Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Bài Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Mang Lại Tài Lộc được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mâm ngũ quả ngày tết là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.Mâm ngũ quả ngày Tết – Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn và đúng nhất theo 3 miền Bắc, Trung, Nam đẹp hết ý, đơn giản và hợp phong thủy được ưa chuộng nhất tết Đinh Dậu 2017
Mâm ngũ quả ngày Tết – Bày mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 là một phong tục tập quán lâu đời cứ mỗi độ Tết đến của các gia đình Việt. Tết Nguyên Đán, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả ngày Tết dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả ngày tết bên cành đào, bức tranh tết, câu đối đỏ, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh thật ấm áp của mọi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.
Ý NGHĨA PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
Không biết phong tục bày mâm ngũ quả ngày Tết này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn. Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả ngày Tết thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Mam ngu qua ngay tet có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra tùy ở những gốc độ khác nhau, mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác nhau.
Mâm ngũ quả ngày tết là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh.
5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên. Chẳng hạn, nải chuối màu xanh tượng trưng Đông phương, bưởi màu vàng tượng trưng Trung phương, quả lê màu trắng tượng trưng Tây phương, quả hồng màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả màu sẫm bất kỳ tượng trưng Bắc phương.
Trong tu vi 2017 thì 5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mặc dù gọi là mâm ngũ quả ngày tết nhưng thật ra người ta không quy định chính xác là những loại trái cây cụ thể gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
PHONG TỤC BÀI TRÍ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT Ở 3 MIỀN BẮC, TRUNG, NAM 1. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên.
Mâm ngũ quả Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như:
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc ngày Tết truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.
Do trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.
2. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mam ngu qua ngay tet, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!
3. Phong tục bài trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Nếu như theo phong tục ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả, kể cả quả ớt mang vị cay xè đều có thể bày lên bàn thờ, miễn sao mam ngu qua ngay tet trông đẹp mắt; thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”.
Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Nam truyền thống gồm:
Mãng cầu Dừa Đu đủ Xoài Sung. Cách bày mâm ngũ quả Miền Nam ngày Tết : Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Do ngày càng đa dạng của loại trái cây cũng như điều kiện kinh tế phát triển nên người ta không còn quá cứng nhắc phải đúng 5 quả trên mâm có thể bát, cửu, thập quả đều được nhưng phải được bố trí đẹp mắt.
Việc bày biện mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ của gia đình trong ngày Tết cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Chính vì vậy dù sinh sống ở phương trời nào, người dân Việt vẫn không quên tục lệ này trong dịp Tết Nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả:
Lê: ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người Táo đỏ: có nghĩa là phú quý Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt Thanh long: ý rồng mây gặp hội Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn Nải chuối: như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc Quảt rứng gà: có hình trái đào tiên – lộc trời Dừa: có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Cùng Danh Mục:
Nội Dung Khác
Cách Trang Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Ý Nghĩa Nhất
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết đẹp ý nghĩa nhất sẽ được chúng tôi giới thiệu đến bạn ngay trong bài viết này. Việc trang trí mâm ngũ qủa với mong muốn một năm mới đủ đầy nhiều may mắn tài lộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Thông thường ở miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên mâm ngũ quả phải phối đủ theo 5 màu tương ứng như: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng.
Khi bày trí mâm ngũ quả không quan trọng nhiều hay ít, các gia đình thường sẽ phải sắm đủ các loại quả thuận theo ý nghĩa và sắp xếp, bài trí chúng xen kẻ với sao cho đẹp mắt là được.
Thông thường với mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ bao gồm 5 loại quả sau: chuối, bưởi, đào, quýt, hồng.
Hiện nay các loại trái cây ở miền Bắc khá đa dạng và người ta cũng không quá cứng nhắc trong việc bày trí mâm “ngũ quả” nữa nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và có thể tăng lên thành bát, cửu, thập quả… Nhưng dù có bày biện bao nhiêu loại quả thì tên gọi của nó vẫn không thay đổi.
Theo cách bài trí mâm ngũ quả truyền thống là nải chuối tiêu xanh ở dưới cùng giống như bàn tay phật đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi, xung quanh là những loại quả khác được bày trí xen kẽ.
Mâm ngũ quả miền Trung
Trình bày trang trí mâm ngũ quả ở miền Trung không quá phức tạp như ở miền Bắc và miền Nam. Đơn giản như chính tính cách của con người ở nơi đây vậy, việc phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt ít các loại hoa quả nên người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả bày trong ngày Tết, thường là có gì cũng nấy miễn là tươi ngon để thành tâm dâng kính lên tổ tiên là được
Những loại quả thường có trong mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: thanh long, chuối, dứa, dừa, mãng cầu, cam, dưa hấu,… Cách bày trí cũng không quá phức tạp, chuối ở dưới cùng còn các loại trái cây khác nằm bên trên trang trí sao cho đẹp mắt là được.
Mâm ngũ quả của người miền Nam
Trái với miền Trung và miền Bắc hoa quả trong miền Nam khá phong phú, người dân nơi đây thường chọn lựa ra 5 loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để bày mâm ngũ quả với mong muốn “Cầu sung vừa đủ sài”.
Ngoài ra, mâm ngũ quả sẽ có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng, với mong muốn con cháu đầy nhà. Đặc biệt, trên bàn thờ ở các gia đình sẽ thường bày thêm cặp dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam
Bạn cần biết ở miền Nam, người dân thường kiêng kị bày lên mâm ngũ quả một số loại quả vì theo cách phát âm tên gọi này mang ý nghĩa không tốt như:
Chuối: phát âm giống chúi thể hiện sự nguy khó, làm ăn khó phất lên được.
Lê, táo: Lê lết, làm ăn dễ đổ bể, dễ thất bại.
Cam, quýt: “quýt làm cam chịu”.
Những điều cấm kỵ cần lư ý khi bày mâm ngỹ quả bạn cần biết
Không bày mâm ngũ quả giả lên bàn thờ, dù mâm ngũ quả giả có đất đến mấy thfi theo phong thủy điều ngày không hề tốt, phải là mâm ngũ quả thật để thành kính dâng lên ông bà tổ tiên
Những loại quả bày trên mâm phải tươi và thơm, vì mâm ngũ quả sẽ bày biện trên mâm lâu hơn so với ngày thường nên bạn cần chọn các loại quả tươi ngon để được lâu
Mâm ngũ quả không nhất thiết phải là 5 có thể là 8-9 hoặc 10 điều này theo chuyên gia phong thủy sẽ không ảnh hưởng gì khi dùng để dâng lên tổ tiên
Gợi Ý Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đơn Giản Và Đẹp
Mâm ngũ quả là mâm trái cây với 5 loại quả khác nhau, được bày biện đẹp mắt và dâng lên ban thờ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi loại quả bày trên mâm ngũ quả thể hiện mong ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Ngày nay, mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa trang trí cho không gian phòng khách vào những ngày đầu xuân năm mới, bên cạnh ý nghĩa tâm linh.
Mâm ngũ quả ở ba miền có sự khác nhau nhất định. Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây như: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.
Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
Người miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh.
Với người miền Nam, khi bày mâm ngũ quả, họ mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”, nghĩa là mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với đó, họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Hướng Dẫn Cách Trang Trí Cây Đào Ngày Tết Đẹp Hợp Phong Thủy
Ngày tết nếu thiếu cây đào thì coi như không có tết, việc mua và trang trí cây đào ngày tết sao cho thật đẹp, hợp với phong thủy không phải ai cũng biết. Để giúp bạn biết cách chọn mua và trang trí cây đào thật đẹp trong ngày tết chúng tôi đã tìm hiểu và chia sẻ đến bạn bài viết sau đây.
Hướng dẫn cách chọn mua cây đào đẹp hợp phong thủy
Với những người không am hiểu và sành chơi đào thì việc lựa chọn cây đào đẹp hợp phong thủy là một điều không hề dễ dàng gì. Để chọn được những cây đào đẹp để trang trí tết bạn nên tham khảo ngay những tiêu chí sau đây:
– Hiểu như thế nào là đào đẹp: Theo kinh nghiệm của những người sành chơi đào thì một cây đào đẹp sẽ phải có cánh kép, màu thắm. Những cành đào phải đều, vừa phải, các dăm (nhánh nhỏ nhất) vút thẳng ra tận ngoài tán, có nhiều nụ nhiều hoa trải đều từ đầu đến ngọn dăm, nếu đào có dăm to thì thường sẽ có ít hoa. Nếu đào có các nhánh bắt đầu từ cùng một điểm thì sẽ có dáng đẹp và cân đối.
– Cách chọn đào cành: Khi chọn đào cành tùy theo không gian của căn nhà mà bạn sẽ chọn mua đào cành to hay cành nhỏ, quan trọng nhất là phải chọn những cành đào có tán tròn và các nhánh, cành phân bố đều, có dăm nhỏ. Những cành đào có dăm nhỏ sẽ có rất nhiều nụ và mập mạp hơn.
Để chọn mua hoa đào nở rộ vào đúng vào dịp Tết thì bạn chỉ nên mua đào cách tết từ 3 đến 5 ngày. Trước khi cắm vào lọ bạn nên đốt gốc, nước cắm hoa cần phải sạch sẽ và có thể cho thêm vài viên Vitamin B1 để hoa đào có thêm chất dinh dưỡng và luôn tươi mới hơn.
– Cách chọn đào cây: Đối với đào cây bạn cũng nên chọn mua loại những cành đào có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính nhất trên cây cũng xuất phát từ một điểm, như vậy cây sẽ cân đối và đẹp hơn.
Bạn nên mua đào có nhiều hoa nở sát Tết vì đặc điểm của đào cây là sẽ nở hoa chậm hơn so với đào cành, nếu như mua khi chưa nở hoa và chỉ cách vài ngày thì khi vào đúng dịp cây đào sẽ kém hoa.
– Cách chọn màu sắc hoa đào: Việc lựa chọn màu hoa đào phụ thuộc vào không gian ngôi nhà và loại đèn tuýp mà gia đình sử dụng. Những gia đình có không gian nhỏ nên chọn đào phai để căn nhà trông sang sủa hơn. Còn nhứng ngôi nhà có diện tích rộng thì đào bích hợp là sự lựa chọn tốt nhất
Hướng dẫn các cách trang trí cây đào ngày tết
Ngoài lựa chọn cây đào sao cho thật đẹp thì việc trang trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện hình dáng của cây đào. Trang trí cây đào bằng những phụ kiện như: pháo giấy, lì xì, đồng xu, đèn nháy sẽ giúp cây đào trông thật nổi bật và hoàn hảo hơn.
– Cành đào rực rỡ đón tài lộc
Việc treo lên cành đào những đồ vật trang trí mang đậm màu sắc Tết như: bao lì xì, đồng xu phú quý, câu đối… Sắc đỏ của bao lì xì, của những chiếc đèn lồng, kết hợp cùng với sắc vàng của đồng xu phú quý, những câu đối, lời chúc Tết sẽ mang đến cho phòng khách của nhà bạn không khí tươi vui nhộn nhịp của ngày tết cổ truyền.
– Cành đào tỏa sáng
Để trang trí cành đào tỏa tưởng khó nhưng rất dễ bạn chỉ cần 1 đến 2 bộ đèn nháy, cuốn dây đèn quay cây đào theo hình dáng tùy thích là được. Bộ đèn nháy sẽ giúp chiếu sáng và nổi bật cây đào hơn.
– Cành đào đậm nét thiên nhiên
Để tạo cành đào đậm nét thiên nhiên bạn chỉ cần treo lên cành đào những chú chim giả, hoặc quả nhựa nhỏ xinh. Những món đồ trang trí này bạn dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hoặc tự tay làm bằng giấy màu vô cùng ý nghĩa. Góc cành đào sẽ tựa như bức tranh xuân sống động đẹp mắt
– Lọ hoa đào nhỏ xinh xắn
Cành đào ở đây có vai trò giống như một lọ hoa trang trí, sẽ rất phù hợp để bày biện trong những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, hoặc tô điểm cho bàn ăn, bàn phấn, góc làm việc, kệ tủ trong nhà… Những cành đào này sẽ tô điểm cho không gian nhà bạn vẻ đẹp hút mắt nổi bật.
Cách giữ cho đào luôn tươi lâu
Mua đào về để trưng bày trong ngày tết ai cũng muốn cành đào tươi lâu để lưu giữ hương xuân thật lâu trong ngôi nhà của mình. Để đào luôn tươi và tươi lâu bạn cần lưu ý những điều sau đây:
– Sau khi mua cành đào về nhà thì nên cạo bỏ phần gốc đào và đốt gốc hoặc nhúng ngay vào chậu nước nóng già để nhựa của cành đào không bị chảy các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu ngược ra bên ngoài.
– Khi cắm cành đào vào lọ nên thay nước sạch từ 2 – 3 ngày một lần và mỗi lần thay nước nên cho 1 viên Aspirin để hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.
– Nếu như muốn đào nở nhanh hơn thì để trong phòng kín rồi thắp điện, đốt hương. Nếu như muốn đào nở chậm lại thì cho nước đá vào bình, đặt ở chỗ thoáng khí, ban đêm đặt ở ngoài trời là được .
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Bài Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Mang Lại Tài Lộc trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!