Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 11: Liên Kết Gen Và Hoán Vị Gen # Top 12 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 11: Liên Kết Gen Và Hoán Vị Gen # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 11: Liên Kết Gen Và Hoán Vị Gen được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày dạy: Tiết Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN I. Mục tiêu: – Học sinh phải nhận biết được hiện tượng liên kết gen. – Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen – Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen. II. Phương tiện dạy học: – Tranh vẽ phóng hình 11 SGK . VI. Tiến trình: 1. Kiểm tra bài cũ: – Hãy nêu khái niệm tương tác gen và cho ví dụ minh hoạ. 2. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết gen ▼ Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan, giải thích kết quả và viết SĐL. ? Em có nhận xét gì về kết quả phép lai trên? (Không tuân theo quy luật Menđen vì nếu tuân theo quy luật Menđen thì tỷ lệ phân ly phải là 1:1:1:1) ? Giải thích ntn? (trội-lặn, kgen F1, tính trạng nào dt cùng nhau…) (Gen qui định MS thân và KT cánh cùng nằm trên 1 nst) ? SĐL? * Hoạt động 2: Tìm hiểu hoán vị gen ▼Nghiên cứu nội dung mục II.1 trình bày t/nghiệm của Moocgan. ? Phép lai này có gì giống và khác phép lai trên? ? Để Fa có những KH này thì ♀F1 phải cho những giao tử nào? Vì sao? GV biện luận viết SĐL – 2 phép lai cho kết quả khác nhau và khác quy luật MD. f%= x 100=17% * Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của LKG và HVG ?Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa như thế nào ? (Trong chọn giống thường chọn tính trạng tốt đi kèm nhau) ?Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa như thế nào ? + Các gen trên 1 NST khi f% càng lớn thì vị trí lôcut gen càng xa nhau và ngược lai® xây dựng bản đồ gen trên NST đó. I.Liên kết gen: 1. Thí nghiệm: – Ptc ♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt F1 100% thân xám, cánh dài. ♂F1 thân xám,cánh dài x ♀ đen, cụt Fa 1 thân xám,cánh dài:1 thân đen, cụt 2. Giải thích: – Mỗi NST gồm 1 p.tử ADN. Trên 1 p.tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên ADN (lôcut)® các gen trên 1 NST di truyền cùng nhau® gen liên kết. – Số nhóm gen liên kết= số lượng NST trong bộ đơn bội (n). II. Hoán vị gen: 1.Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen: – Ptc ♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt F1 100% thân xám, cánh dài. ♀F1 thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt Fa 495 thân xám,cánh dài ; 944 đen,cụt 206 thân xám, cánh cụt ; 185 đen, dài 2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen: – Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST. Khi giảm phân: Đa số TB các gen này đi cùng nhau, ở 1 số tb xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn NST giữa 2 NST trong cặp tương đồng (đoạn trao đổi chứa 1 trong 2 gen trên)® hoán vị gen – Tần số hoán vị gen=%số cá thể có KH tái tổ hợp – Tần số hoán vị gen(f%)=tổng tỷ lệ% giao tử sinh ra do hoán vị. – Tần số hoán vị gen(f%)» 0% – 50% (f%£50%) – Các gen càng gần nhau trên NST thì f% càng nhỏ và ngược lại f% càng lớn. III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen: 1.Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen: – Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài. – Thuận lợi cho công tác chọn giống. 2. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen: – Do hiện tượng hoán vị gen®tạo ra nhiều loại giao tử ®hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống. – Căn cứ vào tần số hoán vị gen ® trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen). – Quy ước 1% hoán vị gen=1 cM(centimoocgan) 3. Củng cố: – Câu hỏi và bài tập cuối bài. * Kiến thức bổ sung: + Hoán vị gen thường xảy ra ở giới nào??? – Về mặt lý thuyết hiện tượng hoán vị gen đều có thể xảy ra ở cả 2 giới với tỷ lệ như nhau. – Trên thực tế người ta thấy ở các loài NST xác định giới tính ( kiểu NST giới tính XX và XY) hiện tượng trao đổi chéo NST trong giảm phân dẫn dến hoán vị gen thường xảy ra ở giới chứa NST giới tính kiểu XX. + Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST trong bộ đơn bội (n)??? – Mỗi NST thường chứa 1 p.tử ADN. Trên p.tử ADN các nuclêôtit thường liên kết với nhau rất bền vững đặc trưng cho p.tử ADN đó đồng thời có chứa các gen® các gen liên kết với nhau. – Trong các quá trình phân bào các NST phân ly độc lập với nhau dẫn đến các gen trên NST đó cũng luôn di truyền cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết. – Trong tế bào sinh dưỡng các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng(2n). do đó số lượng nhóm gen liên kết bằng số cặp NST tương đồng ( n) +Tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ( f% £ 50%)??? – Bình thường từ 1 tế bào sinh giao tử tối đa cho ra 2 loại giao tử với tỷ lệ tương đương( tính theo lý thuyết). – Nếu xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân từ 1 tế bào sinh giao tử cũng chỉ cho ra 4 loại giao tử : 2 loại giao tử bình thường và 2 loại giao tử hoán vị với tỷ lệ tương đương nhau mỗi loại chiếm 50%. – Nếu xảy ra trao đổi chéo ở tất cả các tế bào sinh giao tử thì sinh ra tỷ lệ các loại giao tử bình thường và giao tử có hoán vị tương đương nhau (mỗi loại giao tử =50%)® f% = 50%. – Trên thực tế tần số trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng trong các tế bào sinh giao tử thường nhỏ ( < 100% số tế bào tế bào sinh giao tử ) do đó tần số hoán vị gen f% < 50%. *Chú ý: – Hoán vị gen chỉ có thể xảy ra khi ta xét ít nhất với 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. – Trường hợp 2 cặp gen đều đồng hợp tử hoặc có 1 cặp dị hợp tử thì hoán vị gen có xảy ra nhưng không đem lại hiệu quả ( Không làm thay đổi kiểu gen của giao tử hình thành) – Trường hợp có từ 3 cặp gen trở lên hoán vị gen có thể xảy ra ở giữa các gen. Nếu xảy ra ở 1 điểm hay ở 2 điểm không cùng lúc® hoán vị đơn. Nếu xảy ra ở 2 điểm cùng lúc ® hoán vị kép. 4. Dặn dò: – Trả lời câu hỏi SGK – Tìm hiểu DT liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày…….., tháng……., 2009 Tổ trưởng kí duyệt

Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 10: Tương Tác Gen Và Tác Động Đa Hiệu Của Gen

Ngày dạy: Tiết BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. Mục tiêu: – Học sinh phải giải thích được khái niệm tương tác gen. – Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỷ lệ phân ly kiểu hình của Menđen trong các phép lai 2 tính trạng. – Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng . – Giải thích được 1 số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua 1 ví dụ cụ thể. II. Phương pháp: SGK – Hỏi đáp III. Phương tiện dạy học: – Khung pennet về phép lai AaBb x AaBb và tỉ lệ thống kê các kiểu gen. -Tranh vẽ phóng hình 10.1 và 10.2 SGK. IV. Tiến trình: 1. Kiểm tra bài cũ: – Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân ly độc lập của Menđen. – Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa vào kết quả của các phép lai? 2. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *HĐ1 : Tìm hiểu tương tác gen : ▼Đọc sgk và trình bày k/n tương tác gen. ? Thực chất của tương tác gen ? (sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình). – GV nêu thí nghiệm dạng 1 bài tập để học sinh xác định kết quả. ? Tại sao không cho tỉ lệ 9:3:3:1? Điều này được giải thích thế nào? ? F2 phân ly tỷ lệ 9:7 chứng tỏ điều gì? (16 kiểu tổ hợp) ? Để có 16 kiểu tổ hợp thì F1 cho ra bao nhiêu loại giao tử? ? Để cho ra 4 loại giao tử thì F1 phải có kiểu gen như thế nào? (2 cặp gen dị hợp tử). ?Ptc thuộc 2 dòng thuần khác nhau có kiểu gen như thế nào?( Aabb và aaBB) + học sinh tự viết sơ đồ lai từ P đến F2. ▼Ptc : tròn x tròn ® F1 dẹt; F2: 9dẹt: 6tròn: 1dài. Ptc : HHồng x HĐậu ® F1 Hồ đào; F2: 9HĐào: 3HH: 3Hđậu: 1lá. ? Các kết quả này giải thích thế nào? ? Thế nào là tương tác cộng gộp? GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân tích và đưa ra nhận xét ? Hình vẽ thể hiện điều gì? (màu sắc trên hình vẽ) ? So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở những cơ thể mà KG chứa từ 0 đế 6 alen trội ? ? Nếu tính trạng có càng nhiều gen quy định thì hình dạng đồ thị sẽ như thế nào? ( Số loại KG và KH tăng, sự sai khác giữa các KH nhỏ, đồ thị chuyển sang đường cong chuẩn ) * Lúa mì: Ptc: Hạt đỏ x Hạt trắng F1: Hạt đỏ® F2: 15đỏ: 1trắng (15 đỏ từ đậm đến nhạt, tùy số lượng alen trội,; Trắng: không có alen trội) ? Tỉ lệ các loại màu sắc hạt theo độ đậm nhạt ntn? ( tỷ lệ 1:4:6:4:1 thay cho 9:7 hoặc 9:3:3:1) ? Theo em những tính trạng loại nào (số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định? cho vd ? nhận xét ảnh hưởng của môi trường sống đối với nhóm tính trạng này? *HĐ2 : Tìm hiểu tác động đa hiệu của gen: ▼HS đọc SGK và quan sát hình 10.2 + Người đồng hợp tử HbSS đều tổng hợp ra các chuỗi hêmôglôbin có cấu hình không gian thay đổi dễ bị kết dính khi hàm lượng ôxy trong máu thấp dẫn đến hồng cầu biến dạng thành hình liềm I. Tương tác gen: – Khái niệm là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. 1. Tương tác bổ sung: a) Thí nghiệm: Hoa đậu thơm (hoặc chiều cao ngô) Ptc : H.đỏ x H.trắng F1 : 100% cây hoa đỏ. F1 x F1 ® F2 » 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. b) Giải thích: – Tỷ lệ 9:7® F2 có 16 tổ hợp gen ® F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (vd : AaBb-đỏ) nằm trên 2 cặp NST khác nhau ® màu hoa do 2 cặp gen quy định. – Quy ước KG : A-B- : hoa đỏ A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng. ® KG của Ptc là AAbb và aaBB. – Viết sơ đồ lai đến F2 ta thu được : F2 : 9A-B-: 3A-bb: 3aaB- 1aabb 9cao  : 7 thấp 2. Tương tác cộng gộp: a) Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các alen trội khác nhau đều có vai trò như nhau đối với sự biểu hiện kiểu hình.(mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của KH lên một chút ít) b) Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen(A,B,C) cả 3 gen cùng qui định tổng hợp sắc tố melanin. Chúng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối. Càng nhiều alen trội da càng đen, không có alen trội nào da trắng nhất. – Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. 1 1 1 1 2 1 1 3 3 1 1 4 6 4 1 1 5 10 10 5 1 1 6 15 20 15 6 1 II. Tác động đa hiệu của gen: 1. Khái niệm: – Là hiện tượng DT mà một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. 2. Ví dụ: – HbA hồng cầu bình thường – HbS hồng cầu lưỡi liềm® gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể.(rối loạn tâm thần, liệt, viêm phổi, thấp khớp, suy thận…) 3. Củng cố: – Đọc phần tổng kết cuối bài. – Trả lời câu hỏi SGK. Giải thích  4. Dặn dò: – Học bài , trả lời câu hỏi SGK. – Chuẩn bị bài 11 “Liên kết gen, hoán vị gen” RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày…….., tháng……., 2009 Tổ trưởng kí duyệt

Sinh Học 12 Bài 10: Tương Tác Gen Và Tác Động Đa Hiệu Của Gen

Tóm tắt lý thuyết

Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình

Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình

a. Tương tác bổ sung

F2 phân li tỉ lệ (9: 7) = 16 tổ hợp giao tử, vì vậy mỗi bên F1 phải tạo ra được 4 loại giao tử.

Để F1 tạo được 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb → hoa đỏ

Sơ đồ lai:

Ptc: AAbb x aaBB

Gp: Ab aB

F 1: AaBb (100% hoa đỏ)

F1 x F1: AaBb x AaBb

GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

Khung penet:

Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb

Tỉ lệ kiểu hình:

9A_B_: 9 hoa đỏ

3A_bb; 3aaB_; 1aabb: 7 hoa trắng

Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng 1 kiểu gen làm xuất hiện màu đỏ (kiểu hình mới). Ta nói A và B đã tác động bổ sung cho nhau trong việc qui định màu đỏ.

Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng

Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7

b. Tương tác cộng gộp

Thí nghiệm: Tính trạng da trắng ở người do các alen: a1 a1 a2 a2 a3 a3 quy định. (vì các alen này không có khả năng tạo sắc tố melanin), gen trội A1 A2 A3 làm cho da màu đậm

P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3

(da đen) (da trắng)

F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)

Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp melanine nên làm da có màu sậm hơn

Mỗi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động cộng gộp)

a. Khái niệm tác động đa hiệu của gen

Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau

Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu

b. Ví dụ

Gen HbA ở người quy định tổng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin. Gen đột biến HbS cũng quy định sự tồng hợp chuỗi b-hemôglôbin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác 1 aixt amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm → Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.

Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số Vấn Đề Xã Hội Của Di Truyền Học

Ngày dạy: Tiết BÀI 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người -Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học – Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh -Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến 2. Kỹ năng – Rèn kỹ năng quan sát. Kỹ năng phân tích. 3. Thái độ: – Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến II. Phương tiện dạy học: – Hình 22.1 sách giáo khoa III. Phương pháp: Phát vấn+ Diễn giải IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1) Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: Vấn đề bảo vệ vốn gen của loài người ? Thế nào là gánh nặng di truyền cho loài người? – khi đht lặn ® chết, giảm sức sống. ? Để bảo vệ vốn gen của loài người cần tiến hành những biện pháp gì? ? Việc sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chất khích thích sinh trưởng tác động đến môi trường như thế nào? Hậu quả gì đối với con người? ? Tư vấn di truyền là gì? ? Chuyên gia DT có thể biết được điều gì? (tiên đoán về khả năng mắc 1 bệnh, tật di truyền ở những đứa trẻ) ? Dựa vào cơ sở nào để các chuyên gia đưa ra tư vấn đúng? ? Cần làm gì để tránh việc sinh đứa con bị các khuyết tật DT? ? Xét nghiệm trước khi sinh có thể biết trước điều gì (khi thai đang thời kỳ sớm)? ▼QS hình 22 và rồi mô tả từng bước của pp chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai ** pp chọc dò dịch ối : + Dùng bơm tiêm hút ra 10-20 ml dịch ối vào ống nghiệm đem li tâm để tách riêng tế bào phôi + Nuôi cấy các tế bào phôi, sau vài tuần làm tiêu bản phân tích xem thai có bị bệnh di truyền ko +Phân tích hoá sinh (ADN) dịch ối và tế bào phôi xem thai có bị bệnh DT ko **PP sinh thiết tua nhau thai : +Dùng ống nhỏ để tách tua nhau thai +Làm tiêu bản phân tích NST I. Bảo vệ vốn gen của loài người – Gánh nặng DT: là sự tồn tại trong vốn gen của qt người các đb gen(gây chết, nữa gây chết…) được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến – Trồng cây, bảo vệ rừng, phòng-chống ÔNMT 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh – Tư vấn di truyền: Chuyên gia di truyền đưa ra lời khuyên có nên kết hôn với nhau không; sinh con tiếp theo không, chạy chữa ntn cho đứa trẻ… Cơ sở : (SGK) Phương pháp : + chọc dò dịch ối + sinh thiết tua nhau thai * GV kiểm tra kiến thức bài 20 nhắc lại các bước của công nghệ gen, đọc mục I.3 ? Liệu pháp gen là gì? ? Quy trình liệu pháp gen gồm mấy bước – sdụng virut sống trong ct người (đã loại gen gây bệnh) làm thể truyền, nó mang gen lành vào để thay gen bệnh *Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số vấn đề xã hội của di truyền học *Gv nêu vấn đề : những thành tựu của di truyền học có mang đến những lo ngại nào cho con người ko – Gọi hs đọc mục II sgk nêu ý kiến về vấn đề này * Gv có thể nêu ví dụ về cách đo chỉ số IQ Tổng TB của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn (tuổi trí tuệ) chia cho tuổi sinh học nhân với 100 VD : đứa trẻ 6 tuổi trả lời được các câu hỏi của trẻ 7 tuổi thì : IQ= (7 :6)x100=117 ? Khả năng trí tuệ phụ thuộc yếu tố nào ? Nguyên nhân gây bệnh AIDS ? hậu quả ? Hãy nhắc lại cơ chế xâm nhập gây hại của virut HIV. ? Di truyền học có biện pháp gì để ngăn chặn đại dịch AIDS? 3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai – Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành – Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen – Quy trình : SGK – Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác (ko chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST ) II. Một số vấn đề xã hội của DT học: 1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội 2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào – Gen kháng thuốc từ SV bđổi gen có phát tán sang vi sinh vật gây bệnh cho con người không? -Ăn sp từ svbđ gen có an toàn cho sức khoẻ cho con người và ảnh hưởng tới hệ gen của con người không? – Gen kháng thuốc diệt cỏ có phát tán sang cỏ dại không? – Có tạo ra dòng người bằng nhân bản vtính không? 3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ: a) Hệ số thông minh ( IQ) được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần (Người bthường IQ=70-130) b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền – Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ (ngoài ra còn phụ thuộc mt:…) 4. Di truyền học với bệnh AIDS: – Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV 3. Củng cố: – Gánh nặng DT trong qt người bhiện ntn? Biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người? – Nêu một số vấn đề xã hội của DTH – Vì sao các bệnh di truyền hiện nay có khuynh hướng gia tăng trong khi các bệnh nhiễm trùng hay suy dinh dưỡng lại giảm 4. Hướng dẫn về nhà : – Ôn tập phần DTH. Giả sử răng alen b liên kết với giới tính ( nằm trên X) và lặn gây chết, alen này gây chết hợp tử hoặn phôi, một người đàn ông lấy 1 cô vợ di hợp tử về gen này. tỉ lệ con trai – con gái của cặp vợ chồng này sẽ là bao nhiêu nếu họ có rất nhiều con RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày…….., tháng……., 2010 Tổ trưởng kí duyệt

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Sinh 12 Cơ Bản Bài 11: Liên Kết Gen Và Hoán Vị Gen trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!