Bạn đang xem bài viết Học Cách Lái Xe Ô Tô Số Tự Động Chính Xác Ngay Từ Đầu được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các ký hiệu trên cần điều khiển hộp số tự động
P (Park) – chế độ đỗ xe – sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
R (Reverse) – Số lùi – dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe
N (Neutral) – chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số – sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ
D (Drive) – Số tiến – dùng để xe di chuyển về phía trước
Các ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động
M (Manual) – Chế độ số tay – có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
S (Sport) – Chế độ lái thể thao
+/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng – giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) – Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3
L, L1, L1 (Low) – Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn
Thiết kế cần chuyển số thông thường được bố trí theo kiểu cần số thẳng với các vị trí P,R,N, D nằm trên đường thẳng hay cần số zigzac với các vị trí số nằm trên đường zigzac.
Những chú ý khi lái xe số tự động
Khi khởi động động cơ xe số tự động
Di chuyển với xe hộp số tự động
Khi dùng xe số tự động, bạn chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh khi lái xe số tự động. Lưu ý gót chân phải luôn đặt cạnh ở vị trí bàn đạp phanh và di chuyển mũi chân để tăng gia khi cần thiết. Điều này giúp người lái phản ứng đạp phanh nhanh nhơn trong mọi trường hợp.
Trong các trường hợp xe mất phanh, kẹt ga khi xe đang chạy ở tốc độ cao, tuyệt đối không được tắt động cơ bởi khi động cơ tắt đi thì người lái sẽ rất khó để điều khiển vô lăng đi đúng hướng dễ dẫn đến tai nạn.
Không được tự ý tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường.
Chuyển cần số về số tay đề điều khiển về cấp số 1,2,3 để hãm tốc độ xe bằng phanh động cơ.
Khi tốc độ đã giảm đáng kể thì kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ xe.
Trong trường hợp xe bị kẹt ga, người lái có thể điều khiển xe như sau:
Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường.
Chuyển cần về số N để ngắt truyền động, đảm bảo xe không tiếp tục chạy nhanh hơn.
Dùng chân phanh giảm tốc từ từ cho đến khi dừng hẳn ở vị trí an toàn.
Lên dốc, đi lên đèo thì có thể để cần số ở vị trí D hay chuyển sang chế độ số tay để tự điều khiển các cấp số. Để thoải mái nhất, người lái nên để ở cần số D, việc tính toán các cấp số phù hợp đã có hệ thống điện tử điều khiển.
Xuống dốc, đi xuống đèo người lái nên chủ động chuyển sang số tay, tự điều khiển các cấp số cộng trừ 3-2-1 để hãm tốc độ bằng động cơ, hạn chế đạp phanh chân nhiều để đảm bảo an toàn.
Hướng Dẫn Lái Xe Ô Tô Số Tự Động
Từ những năm 40 của thế kỷ trước, hộp số tự động ra đời đã giúp người lái xe giảm bớt được khá nhiều thao tác để tập trung vào tay lái, giảm bớt căng thẳng, nhất là trong những đoạn đường đô thị đông đúc phương tiện.
Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT – automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .
Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật.
Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.
Về việc tiết kiệm nhiên liệu, có thể nói là như nhau Nếu như trước kia, hộp số tự động còn “ăn xăng” hơn so với hộp số sàn thì ngày nay, với công nghệ điện tử hỗ trợ ngày càng nhiều, ranh giới này ngày càng thu hẹp, đó là không kể với kinh nghiệm và thói quen của mỗi tay lái không đồng đều cũng dẫn đến mức độ tiêu hao cũng sẽ khác nhau.
8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT1. Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn. Một số người do đã quen lái xe số sàn (số cơ) sẽ dùng cả 2 chân (chân trái đạp thắng và côn, chân phải đạp ga).
Như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì khi có trường hợp bất ngờ xảy ra, người mới tập lái chưa quen sẽ bị nhầm chân ga thành phanh, hậu quả sẽ rất khôn lường.
2. Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1… được giải thích như sau:
P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.
R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.
N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này, động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.
M: Manual (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như số D.
L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.
S: Sport, số thể thao.
3. Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.
4. Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh tay.
5. Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên đôi chút.
6. Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.
Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.
7. Khi cần giảm tốc, đạp nhẹ chân phanh (dĩ nhiên bằng chân phải).
Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.
8. Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.
Thông qua bài viết này, mình xin chia sẻ để có thể lái được một chiếc xe số tự động an toàn và tiết kiệm thật sự không khó. Tất cả đều phụ thuộc ở người lái, nếu bạn chăm chỉ luyện tập và khiến những trở ngại trên sẽ không còn là vấn đề nữa, bù lại là sự tiện lợi và thoải mái của một chiếc “xế hộp” tự động bao người mê.
Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Số Tự Động Cho Người Mới Học
Những chiếc xe số tự động đang là phương tiện được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đối với người học lái xe ô tô thì đây vẫn là khái niệm mới mẻ và xa lạ đối với họ. Để giúp người học có được kỹ năng lái xe số tự động tốt, chúng tôi xin được gửi đến bạn bài viết “Hướng dẫn lái xe số tự động cho người mới học”.
Với những người mới học lái xe ô tô số tự động, cách tiến và cách lùi xe là những động tác không thể bỏ qua khi lái thực hành. Vậy tiến và lùi xe bằng cách nào, bằng các bước sau bạn sẽ trở nên thành thạo hơn rất nhiều.
Làm quen với xe trước khi học lái xe số tự động.
Bước 1:
Khi xe đang trong trạng thái đứng yên, mọi bộ phận số, cơ đều ngừng hoạt động, bạn hãy làm quen với ghế lái và điều chỉnh ghế sao cho có được tư thế ngồi thoải mái nhất, gần với chân ga và phanh chân nhất.
Khi ngồi điều khiển xe, cần nhớ rằng bên trái là phanh và bên phải là chân ga.
Bước 2:
Sau khi ngồi đúng tư thế và làm quen với các chân ga-phanh, các bộ phân khác của hộp số, bạn hãy tiến hành bước thứ 2 với động tác cho chìa khoá vào ổ và nhấn bàn đạp phanh xuống phía sàn xe. Sau đó bật chìa khoá và bạn sẽ nghe thấy tiếng động cơ đang bắt đầu hoạt động.
Bước 3:
Sau khi máy đã nổ, hãy nhả chân phanh ra và dịch chuyển vào cửa D để cho xe di chuyển.
Đó chính là các bước để có thể khỏi động và cho xe số tự động di chuyển. Ngoài ra các học viên nên lưu ý rằng với loại xe số tự động này để có thể tăng vận tốc chúng ta chỉ cần dẫm chân ga xuống phía sàn là được.
Cách lùi xe cho những người học lái xe số tự động
Để có thể lùi xe bạn chỉ cần học thuộc 3 bước đơn giản sau:
Bước thứ nhất
Cho dừng xe bằng cách nhả dần dần chân ga và dẫm chân phanh.
Bước thứ hai
Sau khi xe đã dừng hẳn tại 1 điểm bạn hãy dịch chuyển cần số về phía R ngay lập tức chiếc xe sẽ di chuyển về phía sau.
Bước thứ ba
Để có thể tăng tốc độ khi xe đang lùi bạn có thể sử dụng cách đó là dẫm nhẹ vào chân ga.
Đặc biệt trung tâm đào tạo lái xe Hà Nội đang có chương trình đào tạo lái xe vô cùng bổ ích như các khóa học lái xe ô tô hạng B2, C, D và bổ túc tay lái các bạn xin liên hệ trực tiếp theo số điện thoại hotline.
Hướng Dẫn Học Lái Xe Ô Tô Số Tự Động Cho Người Mới Bắt Đầu Ôm Vô Lăng
Những ký hiệu cần biết trước khi chính thức đọc hướng dẫn lái xe số tự động
Lái xe ô tô tương đối không dễ dàng đối với những người mới bắt đầu, đặc biệt là những người chưa bao giờ sở hữu hay để tâm đến loại phương tiện bốn bánh này. Khác với xe máy là chỉ cần leo lên xe và rồ ga chạy, lái xe hơi đòi hỏi nhiều hơn vậy. Trong bất kì hướng dẫn lái xe số tự động nào, để lái được thành thạo một chiếc ô tô, điều đầu tiên bạn cần làm là có được hiểu biết rõ ràng về các bộ phận mà bạn sẽ sử dụng để lái cũng nhưng các thông số, ký hiệu đi kèm với các bộ phận đó. Tuy nhiên, may mắn cho những ai đang muốn được hướng dẫn lái xe số tự động là loại xe này dễ sử dụng hơn khá nhiều so với xe số sàn.
Hướng dẫn lái xe số tự động đơn giản hơn xe số sàn vì không có chân côn
Trước hết, với hướng dẫn lái xe số tự động, bạn phải sử dụng cả tay và chân, trong đó: hai tay dùng để điều khiển vô lăng và cần số; chân trái KHÔNG DÙNG (ở xe số sàn chân trái dùng để đạp chân côn); chân phải dùng để đạp ga hoặc phanh. Hãy học thuộc lòng điều này trước khi bước chân lên ghế lái bất kì chiếc xe nào: chân GA nằm phía bên PHẢI. Có lẽ không cần phải nói bạn cũng có thể hình dung được những sự việc khủng khiếp thế nào sẽ xảy ra nếu tài xế đạp nhầm phanh thành chân ga. Vậy nên chúng tôi hi vọng sẽ không có bất kì ai nhầm chân ga và chân thắng với nhau để tránh các tai nạn đáng tiếc.
Phức tạp hơn với bộ cần số ở hướng dẫn lái xe số tự động
– Trên thị trường, thịnh hành và dễ sử dụng nhất với người bắt đầu học hướng dẫn lái xe số tự động vẫn là cần số có vị trí các số nằm trên đường thẳng hay đường zigzag được đặt chính giữa ghế lái và ghế phụ lái (dạng center console, phổ biến ở những dòng xe sedan hoặc xe SUV). Bên cạnh đó, một số xe được thiết kế phá cách với cần số dạng tròn, dạng treo trên bánh lái (với các xe dạng mini van, xe bán tải, có tác dụng tiết kiệm không gian sàn xe), dạng nút bấm (với các dòng xe thể thao),…
– Tuy thiết kế là tùy chỉnh nhưng hầu hết các chức năng đều được cố định và không có sự khác biệt lớn giữa các dòng xe. Về cơ bản, khi đọc hướng dẫn lái xe số tự động bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những ký hiệu sau:
+ P (Parking) = đậu xe
+ R (Reverse) = lùi xe
+ N (Neutral) = trạng thái lái tự do
+ D (Drive) = chạy tốc độ thường
– 4 chế độ R, P, N, D là những chế độ cơ bản nhất mà bất kì chiếc xe số tự động nào cũng có. Ngoài ra ở một số dòng xe cao cấp bộ cần số còn được nâng cấp với các chức năng phụ và tùy chỉnh như:
+ D3 (Drive 3) = chạy xe tốc độ chậm (ở những đoạn đường gồ ghề, khó đi)
+ D1 và D2 (Drive 1 và Drive 2) = chạy ở những đoạn đường khó đi hoặc cần tăng tốc. Thường thì khi đổ đèo các tài xế rất hay sử dụng những số này để đảm bảo an toàn
+ OD (Overdrive) = chế độ để vượt dốc, đổ đèo
+ M (Manual) +/- (chế độ +/- có thể nằm ở lẫy số trên vô lăng) = thiết lập cần số ở chế độ có thể điều chỉnh như số sàn, cho phép sang số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc ngược lại (dấu +/- lần lượt là tăng và giảm số)
+ S (Sport) = chế độ xe thể thao, chức năng gần tương tự chế độ M, cho phép người lái chuyển số theo ý muốn
+ L (Low): chế độ số thấp dùng trong các trường hợp xe tải nặng, lên/xuống dốc
+ B (Brake): chế độ số hãm, dùng để hãm tốc động cơ khi xe xuống dốc
3 điều bạn cần lưu ý trong hướng dẫn lái xe số tự động
Nếu bạn là người mới bắt đầu, sau khi đã học thuộc các chế độ lái khả dụng trên cần số của xe mình, bạn cần ghi nhớ và thường xuyên thực hành một vài kiểm tra để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lái xe của mình.
Bước 1: Kiểm tra an toàn trước khi khởi động động cơ xe. Việc đầu tiên trong hướng dẫn lái xe số tự động không gì khác hơn là mở cửa và bước chân vào xe. Chú ý là chúng ta nên quan sát xem đằng trước, đằng sau có người đang đi tới không trước khi mở cửa và bước lên xe. Sau khi đã ngồi vào ghế lái và đóng cửa xe lại, hãy cảm nhận xem bạn có thể ngồi thoải mái trên ghế lái chưa. Nếu chưa hãy điều chỉnh vị trí và độ ngả của ghế để bạn có tư thế thoải mái nhất. Ghế ngồi có vị trí quá gần hoặc quá xa với vô lăng sẽ khiến bạn khó điều khiển bánh lái, khó kiểm soát chân ga và chân phanh, sàn ghế quá cao hay quá thấp cũng gây khó khăn trong việc cảm nhận những vật cản xung quanh và tốc độ xe chạy, từ đó dẫn đến những phán đoán sai hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động lạ, gây khó khăn đặc biệt khi lái đường dài. Sau khi điều chỉnh ghế lái phù hợp hãy thắt dây an toàn cũng như kiểm tra kính, gương chiếu hậu, kiểm tra phanh (thắng) tay xem nó đã ở vị trí phanh hay chưa, kiểm tra cần số xem có đang ở vị trí P hay chưa và hãy đặt chân vào đúng chân PHANH. Bây giờ khi, tất cả đã vào vị trí và bạn đã sẵn sàng, hãy đạp chân phanh và khởi động động cơ. Ở một vài loại xe hướng dẫn lái xe số tự động không yêu cầu bạn phải đạp phanh chân hoặc vẫn có thể để cần số ở N để khởi động. Tuy nhiên vì sự an toàn và để tạo thành một thói quen cho những người mới học lái, chung tôi vẫn khuyên bạn nên tuân thủ việc chỉnh cần số P-đạp chân phanh-khởi động mỗi lần chuẩn bị cho xe lăn bánh.
Bước 2: Cho xe di chuyển và điều chỉnh trong quá trình lái xe. Để xe di chuyển, nguời lái cần gạt cần số từ P sang D, đạp ga và để xe chạy bình thường. Trong trường hợp cần lùi xe, gạt cần số sang R. Trong quá trình chạy, nếu gặp địa hình ghập ghềnh, khó khăn hoặc các địa hình dốc cao, bạn có thể gạt cần số sang các chế độ D3, D2 hay D1 để dễ dàng vượt qua và trở về lại D khi đường đã bình thường trở lại.
Hướng dẫn lái xe số tự động cho rằng các bác tài nên thực hiện việc chuyển từ D sang các chế độ D1, 2, 3 và ngược lại khi xe đang chạy với vận tốc vừa phải để đảm bảo an toàn.
Trên đường di chuyển, để ngừng đèn đỏ bạn không cần phải chuyển cần số về P mà vẫn có thể để ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng để xe dừng. Thật ra, bạn không nên chuyển cần số về P khi dừng đèn đỏ để tránh gây hại cho hộp số xe trong trường hợp xe bị đâm từ phía sau.
Bên cạnh đó, ở một vài dòng xe chế độ tự động unlock khóa cửa xe được tích hợp với chế độ số P khiến kẻ gian dễ mở cửa xe và khống chế bạn trong các tình huống xấu. Nếu xe dừng lâu bạn có thể chuyển cần số sang chế độ N và kéo thắng tay. Các chế độ N được dùng khi phải đẩy xe lên dốc hoặc khi xe bạn được xe khác kéo. Các chế độ L, B được khuyến cáo trong hướng dẫn lái xe số tự động là nên sử dụng trong trường hợp xe xuống dốc, đổ đèo, giảm tốc. Chế độ S, M được sử dụng nếu muốn tăng tốc nhanh hay muốn có trải nghiệm lái mang tính thể thao, tăng tính kích thích cho người lái.
Bước 3: Cho xe dừng khi đến điểm đích. Trên đường bằng và đường dốc, để dừng xe khi đã đến điểm đích bạn cần đạp phanh chân, gạt cần số về N, kéo phanh tay. Khi xe đã dừng hẳn, chuyển cần số về P và nhả phanh chân để cố định xe ở một vị trí. Tuân thủ theo các bước trong hướng dẫn lái xe số tự động này không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Tuyệt đối không trả số về N và tắt động cơ khi dừng xe để tiết kiệm nhiên liệu vì điều này cực kì nguy hiểm. Thứ nhất, chúng khiến vô lăng trở nên khó điều khiển hơn (vì tắt máy đồng nghĩa với việc khóa bộ lái trợ lực, bánh lái sẽ rất khó để xoay). Thứ hai, trong trường hợp tắt máy xe khi chạy xe tốc độ cao, xe dễ tăng nhanh tốc độ theo quán tính, muốn xe dừng phải đạp phanh chân nhiều, lâu dài dẫn đến tình trạng mất phanh gây nguy hiểm cho người lái.
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE CHUYÊN NGHIỆP (Các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm)
ĐC: Góc Hùng Vương, Kp 3, Đường Lê Lợi, Trảng Bom, Đồng Nai ĐC: Số 669, Đ.Lam Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cách Lái Xe Ô Tô Số Tự Động Chính Xác Ngay Từ Đầu trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!