Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đọc văn: Bài phú sông bạch đằng Trương Hán Siêu Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh hiểu được Bài Phú Sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài Phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng trong tác phẩm. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. Bài tập 1- Học sinh đọc mục tiểu dẫn SGK và cho biết: Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kỳ nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào? Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung Bài tập 1 – Đọc đoạn 1 và cho biết: a- Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trước cảnh sông nước Bạch Đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK) a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết : “Đến sông đây chừ hổ mặt/Nhớ người xưa chừ lệ chan”? Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước? Bài tập nâng cao – Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử. Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật. Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú (SGK (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò Câu hỏi – Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm. (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Dặn dò: Học sinh đọc mục Tri thức đọc – hiểu. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1- TG Trương Hán Siêu Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên – Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năm sinh, mất năm 1354. 2- Bài Phú sông Bạch Đằng + Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo + Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại Phú cổ thể (Phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam. II/Tìm hiểu nội dung 1 – Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn 1: a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả , vừa là nhân vật. Theo nội dung đoạn 1, “khách là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới “tao nhân mặc khách”, ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “trang chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bề – Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến. b- Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát”, thướt tha” với “nước trời” “phong cảnh..”, “bờ lau”, “bến lách” nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, đò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc. 2/: Về nhân vật “bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2. Gợi ý: a- Nhà văn tạo ra nhân vật “các bô lão” tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thủy chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “ nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng” với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/tinh kì phất phới), khí thế “hùng hổ” “sáng chói”, “khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì, gieo roi) điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. d – Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: “Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan”. Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn). Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng. 3- Phân tích đoạn 3. Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa và đạo đức: “Giặc tan muôn thủơ thăng bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”. Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí: – Triết lí ở đời: “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh” (Đề cao chữ “Nghĩa”) – Triết lí đánh giặc: “Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiếm, cốt mình đức cao”.. (Đề cao chữ “Đức”) III- Tìm hiểu nghệ thuật. 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết là ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi: “ bát ngát sóng kình muôn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu”, với những chién công oanh liệt: “sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô”. Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy. Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tự hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét. IV- Tổng kết và dặn dò Gợi ý: + Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cách hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú. Rút kinh nghiệm gìơ dạy:Làm văn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt 1- Học sinh nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh. 2- Học sinh rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu lý thuyết. Bài tập 1- Đọc phần đầu của bài học (Trương mục 1- Nguyên tắc chung) và trả lời câu hỏi: a- Mục đích của văn bản thuyết minh? b- Yêu cầu của văn bản thuyết minh? c- Các loại văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Đọc mục 1 (Nguyên tắc chung) và cho biết khi tạo lập văn bản thuyết minh, cần tuân theo nguyên tắc chung về mặt kết cấu như thế nào? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3: – Đọc mục 2 (SGK) và cho biết: Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 2- Luyện tập Bài tập 1 – Đọc và chỉ ra hình thức kết cấu văn bản thuyết minh (SGK): Bài tập 2: Phân tích kết cấu phần Tri thức đọc – hiểu về phân loại Phú ở trang 8 (SGK). Hoạt động 3- Tổng kết, dặn dò 1- Câu hỏi tổng kết: Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ? (Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh tự tổng kết) 2- Dặn dò: Chuẩn bị bài Thư dụ Vương Thông lần nữa. I- Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn. 1/ Mục đích, yêu cầu& các loại VB TM a. Mục đích: Giới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, một vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người, nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác của người đọc. b. Yêu cầu: Trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng của đối tượng. c. Các loại: – Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp (Giới thiệu, trình bày). – Thuyết minh cho một sản phẩm (Kèm theo sản phẩm) (Thuyết minh thực dụng). – Thuyết minh bằng hình ảnh (Thuyết minh 2- Nguyên tắc chung -Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu nhất định, như: Mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quá trình nhận thức của con người Chẳng hạn: Sắp xếp các ý theo thứ tự trên – dưới, trong – ngoài, phải – trái, trước – sau.., chính – phụ; chủ yếu – thứ yếu; bản chất- hiện tượng… 3/ -Những hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh bao gồm: + Kết cấu theo trật tự thời gian: Trước – sau, sớm – muộn, trẻ – già, sinh thành – hưng thịnh – diệt vong, + Kết cấu theo trật tự không gian: Trên –dưới, trong – ngoài, gần – xa, bên phải – bên trái, trung tâm – ngoại biên Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: Để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh? Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc – hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết? Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc – hiểu văn bản văn học? Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 – Xác định ngữ cảnh của tác phẩm: a- Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) b – Đại cáo bình Ngô (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 2- Nêu mối quan hệ hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau: a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên). (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK) (Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập 1- Gợi ý: Dựa theo SGK Muốn đọc – hiểu văn bản văn học, ngoài việc nắm vững kiến thức về văn bản, văn bản văn học, mục đích, yêu cầu của việc đọc – hiểu văn bản văn học , cần dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản, lấy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm để soi xét mọi chi tiết của văn bản, và cuối cùng, cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản. Bài tập 2- + Các phương diện của ngữ cảnh: – Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại cảu văn bản, quy định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản. – Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc – ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian) – Ngữ cảnh văn hoá: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội. + Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối quyết định ý nghĩa của văn bản. Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động. Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc – hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm – đó chính là sự thể nghiệm. Hoạt động 2- Luyện tập. Bài tập 1 -: Gợi ý: a- NGữ cảnh của Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái. Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hoá và cả nền văn hoá phương Đông với bề dạy lịch sử của nó. b- Ngữ cảnh tình huống của bài Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi báo cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới – triều Lê. Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích. c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) – Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian “mười năm gió bụi” của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng” còn thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm. – Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) Chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hoá phương Đông và văn hoá truyền thống Việt Nam. Bài tập 2: - – a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) – Tư tưởng chính: Tâm trạng, cảm xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống. – Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 câu cuối). b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). – Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình. – Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kì vật, dặn dò.. đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích. c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) – Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước. – Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình. Bài tập 3-Nhận xét các ý kiến + Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước. + Nhận định 2: “ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình”. Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du có nói về mình nhưng không phải” chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đai diện cho Nguyễn Du. + Nhận định 3: “Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”. Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nôi xđau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn. Làm văn: Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt (Học sinh làm việc theo nhóm) Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết.. Bài tập – Tình huống 1: – Tên hai đội bóng, tên trường của hai đội bóng. – Thời gian và địa điểm thi đấu. – Các thành tích của hai đội. – Tính chất hứa hẹn của trận đấu. Tình huống 2- -Tên cuộc thi: Tiếng hát oanh vàng – Đối tượng dự thi (học sinh các trường THPT) – Thời gian, địa điểm khai mạc cuộc thi. – Cơ cấu và giá trị giải thưởng Tình huống 3- – Tên gọi của câu lạc bộ tin học. – Hình thức hoạt động của câu lạc bộ. – Thời gian và địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ Tình huống 4- – Hình thức tổ chức lớp học. – Giáo viên dạy, địa điểm và thời gian. – Tính chất ưu việt của lớp học về thời gian, chương trình, điều kiện phục vụ học tập Bài tập -: Gợi ý: – Nêu tính chân thực, chính xác trong các nội dung thông tin trên. Chú ý dùng từ ngữ gây ứn tượng mạnh, có ý nghĩa nhấn mạnh tuyệt đối để thu hút đối tượng. Trả bài viết số 8 Tiết: Ngày soạn: Ngày giảng: A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: – Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. – Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần Văn, tiếng Việt và làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……. … C. Kiểm tra bài cũ ……. … … D. quy trình trả bài. 1- Giáo viên đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. Học sinh chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận) 2- Giáo viên các yêu cầu: + Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?) + Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì? + Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?) + Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?) 3- Học sinh suy nghĩ, tự nhớ lại bài viết của mình, và tự đánh giá. 4- Giáo viên trả bài. Học sinh xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu.
Giáo Án Môn Ngữ Văn 10
– Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học.
– Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
– Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
+ Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
– Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
+ Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.
VĂN BẢN VĂN HỌC Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những tiêu chí chủ yếu và cấu trúc của một văn bản văn học. - Vận dụng những hiểu biết trên để tìm hiểu tác phẩm văn học. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: - Kiến thức: + Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. + Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. - Kĩ năng: + Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. + Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1 H: Trong những văn bản sau đây, văn bản nào thuộc văn bản VH, văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học? HS: Làm việc cá nhân, phân loại - Văn bản: 1, 2, 3, 4, 5 là văn bản VH - Văn bản 6, 7, 8 là văn bản phi văn học (Văn bản nhật dụng) - Các văn bản: 1,2 là văn bản viết ra nhằm mục đích chính trị nhưng vẫn được gọi là VBVH vì quan niệm trung đại: Văn- Sử- Triết bất phân. GV: Nhận xét, kết luận H: Vậy, văn bản văn học là gì? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Nhận xét, kết luận H: Nội dung được thể hiện trong các văn bản văn học? + Truyện Kiều? + Chinh phụ ngâm khúc? + Tam quốc diễn nghĩa? H: Các tác phẩm được xây dựng trên chất liệu nào? So sánh với các tác phẩm nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc? H: Phương thức thể hiện của văn bản văn học? GV: Bổ sung, giảng rõ H: Từ việc phân tích các ví dụ, hãy nêu các tiêu chí của một văn bản VH? HS: Kết luận GV: Nhấn mạnh, giảng rõ Hoạt động 2 GV: Yêu cầu HS đọc đoạn thơ. H: Nội dung đoạn thơ? H: Nhận xét nhịp điệu? H: Thế nào là tầng ngôn từ? Vai trò? GV: Nhấn mạnh, giảng rõ GV: Yêu cầu HS đọc câu ca dao H: Hình tượng được nêu lên trong câu ca dao? H: Tác giả xây dựng hình tượng bằng cách nào? H: Qua hình tượng đó tác giả muốn nói điều gì? H: Bài ca dao còn muốn đề cập đến vấn đề gì? H: Nhờ đâu ta nhận biết được điều đó? GV: Nhận xét, giảng rõ Hoạt động 3 H: Các văn bản do nhà văn viết ra có phải là tác phẩm văn học không? H: Khi nào văn bản mới trở thành tác phẩm? HS: Làm việc cá nhân, phát biểu GV: Kết luận Hoạt động 4 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: * Ví dụ: Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Bến quê (3), Sang thu(4), Tôi và chúng ta(5), Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000(6), Báo cáo chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam(7), Động Phong Nha(8). * Khái niệm: Văn bản văn học - Theo nghĩ rộng: là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật. - Theo nghĩa hẹp: là những sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu sáng tạo. (Theo quan niệm của các nhà lí luận VH VN thì VBVH được sử dụng theo nghĩa hẹp) * Các tiêu chí chủ yếu của văn bản VH: - Là văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. - Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc → gợi liên tưởng, tưởng tượng → có ý nghĩa. - Xây dựng theo phương thức riêng → thuộc một thể loại nhất định. → sáng tạo tinh thần của nhà văn. II. Cấu trúc của văn bản văn học: 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: - Ngữ nghĩa của từ: nghĩa tường minh → hàm ẩn, nghĩa đen → nghĩa bóng. - Ngữ âm: âm thanh do ngôn từ tạo nên. → bước thứ nhất để đi vào chiều sâu văn bản. 2. Tầng hình tượng: Hình tượng được sáng tạo → những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng → khác nhau ở mỗi văn bản. → nhà văn xây dựng hình tượng để gửi gắm tình ý của mình với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa: - Tầng hàm nghĩa: ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản → tấc lòng nhà văn muốn ký thác cho đời. - Tầng ngôn từ → tầng hình tượng → tầng hàm nghĩa. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: Nhà văn sáng tác văn bản văn học → hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan → có người đọc → các giá trị của văn bản được tiếp nhận → tác phẩm văn học. IV. Luyện tập: Bài 1: - Bài thơ văn xuôi. Giống nhau: câu mở đầu và câu kết mỗi đoạn. - Nơi dựa ngược với thông thường →là nơi dựa tinh thần: nơi con người thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. →sống với tình yêu, với niềm hy vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ →phẩm giá nhân văn của con người. Bài 2: - Bài thơ chia hai đoạn + 4 câu đầu: sức tàn phá của thời gian. + 3 câu cuối: những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian. - Ý nghĩa: thời gian xóa nhoà tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và kỷ niệm về tình yêu là có sức sống vĩnh hằng. Bài 3: - 2 câu đầu: mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn →quan hệ tương thông và tương đồng → người viết tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc. - 2 câu cuối: văn bản nhà văn → tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc: tái tạo lại, tưởng tượng thêm. IV. Củng cố: - Học sinh trình bày phần ghi nhớ. - Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình. -Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Thực hành các phép tu từ; phép điệp và phép đối. + Tìm hiểu phép điệp, phép đối. + Luyện tập phép điệp. + Luyện tập phép đối. VI. Rút kinh nghiệm: ..Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 26
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
– Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
– Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. Phương tiện dạy học.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
Tiết 26- 27 (Đọc văn) CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA. A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. B. Phương tiện dạy học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp giảng dạy. D. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. 4. Bài mới. Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (3) Nội dung cần đạt (3) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. HS tìm hiểu chung. Học sinh đọc tiểu dẫn và rút ra nội dung chính. I. Giới thiệu chung. 1. Khái niệm. - Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian. 2. Nội dung của ca dao. - Diễn tả tâm hồn, tư tưởng , tình cảm của nhân dân. 3. Nghệ thuật của ca dao. - Lời ca dao ngắn gọn, phần lớn được sáng tác theo thể lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. Gọi HS đọc chùm bài ca dao. Gọi HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài. Hướng dẫn đọc hiểu bài ca dao số 1 và số 2. + Nhân vật trữ tình. + Giá trị nội dung. + Hình thức nghệ thuật. GV củng cố và hoàn thiện nội dung bài học. HS đọc hiểu văn bản. HS đọc chùm bài ca dao. HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài. HS đọc hiểu bài ca dao số 1 và bài ca dao số 2. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. Chùm ca dao gồm có 6 bài. Trong đó: Bài số 1, số 2 là lời than thân của người con gái. Bài số 3 là lời than thở khi tình duyên tan vỡ. Bài số 4 diễn tả nỗi nhớ thương. Bài số 5 diễn tả niềm mong ước được kết duyên. Bài số 6 nói về tình cảm thủy chung trong đời sống vợ chồng. 2. Phân tích. a. Bài ca dao số 1 và số 2: - Lời than thân của người con gái ngày xưa. - Nhân vật trữ tình: Người con gái. - Nghệ thuật: + Lối diễn đạt bằng công thức: Mở đầu bằng cụm từ "Thân em " + Nghệ thuật so sánh: Bài 1: "Tấm lụa đào" Ê Vừa cho thấy vẻ đẹp, vừa thể hiện thân phận bị phụ thuộc (Như món hàng) của người con gái trong xã hội cũ. Bài 2 "Củ ấu gai" Ê Khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong (Đối lập giữa hình thức với tính cách) của cô gái. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 3. HS đọc hiểu bài ca dao số 3. b. Bài ca dao số 3: - Lời than thở của người lỡ duyên: - Nhân vật trữ tình : người bị lỡ duyên (Có thể là chàng trai hoặc cô gái). - Tâm trạng của chủ thể trữ tình: + Bối rối. + Đau đớn, chua xót. + Oán trách. - Nghệ thuật bộc lộ cảm xúc. + Hai câu đầu: Sử dụng kết hợp việc dùng đại từ phiếm chỉ "Ai" với câu hỏi tu từ và nghệ thuật chơi chữ vừa bày tỏ được nỗi chua xót khi lỡ duyên và thái độ trách móc, oán giận của chủ thể trữ tình. + Bốn câu cuối: Sử dụng nhiều cặp hình ảnh đối lập: Ê Thể hiện sự xa cách khi lỡ duyên đồng thời khẳng định tấm lòng chung thủy của nhân vật trữ tình. Duyên phận không trọn vẹn nhưng tình cảm vẫn bền vững, sắt son. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 4. HS đọc hiểu bài ca dao số 4. c. Bài ca dao số 4: Nỗi thương nhớ, tương tư của người đang yêu. - Nhân vật trữ tình: Cô gái đang yêu. - Tâm trạng chủ thể trữ tình. Được bộc lộ bằng các câu hỏi tu từ: + Hỏi khăn. + Hỏi đèn. + Hỏi mắt. Ê Nỗi nhớ nhung tăng dần. - Nghệ thuật: Nhân hóa và hoán dụ bằng các hình ảnh "Khăn", "Đèn", "Mắt", kết hợp với hình thức lặp cú pháp. Ê Có tác dụng tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc không nguôi của cô gái. - Hai câu cuối: Chi tiết "Không yên một bề" thể hiện sự chuyển hóa trong tâm trạng của cô gái. Tâm trạng cô gái chuyển hóa từ nỗi nhớ sang nỗi lo sợ. Ê Cô gái nhớ thương người yêu như vẫn lo lắng cho số phận của mình. Trong cuộc sống lúc bấy giờ, tình yêu khó có thể dẫn tới hôn nhân. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 5. HS đọc hiểu bài ca dao số 5. d. Bài ca dao số 5: - Ước muốn mãnh liệt của người bình dân về tình yêu. - Tâm trạng chủ thể trữ tình: + Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau. - Nghệ thuật: Ẩn dụ "Cầu dải yếm" một hình ảnh phi lý nhưng đẹp đẽ, thi vị, ngộ nghĩnh diễn tả ước muốn mạnh mẽ, táo bạo của cô gái. Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm. Cô gái mong ước được kết đôi. Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 6. HS đọc hiểu bài ca dao số 6. e. Bài ca dao số 6: - Tiếng hát tình nghĩa, thủy chung: - Nội dung: Lời nguyện ước thủy chung. - Nghệ thuật: Vận dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ. Ê Thể hiện nghĩa tình sâu nặng, bền chặt của tình cảm vợ chồng. 5. Củng cố. 6. Dặn dò. - Soạn bài "Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết". 7. Rút kinh nghiệm.Giáo Án Bài Nhàn Ngữ Văn 10
Giáo án điện tử Ngữ Văn 10
Giáo án bài Nhàn
Giáo án bài Nhàn Ngữ văn 10 giúp các em nắm được kiến thức về vẻ đẹp cuộc sống nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống nhàn. Ngoài ra, các em còn thầy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. Mời quý thầy cô tham khảo và tải giáo án miễn phí.
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: Đó là cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. Từ đó hiểu đúng quan niệm sống ” Nhàn” của ông.
Hiểu những câu thơ có cách nói ẩn ý, cách nói ngược nghĩa thâm trầm, sâu sắc, vẻ đẹp ngôn ngữ TV : Mộc mạc, tự nhiên, ý vị.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình – triết lý thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.3. Thái độ:
Thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ ” Đọc tiểu Thanh kí” và cho biết nội dung của bài thơ?* Đáp án:
– GV: Nhận xét cách đọc của HS.– Nội dung:
Đây là một trong những bài thơ hay bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam.
BT nằm trong mạch cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: xót thương cho thân phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh vì những quy phạm của XHPK.
BT đặt vấn đề sâu sắc về mối quan hệ : nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời.
Là tiếng nói đồng cảm của Nguyễn Du về các mối hờn kim cổ trong xã hội phong kiến và trong cả cuộc sống nhân sinh.
* Giới thiệu bài mới: (1).
Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491 – 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê, Mạc, Trịnh. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người.
Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lí.
“Nhàn một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ Nhàn của ông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10 Học Kì 2 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!