Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 17, 18 Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội (Trích Ra Ma # Top 7 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 17, 18 Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội (Trích Ra Ma # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 17, 18 Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội (Trích Ra Ma được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày giảng: 23/09/2009 Tiết 17.18. Đọc văn Ra ma buộc tội (Trích Ra ma – ya – na – sử thi ấn độ) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS – Qua đoạn trích Ra ma buộc tội, hiểu quan niệm của người ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng, hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ra – ma – Ya – na. – Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. B. Phương pháp + Phương tiện: 1. Phương pháp: Giới thiệu + Bình giảng + Phân tích và phát vấn 2. Phương tiện: Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Sau 20 năm trời xa cách, ngày Uy – lít – xơ trở về thì Pê – nê – lốp vợ chàng có tâm trạng và phản ứng ra sao? Qua đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” cho ta hiểu thêm gì về con người Hi lạp cổ đại? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nếu người anh hùng ô – đi – xê trong sử thi Hi lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Ra ma, người anh hùng trong sử thi ấn độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng tự thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này chúng tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi Ra – ma – Ya – na của Van – mi – ki. Gọi học sinh đọc tóm tắt tiểu dẫn HS đọc ? Dựa vào tiểu dẫn, nêu nguồn gốc hình thành của sử thi Ra – ma – Ya – na? Hs trả lời. ? Nội dung chính của sử thị Ra – ma – Ya – na là gì? Nêu giá trị chung của sử thi? Hs trả lời. ? Đoạn trích “Ra – ma buộc tội” thuộc phần nào của tác phẩm? Đại ý chính là gì? Hs trả lời. GV giải thích từ khó theo SGK. Gọi 3 học sinh đọc đoạn trích trong vai Ra – ma, Xi ta và dẫn truỵên. ? “Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? ý của mội phần? Hs trả lời. ? Ra ma gặp lại Xi – ta trong hoàn cảnh nào? (Không gian có gì đáng chú ý? Ra – ma và Xi ta ở trong những vai trò và cương vị nào? ? Những lời nói của Ra ma với mọi người sau chiến thắng quỷ vương Ra – va – na cứu được Xi – ta khẳng định điều gì? Hs trả lời. ? Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Ra – ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?Ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng của Ra ma ntn? Hs trả lời. ? Hành động cứu Xi – ta có ý nghĩa gì khác? Hs trả lời. ? Qua lời nói của Ra – ma: “Ta nói cho nàng hay”, ” nay ta nghi ngờ tính cách của nàng” chứng tỏ Ra – ma đang có tâm trạng gì? Hs trả lời. ? Do qua ghen tuông mà thái độ và hành vi đối xử của Ra – ma với Xi – ta ntn? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó? Hs trả lời. ? Tâm trạng quá ghen tuông đã làm cho Ra – ma thể nào? Hs trả lời. ? Đến lúc Xi – ta òa khóc và đòi lập giàn hỏa thiêu thì tâm trạng của Ra – ma có biến chuyển không? Hs trả lời. ? Qua đây, ta thất Ra – ma là con người thế nào? Hs trả lời. GV: Trước thái độ phũ phàng ấy của Ra – ma. Tâm trạng và thái độ của Xi – ta ra sao? Chú ý đoàn 2. ? Mới gặp lại mặt chồng, Xi ta đã phải nghe những lời nói xa lạ và gặp những của chỉ thiếu thân thiết của Ra – ma, khiến nàng có thái độ ra sao? Hs trả lời. ? Trước những lời nói có tính chất coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi – ta, tâm trạng nàng thế nào? Hs trả lời. ? Sau những phút choáng vàng đau đớn đến tê dại, Xi -ta phản ứng ra sao trước những lời có tính chất cáo buộc của Ra – ma? Hs trả lời. ? Dùng những lời lẽ sợ không có sức thuyết phục, Xi – ta đã đi đến quyết định gì? Hành động đó có ý nghĩa ntn? Hs trả lời. ? Đọc và tìm hiểu về Xi – ta, ta dường như thấy bóng dáng của một người phụ nữ trong văn học Việt nam. Nàng là ai? “Qua đây, cho ta thấy Xi – ta là một người phục nữ ntn? Hs trả lời. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích? Giá trị nội dung đoạn trích là gì? Hs trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về sử thi Ra -ma – Ya – na: – Hình thành khoảng TK III -TCN, hoàn thiện nhờ đạo sỹ Van – mi – ki ghi lại bằng văn vần. Gồm 24.000 câu thơ đôi chia thành 7 khúc ca – 81 chương. Giá trị: + Được người ấn Độ xem là kinh thánh của dân tộc mình: Nuôi dưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc. + Là kiệt tác thi ca đầu tiên của ấn độ. + Thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực. 2. Đoạn trích: a. Vị trí. Sau khi cứu được Xi ta – Ra ma bông nghi ngờ lòng chung thủy của nàng khi ở với Ra – va – na. Đoạn trích diễn tả không khí Ra ma và Xi ta gặp gỡ nhau thật nặng nề, trang nghiêm như phiên toàn xử án. b. Bố cục: HS đọc. + Phần 1 (Từ đầu” có chịu được lâu” Tâm trạng và những lời buộc tội của Ra ma đối với Xi ta sau khi đã cứu được nàng từ tay quỷ vương Ra- va – na. + Phần 2 (còn lại): Tâm trạng hành động của Xi – ta trước lời buộc tội của Ra ma và sự xót thương của muôn loài đối với nàng. II. Đọc hiểu: 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra ma và Xi ta: + Xi ta: Hơn cả nỗi xót xa, tủi thẹn của 1 người vợ mà còn là nỗi khổ mất danh dự của mộ con người (Hơn nữa, một hoàng hậu) trước cộng đồng. 2. Tâm trạng Ra ma: – Sau chiến thắng: Ra ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán. – Thể hiện rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng: “Nàng cần phải biết.mà ta đã thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm. – Xung đột cá nhân: Cơn ghen tuôngm nghi ngờ đức hạnh của Xi ta: “Thấy người đẹp với gương mặt bông sen lòng Ra – ma đau như dao cắt” Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỷ bộc lộ dần. Qua ngôn từ, giọng điệu: – Lời nói ẩn chứa nỗi đau xót, ghen tức trong lòng. Thể hiện thái độ phũ phàng, lạnh lùng. Qua thái độ và hành vi: + Đay đi đay lại 3 lần về việc Xi ta ở trong vòng tay của quỷ vương Ra – va – na: “nàng đã lưu lại.đã từng sống.ở trong nhà hắn” + Hai lần tuyên bố không cần nàng, muốn xua đuổi nàng đi..” Ta không ưng có nàng nữa vậy ta không cần đến nàng nữa. nàng muốn đi đâu tùy ý” Thậm chí hạ lời khuyên quá tầm thường, thiếu suy nghĩ chín chắn, khuyên Xi ta muốn lấy ai thì lấy, coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi ta.. * Trước hành động cao cả của Xi ta: 2. Tâm trạng Xi – Ta: – Nghe những lời tuyên bố thóa mạ của Ra – ma: Xi ta đau đớn đến nghẹn thở như 1 cây leo bị vòi voi quật nát; nàng xấu hổ cho số kiếp, muốn “vùi chôn cả hình hài của mình? Lời nói của Ra ma như một mũi tên xuyên vào trái tim nàng. – Nàng nhận ra thực lòng ghen tuông của Ra ma. Bởi có dũng khí, bất khuất nên Xi ta vẫn đứng vững, trấn tĩnh lại, dùng lời lẽ vừa dịu dàng, vừa nghẹn ngào để thanh minh cho mình. + Chỉ trích lời lẽ quá hồ đồ, thô bạo của Ra – ma, xem đó là lời của “Người thấp hèn chửi mắng 1 con mụ thấp hèn”. + Chỉ trích thái bộ ngờ vực không căn cứ của Ra – ma, dùng mọi lời – mọi bằng chứng hùng hồn để chứng minh lòng sắt son thủy chung, vẫn giữ gìn hạnh phúc của người vợ “Trái tim thiếp đây thuộc về chàng” Còn cái đáng trách chính là số phận của nàng. + Phê phán Ra ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể: Sao không gửi lời nhắn từ bỏ khi Ha – me – man tới không cần mạo hiểm để khổ cứu nàng; như 1 người thấp hèn bị giầy vò; không hiểu được bản chất sao hồi thanh niên còn cưới nàng. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: Khắc họa thành công xung đột tâm lý của Ra – ma và Xi ta. Xây dựng tượng đài về người phụ nữ chung thủy, kiên trinh. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo bài học – Cho học sinh luyện tập 1. Yêu cầu HS suy nghĩ: Nếu em là Ra – ma và Xi -ta, em có sử sự như vậy không? Vì sao? 2. So sánh nghệ thuật thể hiện tâm lý nhânvật anh hùng của Ra – ma – Ya – na có gì khác so với 2 sử thi đã học là Ô – đi – xê và Đăm Săn. 5. Dăn dò: – Học bài. Soạn bài tuần 7

Giáo Án Ngữ Văn 10 Bài: Ra

– GV: Giới thiệu hiểu biết của em về Van -mi-ki ? Quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na?

– HS: trả lời

– GV mở rộng

Vanmiki: Sống ở thế kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình. Thuộc đẳng cấp Bàlamôn, bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng sâu làm thảo khấu. Sau được Na -ra-đa dạy bảo mà trở thành đạo sĩ.

– GV: Sử thi này có ảnh hưởng như thế nào đối với Ấn Độ và thế giới?

Có ảnh hưởng rộng lớn:

+ Ấn Độ: Được soạn ra từ nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau, được cải biên thành ca kịch và nhiều hình thức nghệ thuật khác. Người Ấn Độ coi đây là một thánh kinh. Người Ấn Độ khẳng định: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Rama còn làm say mê lòng người và cứu rỗi họ ra khỏi vòng tội lỗi”

+ Tác phẩm còn đựoc phổ biến sâu rộng ở các nước đặc biệt là khu vực Đông Nam Á: Rama Kiên (Thái Lan), Kiêm Kê (Campuchia), Xỉn xay (Lào), Ramayana (Chăm- VN), Dạ thoa vương (Lĩnh Nam chích quái- VN)

– GV: Hãy tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na ?

– HS tóm tắt.

– GV chốt lại ý.

Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt tác phẩm

– GV: Vị trí của đoạn trích ?

– HS trả lời.

– GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích

Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa văn bản

– GV: Ngoài việc khẳng định sức mạnh chiến đấu, Ra-ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?

– HS: trả lời

– GV: Vì sao Ra-ma ra sức cứu Xita rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng? Tại sao Ra-ma nói những lời đay nghiến Xita trước mặt những người khác?

– HS: trả lời:

Rama nói với Gianaki tội nghiệp khiêm nhường đứng ở trước mặt chàng, đang khao khát những lời nói yêu thương của chồng sau bao ngày xa cách. Rama đã gọi Xita là”phu nhân cao quý”, đây ko phải là cách gọi hạ thấp nhưng lại bộc lộ xa lạ, lạnh lùng, quan cách và đầy trịnh trọng, dường như không một chút thân mật. Hoàn toàn khác với cách gọi vợ đầy âu yếm của Uylixơ khi gặp vợ: “Nàng ơi” với Pênêlôp (đoạn trích” Uylixơ trở về”).

Nhìn Gianaki, “lòng Rama đau như dao cắt”. nhưng vì sợ tai tiếng nên chàng “bèn nói với nàng, trước mặt những người khác”. Một lần nữa chàng khẳng định”chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù…Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta..”. Sau chiến thắng, được gặp lại vợ nhưng lòng Rama không hề thanh thản. Có một sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm, giữa danh dự – bổn phận với tình yêu trong Rama và cuối cùng, lí trí- danh dự- bổn phận đã chiến thắng. Do vậy chàng vẫn tiếp tục nói những lời không phải với Xita.

– GV: Trước thái độ của Ra-ma, Xita như thế nào? Nàng đã làm gì để thanh minh cho mình?

– HS: trả lời.

– GV: Thái độ của Ra-ma khi Xita bước lên giàn hoả thiêu

– GV: Tâm trạng của như thế nào khi được chồng cứu?

– HS: trả lời.

– GV: Thái độ Xi ta khi nghe những lời buộc tội của Ra ma?

– HS: trả lời.

– GV: Xi ta thanh minh cho mình như thế nào?

– HS: trả lời.

– GV: nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung

– GV: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

– HS trả lời

– GV: Nghệ thuật thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích?

– GV: Ý nghĩa của văn bản?

– HS trả lời.

Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Sử thi Ra-ma-ya-na.

– Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III trước CN: văn vần, tiếng Phạn được đạo sị Van-mi-ki hoàn thiện.

– Một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ

– Gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của hoàng tử Ra ma.

– Tóm tắt (SGK/55)

3/ Đoạn trích.

a. Vị trí: Chương 79, khúc 6 của sử thi Ra- ma-ya-na.

b. Bố cục: 2 phần

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Nội dung: a. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma.

– Khẳng định tài năng và sứ mạng của mình

– Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xita (ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời xúc phạm tầm thường. Thái độ và hành động vô cảm…)

→ Vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt

– Không nói lời nào, mắt dán xuống đất và đau khổ vô biên khi Xita ta bước lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu

→ Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng

→ Ca ngợi phẩm chất người anh hùng lý tưởng Ra-ma.

2. Diễn biến tâm trạng của Xi ta.

– Vui và hạnh phúc sau khi được chồng cứu

– Kinh ngạc, đau khổ, tủi nhục trước thái độ và những lời sỉ nhục của chồng.

– Dùng lời lẽ dịu dàng, đoan trang thanh minh cho mình, đem tình yêu, danh dự làm bằng chứng thuyết phục.

– Hành động: bước lên giàn hoả thiêu để chứng minh phẩm hạnh của mình.

→ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ lý tưởng trong sáng, chân thực, thủy chung, giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý của người phụ nữ Ấn Độ cổ đại.

2. Nghệ thuật:

– Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách, triết lý, hành động.

– Sử dụng hình ảnh, điển tích,ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính,… giàu yếu tố sử thi.

3. Ý nghĩa văn bản:

– Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lý tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vôgiá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay.

– Người Ấn Độ tin rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.

III. Luyện tập

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 37 Đọc Văn: Tỏ Lòng

Ngày soạn: 10/11/2009 Tiết 37: Đọc văn: tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão - A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs: – Cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần, thế kỉ XIII qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách lớn lao, sức mạnh và khí thế hào hùng- hào khí Đông A. – Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung, sự nghiệp cứu nước, cứu dân. – Nghệ thuật thơ: hàm súc, xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình lớn lao, mang tầm vóc sử thi. – Có ý thức về bản thân, rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: – Sgk, sgv. – Một số tài liệu tham khảo. – Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. – Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,… và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù ủng ấy. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn. Hs đọc. ? Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu các ý chính của nó? Hs trả lời. Gv kể cho hs câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà ko hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà ko hề nhúc nhích… Yêu cầu hs đọc VB. Hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ, hào sảng. – Nêu nhận xét về thể thơ và bố cục của tác phẩm? Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia bố cục: + 4 phần: khai- thừa- chuyển- hợp. + 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai câu sau (hậu giải). Gv hướng hs đến cách 2- cách phân tích thơ tứ tuyệt của Kim Thánh Thán: phần tiền giải- thường nêu sự việc, câu chuyện, cảnh vật; phần hậu giải- thường là cảm nghĩ xủa tác giả. ? So với nguyên tác (qua bản phiên âm và dịch nghĩa), em hãy so sánh nghĩa của từ “hoành sóc” với “múa giáo”, “khí thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”? Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở điểm nào? Hs trả lời. ? Vẻ đẹp của con người thời Trần cũng chính là chân dung tự họa của tác giả được thể hiện ntn ở câu1? Hs trả lời. ? “Ba quân” là gì? Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn ntn của tác giả? Hs trả lời. Gv giải thích k/n: “công danh trái”- nợ công danh ” Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang nam nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước, để lại tiếng thơm được mọi người ngợi ca… – Nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai: “Làm trai…đoài yên”(ca dao), “ Chí…hồng mao”(Chinh phụ ngâm), “Đã…núi sông”(Đi thi tự vịnh),… Gv nêu vấn đề: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Vũ Hầu là người ntn? ý nghĩa của nỗi thẹn đó? + Sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão là quá đáng kiêu kì? (Hổ thẹn vì mình ko được như Khổng Minh là ko biết tự biết mình). + Đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao? Hs trả lời. ? Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay? Hs trả lời. ? Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão: – Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). – Là gia khách, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. – Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ chức Điện Suý, được phong tước Quan Nội Hầu. – Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. – Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia). 2. Sự nghiệp thơ văn: Tác phẩm còn lại: 2 bài thơ + Thuật hoài. + Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Thể thơ và bố cục: – Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” – Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo” thế tĩnh” tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực. – Múa giáo” thế động” gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn. ” Dịch chưa thật đạt” Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo. ” Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc” thanh 2, 4, 6: T-B-T) – Khí thôn ngưu – “nuốt trôi trâu” ” phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo” – Vẻ đẹp của con người thời Trần – chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” ” chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước” lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài). – Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) ” chỉ quân đội nhà Trần. – Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại. Sức mạnh của quân đội – Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) ” Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùngcủa quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. – Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn. b. Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” – Công danh trái: món nợ công danh. – Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai. – Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) ” Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ” Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. ” Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. – Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. – Thẹn” hổ thẹn” Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh” Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao” cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân. ” Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. ” Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp. * Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: – Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. – Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. – Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. 2. Nghệ thuật: – Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. – Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. * Ghi nhớ: Sgk – 116. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo yêu cầu bài học. – Nhận xét chung. 5. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu Hs: – Học thuộc bài thơ (phiên âm và dịch thơ). – Soạn bài: Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi).

Giáo Án Ngữ Văn 7 Tiết 17

2. PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư) – Trần Quang Khải

I.Mục tiêu: Giúp HS:

KT: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.

KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, nhận biết và tìm hiểu thơ Đường luật.

TĐ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

GV: bài soạn, bảng phụ (bảng phiên âm chữ Hán )

HS: SGK, bài soạn

Ngày soạn: 10/9/.2010 Ngaøy daïy: 15/9/2010 Tiết 17: Văn bản: 1. SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà) 2. PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải I.Mục tiêu: Giúp HS: KT: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh". KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, nhận biết và tìm hiểu thơ Đường luật. TĐ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. II.Chuẩn bị: GV: bài soạn, bảng phụ (bảng phiên âm chữ Hán ) HS: SGK, bài soạn III.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc diễn cảm và phân tích bài ca dao mà em thích nhất trong số những câu hát châm biếm mà em đã học? . IV.Tiến trình dạy hoc: . Noäi dung A. VB:SOÂNG NUÙI NÖÔÙC NAM I.Đọc, tìm hiểu chú thích: *Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II.Đọc- Hiểu VB: 1.Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước. 2. Hai câu sau: Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược. III/ Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/65. B/ VB: PHÒ GIÁ VỀ KINH (Trần Quang Khải) I. Đọc, tìm hiểu chung: * Tác giả: *Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt II, Đọc - Hiểu VB: 1.Hai câu đầu: Khẳng định chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược. chúng tôi câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. III/ Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/ 68 IV.Luyện tập: *Điểm giống nhau của hai bài thơ: Hai bài thơ đều thể hiện khí phách của dân tộc, diễn đạt ý tưởng bằng cách nói chắc nịch, cô đúc, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một. . Hoạt động của GV : Trong chương trình NV7 các em sẽ học thơ trữ tình trung đại chữ Hán đó là hai bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò gía về kinh. Hai bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng...Là người Việt Nam chúng ta cần biết đến hai bài thơ này. HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung - Hướng dẫn đọc: Dõng dạc, trang nghiêm - Đưa bảng phụ ghi VB - GV giơí thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích * để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần. - Nhận xét, giảng về luật thơ... - Bài "Sông núi nước Nam" được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. ?Vậy thế nào là một bản Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này được bố cục như thế nào? Gồm những ý cơ bản nào? *Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm. Bố cục thật chặt chẽ và được sắp xếp hợp lí. ? Đã nói đến thơ là phải có biểu ý (bày tỏ ý kiến),và biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) .Vậy văn bản SNNN có hình thức biểu ý, biểu cảm như thế nào? * Giải thích: Bài thơ thiên về biểu ý bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng... - ? Đọc bài thơ, qua các cụm từ "tiệt nhiên"... em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ? - Giảng: Giọng thơ dõng dạc, đanh thép... - Từ việc phân tích hướng HS vào kết luận HĐ2: Tìm hiểu bài 2. - Hướng dẫn đọc - Đưa bảng phụ. ? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích * để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần. - Giảng: - ? Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. - Giảng: * Bài thơ được tác giả diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng. HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập. - ? Qua tìm hiểu, cho biết hai bài thơ có điểm gì giống và khác nhau? - Tổng kết: - Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập. Hoạt động của HS HĐ1: - Luyện đọc, nhận xét... - Đọc phần giải nghĩa yếu tố Hán Việt - Nhận dạng thể thơ Giải thích TNĐL Trình bày ...ý cơ bản của bài thơ Giải thích vì sao... - Đọc lại bài thơ Nhận xét giọng điệu... Đọc ghi nhớ/65 -HĐ2: Đọc chú thích/66,67 - Luyện đọc. - Đọc phần giải nghĩa yếu tố Hán Việt. giải thích sự khác... nhận xét về cách biểu ý, biểu cảm - Đọc lại 2 bài thơ. Rút ra điểm giống và khác nhau... Thực hiện luyện tập V. Hướng dẫn töï hoïc: 1.Bài vừa học: - Đọc thuộc văn bản (phiên âm, dịch thơ). - Nắm nội dung bài, học ghi nhớ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán trong từng bài. - Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của 2 câu cuối của bài " PGVK". 2.Bài sắp học: Từ Hán Việt - Soạn bài tập tìm hiểu. - Đọc Ghi nhớ. - Định hướng phần Luyện tập. * Bổ sung:

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 17, 18 Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội (Trích Ra Ma trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!