ bạn đã có tiền đề và sẵn sàng bước tiếp trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình rồi đó. Các bạn có thể học cách phát âm bảng chữ cái hoặc tìm thêm những video hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Anh khác tại khóa học được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi eJOY.
Don’t be afraid of being different, be afraid of being the same as everyone else
Bảng Chữ Cái Tiếng Anh: Hướng Dẫn Phiên Âm Và Ghi Nhớ
BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG ANH VÀ PHIÊN ÂM QUỐC TẾ
Bảng chữ cái Tiếng Anh ( Alphabet English) gồm có 26 chữ cái, cụ thể:
5 nguyên âm: a, e, o, i, u
21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z.
Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
Lưỡi răng: /f/, /v/
Đối với lưỡi:
Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Đối với dây thanh:
Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Một cách học bảng chữ cái dễ nhất mà cũng có thể thư giãn qua những giai điệu vui nhộn, sinh động:
The ABC Song
Bảng chữ cái là phần kiến thức cơ bản và quan trọng nhất khi mới bắt đầu học Tiếng Anh. Thay vì tập đánh vần từng chữ một hãy thử học qua bài hát The ABC Song hay The Alphabet Song – một bài hát có nội dung về bảng chữ cái. Nó chủ yếu dùng để dạy trẻ bảng chữ cái. Đây là bài hát truyền thống và đơn giản nhất. Bài hát này đọc thuộc lòng tên của tất cả các chữ của bảng chữ cái của một ngôn ngữ nhất định theo thứ tự. Với giai điệu nhộn nhịp nên bài hát này vô cùng thích hợp để hát theo và học thuộc.
ABC Disco – Sesame Street
Sesame Street’s Outer Space ABCs
Bạn có thể chọn cách học bảng chữ cái qua những đồ vật xung quanh, mỗi chữ cái đầu của đồ vật lấy theo thứ tự như sau:
A: Apple (quả táo), Apartment (căn hộ), Art (nghệ thuật)
B: Balloon (quả bóng), Boy (con trai), Board (tấm ván)
C: Cap (mũ), Cave (hang động), Crab (con cua)
D: Dog (con chó), Day (ngày), Dance (nhảy)
E: Email (thư điện tử), Elephant (con voi), Eel (con lươn)
F: Finger (ngón tay), Four (số 4), Five (số 5)
G: Game (trò chơi), Girl (con gái), garbage (rác)
H: Horse (con ngựa), Hand (bàn tay), Hat (cái mũ)
I: Ice (đá), Idea (ý tưởng), Interesting (thú vị)
J: Joke (lời nói đùa), Jump (nhảy), Jam (mứt)
K: Kid (trẻ con), Koala (gấu túi), Kite (cái diều)
L: Lion (sư tử), Language (ngôn ngữ), label (nhãn)
M: Mom (mẹ), Map (bản đồ), Mouse (chuột)
N: Nail (móng), North (phía bắc), Nap (giấc ngủ)
O: Octopus (con bạch tuộc), Ocean (đại dương), Orange (quả cam)
P: Pink (màu hồng), Pearl (ngọc trai), Panda (gấu trúc)
Q: Queen (nữ hoàng), Quote (lời trích dẫn), Quail (chim cút)
R: Rabbit (con thỏ), Red (màu đỏ), Road (đường)
S: Soft (mềm), Supper (siêu), Sand (cát)
T: Turtle (con rùa), Teacher (cô giáo), Telephone (điện thoại)
U: Unversity (trường đại học), Unicorn (ngựa), Unit (đơn vị)
V: Vase (bát), Violin (đàn vi ô lin), Virus (vi khuẩn)
W: Water (nước), Wall (tường), World (thế giới)
X: Exit (lối thoát), Extra (vai phụ)
Y: Yellow (màu trắng), You (bạn), Yard (sân)
Z: Zebra (ngựa vằn), Zipper (khóa kéo), Zip (dây kéo)
1. Học qua bài hát và thơ
2. Viết ra các chữ cái bằng tay
Bạn cần đặt ra mục tiêu cho bản thân. Mỗi ngày bạn hãy viết ra các chữ và cam kết thực hiện mục tiêu này. Bạn cũng có thể làm điều đó mỗi khi bạn có thời gian rảnh. Một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại mà bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình bất cứ lúc nào cũng là cách tốt để ghi lại những chữ cần học đó. Khi bạn ngồi trên tàu hoặc xe buýt hay đang chờ một người nào đó thì hãy lấy sổ tay ra và viết bảng chữ cái Tiếng Anh. Bạn cần đặt mục tiêu cho khoảng 15 – 20 lần lặp lại chữ đó mỗi ngày. Bằng cách này, bạn sẽ sớm có thể hình thành và viết các từ! Thú vị, phải không?
Hướng Dẫn Học Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Thật Đơn Giản
Đang thực hiện
Trung tâm đào tạo tiếng Hàn – Học tiếng Hàn với người Hàn
Bạn có niềm yêu thích với tiếng Hàn Quốc, bạn muốn chinh phục tiếng Hàn? Không gì là không thể, mọi thứ đều trở nên dễ dàng nếu bạn có quyết tâm và cách học hợp lý. Để có thể chinh phục được tiếng Hàn, trước tiên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn học bảng chữ cái tiếng Hàn dễ như ăn kẹo.
Học bảng chữ cái tiếng hàn qua bài hát
Thật ra bảng chữ cái tiếng Hàn và tiếng Triều Tiên là một, các bạn hiểu về lịch sử một chút sẽ biết điều này.
Bảng chữ cái Hàn Quốc (Hangul) được cấu trúc gồm những nguyên âm và phụ âm. Những nguyên âm và phụ âm này liên kết với nhau tạo thành hệ thống chữ viết và từ. Do cách hình thành như vậy nên để tạo ra 1 từ thì hầu hết phải sử dụng kết hợp của các chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái Hàn Quốc được tạo ra từ năm 1443 trong thời kỳ của vua SeJung, đầu tiên có 11 nguyên âm và 17 phụ âm cơ bản. Nhưng ngày nay thì chỉ có 10 nguyên âm cơ bản và 14 phụ âm thường được sử dụng ngoài ra còn có 11 nguyên âm đôi và 10 phụ âm đôi
Bảng chữ cái tiếng Hàn chuẩn quốc tế
모음 – NGUYÊN ÂM
a. 기본 모음 – 10 nguyên âm cơ bản sau:
Trong tiếng Hàn Quốc có 10 nguyên âm cơ bản: ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ mỗi nguyên âm được xây dựng theo một trật tự nhất định.
Cách viết nguyên âm cơ bản
+ Chú ý: Viết theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái qua phải nha cả nhà
b. Nguyên âm đơn
– a : ㅏ phát âm là “a” trong mọi trường hợp,kể cả khi ghép với nó là phụ âm “ch” nó cũng không bị biến dạng như tiếng Việt .
Ví dụ:như trong tiếng Việt “a” ghép với “ch” thành “ach” nhưng trong tiếng Hàn “a” ghép với “ch” lại được đọc là “at”
– ơ/o : ㅓ phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng địa lý , càng lên phía bắc thì phát âm là “o” càng rõ. Trong các từ có kết thúc bằng “ㅓ” thường được đọc là “o” hoặc “ơ” , còn trong các từ có kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ” nhưng đôi khi được phát âm gần giống “â” trong tiếng Việt.
안녕 = an nyơng hoặc an nyâng
– ô : ㅗ phát âm là “ô” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “ô” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.
– u : ㅜ phát âm là “u” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.
– ư : ㅡ phát âm như “ư” trong tiếng Việt.
– i : ㅣ phát âm như “i” trong tiếng Việt.
– ê : ㅔ phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút.
– e : ㅐ phát âm như “e” trong tiếng Việt nhưng mở hơn nhiều , gần như “a” mà cũng gần như “e”.
c. 11 Nguyên âm ghép
애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의
– ㅢ : ưi được đọc là “ưi”khi nó đứng đầu tiên trong câu hoặc từ độc lập , được đọc là “ê” khi nó đứng ở giữa câu và được đọc là “i” khi nó đứng ở cuối câu hoặc cuối của 1 từ độc lập .
– ㅚ : uê được đọc là “uê”cho dù cách viết là “oi”.
– Các nguyên âm trong tiếng Hàn không thể đứng độc lập mà luôn có phụ âm không đọc “ㅇ” đứng trước nó khi đứng độc lập trong từ hoặc câu.
không viết ㅣ mà viết 이 : hai , số hai
không viết ㅗ mà viết 오 : số năm
không viết ㅗ ㅣmà viết 오 이 : dưa chuột
Ta có bảng 21 chữ cái các nguyên âm tiếng Hàn quốc :
아 – 어 – 오 – 우 – 으 – 이 – 에 – 애 : a – ơ – ô – u – ư – i
야 – 여 – 요 – 유 – 예 – 얘 : ya – yơ – yô – yu – yê – ye
와 – 왜 – 워 – 위 – 웨 : oa – oe – uơ – uy – uê
자음 – PHỤ ÂM
a. 14 phụ âm cơ bản
Cách viết phụ âm cơ bản
Các phụ âm và nguyên âm kết hợp với nhau để tạo ra các âm tiết. Ví trị của nguyên âm trong một âm tiết được quyết định bởi việc nó là nguyên âm “dọc” hay “ngang”.
Ví dụ:
1. ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là nguyên âm dọc. Các bạn viết ở bên phải phụ âm đầu tiên trong âm tiết. ㄴ + ㅏ = 나 (đọc là: na) ㅈ + ㅓ = 저 (đọc là: chơ) 2. ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là nguyên âm ngang. Các bạn viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết. ㅅ + ㅗ = 소 (đọc là: sô) ㅂ + ㅜ = 부 (đọc là: bu) 3. Tuy nhiên, khi không có âm phụ nào được tạo bởi vị trí đầu tiên thì phụ âm ㅇ được viết vào. Trong những trường hợp như vậy, ㅇ là “âm câm” và đóng vai trò như là một ký tự làm đầy. Do đó 이 được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ
* Hệ thống chữ viết Hangeul yêu cầu các âm tiết phải được hình thành bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm & phụ âm.
* Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn gọi là batchim (받침)
Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ được gọi là phụ âm cuối.
* Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể là phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ cuối các âm tiết:
Phụ âm cuối – Cách đọc
ㄱ, ㅋ, ㄲ – [-k] ㄴ – [-n] ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ – [-t] ㄹ – [-l] ㅁ – [-m] ㅂ,ㅍ – [-p] ㅇ – [-ng]
Cách viết:
1. ㅎ +ㅏ + ㄱ = 학 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ = 간 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ = 올 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ = 닭 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ = 꽃 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ = 있 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ = 없
Lưu ý:
1. Trong trường hợp từ 감사합니다! hoặc 입니다. Thì phụ âm ㅂ được đọc là [m] thay vì là [p,b].
Ví dụ: 감사합니다! đọc là (감사함니다!) 안녕하십니까! đọc là (안녕하심니까!)
2. Cách nối phụ âm của từ trước với nguyên âm của từ sau:
Ví dụ: * 발음 ta nối phụ âm ㄹ + 음 = 름 (bỏ âm ㅇ đi) , như vậy từ này có cách đọc như sau (바름 – ba rưm) * 이것은 ta cũng nối phụ âm ㅅ + 은 = 슨 (bỏ âm ㅇ đi), như vậy đọc nguyên câu là (이거슨 – i kơ sưn)
Email: info@jpnet.vn Hotline: 024 710 99929
Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Trung
Trung Quốc là một quốc gia láng giềng của Việt Nam. Từ nhiều đời nay việc thông thương buôn bán giữa hai nước rất thuận lợi qua các cửa khẩu được mở ra vùng biên giới. Không chỉ có vậy mà rất nhiều người Việt Nam sang Trung Quốc định cư và người bên họ chuyển sang nước ta sinh sống. Hiện nay ngôn ngữ Trung hoa cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Chính vì vậy mà nhu cầu học tiếng Trung ngày càng nhiều. Không chỉ người lớn có nhu cầu học tiếng Trung để giao tiếp, phục vụ cho việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán mà hiện nay cũng có rất nhiều các bậc phụ huynh muốn con em mình học, tiếp xúc với tiếng Trung ngay từ khi còn nhỏ. Học tiếng Trung không hề đơn giản, đây là ngôn ngữ được nhận xét là khó nhất thế giới cả về cách phát âm cũng như chữ viết. Để học tốt tiếng Trung việc đầu tiên bạn cần học là làm quen với bảng chữ cái tiếng Trung.
1. Những điều cơ bản bạn cần biết về tiếng Trung Quốc
1.1. Đưa ra quyết định về ngôn ngữ bạn đang muốn học
Bạn nên học tiếng quan thoại khi bạn đang cần đi du lịch hay đi du học, làm kinh doanh tại hai quốc gia là Trung Quốc và Đài Loan. Bởi tại hai đất nước này thì tiếng quan thoại được sử dụng chính.
Tiếng Quảng Đông cũng là một trong những phương ngữ của Trung Quốc nhưng được sử dụng ở tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông. Thế nên nếu bạn đang cần đến những tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc thì nên lựa chọn tiếng Quảng Đông để học.
Ngoài ra bạn có thêm phương ngữ nữa đó là tiếng phổ thông dễ học có các cấu trúc ngữ pháp thuận lợi cho việc áp dụng ghép câu. Còn hai phương ngữ trên chủ yếu đã bị thay đổi tiếng nóng và tông giọng.
1.2. Cách học và viết tiếng Trung với bảng chữ cái tiếng Trung
Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc hoàn toàn không dựa trên ngữ âm. Chính vì vậy mà nó không giúp người học nói được ngôn ngữ này nếu bạn đang học viết chúng. Chính vì thế dựa vào mục đích cá nhân bạn nên chọn cách học tiếng Trung sao cho hiệu quả. Nếu bạn đang cần đi du lịch thì bạn nên học ngôn ngữ giao tiếp tiếng Trung. Còn mục đích của bạn đi du học hay sang bên Trung Quốc sinh sống thì nên học cả cách viết và giao tiếp. Nếu bạn không thể tự học hoàn toàn có thể thuê gia sư về dạy kèm tại nhà chắc chắn trong vòng 3 – 6 tháng khả năng nói, viết, nghe và đọc lưu loát như người bản ngữ.
2. Bảng chữ cái tiếng Trung với những điều cần biết
2.1. Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Trung Quốc
Trong bảng chữ cái tiếng Trung gồm có 26 chữ cái Latinh. Ở tiếng Hán ngữ có hai cách phát âm đó là phồn thể – bính âm, trung thể – phanh âm.
Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc (bao gồm cả phần giản thể và phồn thể. Phần Hán Việt có bính âm: pīnyīn và Hán ngữ bính âm phương án). Bính âm được Trung Quốc phê chuẩn năm 1958 và được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thi hành năm 1979 tại. Sự ra đời của ngôn ngữ này đã thay thế các hệ thống ngôn ngữ tiếng Latinh hóa cũ hơn như Wade-Giles và năm 1859 và được sửa đổi vào năm 1912 và hệ thống phiên âm bưu điện, và thay thế hệ thống chú âm trong việc dạy cách đọc chữ Hán tại Trung Quốc lục địa.
Cho đến hiện tại thì bảng chữ cái tiếng Trung đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng chính thức như một hệ thống chính quy chuyển tự Latinh chữ Hán trong việc dạy và học tiếng quan thoại. Và bảng chữ các tiếng Trung đã được giảng dạy tại nhiều nước như CHND Trung Hoa, Hồng Kông, Ma Cao, Singgapo, Malaysia. Vào năm 1979, hiệp hội tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã lấy bảng chữ cái tiếng trung làm hệ thống latinh hóa chuẩn dành cho Hán ngữ. Chính vì vậy cho đến ngày nay, bảng chữ cái Trung Quốc trở thành công cụ hữu hiệu trong việc học tiếng Trung.
Vào cuối những năm 90 của thập niên 1990, Đài Loan hay còn được gọi là Trung Hoa Dân quốc đã lập ra bảng những từ tiếng Trung cơ bản thông dụng dựa trên bính âm. Ở bảng chữ cái mới này có 1 vài điểm khác biệt so với phiên âm Hán ngữ cũ trước đấy. Bảng chữ cái mới được chính thức sử dụng tại Đài Loan ngay sau khi được chính phủ thông qua. Từ 01/01/2009, Bính âm Hán ngữ chính thức trở thành hệ chuyển tự Latinh tiếng Trung chuẩn của Đài Loan.
2.2. Cách học tốt bảng chữ cái tiếng Trung
– Bạn cần phải thuộc hết được các phần trong bảng chữ cái bao gồm: vận mẫu đơn, vận mẫu kép, thanh mẫu, thanh điệu trong tiếng Trung Quốc.
– Học tốt chữ cái bằng cách nghe phát âm chuẩn với giọng đọc của người bản ngữ. Mới đầu khi mới nghe sẽ thấy rất khó do cách phát âm dùng nhiều vần kết hợp với cuốn lưỡi giống như giọng của người Bắc Kinh. Sau một thời gian dài khả năng nghe sẽ được cải thiện. Người Cáp Nhĩ Tân nói tiếng phổ thông Trung Quốc chuẩn nhất hiện tại.
– Nếu có điều kiện các bạn nên đến các trung tâm tiếng Trung hay các lớp học tiếng Trung để được hướng dẫn đọc và phát âm chuẩn ngay từ đầu. Tránh cho việc khi phát âm sai lúc mới học dẫn đến tạo thành thói quen sau rất khó sửa.
– Để học tốt được bảng chữ cái tiếng Trung, chính bản thân bạn cần phải nỗ lực rèn luyện học và luyện cách phát âm mỗi ngày. Không được lười biếng, như vậy sẽ không có hiệu quả cho việc học tiếng Trung.
– Khoảng thời gian tuyệt vời nhất để luyện phát âm tốt nhất là buổi sáng. Hàng ngày bạn nên dành ra khoảng một tiếng nghe băng về cách phiên âm và một tiếng thực hành đọc lại những gì đã nghe. Kết hợp giữa việc nói theo và nghe. Khi bạn thực hiện được những điều trên bạn đã có thể học tiếng Trung một cách tốt nhất mà không cần tốn nhiều thời gian, đem lại hiệu quả cao.
2.3. Các nguyên âm đơn và cách phát âm
Nguyên âm đơn trong bảng chữ cái tiếng Trung
ai – “ai”: Phát âm “a” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “i”.
ei – “ây”: Phát âm “e” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “i”.
ao – “ao”: Phát âm “a” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “o”.
ou – “âu”: Phát âm “o” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “u”.
üe – “uê”: Phát âm “ü” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “e”.
iao – “eo”: Phát âm “i” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “ao”.
iou – “yêu”: Phát âm “i” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “ou”.
uai – “oai”: Phát âm “u” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “ai”.
uei – “uây”: Phát âm “u” trước rồi mới chuyển dần sang chữ “ei”.
2.4. Các phụ âm tiếng Trung và cách phát âm
2.5. Video hướng dẫn phát âm bảng chữ cái tiếng Trung (Nguồn: Sưu tầm)
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!