Bạn đang xem bài viết Học Cách Giải Quyết Vấn Đề Của Người Thông Minh được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự căng thẳng (stress) có tác động tiêu cực lâu dài đến não bộ. Ngay cả việc chịu stress trong vài ngày cũng đủ làm giảm hiệu quả hoạt động của các tế bào thần kinh quanh vùng hippocampus – một vùng não quan trọng đảm nhiệm vai trò suy luận và ghi nhớ. Nhiều tuần sống trong căng thẳng sẽ làm đảo lộn, gây hại các nhánh dây thần kinh – vốn là những “cánh tay” nhỏ giúp các tế bào não giao tiếp với nhau. Và việc bị stress trong nhiều tháng liền sẽ phá hủy hoàn toàn các tế bào thần kinh.
Stress là một mối đe dọa với thành công của bạn, vì khi rơi vào tình trạng mất kiểm soát, não bộ và hiệu suất làm việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Một nghiên cứu mới đây từ Khoa Sinh học và Tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học Friedrich Schiller (Đức) phát hiện ra, việc tiếp xúc với những tác nhân kích thích sẽ gây ra những cảm giác tiêu cực mạnh mẽ – cùng loại tiếp xúc mà bạn có khi đối phó với người xấu tính – khiến bộ não đưa ra những phản ứng căng thẳng nghiêm trọng. Cho dù đó có là những câu nói tiêu cực, độc địa, điên khùng,… thì mục đích của những kẻ xấu tính vẫn là khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức – thứ mà bạn phải tránh bằng mọi giá.
TS. Travis Bradberry chỉ ra, khả năng quản lý cảm xúc và giữ bình tĩnh trước áp lực có mối liên kết trực tiếp đến hiệu suất làm việc của một người. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi TalenSmart, 90% những người có hiệu suất làm việc hàng đầu tham gia khảo sát có kỹ năng quản lý cảm xúc trong những thời điểm căng thẳng, có thể giữ được bình tĩnh và sự kiểm soát. Một trong những món quà tuyệt nhất của họ là khả năng “miễn dịch” với người xấu tính. Họ được rèn luyện để đối phó và vạch ra chiến lược giao tiếp phù hợp để tránh chịu những tác động xấu từ những người này.
1. Tự đặt ra giới hạn
Những người tiêu cực, hay phàn nàn thường mang đến tin xấu vì họ luôn đắm chìm trong rắc rối của chính mình và thất bại trong việc tập trung vào giải pháp. Họ muốn mọi người cùng tham gia “bữa tiệc” tiếc nuối để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
Và vì không muốn tỏ ra thô lỗ hay tàn nhẫn với những người thích phàn nàn, chúng ta ngồi im lắng nghe họ dù biết làm vậy sẽ khiến bản thân căng thẳng. Nhưng theo Bradberry, có một ranh giới giữa việc cho mượn một đôi tai đồng cảm với việc bị cuốn vào dòng xoáy cảm xúc tiêu cực của người khác.
Bạn có thể tránh được tình trạng này bằng cách tự đặt ra giới hạn và tạo khoảng cách với họ khi cần thiết. Hãy nghĩ theo hướng thế này: Nếu một người phàn nàn muốn bạn cùng ngồi đó cả buổi chiều trong khi họ đang hút thuốc thì chẳng phải bạn vừa phải chịu căng thẳng, vừa phải hít làn khói độc hại đó sao? Hãy tự tạo khoảng cách với những điều xấu và cả với người thích phàn nàn kia.
Một cách tuyệt vời để thiết lập giới hạn là trực tiếp hỏi thẳng người kia về cách mà họ định giải quyết vấn đề. Thông thường, những người này sẽ yên lặng nhìn xuống hoặc tảng lờ, chuyển cuộc trò chuyện theo hướng tích cực hơn.
2. Không để cảm xúc chen vào
Những người xấu tính khiến bạn phát điên lên vì lối cư xử vô lý. Bạn nhận ra điều đó nhưng tại sao lại cho phép bản thân đáp lại họ một cách tình cảm (cả tích cực lẫn tiêu cực) và sau đó bị mắc kẹt trong mớ bòng bong không phải của mình?
Hãy từ bỏ mong muốn đánh bại họ trong trò chơi mà họ đang làm chủ. Tránh xa những người đó về mặt tình cảm, chỉ nên tiếp xúc với họ một cách thận trọng như thể họ là một dự án khoa học (hoặc bạn là bác sĩ tâm thần của họ nếu bạn thích có sự tương đồng giữa đôi bên). Nhớ rằng bạn không nên giải quyết rắc rối bằng cảm xúc mà phải tập trung vào sự việc.
3. Tăng cường khả năng nhận thức
Việc duy trì khoảng cách cảm xúc đòi hỏi bạn phải tự trang bị khả năng nhận thức. Bạn không thể ngăn ai đó ngừng thao túng bạn nếu chính bạn không nhận ra mình đang bị thao túng.
Đôi lúc bạn thấy bản thân rơi vào trường hợp cần xem xét lại mọi thứ và tìm ra lối đi tốt nhất để tiến lên trước. Đó là trạng thái điển hình cho việc bạn tỉnh táo, nhận thức sự việc và do đó, không nên e ngại hay hoang mang trước khả năng trên.
Hãy nghĩ về điều này bằng tình huống giả dụ sau: Nếu một người thần kinh không ổn định chặn đường bạn trên phố và nói rằng anh ta là cựu tổng thống Mỹ John F. Kenedy, chắc chắn bạn không thể “chỉnh” lời anh ta ngay lúc đó được. Hoặc khi bạn và đồng nghiệp có quan điểm trái ngược nhau trong công việc, đôi khi cách tốt nhất chỉ là mỉm cười và gật đầu chào nhau thay vì lao vào đấu khẩu.
Còn nếu bạn quyết phân định đúng – sai với những người như trên, hãy dành thời gian lên một kế hoạch khả thi trước khi thực hiện.
4. Đặt ra ranh giới
Ranh giới là thứ mà hầu hết mọi người thường đánh giá thấp. Họ cảm thấy giống như vì phải làm việc hay sống cùng với ai đó nên không tài nào kiểm soát được rắc rối xảy đến. Điều này không đúng. Một khi bạn biết cách không để cảm xúc chen vào mối quan hệ, bạn sẽ nhận ra cách cư xử của một người trở nên dễ đoán và dễ hiểu hơn.
Việc tự đặt ranh giới trang bị cho bạn cách nghĩ hợp lý về những thứ nên và không nên khi ở cùng những người khác, đặc biệt với những người bạn cần dè chừng. Ví dụ, ngay cả khi bạn buộc phải hợp tác chặt chẽ với một thành viên trong dự án thì điều đó không có nghĩa cả hai phải trở nên thân thiết với nhau về mọi mặt.
Bạn cần chủ động và có ý thức trong việc tự đặt ranh giới. Nếu bạn để mặc mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, bạn sẽ buộc phải cuốn vào rắc rối từ trên trời rơi xuống. Nhưng nếu bạn tự đặt ra giới hạn, quyết định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc, bạn có thể kiểm soát sự lộn xộn mà đối phương gây ra.
Bí quyết duy nhất là tuân thủ những điều đã đặt ra và bảo vệ ranh giới ở đúng nơi chúng đang đứng khi có ai đó cố gắng xâm phạm.
5. Không chết trong cuộc chiến
Người thông minh hiểu tầm quan trọng của việc sống sót trong một cuộc chiến với người xấu tính. Xung đột là thứ diễn ra không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà cả trong tương lai. Việc không kiểm soát được cảm xúc đẩy bạn lún sâu vào một cuộc chiến mà ở đó bạn là người bị thương nặng nhất.
Khi hiểu và biết cách chế ngự cảm xúc bản thân, bạn sẽ khôn ngoan hơn trong việc chọn trận chiến để tham gia và đứng vững trên chiến tuyến.
6. Tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề
Nơi bạn tập trung sự chú ý sẽ xác định trạng thái cảm xúc của bạn. Cứ quẩn quanh với rắc rối chỉ tổ khiến bạn càng thêm căng thẳng và nảy sinh tâm lý tiêu cực. Ngược lại, khi tập trung vào những hành động giúp bản thân và hoàn cảnh trở nên tốt hơn, bạn sẽ có tâm lý tích cực và bớt căng thẳng.
Việc những người xấu tính gây khó dễ hoặc cư xử vô lý với bạn là cách giúp họ cảm nhận quyền lực và sử dụng chúng lên bạn. Đừng nghĩ cách trả đũa những người như vậy. Thay vào đó, tập trung vào việc bạn sẽ đối phó với họ/rắc rối đó như thế nào. Điều này giúp bạn kiểm soát lại mọi việc đồng thời giảm sự căng thẳng mà bạn từng gặp phải trong những lần giáp mặt với họ trước kia.
7. Không quên
Những người thông minh về mặt cảm xúc dễ tha thứ lỗi lầm của người khác nhưng điều đó không có nghĩa là họ mau quên. Tha thứ đòi hỏi bạn buông bỏ những việc đã qua để bản thân tiếp tục tiến về trước. Nó khác với việc cho người mắc lỗi có một cơ hội khác.
Người thông minh không muốn sa lầy một cách không cần thiết vào sai lầm của người khác. Vì vậy, họ nhanh chóng bỏ qua mọi thứ và quyết đoán hơn trong việc bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy tiềm ẩn.
8. Tránh độc thoại tiêu cực
Thỉnh thoảng, bạn bị cuốn vào cảm giác tiêu cực của người khác. Việc nghĩ xấu về người đối xử tệ bạc với bạn chẳng có gì sai nhưng việc độc thoại (tự nói với chính mình) về cảm xúc bản thân có thể hoặc làm tăng tâm lý tiêu cực.
Theo TS. Travis Bradberry, độc thoại tiêu cực là thứ không cần thiết, phi thực tế và là một cách tự đánh bại mình. Nó đẩy bạn vào vòng xoáy cảm xúc theo chiều hướng đi xuống – thứ vốn không dễ thoát ra. Bạn nên tránh những cuộc độc thoại tiêu cực bằng mọi giá.
9. Ngủ đủ giấc
Nhiều người không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc tăng trí thông minh về mặt cảm xúc cùng khả năng quản lý stress. Thời gian ngủ là lúc não được “sạc pin” để khi thức dậy, bạn có đủ tỉnh táo và sáng suốt duy trì các hoạt động trong ngày. Khả năng tự kiểm soát, chú ý và ghi nhớ – tất cả đều sụt giảm nếu bạn không ngủ đủ hoặc ngủ không đúng cách. Thiếu ngủ làm tăng hormone gây stress, đường huyết, huyết áp,…
Một giấc ngủ ngon giúp bạn trở nên tích cực hơn, sáng tạo hơn và chủ động hơn khi tiếp xúc với những người xấu tính, từ đó có chiến lược giao tiếp phù hợp.
10. Nhờ người khác giúp đỡ
Xung quanh bạn đều có người luôn cổ vũ, sẵn sàng giúp đỡ bạn lúc khó khăn. Đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân,… Hãy tìm đến những người này và lắng nghe những nhận định, nhận sự giúp đỡ khi bạn cần chúng.
Đó đơn giản chỉ là giải thích tình huống để tìm ra một giải pháp mới. Thông thường người ngoài cuộc sẽ sáng suốt hơn người trong cuộc và nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.
Theo hoclamgiau.vn
Cách Giải Quyết Vấn Đề Trong Công Việc Thông Minh
G iải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc? Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào, bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn tự trang bị về kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bất đồng quan điểm là điều bình thường trong quá trình làm việc chung. Ảnh: internet
1. Hãy lên tiếng
Những người không thể bày tỏ quan điểm trước người khác chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong công việc. Hoặc là bạn chỉ như một cỗ máy tự biết bán mình cho công việc, hoặc là bạn là an phận thủ thường, nhu nhược. Tuy nhiên, lên tiếng để cuộc đối thoại, nói chuyện diễn ra như thế nào thì lại là một kỹ năng cần rèn luyện. Emily Bennington – đồng tác giả cuốn sách Bí quyết hòa hợp, nổi bật và thăng tiến nhanh trong công việc đầu tiên, đã nói rằng: “Càng nhanh chóng học cách giải quyết vấn đề hợp lý thông qua các cuộc đối thoại khéo léo, bạn càng sớm thành công”.
2. Tìm không gian nói chuyện riêng
Bạn sẽ rất khó tập trung vào vấn đề mình định nói nếu như xung quanh có nhiều thứ tác động đến như tiếng ồn, những hoạt động của những người bên cạnh. Việc chọn không gian cũng là cách để bạn có thể kiềm chế, thể hiện cảm xúc của mình một cách tốt nhất theo mong muốn. Ví dụ khi ngồi trong một văn phòng yên tĩnh, kín, chỉ có bạn và người đối thoại thôi, có thể bạn sẽ dễ to tiếng, nổi nóng. Nhưng nếu ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, xung quanh là kính, bạn có thể nhìn ra mọi thứ bên ngoài đôi khi giúp ích cho nhiều cho bạn.
3. Chọn thời điểm
Đừng chọn lúc cả hai đều đang “hăng máu” để bảo vệ quan điểm của mình. Hãy đề nghị một cuộc gặp gỡ khi cả hai đều thoải mái, bình tĩnh để nói chuyện.
Phải có bất đồng thì mới có sự phát triển. Chỉ là do cách bạn giải quyết nó thế nào. Ảnh: internet
4. Nói đến những ưu điểm của người đối diện
Đây là một nghệ thuật của giao tiếp. Sẽ chẳng ai thấy hài lòng khi bản thân mình không được đề cao, tôn trọng và ghi nhận. Việc bạn đề cao người khác cũng là việc bạn đề cao sự tự trọng của bản thân. Vấn đề ở đây chỉ là bất đồng quan điểm; không phải ai đúng, ai sai mà là tìm ra được cái hợp lý, lợi ích nhất cho công việc chung. Việc bạn nhắc đến những ưu điểm của người đang bất đồng quan điểm với mình sẽ khiến họ cởi mở và sẵn sàng đối thoại hơn. Nếu như quá đề cao cái tôi riêng, bạn sẽ phá hủy bất kỳ cuộc đối thoại nào.
5. Đi vào lợi ích chung
Hãy nhớ rằng trình bày ý kiến là cách bạn chứng tỏ sự quan tâm của mình tới sự thành công của công việc chung, vì lợi ích của bạn và của tất cả mọi người. Chính vì vậy bạn chỉ thuyết phục dược người khác khi những ý kiến của bạn tập trung vào mục tiêu chung của công ty chứ không phải vì lợi ích cá nhân của riêng bạn.
Kết luận: Bạn cần phải tin và xác định một điều rằng, không có bất đồng nào là không thể giải quyết, chỉ cần bạn đối mặt với nó, đối mặt thực sự, trên tinh thần thẳng thắn, tôn trọng, và xây dựng. Sẽ rất khó làm việc cùng nhau, nếu những bất đồng ấy không được giải quyết để đảm bảo sự thoải mái, thỏa mãn cho cả hai bên.
Nghệ thuật giải quyết xung đột trong công việc
Xung đột nảy sinh trong công việc là điều chẳng làm bạn phải ngạc nhiên. Những con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn đến xung đột.
5 dạng xung đột
Cạnh tranh: Tuýp người này luôn hướng đến việc cạnh tranh để có một vị trí tốt hơn tổ chức, họ biết họ muốn gì. Họ thường bắt đầu khởi nghiệp từ một người có quyền lực, họ bị lôi kéo bởi chức vụ, địa vị xã hội, họ thông minh, và có tầm nhìn. Tuýp người này có thể hữu ích trong trường hợp khẩn cấp và cần có một quyết định tức thì. Nhưng khi họ ra quyết định không phù hợp thì họ tìm mọi cách biện hộ cho mình một cách ích kỷ và rất dễ đến xung đột. Tuy nhiên họ lại cảm thấy không bằng lòng, cảm thấy chán nản khi phải làm những công việc không có sự thử thách.
Cộng tác: Tuýp người này hướng đến việc cố gắng dung hòa và thừa nhận rằng tất cả mọi người đều quan trọng như nhau. Tuýp người này rất hữu ích khi bạn cần kết hợp những quan điểm của mọi người để đưa ra một giải pháp tốt nhất mà mọi người đều cảm thấy hài lòng; khi đã có sự xung đột trong nhóm từ lâu; hoặc khi bạn gặp một trường hợp rất quan trọng mà chỉ có thể giải quyết bằng sự thoả hiệp giữa các thành viên. Tuýp người này hướng đến việc thoả hiệp nhằm cố gắng tìm ra một giải pháp để thỏa mãn tất cả mọi người. Người bị thỏa hiệp phải từ bỏ một thứ gì đó khi thoả hiệp, và người thoả hiệp cũng phải từ bỏ một điều gì đó. Sự thoả hiệp có thể hữu ích khi sự xung đột trong nhóm trở nên nghiêm trọng, khi việc cân bằng sự đối lập là bế tắc. Tuýp người này sẵn sàng đối mặt với việc đánh đổi những nhu cầu họ đang có để đạt được những nhu cầu khác, họ dễ dàng chấp nhận sự thuyên chuyển công tác. Họ biết khi nào thì cần nhượng bộ người khác. Những người này không có tính quyết đoán nhưng lại có tính hợp tác cao. Họ xem trọng hoà bình hơn là sự chiến thắng.
Ngăn ngừa: Tuýp người luôn lẫn tránh xung đột và xung đột. Họ là mẫu người thực thi các quyết định, không ý kiến và không muốn đụng chạm đến ai. Họ thích hợp làm những công việc ít mang tính ganh đua, tranh luận đối với họ là việc rẻ tiền. Đây là một tuýp người tỏ ra rất yếu thế. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra từng loại tuýp người này trong tổ chức của bạn, bạn có thể sử dụng chúng chỉ khi nào bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhất vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể giải quyết chúng theo bản năng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giải quyết nếu cần thiết.
Phương pháp giải quyết xung đột
Hiểu biết về thuyết “Phương pháp mối quan hệ dựa trên lợi ích” (The “Interest-Based Relational Approach” – “IBR”) Để giải quyết xung đột, bạn nên làm theo những phương pháp sau:
Giữa tốt mối quan hệ là mối quan tâm hàng đầu: Chắc rằng bạn đối xử lịch thiệp và điềm đạm với mọi người, xây dựng văn hóa tôn trọng lẫn nhau và tránh để mọi người cảm thấy bị áp lực trong mối quan hệ hàng ngày;
Tách vấn đề ra khỏi con người; Điều này giúp bạn có một cuộc tranh luận sôi nổi mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau; Chú ý đến những lợi ích hiện có: Bằng việc lắng nghe một cách cẩn thẩn bạn sẽ hiểu được tại sao mọi người chấp nhận vị trí hiện tại của họ; Hãy lắng nghe trước khi nói: Để giải quyết một vấn đề một cách hiệu quả bạn cần phải lắng nghe để hiểu được họ đang mong muốn mình sẽ được gì sau khi kết thúc chuyện này; Đưa ra “sự việc”: Đồng ý và thiết lập mục tiêu, những yếu tố đáng lưu ý sẽ tác động lên quyết định; và Đưa ra nhiều lựa chọn: Đưa ra ý kiến về những sự lựa chọn đó và cùng nhau bàn luận. Bằng việc làm theo những phương pháp trên, bạn có thể giải quyết xung đột trong sự bình tĩnh và lịch sự. Điều này giúp bạn ngăn ngừa sự phản đối và đối lập có thể dẫn đến “ẩu đả” trong tổ chức của bạn.
Các bước giải quyết xung đột
Dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột là bạn phải nhận ra loại xung đột đang mắc phải. Theo thời gian, khả năng tự giải quyết xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Việc nhận ra được dạng xung đột là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung đột sẽ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Hãy nhìn vào khía cạnh bình thường nhất và nghĩ về dạng xung đột có thể xảy ra tương ứng. Sau đó sử dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết:
Bước 1: Thiết lập một bức tranh tổng quát
* Trình bài lại những vấn đề đã nghe * Làm đơn giản vấn đề * Tóm tắt lại toàn bộ những gì đã biết
Và phải bảo đảm rằng khi nói, bạn phải dùng một thái độ thật bình tĩnh và mang tính xây dựng chứ không phải bằng một giọng điệu khiêu khích, moi móc…
* Lắng nghe và hiếu được những quan điểm của những người xung quanh * Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác * Duy trì tính linh họat * Phân biệt những luồng tư tưởng
Bước 3: Kiểm định lại vấn đề Bước 3 cũng giống như bước 2 ở trên, bạn lần lượt nhìn lại những gì bạn xác định và hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Sự phân biệt các dạng xung đột khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải quyết khác nhau. Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có Một giải pháp thật sự hiệu quả khi chúng thỏa mãn được yêu cầu của số đông. Cho nên, phát thảo những giải pháp có thể có là một phương pháp hiệu quả tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp giải pháp của mình.
Bước 5: Thương lượng để tìm ra giải pháp
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết chỉ khi và chỉ khi hai bên hiểu được mong muốn của đối phương và giải pháp thật sự khi nó thỏa mãn được đòi hỏi của cả hai phía. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp từ cả hai bên. Trong trường hợp này bạn có thể xử dụng phương pháp thương lượng W-W ( win-win). Phương pháp này có thể giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để thỏa mãn cả hai phía trong hòan cảnh khó khăn nhất. Có 3 nguyên tắc trong thương lượng là: nhẫn nại, bình tĩnh và tôn trọng đối phương.
Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.
Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng ngại ngùng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.
Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập
Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.
Đôi khi quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc ngếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.
Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”
Chúng ta thường có xu hướng làm cho mọi thứ phức tạp hơn cần thiết. Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và loại bỏ những chi tiết vụn vặn. Tìm kiếm giải pháp đơn giản, rõ ràng và bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả đạt được.Nghệ thuật thăng tiến trong công việc Cách giao tiếp hiệu quả trong công việc Cách giảm căng thẳng trong công việc hiệu quả nhất Nghệ thuật ứng xử với cấp trên Cách giao tiếp trong công ty thông minh nhất Giải tỏa căng thẳng trong công việc để luôn tràn năng lượng
(ST)
8 Cách Giải Quyết Vấn Đề Thông Minh Của Các Cao Thủ Khi Gặp Chuyện
Có những lúc, bạn bị người khác hiểu sai, bạn không muốn tranh biện, vậy nên đã lựa chọn im lặng.
Vốn dĩ không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ bạn, bởi vậy bạn cho rằng không cần phải hét vang lên cho thế giới này biết.
Cũng có những lúc, bạn bị người mà bạn yêu mến nhất hiểu lầm, bạn đau khổ đến mức không muốn tranh biện, cũng chỉ có cách lựa chọn im lặng.
Mọi người trên đời này đều không thể hiểu bạn, nhưng người ấy phải hiểu bạn mới phải, nếu ngay cả người đó cũng không thể hiểu bạn, thế thì còn có lời nào đáng để nói nữa đây?
Vậy thì, không muốn nói chuyện, thì chính là không nói nữa. Thay vì nói hoài nói mãi những lời vô ích, có lẽ im lặng chính là cách giải thích tốt nhất. Lúc này đây, im lặng đúng thật là vàng mà!
2. Học biết điềm tĩnh
Khi bạn rơi xuống đáy vực của cuộc đời, mọi người bên cạnh đều nói với bạn rằng: Hãy mạnh mẽ kiên cường, hơn nữa cũng hãy vui lên.
Kiên cường là tất nhiên cần phải như vậy rồi, nhưng còn vui vẻ thì sao?
Trong tình huống này, e rằng thật đã làm khó bạn rồi. Rốt cuộc, thử hỏi mấy ai có thể vào những lúc trượt ngã đến sứt đầu mẻ trán mà vẫn còn có thể cảm thấy vui mừng được đây?
Nhưng ít nhất điều bạn có thể làm là giữ được bình tĩnh trong tâm.
Bình tĩnh nhìn nhận đối đãi sự việc này, bình tĩnh xử lý tốt những chuyện cần phải xử lý.
Những lúc bạn thật sự tĩnh lặng, thì dù ngoại cảnh có buồn, có vui thế nào, cũng không cách nào tác động đến bạn được.
3. Học biết khom lưng, bạn sẽ có được thu hoạch bất ngờ
Những lúc phát sinh ý kiến bất đồng với người khác, thậm chí dẫn đến xung đột trong lời nói, bạn cứ rầu rĩ không vui bởi bạn cảm thấy đều là người khác ác ý.
Lúc này, bạn đừng mãi để chuyện này canh cánh trong lòng nữa, mà hãy về nhà lau sàn đi. Tay cầm một miếng giẻ lau, cúi người xuống, hai chân quỳ trên mặt sàn, cố sức lau đi lau lại, lau chùi sạch sẽ mỗi một góc của tấm sàn trước mặt bạn.
Sau đó, hãy nghĩ lại cảnh xung đột khi nãy, cũng như thái độ lời nói của bạn lúc đó. Lúc này đây, phải chăng chính bạn cũng nhận thấy, thật ra bản thân mình cũng có những chỗ không phải, có đúng vậy không?
Tâm bạn dần dần lắng dịu đi, phải không nào? Có những lúc, bạn cần phải học biết cúi mình, bởi hành động này có thể giúp bạn học biết khiêm nhường.
4. Đừng nên cứ mãi nghĩ: “Nếu như lúc đầu…”
Bạn nói, đời người là một chặng đường dài với vô số ngã rẽ, trên con đường này ta không ngừng phải đưa ra sự lựa chọn.
Nếu như chỉ là lựa chọn ăn bún phở, mì xào hay ăn cơm thôi, ảnh hưởng dường như không lớn lắm. Nhưng nếu là lựa chọn học chuyên ngành nào, làm công việc gì, có nên kết hôn hay không, có nên có con hay không… mỗi một lựa chọn này đều có ảnh hưởng sâu xa, mà lựa chọn khác nhau cũng nhất định sẽ thành tựu đời người hoàn toàn khác nhau.
Bạn lại nói, đời người có những điều không còn cơ hội quay trở lại nữa. Nếu như lúc đầu bản thân ta có thể thế này thế này, thì giờ đây, mọi chuyện chắc đã không như bây giờ rồi…
5. Rộng rãi, phóng khoáng
Những người thông minh sẽ không khép mình trước các ý tưởng mới cũng như các cơ hội. Dấu hiệu này cho thấy người thông minh sẵn sàng đồng ý và xem xét nhiều góc nhìn khác nhau của vấn đề. Học cũng luôn để ngỏ khả năng cho những giải pháp thay thế.
ác nhà tâm lý nói rằng người phóng khoáng sẽ luôn cân nhắc nhiều quan điểm và minh chứng cụ thể. Những người đó thường đạt điểm cao hơn trong kỳ thi SAT cũng như các trắc nghiệm kiểm tra trí tuệ.
Người có đầu óc luôn sẵn sàng chấp nhận mọi mặt của 1 vấn đề. Họ sẽ luôn hoài nghi cho đến khi có được những bằng chứng cụ thể.
6. Bảo trì tâm thái đơn thuần
Bởi suy nghĩ quá nhiều, vậy nên bạn thường phức tạp hóa cuộc đời của bạn. Rõ ràng là sống ở hiện tại, nhưng bạn lại luôn đinh ninh chẳng quên được những chuyện trước đây, lại lo lắng sầu não cho tương lai; kiên trì mang theo quá khứ, tương lai và hiện tại đi cùng; đời người của bạn đương nhiên chỉ là một mảng dông dài.
7. Đôi lúc hãy cứ “tầm thường” một chút
Ăn nhiều những món mà bạn yêu thích rồi, đôi khi bạn cũng muốn gặm chân giò, hay chiếc đùi gà nướng.
Xem nhiều vở kịch của các bậc thầy nổi tiếng rồi, đôi lúc bạn cũng bắt chước xem phim bộ nhiều tập mối tình không phai nhòa, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Nghe nhiều âm nhạc cổ điển rồi, đôi lúc bạn cũng muốn hát ca khúc thịnh hành yêu người trăm năm, con tim đau khổ trăm năm.
8. Kiểm soát cảm xúc
Bạn của hôm nay, tâm trạng không được vui, là bởi có người dùng lời nói làm tổn thương bạn. Bạn không thích tranh cãi, nên đã rời đi; bạn đã rời khỏi nơi đó, nhưng lại không rời khỏi được tình cảnh bị người khác làm tổn thương.
Bởi vậy bạn càng nghĩ càng tức giận.
Càng bực tức, bạn càng không có hơi sức để tâm đến những chuyện khác, rất nhiều sự việc bạn càng nên dùng tâm giải quyết, chính ngay lúc bạn đang tâm phiền ý loạn, thì việc đó lại bị xem thường, bị hờ hững, bị bỏ qua.
Bởi vậy, bạn chỉ một lòng một dạ tức giận.
Viết văn dựa theo cảm xúc, đây là bạn đang lãng phí chính mình, hơn nữa là sự lãng phí rất tệ hại.
Dù sao, tức giận cũng là lãng phí sức lực, hơn nữa tức giận khẳng định còn tổn thương nguyên khí.
Tóm Tắt &Amp; Review Sách Người Thông Minh Giải Quyết Vấn Đề Như Thế Nào
Tóm tắt & Review sách Người Thông Minh Giải Quyết Vấn Đề Như Thế Nào của tác giả Ken Watanabe.
Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào? Sức lực của 10 người không bằng trí thông minh của 1 người. Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc những phương pháp thú vị để giải quyết vấn đề của người thông minh. Cuốn sách gần gũi, chân thực giúp người đọc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng nhất .
1.Giới thiệu tác giả
Ken Watanabe là cố vấn tập đoàn tư vấn quản lí toàn cầu Mckinsey & Company, từng làm việc với nhiều công ty lớn trên thế giới nhằm giúp họ giải quyết những khó khăn trong kinh doanh bằng bộ công cụ đơn giản nhưng hết sức hiệu quả. Ông có cách tiếp cận tư duy cá nhân thoáng và có trật tự đối với vấn đề và là người từng dẫn dắt cho rất nhiều sự thành công, giải quyết rất nhiều vấn đề từ nhỏ đến lớn.
2. Giới thiệu sách và đối tượng độc giả
Đây là cuốn cẩm nang dành cho tất cả mọi người. Bạn sẽ có những tư duy mới mẻ hơn khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống.
3. Tóm tắt nội dung sách người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào
3.1. Lời nói đầu
Dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi, giàu hay nghèo hay có là tổng thống Mỹ đi nữa thì hằng ngày bạn vẫn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết dù đó là vấn đề nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp. Các vấn đề muốn giải quyết được không chỉ cần kĩ năng mà còn là hệ thống tư duy. Cuốn sách sẽ truyền động lực cho bạn để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống một cách tốt nhất.
Trước khi viết cuốn sách này, tác giả là cố vấn của tập đoàn McKinsey & Company. Suốt 6 năm liền ông làm việc cho các công ty lớn trên thế giới. Khi nhận bổn phận thực sự của mình, tác giả nghỉ việc và tập trung vào cuốn sách. Lúc đầu cuốn sách chỉ là sách hướng dẫn đơn giản dành cho học sinh Nhật bản nhưng vì sự hấp dẫn của nó mà trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới.
3.2. Bài học số 1: Bài học căn bản để giải quyết vấn đề
Không bao giờ là quá muộn để trở thành người biết giải quyết vấn đề. Người biết giải quyết vấn đề có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu bạn học theo cuốn sách này bạn cũng sẽ trở thành một người biết giải quyết vấn đề. Sau khi đọc cuốn sách này bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt và sẽ thành công trong bất kì lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Những người ko biết cách giải quyết vấn đề là những người hay thở dài và luôn bỏ cuộc dù khó khăn đó ko có gì to tát. Luôn đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh và không chịu trách nhiệm với việc mình làm. Một dấu hiệu nữa là chỉ trích, luôn chỉ trích mà lại ko làm được việc gì. Một kiểu người nữa đó là kiểu người xông xáo luôn làm việc nhanh hơn suy nghĩ và tất nhiên rất nhanh bỏ cuộc và thất bại.
Những người biết giải quyết vấn đề thường xác định nguyên căn của vấn đề và đề ra giải pháp mục tiêu rõ ràng trước khi hành động. Là người luôn nhìn nhận mọi việc bằng 1 thái độ tích cực và đưa ra những hành động cụ thể.
Những người biết giải quyết vấn đề thường tiến về phía trước với 1 tốc độ chóng mặt. Điều đặc biệt là họ luôn cố gắng quan sát và học giỏi sau những lần vừa thành công hoặc thất bại. Họ luôn là nhóm người tìm cách để củng cố và làm tốt hơn nữa lĩnh vực của mình.
Giải quyết vấn đề gồm có 4 bước:
Hiểu rõ tình huống
Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Thiết lập kế hoạch
Triển khai thực hiện kế hoạch và đưa ra phương án điều chỉnh cần thiêt
3.3. Bài học số 2: Ban nhạc Rock và những nguyên nhân gốc rễ
Bài học rút ra từ ban nhạc:
Bước 1: Phân tích tình hình xác định nguyên nhân gốc rễ
Liệt kê những nguyên nhân có thể có
Đưa ra giả thuyết về nguyên nhân
Xác định thông tin phân tích kiểm tra
Phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ
Đưa ra giải pháp khác nhau
Lựa chọn giải pháp tối ưu
Đưa ra kế hoạch hành động
Tận dụng tất cả các tiềm năng có thể có để giải quyết vấn đề.
3.4. Bài học số 3: Những mục tiêu chưa định hình và những thành quả vững chắc
Chia nhỏ ước mơ lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ:
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể
Bước 2: Xác định khoảng cách giữa các mục tiêu và tình trạng hiện tại
Bước 3: Đưa ra giả thuyết rút ngắn khoảng cách
Bước 4: Kiểm tra giả thuyết
Câu chuyện giấc mơ vĩ đại của John và mục tiêu đầu tiên
3.5. Bài học số 4: Ưu khuyết điểm của các trường dạy
Công cụ 1: Ưu và khuyết điểm
Bước 1: Liệt kê các phương án
Bước 2: Liệt kê ưu điểm và khuyết điểm của từng phương án
Bước 3: Đánh giá tầm quan trọng của từng điểm mạnh và yếu đã liệt kê
Công cụ 2: Tiêu chí và đánh giá
Bước 1: Liệt kê tất cả các phương án
Bước 2: Liệt kê những tiêu chí đánh giá
Bước 3: Xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí
Bước 4: Đánh giá từng phương án dựa trên các tiêu chí quan trọng
Bước 5: Chọn phương án tốt nhất
3.6. Lời cảm ơn
4. Cảm nhận và đánh giá
Cuốn sách người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào là một cuốn sách thú vị và thực tế giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên dễ dàng hơn. Bạn sẽ cảm nhận được con đường thành công đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cuốn sách để lại những bài học vô cùng quý giá về cách giải quyết vấn đề một cách thông minh hơn. Sau khi học xong cuốn sách độc giả sẽ vươn tới những ước mơ và thành tựu lớn lao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cách Giải Quyết Vấn Đề Của Người Thông Minh trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!