Bạn đang xem bài viết Giáo Án Sinh Học Lớp 8 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày dạy : Tuần : —————————————————————————————————————– Bài 4: Mô I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Học sinh phải nắm được khái niệm mô, phân biệt các loại mô chính trong cơ thể. – Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng của từng loại mô trong cơ thể 2. Kỹ năng: – Rèn kĩ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: – Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe. – II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo viên: – Tranh hình SGK phiếu học tập tranh một số loại tế bào, tập đoàn Vônvốc, động vật đơn bào.. Học sinh: – Học bài, xem trước bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ 🙁 5 phút ) – Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào? – Hãy chứng minh trong tế bào có các hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng. 2. Bài mới :(3 phút ) Gv cho học sinh quan sát tranh : Đ V đơn bào, tập đoàn vôn vốc so với ĐV đơn bào là gì ? à đó là cơ sở hình thành mô ở ĐV đa bào. ND1: KHÁI NIỆM MÔ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mô 10 phút. Mục tiêu: Học sinh nêu đ0ược khái niệm mô, cho được ví dụ mô ở thực vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thế nào là mô? GV giúp HS hoàn thành khái niệm mô và liên hệ trên cơ thể người và thực vật, động vật. GV bổ sung: Trong mô ngoài các TB còn có các yếu tố không có cấu tạo tế bào gọi là phi bào. HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa trang 14 kết hợp với tranh hình trên bảng .. Trao đổi nhóm à trả lời câu hỏi lưu ý: tùy chức năng à tế bào phân hóa. HS kể tên các mô ở thực vật như: Mô biểu bì, mô che chở, mô nâng đỡ ở lá. + Tiểu kết : – Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định. Mô gồm: Tế bào và phi bào. ND 2 : CÁC LOẠI MÔ Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mô (20 phút .) Mục tiêu: Học sinh phải chỉ rõ cấu tạo và chức năng của từng loại mô, thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng mô. Cho biết cấu tạo chức năng các loại mô trong cơ thể. GV treo bảng ghi sẵn phiếu học tập của HS lên bảng. GV nhận xét kết quả các nhóm. GV hướng dẫn điền phiếu học tập. HS tự nghiên cứu SGK trang 14, 15,16, quan sát hình từ 4.1 đến 4.4. Trao đổi nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập NỘI DUNG MÔ BIỂU BÌ MÔ LIÊN KẾT MÔ CƠ MÔ THẦN KINH VỊ TRÍ Phủ ngoài da lót trong các cơ quan rổng như: Ruột bóng đái mạch máu , đường hô hấp. Có ở khắp cơ thể, rải rác trong chất nền Gắn vào xương thành ống tiêu hóa mạch máu bóng đái, tử cung, tim Nằm ở não, tủy sống, tận cùng các cơ quan ĐĐ CẤU TẠO Tế bào xếp sít nhau Tế bào nằm trong chất cơ bản. Tế bào dài xếp thành lớp, thành bó . Nơ ron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh CHỨC NĂNG Bảo vệ hấp thụ, tiết ( Mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản ) Nâng đở ( Máu vận chuyển các chất ) Liên kết các các cơ quan. Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể Tiếp nhận kích thích. Dẫn truyền xung thần kinh. xử lí thông tin. Điều hòa hoạt động các cơ quan GV đưa một số câu hỏi: Tại sao máu lại được gọi là mô liên kết lỏng Mô sụn, mô xương xốp có đặc điểm gì? Nó nằm ở phần nào trên cơ thể. Mô sợi thường thấy ở bộ phận nào của cơ thể? Mô xương cứng có vai trò như thế nào trong cơ thể? Giữa mô cơ vân, cơ trơn, cơ tim có điểm điểm nào khác về cấu tạo và chức năng? Tạo sao khi ta muốn tim dừng lại nhưng không được nó vẫn đập bình thường? GV cần bổ sung thêm kiến thức nếu học sinh trả lời còn thiếu à Đánh giá hoạt động các nhóm Hs dựa vào nội dung kiến thức ở phiếu học tập à trao đổi nhóm thống câu trả lời . Yêu cầu nêu được: Trong máu phi bào chiếm tỹ lệ nhiều hơn tế bào nên được gọi là mô liên kết. + Mô sụn: Gồm 2 à 4 tế bào tạo thành nhóm lẫn trong chất đặc trưng cơ bản có ở đầu xương. Mô xương xốp: Có các nang xương tạo thành các ô chứa tủy à có ở đầu xương dưới sụn. Mô xương cứng: Tạo nên các ống xương đặc biệt là xương ống. Mô cơ vân và mô cơ tim: TB có vân ngang à hoạt động theo ý muốn. +Mô cơ trơn tế bào có hình thoi, nhọn à Hoạt động ngoài ý muốn. Vì cơ tim có có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống như cơ trơn. Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi à nhóm khác nhận xét bổ sung + Tiểu kết : – Nội dung ghi trong phiếu học tập. IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: (5 phút .) – GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm. Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất. 1. Chức năng của mô biểu bì là: a. Bảo vệ và nâng đở cơ thể. b. Bảo vệ che chở và tiết các chất. c. Co giãn và che chở cho cơ thể. 2.Mô liên kết có cấu tạo: a. Chủ yếu là tế bào có hình dạng khác nhau . b. Các tế bào tập trung thành bó. c. Gồm tế bào và phi bào (Sợi đàn hồi , chất nền). V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút .) – Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 4 SGK trang 17 chuẩn bị cho bài thực hành: Mỗi tổ một con ếch một mẫu xương ống có đầu sụn và xương xốp, thịt lợn nạc còn tươi. VI. RÚT KINH NGHIỆM: .. . . .
Giáo Án Môn Sinh Học Lớp 8 Bài 15
GV chiếu sơ đồ quá trình đông máu, phân tích sơ đồ.
GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận.
? Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục?
– Máu không chảy ra khỏi mạch vì trên thành mạch có một loại enzim có tác dụng chống đông máu. Mặt khác thành mạch trơn và nhắn nên tiểu cầu va vào thành mạch không bị vỡ nên không giải phóng enzim gây đông máu.
– Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? Trong thực tế người ta đã ứng dụng hiện tượng đông máu như thế nào?
– Ứng dụng: Biết cách giữ máu không đông. Biết cách xử lí khi gặp các vết thương nhỏ chảy máu. Biết cách xử lí khi máu khó đông. Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch. Hiểu và biết cách bảo vệ bản thân và những người khác khi bị máu khó đông.
– GV nói thêm ý nghĩa trong y học.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thí nghiệm SGK của Karl Lansteiner và cho biết:
+ Trong hồng cầu của người có những loại kháng nguyên nào?
+ Trong huyết tương có những loại kháng thể nào?
+ Loại kháng thể nào khi gặp kháng nguyên nào thì gây phản ứng kết dính.
Lưu ý HS: Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho.
Nhóm khác bổ sung. GV treo sơ đồ thí nghiệm của K. Lansteiner phân tích sơ đồ, yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài tập lệnh trang 49 SGK
GV hỏi: Nhóm máu O, AB cho và nhận được những nhóm máu nào? Gọi tên cho hai nhóm máu này?
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập lệnh trang 49 -50 SGK.
HS tự vận dụng kiến thức ở vấn đề 1 và kiến thức thực tế để giải quyết bài tập.
Vậy, khi truyền máu cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc nào?
I. Đông máu
– Khái niệm: Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương.
– Cơ chế:
Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương.
– Ý nghĩa: Giúp cơ thể tự bảo vệ, chống mất máu khi bị thương.
II. Các nguyên tắc truyền máu
– Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB
– Nhóm máu A: có kháng nguyên A và kháng thể β.
– Nhóm máu B có kháng nguyên B và kháng thể α.
– Nhóm máu AB có kháng nguyên A, B nhưng không có kháng thể.
– Nhóm máu O không có kháng nguyên, có cả kháng thể α, β.
Kháng thể β gây kết dính kháng nguyên B
Kháng thể α gây kết dính kháng nguyên A
– Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu:
– Nhóm máu O: Nhóm máu chuyên cho.
– Nhóm máu AB: Nhóm máu chuyên nhận.
2. Các nguyên tắc truyền máu
+ Lựa chọn nhóm máu phù hợp.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.
+ Truyền từ từ
Kết luận chung: SGK
Giáo Án Sinh Học Lớp 6
– Biết được cách phân chia quả thành các nhóm khac nhau.
-Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: hai loại quả khô và 2 loại quả thịt.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành.
Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.
Gio dục HS ý thức v trch nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản.
a.GV: Tranh ảnh về các loại quả.
Mẫu vật: Quả đậu đen, quả cà chua, quả táo.
b.HS: Sưu tầm một số loại quả: đu đủ, táo, chanh, quả chò, cà chua, quả đậu khô
TUẦN : 21 Tiết: 39 Ngày dạy: CÁC LOẠI QUẢ 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: -Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khơ, quả thịt. - Biết được cách phân chia quả thành các nhóm khacù nhau. -Biết chia các nhóm quả chính dựa vào các đặc điểm hình thái của phần vỏ quả: nhóm quả khô và nhóm quả thịt và các nhóm nhỏ hơn: hai loại quả khô và 2 loại quả thịt. b.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành. Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch. c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. 2. Chuẩn bị: a.GV: Tranh ảnh về các loại quả. Mẫu vật: Quả đậu đen, quả cà chua, quả táo. b.HS: Sưu tầm một số loại quả: đu đủ, táo, chanh, quả chò, cà chua, quả đậu khô 3.Phương pháp dạy học: Vấn đáp - trực quan - hợp tác nhóm. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức:KTSSHS 4.2 Kiểm tra bài cũ: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? (10đ) Trả lời:a. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh -Sự thụ phấn: Hạt phấn rơi dính trên đầu nhụy. -Sự thụ tinh: Hạt phấn có sự nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo hợp tử. b.Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu bài: Quả rất quan trọng đối với cây vì nó bảo vệ hạt, giúp cho việc duy trì và phát triển nòi giống, nhiều quả còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho người và động vật. Biết được đầy đủ đặc điểm của quả ta có thể bảo quản, chế biến quả được tốt hơn và biết tận dụng quả khi thu hoạch. Vì vậy tìm hiểu về quả và biết phân loại sẽ có tác dụng thiết thực trong cuộc sống. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tập chia nhóm các loại quả: +HS họat động theo nhóm: Mỗi nhóm HS quan sát tất cả các mẫu vật thật về quả mà nhóm đã sưu tầm được hoặc những quả có trong H 32.1 để tìm cách chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau, viết vào vở bài tập tất cả những đặc điểm mà nhóm đã dùng để phân chia chúng. +Đại diện nhóm trình bày cách phân chia quả của nhóm mình và những đặc điểm đã chọn để phân chia. -Có thể dự đoán cách phân chia của HS như sau: .Nhóm quả có nhiều hạt, nhóm quả có một hạt và nhóm quả không hạt. .Nhóm quả ăn được và nhóm quả không ăn được. .Nhóm quả có màu sắc sặc sỡ (đỏ, xanh, vàng ) và nhóm quả có màu nâu xám. .Nhóm quả khô và nhóm quả thịt. -GV nhắc lại tóm tắt cách làm thông thường của HS. Từ đó hướng dẫn HS cách chia nhóm các loại quả như sau: .Trước hết quan sát các loại quả, tìm xem giữa chúng có đặc điểm nào khác nhau nổi bật mà người quan tâm có thể chia chúng thành các nhóm khác nhau. Ví dụ: đặc điểm về số lượng hạt, đặc điểm màu sắc của quả .Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó. Ví dụ: về số lượng hạt (một hạt, nhiều hạt và không có hạt, hoặc về màu sắc của quả (quả có màu sắc sặc sỡ, màu nâu xám ) .Cuối cùng chia các nhóm bằng cách: Xếp các quả có những đặc điểm giống nhau thành một nhóm. -GV giảng giải: Các em biết cách chia quả thành những nhóm khác nhau theo mục đích và những tiêu chuẩn mình tự đặt ra. Tuy nhiên vì không xuất phát từ mục đích nghiên cứu nên cách phân chia đó còn mang tính tùy tiện. Bây giờ chúng ta hãy học cách phân chia quả theo những tiêu chuẩn đã được các nhà khoa học đề ra nhằm mục đích nghiên cứu. * GDMT : Con người và sinh vật sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng . Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả , hạt cây nên chúng ta phải cĩ ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hoạt động 2:Tìm hiểu sự phân chia quả thành các nhóm chính theo đặc điểm của phần vỏ quả. a.Phân biệt quả thịt và quả khô: -Yêu cầu HS xem kĩ các quả có trong H32.1 nghĩ xem mỗi quả có thể xếp vào nhóm nào. +Vài HS đọc lại từng phần về đặc điểm và ví dụ đã ghi được. HS khác bổ sung. -GV hoàn thiện kiến thức. .Quả khô: khi chín thì vỏ khô cứng và mỏng: ví dụ quả đậu Hà Lan, quả cải, quả chò, quả thìa là, quả bông .Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Ví dụ: quả cà chua, quả hồng, quả táo ta, quả chanh b.Phân biệt 2 nhóm quả khô: -Yêu cầu HS quan sát vỏ của các quả khô, tìm đặc điểm nào của vỏ quả để có thể dựa vào đó mà chia quả khô thành 2 nhóm, hãy viết tên và các đặc điểm của 2 nhóm quả khô vào các mục tương ứng trong bảng. +Mỗi HS quan sát lại quả khô một lần nữa, xác định quả khô nào thuộc nhóm quả khô nẻ và quả khô không nẻ để viết vào mục ví dụ, đồng thời mỗi em nghĩ thêm các ví dụ khác. +HS trao đổi nhóm giúp nhau tìm ra đặc điểm của 2 nhóm quả khô và tìm được những ví dụ đúng. -GV chốt lại: Quả khô có thể chia thành 2 nhóm: .Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài. Ví dụ: quả đậu Hà Lan, quả cải, quả đậu bắp, quả bông .Quả khô không nẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra. Ví dụ: quả chò, quả thìa là, quả lạc c.Phân biệt 2 nhóm quả thịt: +Mỗi HS đọc thông tin và thực hiện lệnh SGK. .Tìm điểm khác nhau chủ yếu giữa 2 nhóm quả thịt. .Xếp những quả thịt có trong H32.1 vào một trong 2 nhóm đó. .Tìm thêm các ví dụ khác về quả mọng và quả hạch. +Vài HS đọc lại phần ghi được về đặc điểm và ví dụ 2 nhóm quả thịt để giúp nhau sữa chữa. -GV hoàn thiện kiến thức: .Quả mọng: phần thịt quả rất dày và mọng nước nhiều hay ít. Ví dụ: quả cà chua, quả chanh, quả đu đủ, quả chuối, quả hồng, quả nho .Quả hạch: ngoài phần thịt quả còn có hạch rất cứng chứa hạt ở bên trong. Ví dụ: quả táo ta, quả mơ, quả dừa * GDMT : Con người và sinh vật sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng . Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả , hạt cây nên chúng ta phải cĩ ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản 1.Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả? 2.Các loại quả chính: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt. .Quả khô: khi chín thì vỏ khô cứng và mỏng. Ví du:ï quả đậu Hà Lan, quả cải, quả chò, quả thìa là, quả bông .Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Ví dụ: quả cà chua, quả hồng, quả táo ta, quả chanh a.Các loại quả khô: Có 2 loại quả khô: .Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài. Ví dụ: quả đậu Hà Lan, quả cải, quả đậu bắp, quả bông .Quả khô không nẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra. Ví dụ: quả chò, quả thìa là, quả lạc b.Các loại quả thịt: .Quả mọng: gồm toàn thịt. Ví dụ: quả cà chua, quả chanh, quả đu đủ, quả chuối, quả hồng, quả nho .Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt. Ví dụ: quả táo ta, quả mơ, quả dừa 4.4 Củng cố và luyện tập: HS đọc phần kết luận SGK 1.Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt.Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành 2 nhóm chính: quả khô và quả thịt. VD: Quả đậu bắp, quả cải, quả chò là quả khô. Quả cà, quả chanh, quảđu đủ là quả thịt. 2.Quả mọng khác quả hạch điểm nào? Cho ví dụ. -Quả gồm toàn thịt gọi là quả mọng. VD: quả chanh, quả cà chua, quả chuối. -Quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch. VD: Quả táo ta, quả dừa, quả xoài. 3.Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành mấy nhóm chính? Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu xám. Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng. 4.Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô: Quả cà chua, quả ớt, quả thìa là, quả chanh. Quả lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu Hà Lan, quả cải. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho. 5.Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả thịt? Quả đỗ đen, quả hồng xiêm, quả chuối, quả bầu. Quả mơ, quả đào, quả xoài, quả dưa hấu, quả đu đủ. Quả chò quả cam, quả vú sữa, quả bồ kết. Cả 2 nhóm a, b 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục em có biết. Chuẩn bị: Hạt và các bộ phận củahạt. Hạt đỗ đen hoặc lạc ngâm nước trước một ngày, vài hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày Một số hạt: bươi, cam, đỗ xanh, bí ngô, thóc 5.Rút kinh nghiệm:Thiết Kế Giáo Án Môn Sinh Học 8
Tuần: 2 – Tiết: 4 Gv: Nguyễn Thị Thuận Bài 4 MÔ I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức: .Hs phải nắm được khái niệm mô, phân biệt các loại mô chính trong cơ thể. .Nắm cấu tạo và chức năng các loại mô. -Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức, kỹ năng khái quát hoá, hoạt động nhóm. -Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khoẻ. II. Chuẩn bị của gv và hs: -Gv: Tranh hình sgk,phiếu học tập, tranh một số loại tế bào Phiếu học tập Nội dung Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh 1.Vị trí 2. Cấu tạo 3.Chức năng -Hs: Sưu tầm tranh ảnh tập đoàn vôn vốc, đv đơn bào III. Tiến trình tiết dạy: Oån định lớp: Kiểm tra bài cũ: -Cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận tế bào? -Cm trong tế bào có các hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên, phân chia cảm ứng Bài mới: *Mở bài: Gv cho hs quan sát tranh tập đoàn vôn vốc, đv đơn bào, nêu câu hỏi: sự tiến hoá của tập đoàn so với đv đơn bào là gì? Gv giảng giải thêm: tập đoàn vôn vốc đã có sự phân hoávề cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. Đó là cơ sở hình thành mô ở đv đơn bào. * Phát triển bài: -Hoạt động 1: Khái niệm mô Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm mô, cho được ví dụ mô ở tv Tl Hoạt động của gv Hoạt động của hs Kiến thức 3 -Thế nào là mô? -Gv giúp hs hoàn thành khái niệm mô và liên hệ trên cơ thể người, đv, tv. -Gv bổ sung: trong mô, ngoài các tb còn có yếu tố không có cấu tạo tb gọi là phi bào. -Hs nghiên cứu thông tin trong sgk tr 14, kết hợp tranh hình trên bảng -Trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi. Lưu ý: tuỳ chức năng mà tb phân hoá. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -Hs kể tên các mô ở tv như: Mô biểu bì, mô che chở, mô nâng đỡ ở lá 1.Khái niệm mô: -Mô là 1 tập hợp tb chuyên hoá có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định. -Mô gồm tb và phi bào -Hoạt động 2: Các loại mô Mục tiêu: Hs phải chỉ rõ cấu tạo chức năng của tưng loại mô, thấy được cấu tạo phù hợp chức năng . Tl Hoạt động của gv Hoạt động của hs Kiến thức 28 -Cho biết cấu tạo chức năng các loại mô trong cơ thể? -Gv thu phiếu, nhận xét kết quả các nhóm -Gv đưa một số câu hỏi: .Tại sao máu gọi là mô liên kết lỏng? .Mô sụn, xương,mô xốp có đặc điểm gì? Nó nằm ở phần nào của cơ thể? .Mô sợi thường thấy ở bộ phận nào? .Mô xương cứng có vai trò trong cơ thể? .Giữa mô cơ vân, trơn, tim có đđiểm nào # về cấu tạo và chức năng? .Tại sao muốn tim dừng lại không được? -Gv cần bổ sung thêm kiến thức nếu hs trả lời còn thiếu. Đánh giá hoạt động của nhóm. -Hs tự nghiên cứu thông tin sgk tr 14, 15, 16. Quan sát h 4.1- 4.4 -Trao đổi nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập. -Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung -Hs sửa bài, hoàn chỉnh bài -Hs dựa vào nội dung phiếu học tập, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được: .Trong máu phi bào nhiều hơn nên được gọi là mô liên kết .Mô sụn: gồm 2-4 tb tạo thành nhóm lẫn trong chất đặc cơ bản , có ở đầu xương. .Mô xương xốp: có các nan xương tạo thành ô trống chứa tuỷ, có ở đầu xương dưới sụn. .Mô xương cứng: tạo nên các ống xương, đặc biệt là xương ống. .Mô cơ vân và mô cơ tim: tb có vân ngang, hoạt động theo ý muốn .Mô cơ trơn: tb có hình thoi nhọn, hoạt động ngoài ý muốn .Vì cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động như cơ trơn -Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 2.Các loại mô (phiếu học tập) Phiếu học tập Nội dung Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh Vị trí Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như: ruột, bóng đái, đường hô hấp Có ở khắp cơ thể rãi rác trong chất nền Gắn vào xương, thành ống tiêu hoá, mạch máu, bóng đái , tử cung, tim Nằm ở não, tuỷ sống, tận cùng các cơ quan Cấu tạo -Chủ yếu là tb, không có phi bào -Tb có nhiều hình dạng: dẹt, đa giác, trụ, khối -Các tb xếp sít nhau thành lớp dày. Gồm biểu bì da, biểu bì tuyến -Gồm tb và phi bào( sợi đàn hồi, chất nền) -Có thêm chất canxi và sụn -Gồm mô sụn, mô xương, mô sợi, mô máu Chủ yếu tb, phi bào ít -Tb có vân ngang hay không có vân ngang -Các tb xếp thành lớp, thành bó. Gồm mô cơ tim, cơ trơn, cơ vân Các tb tk, tk đệm -Nơron có thân nối các sợi trục và sợi nhánh Chức năng -Bảo vệ, che chở -Hấp thụ tiết các chất -Tiếp nhận kích thích từ môi trường -Nâng đỡ, liên kết các cơ quan đệm -Chức năng dinh dưỡng -Co giãn tạo nên sự vận động các cơ quan và vận động cơ thể -Tiếp nhận kích thích -Dẫn truyền xung tk -Xử lý thông tin -Điều hoà hoạt động các cơ quan * Kết luận chung: Học sinh đọc kết luận ở sgk – Hoạt động 3: Cũng cố Gv cho hs làm bài tập trắc nghiệm Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất: 1. Chức năng của mô biểu bì là: a. Bảo vệ, nâng đỡ cơ thể b. bảo vệ che chở và tiết các chất c.Co giãn và che chở cơ thể 2. Mô liên kết có cấu tạo: a. Chủ yếu là tb có nhiều hình dạng khác nhau b. Các tb dài, tập trung thành bó c.Gồm tb và phi bào 3. Mô tk có chức năng: a.Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau b.Điều hoà hoạt động cơ quan c.Giúp cơ quan hoạt động dễ dàng 4. Hướng dẫn học ở nhà: -Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,4 tr 17 sgk -Chuẩn bị cho thực hành: Mỗi tổ 1 con ếch, 1 mẩu xương ống có đầu sụn, và xốp, thịt lợn nạc VI . Rút kinh nghiệm bổ sung:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Sinh Học Lớp 8 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!