Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn Khối 11 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày giảng : 25/8/2009 Tiết 1: Cổng trường mở ra. ( Lí Lan) A. Mục tiêu cần đạt: – Kiến thức: HScCảm nhận được tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. – Kĩ năng: Tìm hiểu văn bản nhật dụng. – Thái độ:Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.Trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho mình. B. Chuẩn bị: – Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, STK. – Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình dạy-học: 1.Tổ chức lớp: Sĩ số : 7a1 7a2: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ nói về ngày khai trường? 3.Bài mới: Giới thiệu: Tiếng trống ngân dài đánh thức mùa thu Đánh thức cả một miền tuổi thơ kí ức. Đã bao lần ta được nghe tiếng trống khai trường tưng bừng, rộn rã. Nhưng có lẽ tiếng trống ngày tựu trường đầu tiên sẽ còn mãi ngân vang trong kí ức của cô và các em. Nhớ về ngày đầu tiên ấy, cô muốn các em hiểu rằng có biết bao ông bố bà mẹ đã quan tâm lo lắng đến bước đi đầu đời của đứa con yêu, nhưng đứa con có khi chưa hẳn đã hiểu được tấm lòng của mẹ, cha khi ấy. Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Cổng trường mở ra để hình dung được rõ hơn tâm trạng của một bà mẹ khi con mình bước vào lớp 1. ? Văn bản có cốt truyện không? Thuộc thể loại gì? ( Truyện hay kí ?) ? Xét về tính chất nội dung văn bản được xếp vào nhóm văn bản nào ? ? Văn bản được trình bày theo phương thức biểu đạt nào là chính? ? Quan sát chú thích : Từ nào là từ thuần Việt, từ mượn ? Giải thích? ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? ? Nội dung chính của văn bản là gì? ? Người mẹ bày tỏ suy nghĩ của mình vào thời điểm nào? Nhân sự việc gì? ? Trong thời điểm đó mẹ và con có tâm trạng, cảm xúc ntn? Biểu hiện qua những chi tiết nào? – Trằn trọc nghĩa là thế nào? ( Bồn chồn, thao thức trở mình ) ? Tâm trạng người mẹ và con có gì khác nhau? Nhưng vì sao mẹ không ngủ được? Mẹ không ngủ có phải vì lo cho đứa con ngày mai đến trường không? Vì sao? ?Cụm từ mẹ tin nhắc lại có tác dụng gì? ? Mẹ không ngủ được vì lí do nào khác? ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? ? Tác giả sử dụng loại từ nào để làm rõ cảm giác của người mẹ trong buổi đầu đến lớp? Vì sao người mẹ lại có ấn tượng như thế? ? Mẹ nhớ lại kỉ niệm xưa không chỉ để được sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn điều gì? ? Sau những hồi tưởng và mơ ng ước, người mẹ còn liên tưởng nghĩ đến sự việc gì? ở đâu? ? ở Vnam ngày khai trường được toàn xã hội quan tâm ntn? ? Qua suy nghĩ về ngày khai trường ở Nhật, mẹ muốn bày tỏ điều gì? ? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( Ai) ? Sau cùng nghĩ đến ngày mai : Ngày khai trường đầu tiên của con, mẹ có tâm sự như thế nào? – Đã qua thời lớp 1. nay là hocj sinh lớp 7, em hiểu thế giới kì diệu sau cánh cổng trường là gì? ( Kì diệu: vừa lạ vừa đẹp) ? Thế giới ấy có thể có khi đứa trẻ chưa đến trường không? ? Theo em câu nói của người mẹ có ý nghĩa gì? ? Trong bài có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? ? Cách viết như vậy có tác dụng gì? ? Qua những lời tâm sự ấy của mẹ, em hiểu thế nào về tấm lòng của người mẹ và những điều mẹ muốn nhắn gửi? ? Khái quát lại nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản : Thể loại, phương thức biểu đạt, hình thức diễn tả tâm trạng nhân vật? ? Văn bản đề cập đến những vấn đề nào? Tác giả muốn nhắn gửi tới bạn đọc điều gì? – Gọi học sinh đọc ghi nhớ I. Tiếp xúc văn bản : 1. Đọc: Văn bản hầu như không có đối thoại, chỉ là dòng cảm xúc , tâm trạng với những cung bậc khác nhau. Khi đọc: – Từ đầu đến học : giọng nhẹ nhàng. – Tiếp đến “ bước vào” : giọng chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ. – Đoạn cuối : giọng rõ ràng ; kết thúc : hạ giọng thể hiện tâm trạng xao xuyến. 2. Tìm hiểu chú thích : *Tác giả: Lí Lan. *Tác phẩm: Trích báo Yêu trẻ số 166, Thành phố Hồ Chí Minh-2000. Thể loại : Kí. – Văn bản nhật dụng. – Biểu cảm. * Từ khó : 1, 3, 5, 6, 7, 8. (SGK tr8) 3. Bố cục : 2 đoạn. – Đoạn 1: Từ đầu đến “ vừa bước vào” : Tâm trạng, suy nghĩ của mẹ và con trong buổi tối trước ngày khai trường. – Đoạn 2 : Còn lại : Vai trò lớn lao của nhà trường đối với thế hệ trẻ. 4. Đại ý : Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. II. Phân tích văn bản : 1. Tâm trạng của mẹ và con trong buổi tối trước ngày khai trường. – Thời gian ; Đêm trước ngày khai trường đầu tiên con vào lớp Một. * Con * Mẹ – Háo hức – Không biết làm gì nữa – Không có mối bận – Không tập trung được tâm nào khác : dậy vào việc gì. Xem lại kịp giờ. những thứ đã chuẩn bị cho con. -Giấc ngủ đến dễ dàng – Trằn trọc không ngủ được nhiên, thanh thản, vô tư được 2. Những suy nghĩ của mẹ: – Người mẹ không ngủ được không phải vì lo lắng cho con mà bởi vì mẹ tin rằng: + Con không bỡ ngỡ + Con lớn + Vào sự chuẩn bị chu đáo. – Nhớ kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên ( Kỉ niệm sống dậy mạnh mẽ sâu sắc trong tâm tưởng ) + Tiếng đọc bài trầm bổng. + Sự nôn nao hồi hộp tới gần trường + Nỗi chơi vơi hốt hoảng, rạo rực, bâng khuâng – Người mẹ ấy nhớ lại những kỉ niệm xưa không chỉ để sống lại kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ mà muốn : + Khắc sâu ấn tượng về ngày đầu tiên đi học trong lòng con ( để rồi bất cứ ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến ) + Truyền cho cậu học trò lớp 1 những cung bậc tình cảm đẹp đẽ của cuộc đời khi lần đầu cắp sách tới trường. – Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật : + Ngày lễ của toàn xã hội. + Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ. + Ai cũng biết sau này. – Tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau ( Mẹ hiểu và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của chính bản thân mình đối với việc chăm lo giáo dục con cái nói riêng và cả thế hệ trẻ của đất nước nói chung ) ( Như trong câu chuyện cổ tích kì diệu phía sau cánh cổng trường là cả thế giớ vô cùng hấp dẫn, những con người ham hiểu biết, yêu lao động, yêu cuộc sống. Bước qua cánh cổng trường là cả một thế giới tốt đẹp mở ra chờ đón ta : Đây là thế giới bao la của tri thức văn hóa, tri thức cuộc sống, thế giới của tư tưởng tình cảm cao đẹp, của đạo lí làm người, của tình bạn, tình thầy trò ấm cúng tha thiết, thế giới của nghị lực, niềm tin, lòng thật thà, dũng cảm, thế giới của những ước mơkhát vọng bay cao, bay xa. Bước qua cánh cỏng trường chính là từ một tuổi thơ bé nhiều khờ dại để từng bước lớn lên trưởng thành. Như vậy dù nghĩ đến cái gì rồi cuối cùng người mẹ vẫn nghĩ về đứa con, đến giây phút hệ trọng nhất của cuộc đời con, không phải lo cho con ngày mai sẽ đến trường ntn mà lo cho cả cuộc đời con, nó bắt đầu từ giây phút quyết định này) – Thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng ở sự nghiệp giáo dục. – Khích lệ động viên con đến trường học tập. Như vậy tình yêu con sâu nặng của mẹ đã gắn liền với niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. – Tác dụng : + Vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của mẹ với con. + Vừa làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm của nhân vật, diễn đạt được những điều khó nói ra bằng lời trực tiếp. III. Tổng kết, ghi nhớ: 1. Nghệ thuật: – Thể loại kí, phương thức biểu cảm, lời văn giàu cảm xúc, thủ thỉ, tâm tình sâu lắng. – Diễn tả tâm trạng bằng độc thoại nội tâm. 2. Nội dung: – Tình yêu thương sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. – Vai trò lớn lao của nhà trường đối với mỗi người. 4. Củng cố,hướng dẫn về nhà. * Luyện tập: Bài 1 ( SGK ) : Tán thành có thể vì nhiều lí do( Học sinh tự do phát biểu ) Bài 2 ( SGK ) – Giáo viên nhận xét cách diễn đạt. * Củng cố : – Sau khi hiểu điều tác giả muốn nhắn gửi, em có tình cảm thái độ ntn đối với cha mẹ, nhà trường, xã hội ? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân? – Tại sao cho rằng văn bản Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng? * HDVN: – Học bài. – Hoàn thành bài tập 2. – Soạn bài : Mẹ tôi. ********************************************************** Ngày soạn:23/8/2009 Ngày dạy: 27/8/2009 Tiết 2: Mẹ tôi. (ét-môn- đô – đơ A- mi- xi ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : – Cảm nhận được và hiểu những tình cảm thiêng liêng cao đẹp của cha mẹ đối với con cái. – Thấy được ý nghĩa lớn lao của tình cảm đẹp đẽ ấy, từ đó có tình cảm, thái độ đúng với cha mẹ. B. Chuẩn bị: – Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. – Học sinh : Soạn bài, sưu tầm thơ, ca dao về tình cảm gia đình. C. Tiến trình dạy- học: 1. Tổ chức lớp : Sĩ số : 7a1 7a2: 2. Kiểm tra bài cũ: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản Cổng trường mở ra là gì? 3. Giới thiệu bài, bài mới : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa lớn lao thiêng cao cả : Dẫu con đi hết cuộc đời Cũng không đi hết những lời mẹ ru. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thưc được điều đó. Chỉ đến khi ta mắc lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Văn bản Mẹ tôi cho ta một bài học như thế. – Gọi học sinh đọc. – Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ? về văn bản? ? Giải thích một số từ khó? ? Xét về mặt tính chất, nội dung văn bản này được xếp vào loại nào? ? Văn bản có hình thức của thể loại văn bản nào? Sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? ? … inh dịch chưa sát nghĩa nên không khí huyền ảo của bài thơ phần nào bị giảm đi so với nguyên tácvà mqh nhân quả bị hạn chế.) Câu thơ 1 đã vẽ ra cảnh tượng núi HL ntn? ? ấn tượng đầu tiên của nhà thơ về thác nước được miêu tả ntn? Bản dịch dã không dịch chữ nào trong nguyên tác? ? Từ ấn tượng ban đầu tác giả tiếp tục miêu tả thác nước ra sao? ? Các từ: Phi, lưu, trực, há thuộc loại từ nào? Gợi em hình dung ntn về thác nước? – Con số “tam thiên xích” có phải là con số chính xác không? ở đây tác giả sử dụng biên pháp nghệ thuật gì? Dù sử dụng biện pháp khoa trương nhưng em có thấy chân thực không? Em hình dung dòng thác ra sao? ? Nhìn dòng thác đang tuôn chảy nhà thơ liên tưởng đến sự vật gì? Nhận xét về sự so sánh của tác giả? ? theo em để tạo được cảnh trí thiên nhiên sinh động như vậy cần có năng lực nào? ? Hình ảnh tác giả được xuất hiện qua những từ ngữ nào? tâm trạng tình cảm của nhà thơ trước cảnh? ? Qua viêc miêu tả đặc điểm cảnh vật em cảm nhận được điều gì về tâm hồn và nhân cách nhà thơ? I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: giọng phấn chấn hùng tráng, ngợi ca. Ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 (Phiên âm). – Dịch nghĩa: Đọc chậm, nhẹ 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường được mệnh danh là “Thi tiên” ( Ông tiên trong làng thơ) Trích Tiên( Vị tiên lạc xuống cõi trần) Tửu trung tiên( ông tiên trong làng rượu) – Đặc điểm phong cách : Hình ảnh tươi sáng, kì vĩ, bút pháp lãng mạn, tâm hồn tự do phóng khoáng… viết nhiều bài thơ hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn. b. Tác phẩm:Sáng tác lúc cuối đời – chữ Hán- Thể thất ngôn tứ tuyệt. c. Từ khó: SGK 3. Bố cục: 1/3. 4. Đại ý: Miêu tả vẻ đẹp tráng lệ kì vĩ huyến ảo của thác núi Lư qua đó bộc lộ tình cảm cuả tác giả. II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp toàn cảnh núi Lư: ( Câu thơ đầu) (Cái mới của Lí Bạch: miêu tả núi dưới những tia nắng mặt trời.Cảnh có từ lâu đời nhưng dưới con mắt thơ của LB nó trở nên kì ảo, mới mẻ: Núi trông như một lò hương k.lồ đang toả những làn khói tía. T.g dựng lên không chỉ cái hình mà cả cái thần của cảnh, những cái mà người đời đặt tên là HLô. Trước Lí Bạch 300 năm, sư Tuệ Viễn đã miêu tả: Khí bao trùm trên đỉnh núi Hương Lô mịt mù như khói hương) 2. Thác núi Hương Lô: ( Ba câu cuối) – Hình ảnh thác nước C2: Dao khan: xa nhìn Bộc bố: so sánh thác như tấm vải Quải:treo; tiền xuyên: dòng sông ở phía trước. – Nhìn dòng thác đang tuôn chảy nhà thơ liên tưởng đến dải Ngân Hà từ trên trời rơi xuống( câu 3) ** Tóm lại: chỉ với 4 câu thơ LB đã làm cho cảnhthác Núi Lưhiển hiện với đầy đủ sắc màu, hình khối và đường nétgiống một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Và duờng như tất cả sự huyền ảo , cái hùng vĩ cảu dòng thác được nhà thơ dồn cho câu kết. Sự liên tưởng thú vị có t.dụng tôn thêm vẻ đẹp kì vĩ của dòng thác,1 vẻ đẹp ngay giữa chốn trần gian: dòng sông bạc Ngân hà tuột khỏi mây như nối liền thiên đình với hạ giới.Khiến Tô Đông Pha nhà thơ nổi tiếng phải khen:”” Xưa nay chỉ có thơ của vị trích tiên là nói được như vậy” ? Nhận xét về nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ? Nội dung chủ yếu của bài thơ ? III.Tổng kết 1. Nghệ thuật: – Bút pháp lãng mạn,khoa trương, so sánh. – Hinh ảnh tráng lệ , huyền ảo, liên tưởng, tưởng tượng thú vị. 2. Nội dung: Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tráng lệ, nên thơ và tình yêu thên nhiên, tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của tác giả. Ghi nhớ: SGK tr 112 4* Củng cố: – Đọc diễn cảm bài thơ. – Em học tập được gì ở tác giả về gì thuật tả cảnh. 5*HDVN: – Học thuộc lòng bài thơ + Phân tích bài thơ. – Đọc: Bình giảng ngữ văn 7. Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa. ****************************** Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 35: Từ đồng nghĩa A. Mục tiêu cần đạt: – Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. – Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa B. Chuẩn bị: – GV: Giáo án, SGK, SGV, STK. – học sinh: Ôn kiến kiến thức về từ đồng nghĩa đã học ở Tiểu học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức lớp: Sĩ số: 7a2 2 Kiểm tra bài cũ: Nêu những lỗi thường mắc khi sử dụng quan hệ từ? Cách sửa? 3. Bài mới: Trong từ Tiếng Việt có nhiều từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Đó là loại từ nào? Sử dụng như thế nào để có hiệu quả trong nói và viết. ? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ “rọi”, “trông” ? Từ “trông” trong văn bản dịch thơ của bài “Xa trông thác Núi Lư” có nghĩa là gì? ? Ngoài ra còn có những nghĩa gì? ? Đặt câu với các từ ? Lấy ví dụ khác ? So sánh nghĩa của từ: quả, trái .? so sánh từ “bỏ mạng”, “hi sinh” (ví dụ trạng 114) ? lấy ví dụ khác: (cho, biếu.) ? Trong các câu văn nghĩa sẽ như thế nào? Quả và trái ở 2 câu CD có thay thế cho nhau được không? vì sao? Tại sao trong “Chinh phụ ngâm khúc” đoạn trích không lấy tiêu đề là” Sau phút chia tay” mà là “”Sau phút chia li”? ? sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào? I.Bài học 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? – Rọi = chiếu, soi – Trông: + nhìn để nhận biết: nhìn, ngó, xem, liếc, nhòm. + Coi sóc, giữ yên ổn: coi, chăm sóc, coi sóc + Mong: ngóng, hi vọng. BH1* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác. 2. Các loại từ đồng nghĩa: BH2* Có hai loại từ đồng nghĩa: – Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái) – Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (Có sắc thái nghĩa khác nhau) 3. Sử dụng từ đồng nghĩa – Quả – trái: thay thế được cho nhau (đồng nghĩa hoàn toàn)vì cả hai từ này đều có nghĩa: Một bộ phận, cơ quan sinh sản của cây, hình thành từ bầu nhuỵ hoa, có chứa hạt) – Bỏ mạng – hi sinh: không thay thế (Đồng nghĩa không hoàn toàn) – Chia li, chia tay đều cónghĩa là: rời nhau, mỗi người đi một nơi”. Nhưng từ chia li là từ H V- Tạo sắc thái trang trọng, vừa mang sắc thái cổ xưavừa diễn tả cảnh ngộ sầu bi của người chinh phụ. BH3* Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói, khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. (*) Ghi nhớ: SGK Tìm từ HV đồng nghĩa? Tìm từ có gốc ấn-Âu đồng nghĩa với các từ sau? Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân? Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm? Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ ĐN/ II. Luyện tập: Bài tập 1: – Gan dạ = dũng cảm – Nhà thơ = thi sĩ – Mổ xẻ = phẫu thuật – Của cải = tài sản – Nước ngoài = ngoại quốc – Chó biển = hải cẩu – Đòi hỏi = yêu cầu – Năm học = niên khóa – Loài người = nhân loại – Thay mặt = đại diện Bài 2: – Máy thu thanh = Ra- đi- ô – Sinh tố = vi- ta- min – Xe hơi = Ô-tô – Dương cầm = Vi-ô-lông Bài 3: – trái thơm = trái dứa – Mãng cầu = na – Sa-bô-chê = hồng xiêm – Thời = giỏ – Bầm = mẹ Bài 4: -Đưa:trao; Đưa: tiễn; Kêu: phàn nàn; Nói: phê bình; Đi: mất. Bài 5: – Ăn, xơi, chén( đều chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng rồi nhai nuốt) +Ăn: Sắc thái bình thường + Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao + Chén: Sắc thái thân mật, thông tục. – Cho, tặng, biếu + Cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận. 4.Củng cố: HS nhớ 3 bài học: KN từ ĐN; Các loại từ ĐN; Sử dụng từ ĐN. 5.HDVN: – BT: Dựa vào kiến thức đã họcvề từ Hán Việt, xác định từ ĐN ở 2 bài thơ””Xa ngắm thác Núi Lư” và “Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều” Gợi ý: Tiền xuyên: dòng sông phía trước. Ngân Hà: Sông Ngân Giang phong: Lùm cây bên sông – Làm BT còn lại – Chuẩn bị bài “Cách lập ý của bài văn biểu cảm” ************************************************ Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh tìm hiểu những cách lập dàn ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kĩ năng làm văn Tiếp xúc với nhiều dạng bài biểu cảm Nhận ra cách viết của mỗi đề văn B. Chuẩn bị: – Thầy: Đề văn, dàn bài, hệ thống câu hỏi – Trò: Đọc, làm bài tập, trả lời câu hỏi C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: thế nào là văn biểu cảm cách làm một bài văn biểu cảm 3. Giới thiệu bài mới:
Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 12
– Hiểu được quan điểm sáng tác
– Nắm khái quát về sự nghiệp văn học
– Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
– Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.
B. chuẩn bị: – GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
– HS : Sách GK, bài soạn
c. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: Tiết đọc văn Tuyên ngôn độc lập ( Phần I - Tác giả ) Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Hiểu được quan điểm sáng tác - Nắm khái quát về sự nghiệp văn học - Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người. B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo - HS : Sách GK, bài soạn c. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu tiểu sử 1. HS trình bày tiểu sử 2. GV góp ý dàn ý và định hướng: Gốc yêu nước + Nung nấu lòng yêu nước + Tìm đường cứu nước + Bắt gặp vũ khí cứu nước + Vận động CM để hoàn thành sự nghiệp cứu nước + Thành công + Đánh giá chung về con người và sự nghiệp 3. HS phát biểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh I- Tiểu sử 1. Quê hương, gia đình, hoạt động trước khi tìm đường cứu nước - Gia đình nhà nho yêu nước - Quê hương (...) là một vùng giàu truyền thống văn hóa và yêu nước. - Đã học chữ Hán, trường Pháp và dạy học cho đến năm 21 tuổi. 2. Hành trình, hoạt động, sự nghiệp cách mạng (các mốc quan trọng) - 1911 - 1919 : ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - 1920 : gặp Chủ nghĩa Cộng sản, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây trở thành người đi tiên phong trên con đường cứu nước theo lí luận Cộng sản. - Đến 1929 : hoạt động quốc tế và thành lập các tổ chức cứu nước theo con đường này. -3/2/1930 : chủ trì thành lập ĐCSVN. Từ đó hoạt động để xây dựng Đảng vững mạnh. - Từ 2/1941 về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào CM trong nước, làm nên CMT8/1945 - 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN mới, bắt đầu một thời đại mới. Là lãnh tụ Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi từ trần (2/9/1969). 3- Khái quát chung Là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng nhưng Người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu Sự nghiệp văn học 1. Tìm hiểu quan điểm a) HS nêu 3 quan điểm GV hướng dẫn để HS phát biểu dưới dạng mệnh đề. b) GV hướng dẫn cách nghị luận để làm sáng tỏ 3 quan điểm ( Hướng dẫn HS thực hiện nghị luận 1 trong 3 quan điểm) + Muốn nghị luận cần trình bày 3 nội dung. Thứ nhất, HCM đã phát biểu trực tiếp quan điểm như thế nào ? Thứ hai, Người đã thể hiện điều ấy trong tác phẩm của mình ra sao ? Thứ ba, văn học nói chung đã thể hiện quan điểm này thế nào ? c) GV trình bày ngắn gọn 1 quan điểm để minh họa II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác a) Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng + Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Văn học nghệ thuật,...mặt trận ấy". Người phê phán thơ xưa chỉ biết trưng, hoa, tuyết, nguyệt và nhấn mạnh : "Nay ở trong thơ nên có thép,ữngung phong". + Thời ở Pháp, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dan Pháp, ngay ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy bảo "ngày dài ngâm ngợi cho khuây" nhưng Nhật kí trong tù rất giàu tính chiến đấu,... Những ngày tháng gian khổ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bác sáng tác các bài ca cách mạng,... + VHNT thế giới cũng như VHNT Việt Nam, trong chiều dài hàng ngàn năm của mình, quan điểm mà HCM đề cao đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt. ở VN chẳng hạn, từ Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đến nay luôn vang lên những sáng tác văn chương của những con người "Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (Sóng Hồng). b) Cần chú trọng tính chân thật và tính dân tộc c) Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích tác động để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, 2. Tìm hiểu di sản văn học GV hướng dẫn HS về nhà lập Bảng tóm tắt di sản văn học HCM. (Quy định thời hạn nghiệm thu, chấm điểm) 2. Di sản Chính luận Truyện kí Thơ ca Tác phẩm Nội dung Đăc sắc NT 3. Tìm hiểu Phong cách nghệ thuật a) HS lập dàn ý trình bày (theo nhóm) b) GV Phỏng vấn : + Cái hay của Vi hành + Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là gì ? 3. Phong cách nghệ thuật + Mỗi thể loại có những đặc sắc riêng ( Văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca ) + Đánh giá chung : Phong phú, đa dạng nhưng nhất quán. Mục đích rõ ràng, tư tưởng sâu sắc, cách viết...nên có sức hấp dẫn, có sức tác động nhiều đối tượng, có sức sống lâu bề Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết 1. GV nêu các yêu cầu cần nắm về tác giả HCM 2. HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết - HCM là tác gia lớn, có quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ. Người đã để lại sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại. - Tác phẩm của người có giá trị nhiều mặt, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam. Hoạt động 4 - Luyện tập IV. Luyện tập Bài 1 1. Cả lớp góp ý để làm rõ 2 phương diện của bài thơ Chiều tối (Mộ). GV vừa gợi ý vừa ghi bảng các ý kiến HS 2. Dựa trên 2 nội dung xác định 1, 2 HS trình bày miệng. Bài 2 (thực hiện ở nhà) Tổ học tập tổ chức viết thành văn bản. GV chấm theo tổ. Bài tập 1 1. Màu sắc cổ điển + Thể loại thơ tứ tuyệt, âm hưởng Đường thi + Hình ảnh thiên nhiên, không gian, tâm thế nhà thơ phảng phất điệu bâng khuâng, cô đơn như chinh nhân lữ thứ với cái tôi trữ tình ẩn tàng thường gặp trong thơ xưa. 2. Màu sắc hiện đại + Hình tượng con người khách quan là trung tâm của bức tranh, Cái nhìn sống động, tuơi tắn. + Hình ảnh bếp lửa hồng mang tính ẩn dụ cho tương lai lạc quan, tin tưởng, không bị trùm lấp bởi điệu buồn của lối thơ chinh nhân xưa + Trong chiều sâu của bài thơ là hình ảnh tác giả điềm đạm, lão luyện đang dấn thân trên đường gian khó. Đó là một hình ảnh động, khác với cái xôn xao được thể hiện trong tĩnh lặng của thơ cổ diển. Con người như thế, phải là con người của thời hiện đại. D. Dặn dò: - Làm bài tập 2 trong SGK - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtGiáo Án Ngữ Văn Lớp 11
– Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ
– Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
– Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương
– Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.
Tuần 3: Ngày soạn: 23/08/2015 Ngày dạy: /09/2015 Tiết PPCT: 9 Đọc văn: THƯƠNG VỢ -Trần Tế Xương- I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức - Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương - Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại - Phân tích, bình giảng bài thơ. III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung TT 1: Tìm hiểu về tác giả ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Trần Tế Xương (1870-1907), quê ở Mĩ Lộc, Nam Định. Là người có tài cao nhưng người đường khoa cử lận đận. - Sự nghiệp: + Có hai mảng lớn: trào phúng và trữ tình. + Nội dung: phê phán chế độ thực dân, tâm sự về cuộc đời, đất nước (chế độ thi cử đương thời). + Nghệ thuật: góp phần Việt hóa thơ Đường, làm phong phú ngôn ngữ Việt. GV: ông chỉ sống có 37 tuổi đời và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Mảng thơ trào phúng sắc sảo, mạnh mẽ; mảng thơ trữ tình sâu lắng. Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều bắt nguồn từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước. Ông được xem là bậc "thần thơ thánh chữ". ? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm (đề tài, thể loại, vị trí)? - Đề tài: viết về bà Tú. - Thể loại: Thơ trữ tình (Thất ngôn bát cú Đường luật). - "Thương vợ" là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV: Cuộc đời của ông Tú thua thiệt nhiều: thi hỏng, danh phận dở dang, vinh không một lần. Bà Tú là cái được lớn nhất, duy nhất và cũng là cái day dứt nhất của ông Tú. Thương vợ, giận đời, giận cả bản thân, ông Tú mài mực bằng giọt lệ âm thầm viết về người đàn bà chỉ vì gắn với mình mà nhọc nhằn, cơ khổ suốt đời. * Nhóm 1: Thời gian, địa điểm làm ăn của bà Tú có gì đặc biệt? Em hiểu nuôi đủ là thế nào? Tại sao không gộp cả 6 miệng ăn mà lại tách ra 5 con với 1 chồng? Hai câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh làm ăn của bà Tú: - Công việc: "buôn bán". - Thời gian: "quanh năm" là khoảng thời gian suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù nắng hay mưa, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác - Địa điểm: "mom sông" là phần đất ở bờ sôn nhô ra nơi đầu sóng ngọn gió à hình ảnh đó gợi lên một không gian sinh tồn hết sức bấp bênh, khó khăn. * Nhóm 2: Nhận xét cảnh làm ăn, buôn bán của bàTú? Hình ảnh bà Tú hiện lên như thế nào? Tìm giá trị nghệ thuật hai câu thơ? - Hình ảnh "con cò" (hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ) xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian "lặn lội bờ sông" mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian: "khi quãng vắng" à cả không gian và thời gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm. - Cách đảo ngữ: đưa từ "lặn lội" lên đầu câu, thay "con cò" bằng "thân cò" à nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi lên nỗi đau thân phận. - Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả thì câu thơ thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. * Nhóm 3: Nhận xét nghệ thuật? Cách dùng số từ có ý nghĩa gì? Hoàn thiện nhân cách của bà Tú? - Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con. - "Năm nắng mười mưa" nói lên sự vất vả, gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú. - Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quý. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con. à ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. * Nhóm 4: Lời chửi ở hai câu thơ cuối là của ai? Chửi ai? Có ý nghĩa gì? - Tú Xương đã thâm nhập vào nỗi khó nhọc của bà Tú để chửi "thói đời" và để tự chửi mình. Sự "hờ hững" của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. + Tự chửi mình: vì tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội à vừa cay đắng vừa phẫn nộ. + Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói. - Nhà thơ không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án "thói đời" mà còn tự trách mình, thẳng thắn tự nhận khiếm khuyết của mình. àTừ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội. HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 4: Tổng kết Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Thành công nhất của bài thơ là ở chỗ nào? 1. Nội dung: - Hình ảnh bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét, tiêu biểu cho người phụ nữ VN đảm đang, tần tảo trong một gia đình đông con. Đức hi sinh, sự cam chịu của bà Tú càng làm cho ông Tú thương vợ và biết ơn vợ hơn. 2. Nghệ thuật: - Bài thơ hay từ nhan đề đến nội dung. Dùng ca dao, thành ngữ, phép đối. Thể thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực. Mộc mạc chân thành mà sâu sắc, mạnh mẽ. à Thành công nhất của bài thơ là: Xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1870- 1907) - Thường gọi là tú Xương. - Quê: Mĩ Lộc - Nam Định. - Cuộc đời ngắn ngủi, nhìu gian truân nhưng có sự nghiệp thơ ca bất tử. - Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng. 2. Tác phẩm: II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hai câu đề - Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác. - Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định. - Nuôi đủ 5 con 1 chồng: Bà Tú nuôi 6 miệng ăn. Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt (Một mình ông bằng 5 người khác). à Lòng biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú đối với cha con ông Tú. Lòng vị tha cao quí của bà càng thêm sáng tỏ. 2. Hai câu thực - Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn. - Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm. - Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, giành giật. - Nghệ thuật đối: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình. à Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương. 3. Hai câu luận - Một duyên / năm nắng - Hai nợ / mười mưa - Âu đành phận / dám quản công à Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. - Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian: âm hưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát. - Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quý. - Tú Xương rất hiểu tâm tư của vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc. 4. Hai câu kết - Tiếng chửi thông tục (câu 7): tác giả tự chửi mình, chửi thói đời đen bạc. - Tú Xương tự phán xét, tự lên án mình, tự thừa nhận thiếu sót. à nhân cách đẹp qua lời tự trách: đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. * Ghi nhớ: SGK. III. Tổng kết: 4. Củng cố: - Thuộc lòng bài thơ. Diễn xuôi. - Nắm nội dung bài học. - Tập bình ý mà bản thân cho là hay nhất. 5. Dặn dò: - Soạn bài theo phân phối chương trình: + "Khóc Dương Khuê" - Nguyễn Khuyến. + "Vịnh khoa thi hương" - Trần Tế Xương.Giáo Án Ngữ Văn 11: Thương Vợ
– Cảm nhận được h/ả bà Tú vất vả đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.
– Thấy được tình cảm thương yêu và quý trọng của Tú Xương dành cho vợ.
– Qua những lời tự trào thấy được nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
– Nắm được những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, vận dụng thành công h/ả, ngôn ngữ vă học dân gian, p0sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.
Thầy: Soạn g/án, TLTK. Trò: Soạn bài.
TIẾT 9 NS: 12/9/08 NG: 15/9/08 THƯƠNG VỢ Mục tiêu cần đạt: giúp HS - Cảm nhận được h/ả bà Tú vất vả đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. - Thấy được tình cảm thương yêu và quý trọng của Tú Xương dành cho vợ. - Qua những lời tự trào thấy được nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Nắm được những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, vận dụng thành công h/ả, ngôn ngữ vă học dân gian, p0sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào. B- Chuẩn bị Thầy: Soạn g/án, TLTK. Trò: Soạn bài. Tiến trình tổ chức các hoạt động. HĐ 1 Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc lòng bài thơ " Câu cá mùa thu" của NK và phân tích hai câu thơ cuối. HĐ 2: Giới thiệu bài mới. Trong vă học trung đại, thơ viết về t/c vua tôi, t/y TN, t/c bạn bè rất nhiều nhưng làm thơ bày tỏ sự cảm thông và yêu thương tri ân đối với vợ ngay khi vợ còn sống chỉ có Tú Xương. Điều đó cho thấy bà Tú có vai trò rất quan trọng đối với Tú Xương và đề tài viết về bà tú trong thơ TX là đề tài khá quen thuộc. Bài thơ thương vợ là một trong những bài thơ thể hiện t/c của ông với bà vợ của mình. HĐ 3: Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Dựa vào phần tiểu dẫn và phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết nhũng nét cơ bản về t/g Trần Tế Xương? Bài thơ được t/g viết khi nào? sáng tác theo thể loại gì? Gv hướng dẫn HS đọc: chậm rãi, chính xác, hóm hỉnh, vui tươi. Gvnhận xét cách đọc của hs. Gv giải thích từ khó/SGK Văn bản có thể chia ra thành mấy phần? ND ntn? Trong câu thơ đầu, h/ả bà Tú hiện lên trong không gian và tg ntn? Công việc bà Tú làm là gì? Em có nhận xét gì về kg, tg, công việc của bà Tú? Câu thơ mở đầu giúp em hiểu gì về bà Tú? Vì sao bà Tú phải chịu nỗi vất vả nhọc nhằn ấy? Em có nhận xét gì về nhịp ngắt cách dùng từ ở câu thơ thứ 2? Tác dụng của nghệ thuật sử dụng từ, nhịp ngắt là gì? T/s tg không nói là nuôi đủ 6 người mà lại tách con và mình riêng như vậy? Nuôi đủ em hiểu như thế nào? - Nuôi đủ- chăm lo đủ mọi thứ - vừa đủ không thừa cũng không thiếu. -Con có thể đếm nhưng ai lại đếm chồng, một chồng-tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ, càng đọc câu thơ càng nhiều ý vị( XDiệu) ? Cảm nhận của em về vai trò của bà Tú trong gia đình ntn? Kq lại nội dung nghệ thuật của hai câu đầu? Em có nhận xét gì về NT được sd trong hai câu tiếp? Em hãy nhớ lại và đọc những câu ca dao có h/ả con cò? - Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. - Con cò mà đi ăn đêm. H/ả con cò trong ca dao thường dùng để nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ VN? Con cò thường để nói lên phẩm chất chăm chỉ giàu đức hi sinh của người phụ nữ VN Thân cò gợi dáng hình gầy guộc cũng như thân phận tội nghiệp của bà Tú( Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ, tiếng có miếng không). Khi quãng vắng gợi k gian thời gian ntn? Qua đó em hiểu thêm được điều gì về bà Tú? - Bà Tú phải lam lũ vất vả trong nhiều thời điểm, có nguy cơ gặp điều bất chắc. Eo sèo là ntn? Xem chú thích SGK/29. Buổi đò đông- Nhiều đò trên một con sông, hoặc nhiều người trên một con đò. Ca dao có câu: " Con ơi nhớ lấy câu này, Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua." buổi đò đông không chỉ có lời qua tiếng lại phàn nàn cáu gắt chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất chắc. Vậy mà bà Tú vẫn thường xuyên phải đi đò đầy, phải đối mặt với sự nguy hiểm. Kq lại ND của hai câu trên? Qua sự phân tích trên em hãy kquát lại ND, NT của bốn câu cuối. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ & NT trong hai câu tiếp? NT đó có tác dụng gì? Theo em đây là lời của ai? TX mượn lời của vợ để nói lên sự cảm thông sâu sắc của bà Tú đối với ông Tú. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm của bản thân. ?Hai câu thơ thể hiện t/c của ông Tú đối với bà tú như thế nào? Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài trào phúnglà cả một tấm lòng không chỉ thương mà còn tri ân vợ. Ông Tú tự coi mình là món nợ đời của bà Tú, ông đã kết lại bài thơ bằng những lời lẽ ntn? Ông Tú buông tiếng chửi ai? Thói đời: Sự bất công trong XH trọng nam khinh nữ, quan niệm xuất giá tòng phu, phu xướng phụ tùy, sự bội bạc của những ông chồng. Sự hờ hững của ông đối với vợ là biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Qua hai câu cuối em hiểu gì về Tú Xương? Lời chửi trong hai câu cuối là lời Tú Xương tự rủa mát mình nhưng mang ý nghĩa XH sâu sắc. Ông chửi " thói đời" bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xakhiến bà Tú phải khổ KQ lại nội dung và nghệ thuật của bốn câu cuối? Qua sự ptích trên em hãy cho biết giá trị ND & NT của bài thơ "Thương vợ"? Đọc diễn cảm bài thơ và trình bày cảm nhận của em về t/c của ông Tú đvới bà Tú? HSTL HSTL HSđọc HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTL HSTl I-Đọc tiếp văn bản 1, Tác giả Trần Tế Xương. - TX( 1870-1907) thường gọi là Tú Xương. - Quê: làng Vị Xuyên, Mĩ lộc, Nam Định. - Ông là người Sắc xảo, thông minh phóng túng, nổi tiếng về thơ phú nhung không chịu gò bó trong khuôn sáo trường quynên thi cử lận đận( 8 lần thi chỉ đỗ Tú tài). - Vợ là Phậm Thị Mẫn, giàu t/y thương tần tảo đã đi vào thơ TX như một nv điển hình. - Cuộc sống của gia đình ông túng thiếu, nghèo nàn. - SNSTác: 100bài thơ chủ yếu là thơ Nôm & một số bài văn tế phú câu đối. Sáng tác ở cả hai mảng trào phúng và trữ tình. 2, Văn bản. -Bài thơ " Thương vợ" được viết ngay khi bà tú còn sống. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 3, Đọc- giải thích từ khó. 4, Kết cấu. 2 phần - 4 câu thơ đầu: h/ả bà tú. - 4 câu thơ sau: t/c của ông Tú. II- Đọc- hiểu văn bản. 1, Bốn câu thơ đầu. a, Hai câu đầu. Câu 1: + Công việc: Buôn bán(Mọtt công việc vất vả khó nhọc). Câu 2: NT: Nhịp thơ 4/3. sử dụng số đếm( 5,1). liệt kê: con, chồng. giọng tự trào hóm hỉnh. Bà Tú đóng vai trò trụ cột trong gia đình. b, Hai câu tiếp. NT: Đảo ngữ.(Lặn lội thân cò, Eo sèo mặt nước) + Sử dụng sáng tạo h/ả con cò trong ca dao( thân cò). + Ẩn dụ: đồng nhất h/ả thân cò với vóc dáng gầy guộc tội nghiệp của bà Tú. + (t): sớm tinh mơ hoặc tối mịt. + Kg: heo hút, vắng vẻ chứa đầy sự nguy hiểm lo âu Cảnh vật lộn bon che buôn bán của bà Tú thật nguy hiểm. Với nghệ thuật trên nhấn mạnh sự vất vả gian truân của bà Tú khi phải bươn bả trong cảnh làm ăn, lúc đơn chiếc khi quãng vắng, đồng thời cho thấy tấm lòng xót thương da diếtvà cảm thông sâu sắc của ông Tú đvới vợ. 2, Bốn câu cuối. a, Hai câu tiếp. NT: sử dụng số từ( một, hai, năm, mười). sd thành ngữ kết hợp với đảo ngữ. giọng điệu trầm lắng. b, Hai câu cuối. Ngôn ngữ khẩu ngữ: Cha mẹ thói đời. Ông Tú tự chửi thói đời - tập tục quan niệm hủ lậu hay ông đang tự chửi chính bản thân mình. -Từ hoàn cảnh riêng t/g lên án thói đời bạc bẽo nói chung. -Qua đó càng hiểu tấm lòng yêu vợ sâu sắc của TX. TLại: Bốn câu cuối thể hiện sự cảm thông biết ơn sâu sắc cũng như t/y thương vợ tha thiết của TX. Qua đó khẳng định ông là người có nhân cách cao đẹp. III-Tổng kết 1, Nghệ thuật. Từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống. 2, Nội dung./Ghi nhớ SGK/30 Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những dức tính coa đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy h/ả bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của ông Tú. IV- Luyện tập HĐ 4: Hướng dẫn hs học bài: -Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những giá trị nd, nt của bài thơ. - Soạn bài " Khóc Dương Khuê" của NKhuyến. ------------------------------------Hết--------------------------------------------------------Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Khối 11 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!