Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10: Nỗi Thương Mình (Truyện Kiều) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người soạn: Lê Thị Thu Hằng Mục tiêu Giúp HS: – Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là đối. Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình. Biết thông cảm với nỗi đau của con người. II/Chuẩn bị của thầy, trò 1. GV – Phương tiện: SGK, SGV, giáo án 2. HS: SGK, vở soạn IV/ Tiến trình dạy học A. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p) B. Tiến trình 1. Kiểm tra bài cũ: Bi kịch tình yêu trong đoạn trích “Trao duyên” đặc biệt ở điểm nào? Qua đó, em nhận xét gì về số phận và nhân cách của Thuý Kiều? TL: – Bi kịch tình yêu: Bi kịch 1: yêu tha thiết song phải tuân theo chữ hiếu mà bỏ tình yêu. Bi kịch 2: trao duyên cho em gái song vẫn không nguôi day dứt về tình yêu. – Kiều có thân phận đau khổ về tinh thần. Song nàng có nhân cách cao đẹp của con người chung thuỷ, luôn biết hi sinh vì người khác. 2. Bài mới (44 p) LVB: Nhận xét về Thuý Kiều (TK), có hai luồn ý kiến: “Kiều là cô gái trinh tiết” và “Kiều là cô gái tà dâm”. Em đồng ý ý kiến nào? Muốn trả lời câu hỏi đó, ta đi vào tìm hiểu đoạn trích. T Hoạt động Nội dung 5p Hoạt động 1:Tiểu dẫn ? Vị trí văn bản? I. Tiểu dẫn Vị trí văn bản: câu 1229 – 1248 5p Hoạt động 2: Đọc – GV lưu ý giọng đọc: buồn, thiết tha. – HS đọc diễn cảm. – HS xác định bố cục, ND từng phần. * Bố cục: 30p Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản ? Em hãy xác định các biện pháp NT được sử dụng ở đây? – Đọc chú thích SGK để tìm hiểu hình ảnh ước lệ. Tác dụng? (Gợi ý: đưa ra 2 cách nói để HS so sánh: “Sớm đưa TN, tối tìm TK” và “Sớm tối tiếp khách làng chơi”. Cách nào ẩn ý hơn?) – Tác giả sử dụng dạng đối gì: đối trong cụm từ, trong câu hay giữa câu – câu?) – Tìm các hình ảnh, câu văn sử dụng phép đối. Tác dụng? ? Tìm những câu có sử dụng biện pháp đảo ngữ. Tác dụng? ? Qua đó, em thấy gì về tình cảnh của TK? ? Hai câu 5, 6 cho ta thấy hoàn cảnh trực tiếp bày tỏ nỗi thương thân của K như thế nào? – HS trình bày cách ngắt nhịp trong câu 6 và tác dụng. ? Tìm các biện pháp NT trong đoạn và nêu tác dụng? (dành cho HS khá) ? Kiều đã bày tỏ những tâm sự gì? ? Đoạn thơ kể lại tình cảnh gì? Tâm trạng TK như thế nào trong tình cảnh đó? II. Văn bản – Hình ảnh ước lệ: + Ba hình ảnh (chú thích – SGK) + Tác dụng: tả thực tình cảnh của TK và khung cảnh chung của lầu xanh tuy vậy vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK. Việc dùng điển tích làm ý thơ tả thực mà vẫn trang trọng, tránh đi cụ thể, chi tiết vào hiện thực xấu xa của lầu xanh. – Biện pháp đối: + Tiểu đối trong cụm từ: “Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”: một cụm từ được biến hoá từ thành ngữ “bướm ong lả lơi” (so sánh: nếu sử dụng đúng thành ngữ này, ý nghĩa vẫn đảm bảo song không có sự nhấn mạnh). chúng tôi đã đảo thành hai hình ảnh đối nhằm tô đậm hoàn cảnh của Kiều. Đó là hoàn cảnh không được tốt đẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần. + Tiểu đối trong câu, đối 2 cặp câu (1-2 với 3-4): “Cuộc saysuốt đêm”, “Sớm đưaTK”: mô tả chân thực quãng thời gian Kiều ở lầu xanh. Biện pháp đối làm quãng thời gian dài vô tận, ở thời điểm nào người kĩ nữ cũng phải tiếp khách và phải tiếp nhiều loại người. – Biện pháp đảo ngữ: “Biết baolơi”, “Dập dìuchim” 2. Phần 2 (16 câu tiếp) – Hai câu đầu: Hoàn cảnh thương thân của Kiều + Sau những lúc tiếp khách, có thời điểm TK ở một mình. Đó là lúc đã gần sáng, khi đã tỉnh rượu và cảm thấy mỏi mệt vì những cuộc truy hoan. Lúc đó, K mới chợt giật mình nhận rõ tình cảnh bản thân. Thời gian đêm gần sáng là lúc con người ý thức rõ về bản thân. Trong thơ HXH, “CPN”, TX, các tác giả cũng dùng thời gian này để gợi tâm tình. + Trong thời điểm đó, chỉ có một mình bản thân NVTT tự đối diện. TK cũng vậy. Một câu thơ có ba chữ “mình” càng nhấn mạnh sự cô đơn của TK, cho thấy ý thức về bản thân đang trỗi dậy trong K. Câu thơ cũng thay đổi cách ngắt nhịp: 2/4/2 nhằm diễn tả sự thay đổi trong bài thơ: thay đổi từ khung cảnh ồn ào sang yên lặng, thay đổi trong tâm trạng NVTT: từ vô thức sang có ý thức về bản thân. Chứng tỏ, trong cảnh sống lầu xanh, K vẫn không quên đi nỗi khổ nhục của bản thân. Nếu quên đi thì TK sẽ không đau khổ nhưng còn ý thức được điều đó thì nỗi đau càng tăng lên. – Bốn câu tiếp: Tâm sự của Kiều Từ “khi”, “giờ” chỉ khoảng thời gian không xác định, gần với thời điểm NVTT đang nói. Dường như mọi việc vẫn ở trước mắt, quá khứ tươi đẹp mới thoáng qua chứ chưa xa xôi. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh “Giờđường” cho thấy hoàn cảnh bơ vơ, bị coi thường của TK. Hai câu 9, 10 sử dụng phép đối và tiểu đối trong cụm từ: dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường để nhấn mạnh sự chán chường, đau khổ đến chai lì cảm xúc của nàng. Câu 10 là câu cảm thán với kết cấu vòng tròn, điệp lại chữ “thân” ở đầu và cuối câu như sự day dứt, khinh ghét chính bản thân mình. Từ“sao” điệp lại 4 lần làm tâm trạng TK như trải dài qua các dòng thơ, mỗi dòng thơ là mỗi lời chất vấn số phận thấm đầy nước mắt. – Mười câu cuối: Thái độ của Kiều trước thú vui lầu xanh + Tình cảnh : Nhiều lần TK phải chịu sự lả lơi của khách làng chơi trong khung cảnh đầy chất lãng mạn với nhiều thú vui. + Tâm trạng: Với sự vui thú ở lầu xanh, TK tỏ thái độ thờ ơ. Để khách vui, người kĩ nữ nhận về mình nỗi buồn. “Mưa Sở mây Tần” là thành ngữ chỉ quan hệ thân xác nam nữ. Trước sự việc đó, TK “nào biết có xuân là gì”, nàng không quan tâm và cũng không thấy vui. Không thấy vui thú thì sự gần gũi biến thành cực hình, nó như con dao hai lưỡi mà TK là nạn nhân. Mặc dù cảnh TN rất đẹp song nàng không thấy vui thú. Câu hỏi tu từ “Ngườibao giờ” nhằm khẳng định ảnh hưởng của tâm trạng TK với cảnh vật. Đây cũng là qui luật tất yếu về mối liên hệ giữa tâm trạng với cái nhìn cảnh vật của con người. Cái vui chỉ là gượng gạo. Trong “Chinh phụ ngâm” khi miêu tả người thiếu phụ đánh đàn, tác giả cũng dùng chữ “gượng”. TK và người chinh phụ đã gặp nhau ở tâm trạng chán chường trước những thú vui quen thuộc. Nàng chán chường vì không có ai tri âm. Câu hỏi đặt ra cuối đoạn để tìm người tri âm mà cũng để khẳng định: chẳng có ai cả. Từ “ai” xuất hiện hai lần. “Ai” ở đầu câu là sự tìm kiếm nhưng khi nó xuất hiện ở cuối câu thì là sự phủ định hoàn toàn. HĐ 4: Tổng kết ? Nhận xét gì về tình cảnh – tâm trạng TK? Từ đó, em đánh giá gì về nhân phẩm TK? K là cô gái trinh tiết hay tà dâm? ? “Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ thế nào với văn học trung đại? Từ đó, rút ra giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm? ? Văn bản sử dụng chủ yếu biện pháp nào? – HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết Nội dung – TK rơi vào tình cảnh trớ trêu, dễ làm con người đánh mất nhân phẩm. K ý thức rõ thân phận khổ đau của mình, tiếc nuối quá khứ, khinh ghét bản thân và thờ ơ với những thú vui ở lầu xanh. – chúng tôi không chỉ thương xót chung chung mà ông chú ý đến nỗi đau cá nhân của con người. Sau lối xưng “ta” đặc trưng của văn học trung đại, ta chợt nghe thấy một giọng ca riêng cùng nỗi thương thân của cái “tôi”. Thương mình là nền tảng vững chắc cho lòng thương người. Với đoạn trích này, ND đã kế thừa được tư tưởng tiến bộ của VHDG. Hơn nữa, đây là “nỗi thương mình” của con người dưới đáy xã hội nên nó càng mới lạ và giàu tính nhân đạo. Nó cho thấy, chúng tôi quan tâm tới mọi loại người chứ không chỉ những người ở tầng lớp trên. Không phải những người ở hoàn cảnh xấu đều xấu cả. Nó còn cho thấy ý thức bản thân và sự phản kháng của con người bị đè nén với xã hội đặc biệt là của người phụ nữ Nghệ thuật Sử dụng tối đa phép đối để nhấn mạnh tình cảnh – tâm trạng TK và nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm miêu tả chân thực cuộc sống lầu xanh mà vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK. HĐ 5: Luyện tập HS làm bài trắc nghiệm Đáp án: c IV. Luyện tập Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình”? a. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải khi rơi vào lầu xanh. b. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều. c. Sự đau khổ của Kiều khi phải trao duyên cho em. C. 1. Giao nhiệm vụ – Học thuộc bài thơ. – Nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm. 2. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau – Soạn bài “Chí khí anh hùng”. – Một HS chuẩn bị thuyết trình tiểu dẫn.
Giáo Án Bài Nỗi Thương Mình (Trích Truyện Kiều)
2. Kĩ năng 3. Thái độ, phẩm chất 1. Giáo viên 2. Học sinh
Sĩ số; …………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtGV: em hãy đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và cho biết vị trí của đoạn trích ?
(GV cho học sinh tìm hiểu vị trí đoạn trích bằng cách kể tóm tắt phần cốt truyện trước )
2.Bố cục đoạn trích
Có thể chia đoạn trích thành 3 đoạn:
– Đoạn 1(“Biết bao…tối tìm Trường Khanh”): Giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều ở lầu xanh
– Đoạn 2(“Khi tỉnh rượu…nào biết có xuân là gì”) : Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy
– Đoạn 3(“Đòi phen…mặn mà với ai”) : Tả cảnh để diễn tả tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều
GV hỏi: Trong bốn câu thơ đầu,cảnh sống chốn lầu xanh được hiện lên qua những chi tiết nào?Đây có phải là một cuộc sống bình thường không?( GV bình)
GV hỏi: để thể hiện cảnh sống ấy, Nghuyễn Du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
– Bút pháp ước lệ:
+ Điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc”, “Trường Khanh”⇒ chỉ chung cho loại khách làng chơi
+ Đan xen những từ ngữ gợi hình, gợi tả: ” lả”, ” lơi”, ” dập dìu” ⇒ gợi cảnh sống buông thả, đắm chìm trong nhà chứa ; đồng thời làm các điển tích, điển cố không trở nên khô cứng.
+ Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian: “biết bao”, “đầy tháng”, “suốt đêm”, “sớm đưa…tối tìm…”⇒ từ ngữ chỉ mức độ thời gian trải dài, triền miên không dứt
+ tách thành ngữ chéo sáng tạo ” ong bướm lả lơi” thành ” bướm lả ong lơi”
Việc sử dụng bút pháp ước lệ có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảnh của Thuý Kiều trong chốn lầu xanh?
GV hỏi: Có những kĩ nữ rất bình thản trong cảnh sống mây mưa, trăng gió trong chốn lầu xanh; riêng đối với Thuý Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn, từ cảnh sống ” êm đềm trướng rủ màn che” bị ném vào bùn nhơ. Nàng đã có cảm xúc như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu 8 câu thơ tiếp theo
2.Tám câu tiếp theo :tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy
GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh nào làm nảy sinh cảm xúc của Kiều?
– Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc:
+ “khi tỉnh rượu” → khi con người đã trở về trạng thái cân bằng, thoát ra khỏi những cuộc vui triền miên, tỉnh táo trong nhận thức để đối diện với chính mình
+ ” lúc tàn canh” → khi không gian đã thật sự tĩnh lặng, con người chỉ con lại một mình cô độc
⇒ đây là hoàn cảnh dễ nảy sinh tâm trạng nhất và cũng là lúc con người dám nhìn thẳng vào suy nghĩ của mình ⇒ hoàn cảnh tâm lý
GV hỏi:Nếu những câu thơ trên là lời của Nguyễn Du thì đến những câu thơ này lời của ông và của Kiều đã như hòa nhập làm một, Nguyễn Du thay Kiều nói lên tâm trạng của mình. Trong giờ phút ngắn ngủi ấy Thuý Kiều đã thể hiện cảm xúc qua câu thơ nào?
– “Giật mình/mình lại thương mình/xót xa”
Câu thơ có gì đặc biệt?
+ Câu thơ có sự thay đổi nhịp điệu: từ 2/2/2, 4/4 sang 3/3, 2/4/2.Dòng thơ trên ngắt nhip 3/3 như chia đôi khoảng cách không gian và thời gian nhà chứa ồn ào với không gian tâm trạng trong lòng Kiều; thì dòng thơ dưới nhịp thơ như kéo dài hơn thể hiện tâm trạng day dứt, đau đớn của Kiều
+ Phó từ ” lại”, lặp lại 3 lần từ ” mình” – hiện tượng đặc biệt trong văn học trung đại coi trọng sự hàm xúc, tránh lặp từ ⇒ nỗi đau đớn cho mình không phải là đêm nay mà từng đêm dày xéo Kiều
GV hỏi : Vậy cái “giật mình” ở đây là như thế nào?
Nếu ” giật mình” chỉ là hành động bên ngoài của nhân vật đơn thuần thì phải chăng Thuý Kiều đã quen với cảnh sống ấy rồi? Như vậy thì đâu còn có hàng loạt những xót xa, đau đớn ở những câu thơ sau và Thuý Kiều của Nguyễn Du có như vậy để sau này khi gặp lại Kim Trọng vẫn khẳng định : ” chữ chinh kia cũng có ba bảy đường” không?
+ Đằng sau cái “giật mình” là cảm giác ” thương mình” và “xót xa” càng làm rõ hơn cảm xúc, tâm trạng của nàng
Đằng sau cái “giật mình mình lại thương mình xót xa” là cảm xúc như thế nào của nhân vật? chúng ta cùng tìm hiểu 6 câu tiếp. Để thể hiện cảm xúc đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gi?
⇒ Chúng ta có thể khẳng định cái giật mình xót xa của Thúy Kiều là cảm xúc bên trong. Khi tiếng nhạc đã dứt, khách đã ra về hết chỉ còn lại mình nàng cô độc thì tất cả những tâm tư được thể hiện, nàng bị dày vò bởi chính mình.Nhưng nếu không có cái giật mình thì Kiều cũng giống như tất cả các cô gái lầu xanh khác. Nói như Nam Cao là Thúy Kiều tự đặt mình lên cái lật chả, lật đi lật lại; nhưng cũng chính nó đưa Kiều thoát khỏi vũng bùn nhơ sống trong lòng độc giả bao thời đại.
– Nghệ thuật:
+ Cặp từ đối lập ” khi sao” và ” giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập
+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, ” thân sao” chứ không phải sao mặt, sao thân+ sử dụng thành ngữ chéo: dày dạn sương gió →” dày gió dạn sương”, ong bướm chán chường → ” bướm chán ong chường”⇒nhấn mạnh⇒ sự ngỡ ngàng, bàng hoàng
+ Đối lập giữa khách và Kiều:vui thú- ” nào biết có xuân là gì?” ⇒câu hỏi tu từ+”xuân” → tình yêu, hạnh phúc, tuổi xuân → Kiều không có được gì cả
⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng , xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình
3. Tám câu cuối: tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều
Bức tranh thiên nhiên và những thú vui trong lầu xanh đựơc miêu tả như thế nào?
Trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng của Thuý Kiều như thế nào ?
– “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”⇒ ở đây có sự hoà nhập thống nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình.Nỗi đau buồn của Kiều đã hoà nhập vào cảnh vật. Từ một trưòng hợp cụ thể Nguyễn Du đã khái quát thành một chân lý phổ quát mọi thời đại.
Nàng đã sống như thế nào và mong ước điều gì?
– Thuý Kiều gần như chia thành hai nửa con người:
+ Một phải ” vui gượng kẻo là” để tránh những trận đòn ” uốn lưng đổ thịt dập đầu máu sa”của Tú Bà, không được sống thật với chính mình
+Nhưng thực tâm “Ai tri âm đó mặn mà với ai?” .Hai đại từ ” ai”- phiếm chỉ (khách làng chơi, Thúy Kiều, Kim Trọng)
⇒ Sự cô đơn, lạc lõng, bế tắc của Kiều.Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi → Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.
GV hỏi: Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
III. Tổng kết
Đoạn trích Nỗi thương mình thể hiện tập trung tư tưưởng của tác giả: Kiều thương mình → nhân bản,cảm thương trước bi kịch của Kiều → nhân đạo, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng, ý thức cá nhân → nhân văn.Đoạn trích “Nỗi thưong mình” cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện của tác giả.
GV hỏi: ” Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
“Nỗi thương mình” có ý nghĩa sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đaị. Người phụ nữ xưa được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường cam chịu, nhẫn nhục. Khi nhân vật biết “giật mình” và tự ” thưong mình” là đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách và quyền sống của bản thân. Điều này chúng ta đã từng bắt gặp trong văn học thế kỉ XVIII và XIX( thơ tự tình – Hồ Xuân Hương). Thương mình chính là nền tảng vững chắc để thương người,muốn thưong được người phải có sự ý thức sâu sắc về bản thân.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
GV giao bài tập.
GV chuẩn xác kiến thức.
Tìm các dạng thức đối khác nhau trong đoạn trích và vai trò của việc sử dụng phép đối trong đoạn trích:
5. Bài tập
+ Tiểu đối 4 chữ :bướm lả/ ong lơi, lá gió/ cành chim, dày gió/ dạn sương, bướm chán/ ong chường, mư Sở/ mây Tần, gió tựa/ hoa kề⇒ nhấn mạnh mức độ nội dung của cụm từ không có tiểu đối
+ Tiểu đối trong một câu: khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh, nửa rèm tuyết ngậm/bốn bề trăng thâu⇒ nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của không gian và thời gian
+ đối xứng giữa hai câu thơ lục bát: ” khi sao…/giờ sao…”( quá khứ êm đềm, hiện tại nghiệt ngã), “mặt sao…/thân sao..”(thân thể còn đau khổ hơn trên vẻ mặt ), “mặc người…/những mình…”
⇒tác dụng nhấn mạnh ý cần nói, tạo điều kiện nỗi thương mình của nhân vật được nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nguyễn Du đã tăng tối đa hiệu suất của ngôn từ.
4. Củng cố 5. Dặn dò
– Học thuộc lòng đoạn thơ.
KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2005 ĐẠT 9-10 THI THPT QUỐC GIATổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K cho teen 2k5 tại chúng tôi
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Giáo Án Ngữ Văn 10 Cơ Bản Tiết 86: Nỗi Thương Mình (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đọc văn: NỖI THƯƠNG MèNH (Trớch Truyện Kiều – Nguyễn Du) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: – Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều phải đương đầu và buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. – ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá bản thân. – Hiểu được nghệ thuật tả tình cảnh và nội tâm nhân vật. – rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm văn chương B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: . 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yờu cầu cần đạt – Hướng dẫn HS tỡm hiểu vị trớ và nội dung đoạn trớch. Túm tắt những sự kiện chớnh trước đoạn trớch. – Đọc văn bản và chia bố cục? Nờu rừ nội dung từng phần? sỏ – Đọc 4 cõu đầu, nờu cảm nhận chung của em về cảnh sinh hoạt ở lầu xanh? – Quan sỏt cỏc cụm từ: bướm lả ong lơi, lỏ giú cành chim, cuộc say đầy thỏng, trận cười suốt đờm, Trường Khanh, Tống Ngọc Cho biết tỏc giả đó sử dụng cỏc hỡnh thức, biện phỏp nghệ thuật gỡ để thể hiện cảnh sinh hoạt ở lầu xanh của Thỳy Kiều? í nghĩa của cỏch xử lớ nghệ thuật như vậy? – So sỏnh “Bướm lả ong lơi” với “Ong bướm lả lơi”: cho biết cỏch tỏch từ như vậy cú tỏc dụng diễn tả hiện thực cuộc sống của Thỳy Kiều như thế nào? – Em cú nhận xột gỡ vầ giọng điệu lời kể, ngụi kể trong phần này? (Gợi ý: Nếu ở trờn chủ yếu là lời của tỏc giả thỡ ở đõy ta thấy cú sự chuyển đổi giọng điệu tinh tế ntn?) – Khi canh là những khoảnh khắc cú ý nghĩa ntn đối với TK? GV: Khi canh là thời điểm những cuộc vui tạm bợ đó chấm dứt, k cũn nữa õm thanh của những trận cười, cuộc say. Kiều như chợt tỉnh. Cõu thơ đăng đối nhịp 3/3 như tấm bản lề khộp mở 2 thế giới: khộp lại thế giới bờn ngoài đầy nỏo nhiệt, phự hoa và mở ra thế giới của nội tõm chất chứa đầy tõm trạng. – Nhận xột sự biến đổi nhịp thơ và tỏc dụng nghệ thuật của nú? – Giải thớch ý nghĩa của cỏc từ “thương mỡnh”, “xút xa”? – Sự lặp lại ba từ “mỡnh” trong cựng một cõu thơ cú giỏ trị biểu cảm ntn? – 4 cõu tiếp theo đó gúp phần lớ giải tõm trạng của Thỳy Kiều ntn? Hóy chỉ ra và phõn tớch những hỡnh ảnh tương quan, đối lập trong đoạn thơ này? – Em hóy phõn tớch giỏ trị biểu hiện của cỏc cặp tiểu đối, đối xứng trong đoạn thơ này? (Gợi ý: dày giú/dạn sương, bướm chỏn/ong chường cú tỏc dụng thể hiện cuộc sống thực tại cũng như tõm trạng của TK ra sao?) – Với hàng loạt từ để hỏi: khi sao, giờ sao, mặt sao, đem đến cho em cảm nhận gỡ về giọng điệu của đoạn thơ này? – Từ “xuõn” trong cõu thơ cuối đoạn cú ý nghĩa gỡ? Em hóy khỏi quỏt những nột tõm trạng của nàng Kiều? GV: Khụng chỉ cú quỏ khứ đối lập với hiện tại mà bản thõn cuộc sống hiện tại của Kiều cũng là một sự đối lập bẽ bàng. – Em hóy chỉ ra sự đối lập giữa cỏi biểu hiện bờn ngoài của cuộc sống ở lầu xanh với tõm trạng thực của Thỳy Kiều? – Cảm nhận của em về những hỡnh ảnh thiờn nhiờn và cuộc sống sinh hoạt được miờu tả ở đõy? – Hai cõu thơ “Cảnh nào bao giờ” đó khỏi quỏt chõn lớ gỡ? Nhận xột về tài năng nghệ thuật của ND? GV: ND đó để nhõn vật tự khẳng định phẩm giỏ cao đẹp của mỡnh giữa chốn bựn nhơ. Nơi đú chỉ cú thể cướp đi thể xỏc của Kiều chứ khụng thể làm vẩn đục tõm hồn, phẩm giỏ của nàng. Tõm trạng đau đớn, dằn vặt, tủi hổ, tự thương mỡnh cho thấy rừ ý thức làm người, ý thức khụng nguụi về nhõn phẩm của nàng Kiều – 1 tõm hồn trong trắng, cao thượng. – Khỏi quỏt những nột tiờu biểu về ND,Nt của đoạn trớch. Xem phần ghi nhớ SGK I. Tỡm hiểu chung 1. Vị trớ đoạn trớch: từ cõu 1229 – 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. 2. Nội dung: Tỡnh cảnh trớ trờu mà Kiều gặp phải, nỗi niềm thương thõn, xút phận. í thức cao về nhõn phẩm của nàng Kiều. 3. Bố cục: 3 phần – Phần 1: “Biết bao Tràng Khanh” – Tỡnh cảnh trớ trờu của Kiều ở lầu xanh. – Phần 2: “Khi tỉnh rượu cú xuõn là gỡ” – Tõm trạng, nỗi niềm của Kiều. – Phần 3: “Đũi phen mặn mà với ai” – Bi kịch tõm trạng của Thỳy Kiều. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh sống của Kiều ở lầu xanh – Cảnh sinh hoạt: xụ bồ, ồn ào, nhộn nhịp – Nghệ thuật thể hiện: + Ẩn dụ, ước lệ: tả cảnh sống thực của Thỳy Kiều với thõn phận 1 kĩ nữ, giữ được chõn dung cao đẹp của Thỳy Kiều, thể hiện thỏi độ cảm thụng, trõn trọng của tỏc giả đối với nhõn vật. + Tỏch từ, tiểu đối, đối xứng: Tụ đậm thõn phận bẽ bàng, nhấn mạnh hiện thực trớ trờu: cuộc sống nhục nhó, ờ chề kộo dài ở lầu xanh. Tiểu kết: ND đó tỏi hiện tỡnh cảnh trớ trờu của Kiều ở lầu xanh đồng thời bộc lộ cỏi nhỡn cảm thụng, trõn trọng đối với nhõn vật. 2. Nỗi lũng Thỳy Kiều – Lời kể, ngụi kể cú sự chuyển đổi tự nhiờn từ khỏch quan sang chủ quan, như là chớnh Kiều đang bày tỏ nỗi lũng mỡnh. – Khi tỉnh rượu, lỳc tàn canh: là những khoảnh khắc hiếm hoi Kiều được sống thực với mỡnh, đối diện với chớnh mỡnh. – Giật mỡnh, mỡnh lại thương mỡnh xút xa: nhịp thơ 2/4/2 đứt góy bộc lộ tõm trạng: + Giật mỡnh: bàng hoàng, ngơ ngỏc, thảng thốt trước thực tại + Thương mỡnh: í thức về nhõn cỏch, phẩm giỏ và quyền sống của bản thõn. Đú là giọt nước mắt nuốt vào trong gan ruột thấm thớa, xút xa. + Xút xa: sự đau đớn, ấm ức của tõm hồn. – Những hỡnh ảnh tương quan, đối lập: Quỏ khứ Hiện tại Khi sao Giờ sao Phong gấm rủ là – Tan tỏc như hoa – mặt sao dày giú – Thõn sao bướm chỏn ấm đềm, hạnh bị chà đạp, vựi dập phũ Phỳc, trong trắng phàng – Cỏc cặp tiểu đối, đối xứng làm tụ đậm cuộc sống hiện tại đầy tủi nhục, ờ chề, tõm trạng chỏn chường, mỏi mệt, ghờ sợ chớnh bản thõn khi bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trờu. – Hàng loạt từ để hỏi: khi sao, giờ sao, mặt sao, thõn sao tạo nờn giọng điệu chất vấn: Kiều tự tra vấn, tự giày vũ, kết ỏn chớnh mỡnh. Nàng chất vấn + oỏn trỏch + căm giận số phận. – Mặc người / cú xuõn là gỡ: sự đối lập đau xút, chua chỏt giữa người – ta. Tiểu kết: Nỗi cụ đơn cựng cực và những đau đớn, tủi nhục khụng bỳt nào tả xiết của nàng Kiều. Đú cũng là ý thức về phẩm giỏ, nhõn phẩm của nvtt. 3. Bi kịch tõm trạng của Kiều – Cuộc sống sinh hoạt ở lầu xanh: Bề ngoài thực chất Giú tựa, hoa kề, tuyết ngậm tủi nhục, nhơ nhớp Trăng thõu, nột vẽ, cõu thơ Cung cầm, nước cờ Tao nhó, phong lưu “người buồn” “Vui gượng”, “ai tri õm, mặn mà với ai” Kiều hoàn toàn vụ cảm, gượng gạo trước khung cảnh, cuộc sống ở lầu xanh. Mọi thỳ vui đều vụ nghĩa. Tiểu kết: Tõm trạng gượng gạo, chỏn chường cũng chớnh là ý thức nhõn phẩm đẹp đẽ của nhõn vật trữ tỡnh. III. Tổng kết 1. Đặc sắc nghệ thuật: – Đối xứng, tiểu đối, tỏch từ – ẩn dụ, ước lệ – Chuyển đổi giọng kể, ngụi kể 2. Nội dung í thức cao về phẩm giỏ, nhõn cỏch 4. Củng cố và dặn dũ: – Noói thửụng thaõn xoựt phaọn, veỷ ủeùp cuỷa sửù yự thửực veà phaồm giaự, nhaõn caựch, quyeàn soỏng cuỷa naứng Kieàu ủoàng thụứi caỷm nhaọn ủửụùc taỏm loứng nhaõn ủaùo cao caỷ cuỷa Nguyeón Du daứnh cho nhaõn vaọt. – Đọc lại toàn bộ đoạn trớch, khai thỏc thờm những vấn đề về nội dung, nghệ thuật mà trờn lớp do thời gian cú hạn chưa khai thỏc hết. – Chuẩn bị bài: Phong cỏch ngụn ngữ nghệ thuật + Đọc SGK, nắm những vấn đề cơ bản: ngụn ngữ nghệ thuật, đặc trưng của PCNN NT + Gạch chõn những nội dung cũn thắc mắc HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ BÀI * 4 cõu đầu – Túm tắt những sự kiện chớnh trước đoạn trớch. – Đọc văn bản và chia bố cục? Nờu rừ nội dung từng phần? – Đọc 4 cõu đầu, nờu cảm nhận chung của em về cảnh sinh hoạt ở lầu xanh? – Quan sỏt cỏc cụm từ: bướm lả ong lơi, lỏ giú cành chim, cuộc say đầy thỏng, trận cười suốt đờm, Trường Khanh, Tống Ngọc Cho biết tỏc giả đó sử dụng cỏc hỡnh thức, biện phỏp nghệ thuật gỡ để thể hiện cảnh sinh hoạt ở lầu xanh của Thỳy Kiều? í nghĩa của cỏch xử lớ nghệ thuật như vậy? – So sỏnh “Bướm lả ong lơi” với “Ong bướm lả lơi”: cho biết cỏch tỏch từ như vậy cú tỏc dụng diễn tả hiện thực cuộc sống của Thỳy Kiều như thế nào? * 8 cõu tiếp theo – Em cú nhận xột gỡ về giọng điệu lời kể, ngụi kể trong phần này? (Gợi ý: Nếu ở trờn chủ yếu là lời của tỏc giả thỡ ở đõy ta thấy cú sự chuyển đổi giọng điệu tinh tế ntn?) – Khi tỉnh rượu, lỳc tàn canh là những khoảnh khắc cú ý nghĩa như thế nào đối với T. Kiều? – Nhận xột sự biến đổi nhịp thơ của cõu thơ: Giật mỡnh mỡnh lại thương mỡnh xút xa và tỏc dụng nghệ thuật của nú? – Giải thớch ý nghĩa của cỏc từ “thương mỡnh”, “xút xa”. – sự lặp lại ba từ “mỡnh” trong cựng một cõu thơ cú giỏ trị biểu cảm ntn? – 4 cõu tiếp theo: “Khi sao phong gấm rủ là ong chường bấy thõn” đó gúp phần lớ giải tõm trạng của Thỳy Kiều ntn? Hóy chỉ ra và phõn tớch những hỡnh ảnh tương quan, đối lập trong đoạn thơ này? (Gợi ý: đối lập giữa quỏ khứ với hiện tại) – Em hóy phõn tớch giỏ trị biểu hiện của cỏc cặp tiểu đối, đối xứng trong đoạn thơ này? (Gợi ý: dày giú/dạn sương, bướm chỏn/ong chường cú tỏc dụng thể hiện cuộc sống thực tại cũng như tõm trạng của TK ra sao?) – Với hàng loạt từ để hỏi: khi sao, giờ sao, mặt sao, đem đến cho em cảm nhận gỡ về giọng điệu của đoạn thơ này? (Gợi ý: giọng dằn vặt, cật vấn, chất vấn) – Từ “xuõn” trong cõu thơ cuối đoạn (Mặc người mưa Sở mõy Tần – Những mỡnh nào biết cú xuõn là gỡ) cú ý nghĩa gỡ? Em hóy khỏi quỏt những nột tõm trạng của nàng Kiều? * 8 cõu cuối Khụng chỉ cú quỏ khứ đối lập với hiện tại mà bản thõn cuộc sống hiện tại của Kiều cũng là một sự đối lập bẽ bàng. – Em hóy chỉ ra sự đối lập giữa cỏi biểu hiện bờn ngoài của cuộc sống ở lầu xanh với tõm trạng thực của Thỳy Kiều? – Cảm nhận của em về những hỡnh ảnh thiờn nhiờn và cuộc sống sinh hoạt được miờu tả ở đõy? – Hai cõu thơ “Cảnh nào bao giờ” đó khỏi quỏt chõn lớ gỡ? Nhận xột về tài năng nghệ thuật của ND? – Khỏi quỏt những nột tiờu biểu về ND,Nt của đoạn trớch. Xem phần ghi nhớ SGK ———- Rất mong được cỏc em hợp tỏc và chỳc cỏc em học tốt ———-
Soạn Bài Nỗi Thương Mình Trích Truyện Kiều Của Nguyễn Du
Soạn bài Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du 1. Tìm hiểu xuất xứ bài thơ.
– Trích đoạn “Nỗi thương mình” thuộc phần hai của tác phẩm Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”, đoạn trích miêu tả tâm trạng đau khổ, chán chường của Thúy Kiều trong cuộc sống đầy tủi nhục, ê chề nơi lầu xanh.
Sau khi bị Sở Khanh lừa trốn khỏi lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã bị Tú Bà bắt lại đánh đập dã man, và ép phải tiếp khách, đoạn trích “Nỗi thương minh” là sự tủi hờn của Thúy Kiều khi tỉnh dậy lúc tàn canh.
2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích– Trích đoạn “Nỗi thương mình” có thể chia bố cục làm hai phần chính như sau:
+ Phần 1: 12 câu thơ đầu: Khắc họa lại cuộc sống dâm ô, bát nháo nơi lầu xanh.
+ Phần 2: Còn lại: Công việc nơi lầu xanh cùng thái độ chán ghét, ghê sợ của Thúy Kiều.
3. Nhận xét nghệ thuật sử dụng từ ngữ– Trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Du đã vô cùng sáng tạo trong cách thức sử dụng từ ngữ của mình, tác giả mượn những hình ảnh của tự nhiên như những biểu tượng gợi tả đến cuộc sống và số phận hiện tại của Thúy Kiều:
+ “Bướm lả ong lơi”
+ “Lá gió cành chim”
+ “Dày gió dạn sương”
+ “Gió tựa hoa kề”
+ “Bướm chán ong chường”
– Những hình ảnh ước lệ tượng trưng được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu trong việc khắc họa lại không khí bát nháo, trăng hoa nơi lầu xanh. Sống trong cảnh lầu xanh như vậy, Thúy Kiều luôn mang tâm trạng chán chường, đau khổ, nàng thương xót cho số phận đầy chìm nổi của mình, thương lấy tấm thân bị dày xéo, sỉ nhục.
4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thời gian– Thời gian mà Nguyễn Du lựa chọn để nói về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích này chính là thời khắc “tàn canh”
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Thời điểm Thúy Kiều tỉnh dậy chính là lúc tàn canh, khi hơi rượu đã tan, cuộc vui cũng hết, đây chính là lúc Thúy Kiều tỉnh táo nhất để ý thức về cuộc sống đầy ê chề của mình, cuộc sống mua vui cho khách làng chơi, sống cuộc sống lả lơi ong bướm khiến cho nàng chán chường, đau khổ. Nàng thương cho thân phận mình phải đi đến bước đường đọa đầy đau khổ, những suy nghĩ u uẩn bế tắc càng làm cho hình ảnh của Thúy Kiều trở nên đáng thương hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Du lại lựa chọn thời khắc canh tàn, đây là thời khắc có khả năng gợi buồn, gợi sầu nhất, bởi chỉ khi đêm về thì không khí nơi lầu xanh bát nháo mới trở nên tĩnh lặng nhất. Đây cũng là lúc con người sống thật là mình, thấm thía nhất nỗi cô đơn, đau khổ của mình. Mặt khác, thời khắc đêm khuya cũng đem tối, u ám như chính cuộc sống đọa đầy đang bủa vây, chà đạp Thúy Kiều.
5. Nghệ thuật sử dụng hình thức lời kể nửa trực tiếp trong đoạn trích đã đạt hiệu quả như thế nào?Điểm nhìn trần thuật của nhà thơ Nguyễn Du này có những nét đặc biệt, nhà thơ không kể bằng điểm nhìn của mình mà dường như nhập làm một với điểm nhìn của nhân vật Thúy Kiều để kể về cuộc sống của chính mình nơi lầu xanh. Trong tác phẩm, chủ thể của lời kể xưng “mình”,ta có thể hiểu đây chính là lời của Thúy Kiều. Việc lựa chọn điểm nhìn này tạo ra một hiệu quả nghệ thuật độc đáo, nhân vật có thể tự bộc lộ mình, vì vậy mà những tâm tư tình cảm của nhân vật cũng chân thực, sâu sắc và dễ gây đồng cảm, xót thương ở người đọc hơn.
6. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua sáu câu thơ đầu của đoạn trích.– Trong sáu câu thơ đầu tiên, thông qua việc khắc họa khung cảnh nơi lầu xanh thì nhà thơ Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình. Khung cảnh bát nháo, gió trăng không được tác giả khắc họa trực tiếp mà được biểu hiện thông qua những hình ảnh ẩn dụ: “Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “dày gió dạn sương”, “gió tựa hoa kề”. Thông qua những hình ảnh này, người đọc có thể hình dung rõ nét được không khí, cảnh vật nơi lầu xanh. Qua đó làm cơ sở để Thúy Kiều nhận thức được về hoàn cảnh của mình và bộc lộ những tâm trạng sầu muộn, sót thương.
Nàng cảm nhận thấm thía cuộc sống đọa đầy, tàn nhẫn nơi lầu xanh, ngày ngày phải làm những công việc mà mình chán ghét, đàn hát mua vui cho những kẻ đến mua vui khiến cho nàng tủi hờn, ê chề, đau khổ. Câu thơ thứ năm và thứ sáu khắc họa rõ nét nhất về tâm trạng này của nàng. Chỉ một từ “giật mình” thôi nhưng ta có thể thấy nó đáng sợ như thế nào, đây là cái giật mình của ý thức, cái giật mình đầy tuyệt vọng, đau khổ, khơi dậy những nỗi niềm u uẩn vốn triền miên tồn tại trong tâm hồn của Thúy Kiều.
Theo chúng tôi
Soạn Bài Nỗi Thương Mình, Ngữ Văn Lớp 10 Trang 107
Học Tập – Giáo dục ” Văn, tiếng Việt ” Văn lớp 10
Phần bài soạn văn lớp 10 trước, các em đã được tìm hiểu về đoạn trích Trao duyên, trong phần soạn bài Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) này, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em học trích đoạn tiêu biểu để em hiểu hơn về bi kịch tiếp theo trong cuộc đời Kiều. Các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng tài liệu này của chúng tôi để hoàn thiện hơn phần bài giảng của mình.
* Soạn bài Nỗi thương mình, trích Truyện Kiều của Nguyễn Duhttps://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-10-noi-thuong-minh-trich-truyen-kieu-30859n.aspx Ngoài ra, Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm. Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 10 Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều), soạn văn lớp 10 Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, Ngữ văn lớp 10 Soạn bài Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh, Ngữ văn lớp 10 Soạn bài Tựa Trích diễm thi tập, Ngữ văn lớp 10 Soan bai Noi thuong minh ngu van lop 10, soan bai noi thuong minh trich truyen kieu cua nguyen du, soan noi thuong minh lop 10 ngan,
Những bài văn mẫu hay lớp 10 Bài văn mẫu lớp 10 được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm những bài văn hay nhất, đạt chất lượng cũng như được đánh giá cao về văn phong, vốn từ. Đây là những tư liệu hay, cần thiết giúp các bạn học tốt môn văn hơn. Mời …
Tin Mới
Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Qua phần soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng trang 143, 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1, chúng ta sẽ cảm nhận được tình bạn tri kỉ thắm thiết, nồng đượm, chân thành giữa hai người bạn, hai nhà thơ nổi tiếng đời Đường Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
Soạn bài Trình bày một vấn đề
Phần soạn bài Trình bày một vấn đề trang 150 SGK Ngữ văn 10, tập 1 nhằm giúp các em học sinh nhận biết về tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề, các công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề bao gồm chọn vấn đề trình bày, lập dàn ý cho bài trình bày, các bước trình bày vấn đề (bắt đầu trình bày, trình bày nội dung chính).
Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng), Soạn văn lớp 10
Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 147 SGK Ngữ văn 10, tập 1 để các em tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cũng như hiểu hơn về tâm sự, nỗi lòng u uất của thi nhân trong việc vẽ nên bức tranh mùa thu trầm buồn trên đất khách.
Giáo Án Ngữ Văn 10: Chí Khí Anh Hùng (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:
– Hiểu được lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải.
– Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng theo khuynh hướng lý tưởng hóa của tác giả.
(Một bút pháp miêu tả NVAH khá quen thuộc của VHTĐ)
B. PHƯƠNG PHÁP:
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3HS.
Đọc đoạn trích “Nỗi thương mình”. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
Suy nghĩ của em về nỗi niềm, tự thương tự đau của Kiều qua đoạn trích?
CHÍ KHÍ ANH HÙNG (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGUYỄN DU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS: - Hiểu được lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải. - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng theo khuynh hướng lý tưởng hóa của tác giả. (Một bút pháp miêu tả NVAH khá quen thuộc của VHTĐ) B. PHƯƠNG PHÁP: C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3HS. Đọc đoạn trích "Nỗi thương mình". Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Suy nghĩ của em về nỗi niềm, tự thương tự đau của Kiều qua đoạn trích? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung HS đọc đoạn trích - xác định vị trí đoạn trích trong TP. Chia bố cục - tìm ý chính từng phần. Khái quát nội dung đoạn trích? Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích - Trong bốn câu đầu h/a Từ Hải được miêu tả qua những từ ngữ, chi tiết nào? Phân tích hàm nghĩa của các từ ngữ chi tiết đó? Qua tìm hiểu em thấy Từ Hải hiện lên là người ntn? - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi ý, uốn nắn, chốt ý chung - GV diễn giảng thêm về NT tả người anh hùng của ND và thái độ của ông đối với nv qua cách dùng từ ngữ. * Tìm hiểu h/a Từ Hải trong cuộc chia tay với Thúy Kiều : phát vấn - Trong cảnh chia tay giữa Kiều và Từ Hải , Kiều có thái độ ntn? Từ Hải có thái độ ra sao? - Qua lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ rõ những nét tính cách nào? - Suy nghĩ của em về nét tính cách đó? - Liên hệ với các cuộc chia tay giữa Kiều và Thúc Sinh / Kim Trọng, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nv Từ Hải của Nguyễn Du? ( hiện thực / lý tưởng) HS trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi mở, uốn nắn hướng HS đến vấn đề cần đạt. Hoạt động 3: Củng cố bài học Tóm lại em có nhận xét gì về thành công nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích giảng? I. ĐỌC ĐOẠN TRÍCH: 1/ Đọc đoạn trích: Tìm hiểu 1 số chú giải/113 2/ Vị trí đoạn trích: SGK/ 112 II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH: 1. Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu đầu: " Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" - Trượng phu : người đàn ông có chí khí lớn. - Thoắt: ý chỉ quyết định mau lẹ, dứt phoát. - Động lòng bốn phương: lòng náo nức cái chí khí tung hoành khắp đất trời, thiên hạ. "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong" Cho thấy Từ Hải đã sẵn sàng tư thế lên đường. (một mình - một ngựa - một gươm) 2. Hình ảnh Từ Hải trong cuộc chia tay với Thúy Kiều : Từ rằng Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình Bao giờ : mười vạn tinh binh bóng tinh rợp đường Bấy giờ: ta sẽ rước nàng nghi gia. Chầy chăng là một năm sau vội gì Quyết lời dứt áo ra đi (Vì đó là lẽ sống và là điều kiện để chàng thực hiện những ao ước mà kiều gởi gắm, trông cậy ở chàng) Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi (cánh chim bằng - Từ Hải) Khẳng định cốt cách phi thường của Từ Hải - nhân vật được lý tưởng hóa. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ/ 108 - Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo tạo đặc sắc của ND về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. - Nguyễn Du miêu tả Từ Hải - một trang anh hùng có chí khí phi thường, lý tưởng anh hùng với những tình cảm mến phục không che giấu. 4. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Đọc VB " Thề nguyền" và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của VB theo gợi ý trong SGK.Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10: Nỗi Thương Mình (Truyện Kiều) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!