Xu Hướng 5/2023 # Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 5 # Top 13 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 5 # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 5 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp Lớp : 5 G Môn : Tập đọc Tuần21 tiết 41 Ngày soạn : Giáo viên : Thu Hải Bài soạn : Lập làng giữ biển I-Mục đích yêu cầu : 1-Đọc trôi chảy toàn bài : Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài (ngư trường, làng biển, dân chài, vàng lưới, lưu cữu, ý tưởng ) Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (bố Nhu, ông Nhu, Nhụ). đọc đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) với giọng mơ tưởng. 2- Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới – một hòn đảo ngời biển – để lập làng, xâydựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. II- Đồ dùng dạy học : Tranh, ảnh về những làng chài lưới biển giúp giải nghĩa các từ ngữ : Làng biển, dân chài, vàng lưới. – Bảng phụ viét sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. III- Các hoạt động dạy học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 4’ 1’ 7’ 12’ 3’ 12’ 1’ Kiểm tra bài cũ- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc. B.Bài mới: 1- Giới thiệu bài : – Bài đọc Lập Làng giữ biển mở đầu chủ điểm. Với bài đọc này, các em sẽ biết đến những người dân chài dũng cảm rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc, chuyển đến một hàn đảo ngoài biển khơi để khai khẩn đất đai, lập làng mới, làm cho một hòn đảo thuộc lãnh thổ của nước ta có dân sinh sống, giữ gìn một vùng biển của Tổ quốc. 1- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a- Luyện đọc : – HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài (đọc 2,3 vòng). Có thể chia bài thành các đoạn nhỏ để luyện đọc : Đoạn 1 : Từ đầu đến “Người ông như toả ra hơi muối”. Đoạn 2 : Từ “Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh” đến “không đến ở thì để cho ai”. Đoạn 3 : từ “Ông Nhụ bước ra võng” đến “suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào”. Đoạn 4 : Phần còn lại. – 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải từ mới. Cả lớp đọc thầm lại. GV dùng ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số rừ ngữ như : Làng biẻn, dân chài, vàng lưới. HS nêu thêm những tà các em chưa hiểu (nếu có). GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ đó. – GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ). + Lời bố Nhụ (nói với ông) lúc đầu : rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau : chậm rãi, mơ tưởng khi nghĩ về một ngôi làng mới. +Lời ông Nhụ (nói với con trai) : Lúc đầu trầm, mệt mỏi; sau nóng nảy. + Lời bố Nhụ (nói với Nhụ) – như vừa tỉnh giấc mơm, vỗ vai con, vui vẻ, thân mật : “Thế nào con, đi với bố chứ?” + Lời đáp của Nhụ : nhẹ nhàng, tuân phục. + Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ) đọc với giọng mơ tưởng. b-Tìm hiểu bài Câu hỏi 1 Cả lớp đọc lướt toàn bài văn, trả lời các câu hỏi – Bài văn có những nhân vật nào ? (Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông ban – 3 thế hệ trong một gia đình). – Bố và ông của Nhụ trao đổi về việc gì ? (Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo). – Bố Nhụ nói “Con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào ? (bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã). ý1 : Bố và ông Nhụ trao đổi về việc lập làng giữ biển Câu hỏi 2, 3 – 1 HS đọc thành tiếng đoàn văn từ “Bố Nhụ vẫn nói rất điểm tĩnh” đến “Nhụ đáp nhẹ”, cả lớp trả lời các câu hỏi sau : – Theo lời của bố Nhụ, việc Lập Làng mới ngoài đảo có lợi gì ? (ngoài đảo có đất rộng hết tầm mắt, bài dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mơ ước bây lâu của những dân chài đang sống ở làng cũ – có đất rộng để phơi một vàng lưới, buộc một con thuyền). – Hình ảnh một làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ ? (Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền – cũng có chợ, có trường học, có nghĩa trang ). ý 2: Hình ảnh ngôi làng mới với những hình ảnh đẹp hiên ra qua lời nói của bố Nhụ . Câu hỏi 4 – HS đọc lướt lại bài văn, tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. HS phát biểu ý kiến : – Lúc đầu nghe bố Nhụ nói sẽ kchuyển làng ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo, ông Nhụ nói :”Tao chế ở đây thôi, sức không còn chịu được sóng”. – Nghe bố Nhụ nói : “Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy”, ông Nhụ giận, cảm thấy bị ép buộc, ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo, giọng hổn hển : “Thế là thế nào ?”. – Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích cái lợi của việc rời làng ra đảo, ông Nhụ bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào. – Cuối cùng , GV chốt lại : Tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ : Ông đã suy nghĩ rất kỹ về chuyện rời làng, đã định ở lại làng cũ – đã giận khi con trai muốn ông cùng đi – nghe con giải thích, ông đã hiểu ra ý tưởng tốt đẹp trong đầu con trai, ông im lặng đồng tình với kế hoạch của con. ý 3 : Ông Nhụ đã hiểu ra và đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ Câu hỏi 5 1 HS đọc thành tiếng đoạn cuối (Từ “-Để có một ngôi làng” đến hết) GV nêu câu hỏi : – Đoạn nào nói suy nghĩ của Nhụ ? (Đoạn cuối, từ “Vậy là việc đã quyết định rồi” đén hết). – Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ? (Đó là kế hoạch đã được quyết định. Mọi việc sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch ấy. Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sờu sẽ được những người dân chài lập ra. Nhụ chưa biết hòn đảo ấy – với Nhụ, nó vẫn đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời). – Cuối cùng, GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài văn. (Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất que hương quen thuộc tới một vùng đất mới – Một hòn đảo ngoài biển – để lập làng, xây dwngj cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc). Đại ý : Ca ngợi những người dân chài dũng cảm, táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới một vùng đất mới – một hòn đảo ngời biển – để lập làng, xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. c-Hướng dẫn HS diễn cảm – GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bải văn (theo gợi ý ở mục a). Chú ý tìm đúng giọng đọc, biét đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau : – Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, / rồi sẽ có chợ, / có trường học, / có nghĩa trang -Thế nào / con, / đi với bố chứ ? – Vâng ! – Vậy là việc đã quyết định rồi, – GV đọc mẫu đoạn văn. C-Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; chuẩn bị bài Cao Bằng cho tiết Tập đọc tới Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá + 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi. + HS khác nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. */ Phương pháp thuyết trình, trực quan. GV treo tranh – giới thiệu : Chue điểm Vì cuộc sống thanh bình – Bài : Lập Làng giữ biển -Phương pháp luyện tập thực hành + 2 HS đọc cả bài + GV chia đoạn để đọc . + Một nhóm 4 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài. + HS cả lớp đọc thầm theo. + HS nhận xét cách đọc của từng bạn. + GV hướng dẫn cách đọc đoạn. +2 HS khác luyện đọc đoạn. + HS nêu từ khó đọc. + GV ghi bảng từ khó đọc. + 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh. + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. +2 HS giỏi đặt câu. + GV đọc mẫu. 1-2 HS đọc toàn bài. – GV đọc diễn cảm bài văn Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò . + 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp – HS đọc thành tiếng, đọc thầm, cùng trao đổi, tìm hiểu bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của 1, 2 HS, GV đóng vai cố vấn. (GV có thể trực tiếp điều khiển lớp học – HS đọc, phát biểu ý kiến. — GV phân tích ý kiến của HS, chốt lại câu trả lời đúng). Điều quan trọng là làm sao cho tqát cả HS đều đọc, suy nghĩ, được nói suy nghĩ của mình. HS đọc lướt lại bài văn + HS rút ra ý của đoạn 3. + Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1; 2. – GV có thể hỏi thêm : + HS rút ra ý của đoạn 1- 2. GV chốt lại và ghi bảng. +1 HS đọc đoạn 2. + HS trao đổi nhóm 4. + 3- 4 HS trả lời. + HS rút ra ý của đoạn 3. GV chốt lại và ghi bảng. + 2 HS nối nhau đọc cả bài + HS suy nghĩ, trao đổi 2-3 HS trả lời Gv Chốt lại : HS phát biểu tự do nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4. +HS đặt câu hỏi phụ. + GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài. + GV ghi đại ý. + HS ghi đại ý vào vở soạn. + 1 HS đọc lại đại ý. + GV đọc diễn cảm bài văn + Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm. + GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. + 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn. + Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn. + Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn. + Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ( theo tổ ) – Từng cặp 4 HS nối nhau đọc cả bài. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy; Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp Lớp : 5 G Môn : Chính tả Tuần21 tiết 21 Ngày soạn : Giáo viên : Thu Hải Bài soạn : Ôn tập về quy tắc viết hoa (Viết tên người, tên địa lý Việt Nam). I-Mục đích, yêu cầu – Viết đúng chính tả, trình bày đúng trích đoạn bài thơ Trường Sa rằm Trung thu (nghe – viêt). – Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ; làm đúng các bài tập thực hành. II- Đồ dùng dạy – học Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để 3, 4 nhóm HS làm BT3 – thi tiếp sức : Tên bạn trong lớp Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta Tên nhân vật trong truyện Tên sông (hoặc hồ, núi, đèo) Tên xã (phường) quận (huyên); tỉnh (thành phố) III- Các hoạt đ … câu hỏi trắc nghiệm. -Cả lớp đọc thầm lại toàn văn yêu cầu của bài ; làm việc cá nhân – mỗi em dùng bút chì khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. -GV dán 3,4 tờ phiếu khổ to đã viết sẵn nội dung bài lên bảng ; mời 3,4 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh – đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, chốt lại lời giải đúng. -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 1.Kể chuyện là gì ? -Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa. (VD : Sự tích hồ Ba Bể, Thạch Sanh ) 2. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ và ngoại hình của nhân vật như thế nào ? -Hành động của nhân vật nói lên tính cách của nhânvật. (VD : Hành động chẳng giống nhau của ba anh em sau bữa ăn – truyện Ba anh em). -Lời nói, ý nghĩa của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện. (VD: Lời nói và ý nghĩa của cậu bé trong truyện “người ăn xin” thể hiện ấm lòng nhân hậu của cậu). -Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu được chọn lọc góp phần nói lên tínhcách hoặc thân phận của nhânvật. (VD: Đặc điểm ngoại hình của chi Nhà Trò trong – truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” nói lên tính cách yếu đuối, thân phận thấp kém, bị bắt nạt của chị. 3. Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ? Cấu tạo dựa theo cốt truyện, có 3 phần : -Mở đầu (mở bài, trực tiếp hoặc gián tiếp). -Diễn biến (thân bài) -Kết thúc (Kết bài, tự nhiên hoặc mở rộng).(VD: Thạch Sanh, Cây Khế ) Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp : 5 G Môn : Luyện từ và câu Tuần18 tiết 36…. Ngày soạn : Giáo viên : Thu Hải Bài soạn : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (Tiếp theo) I/ Mục đích, yêu cầu 1-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện QH tương phản. 2-Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện QH tương phản) bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, nối các vế câu ghép bằng một QHT hoặc một cặp QHT hoặc thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống. II/ Đồ dùng dạy – học -Bảng phụ viết 1 câu ghép trong đoạn văn ở BT1 (phần Nhận xét). -Bút dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to phôtô nội dung các BT1,3, câu ghép trong truyện vui ở BT4 (phần Luyệntập) để 3,4 HS làm bài trên bảng lớp (xem như mẫu). III/ Các hoạt động dạy – học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 1’ 33’ 1’ A.Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra : -1 HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng QHT để thể hiện QH ĐK (GT)-KQ (tiết Luyện từ và câu trước). -2,3 HS làm lại BT3,4. B.Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục bài Nối các vế câu ghép bằng QHT – nhưng là QHT thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu. 2.Phần Nhận xét Bài 1 (Lời giải : *Câu ghép Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biêt, hấp dẫn lòng người, do 2 vế câu tạo thành. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (có C, V) và thể hiện một ý cío QH chặt chẽ với ý của câu kia. Phân tích : Vế 1 : Tuy bốn mùa là vậy C V Vế 2 : nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. C V *Tuy nhưng là cặp QHT thể hiện QH tương phản giữa hai vế câu. Bài 2 (Lời giải : *Mỗi mùa Hạ Long có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người, tuy bốn mùa của Hạ Long đều phủ bên mình một màu xanh đằm thắm. *Hai vế của câu ghép trên có QH tương phản, được nối với nhau bằng QHT tuy. Khi đổi trật tự các vế câu, cần có những thay đổi nhất định về từ ngữ). Bài 3 (Lời giải : (Các cặp QHT thể hiện QH tương phản : tuy nhưng, dù nhưng mặc dù nhưng ). 3.Phần ghi nhớ -1 HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm theo. -2,3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK). 4.Luyện tập a)Bài tập 1 (Lời giải : CN VN CN không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ VN CN VN CN VN b)Bài tập 2 (Lời giải : *Giặc Tây không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ, mặc dù chúng rất hung tàn. *Giặc Tây không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ, dù chúng rất hung tàn. *Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương, tuy rét vẫn kéo dài. Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương, mặc dù rét vẫn kéo dài. c) Bài tập 3 (Lời giải : *Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn không đến nỗi khô héo. Tuy hạn kéo dài nhưng người dân quê em vấn có nước dùng, nhờ có giếng khoan. *Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Tuy trời đã sẩm tối nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.). d)Bài tập 4 (Lời giải : Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo C V Nhưng cuối cùng hắn vẫn phảiđưa hai tay vào còng số 8 C V 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt. -Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2, 3 (phần Luyện tập) ; chuẩn bị tiết Luyện từ và câu đầu tuần 22 (mở rộng vốn từ : Trật tự, an ninh). * Phương pháp kiểm tra đánh giá. + HS làm bài BT3,4.. + HS nhận xét, bổ sung. + GV đánh giá, cho điểm. *Phương pháp thuyết trình, trực quan. + GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học + GV ghi tên bài bằng phấn màu. * Phương pháp thực hành, luyện tập -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, tìm sau đó phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích đã cho. -HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ đã viết 1 câu ghép tìm được, phân tích cấu tạo của câu ghép theo lời phát biểu của HS – gạch dưới các vế câu, bộ phận C, V trong mỗi vế câu. (Có thể mời 1 HS khá, giỏi lên phân tích câu văn, song tốc độ làm bài phải nhanh). -GV nói : Câu văn trên sử dụng cặp QHT tuy nhưng .. thể hiện QH tương phản giữa hai vế của câu văn. -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. GV nêu yêu cầu của bài. Lưu ý HS : Có thể thay đổi thêm, bớt hoặc đổi từ ngữ khi đảo vị trí 2 vế của câu văn. -HS suy nghĩ, tạo câu ghép mới, rút ra nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. -1 HS đọc yêu cầu của bài. -HS suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi. GV chốt lại liời giải đúng. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. -HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em đánh dấu bằng bút chì mờ vào BT trong SGK. -GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung BT1. mời 3,4 HS lên bảng gạch dưới các vế câu có QH tương phản ; xác định bộ phận CN và VN của mỗi vế câu ; khoanh tròn QHT và cặp QHT nối chúng. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập -HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em viết nhảnha nháp những câu ghép mới. -HS phát biểu ý kiến – lần lượt theo từng câu. Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại -HS làm việc cá nhân. Các em dùng bút chì viết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống trong (SGK) để tạo thành câu ghép chỉ QH tương phản. -GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; mời 3,4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Những HS này làm xong bài, trình bày kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét nhanh. HS bổ sung phương án mới. GV chốt lại lời giải đúng. -Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập và truyện vui Chủ ngữ ở đâu ? -Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm bài. -GV mời 3,4 HS làm bài trên phiếu học đã viết sẵn câu ghép trong truyện vui (các em gạch 1 gạch dưới bộ phận C,gạch 2 gạch dưới bộ phân V). Em nào làm xong sẽ trình bày kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét nhanh, kết luận lời giải đúng. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ngày tháng năm 2004 Lớp Lớp : 5 G Môn : Tập làm văn Tuần21 tiết 42 Ngày soạn : Giáo viên : Thu Hải Bài soạn : Viết bài văn kể chuyện I/Mụcđích, yêu cầu -Dựa vào những hiểu biết và kỹ năng đã có về văn kể chuyện, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. -Bài viết đảm bảo yêu cầu : có cốt truyện, có ý nghĩa; diễn đạt chân thực, giản dị, hồn nhiên, dùng từ, đặt câu đúng. Với đề bài 3 (nhập vai một nhân vật kể lại chuyện) phải đảm bảo thêm yêu cầu tối thiểu của nhập vai : nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn. Bài viết sẽ được đánh giá cao nếu nhập vai “sâu”, “như thật” – đưa được cảm xúc, ý nghĩa của nhân vật vào bài. II/Đồ dùng dạy – học -Giấy kiểm tra -Truyện cổ tích Cây Khế. III-các hoạt động dạy – học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 4’ 1’ 7’ A- Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài Trong tiết Tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong các đề thầy (cô) nêu. Thầy (cô) tin rằng những giờ học về văn kể chuyện từ học kỳ 1 của lớp 4 đã tạo điều kiện tốt cho các em có thể viết được những bài văn kể chuyện có cốt truyện, có ý nghĩa chân thực, thú vị. 2.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra -1 HS đọc thành tiếng các đề kiểm tra trong SGK. -GV nói với HS : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần). Như vậy, thực chất các em có 5 đề kiểm tra để chọn viết theo 1 đề em thích nhất. Các em chú ý : + Khi nhập vai một nhân vật kể lại chuyện, ngôài các yêu cầu khác, em phải nhớ yêu cầu tối thiểu của nhập vai là : kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn. Tránh nhầm lẫn : ở đầu chuyện em nhập vai người em, cuối chuyện lại diễn đạt theo lời người anh (hoặc chim thần). + Bài viết của em sẽ được đánh giá cao nếu khi nhập vai, tưởng tượng mình là nhân vật, em đưa được cảm xúc, ý nghĩa của nhân vật vào truyện, làm cho người đọc thích thú theo dõi một chuyện Cây khế mới được kể lại sáng tạo dưới con mắt của một nhân vật trong câu chuyện. 3.HS làm bài kiểm tra GV tạo điều kiện yên tĩnh cho các em viết bài. GV thu bài cuối giờ 4.Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết làm bài -Yêu cầu HS về nhà đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 22 (Lập chương trình hành động). *Phương pháp thuyết trình, trực quan. + GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học + GV ghi tên bài bằng phấn màu. * Phương pháp thực hành, -Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK, lựa chọn đề bài cho mình. -Nhiều HS tiếp nối nhau nói tên đề tài em chọn. -GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có). Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Giáo Án Môn Tập Đọc Lớp 5

Tuần 19 Người công dân số 1 I.mục tiêu , yêu cầu 1- Biết đọc đúng văn bản kịch.cụ thể – Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả -Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật – Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn trích 2- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch.Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II. Các hoạt động dạy- học – Bảng phụ III.các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước. Bài học đầu tiên hôm nay nói về người công dân số 1. Người đó là ai? Tại sao lại gọi là người công dân số 1. Cùng đi vào tìm hiểu bài đọc, các em sẽ rõ điều đó. – HS lắng nghe. 2 Luyện Đọc 12’-13’ HĐ1: GV đọc cả bài một lượt – Cho một HS đọc phần nhân vật + Cảnh trí. – GV đọc trích đoạn vở kịch: cần đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật; phân biệt lời hai nhân vật anh Thành và anh Lê, nhớ thể hiện tâm trạng khác nhau của từng người. Cụ thể: + Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh,s âu lắng, thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở về vận nước. + Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một của một người có tinh thần yêu nước. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Sao lại thôi? Vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không? Không bao giờ!… HĐ2: HS đọc nối tiếp – GV chia đoạn:3 đoạn — Đ1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì? — Đ2: Tiếp theo ở Sài Gòn này nữa. — Đ3: phần còn lại. – Cho HS đọc đoạn nối tiếp. – Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa (GV viết trên bảng lớp). HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài – Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. – Cho HS đọc bài. – Một HS đọc – HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK – HS đọc nối tiếp ( 2lần). – HS đọc ngữ khó. – 1 HS đọc chú giải. – 3 HS giải nghĩa từ (dựa vào sách giáo khoa). – HS đọc theo cặp. – 2 HS đọc cả bài ( HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. 3 Tìm hiểu bài 11’-12’ * Đoạn 1: H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?Anh có giúp được không? * Đoạn 2: H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước. GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước. H: Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhâp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích về sao vậy? GV: Câu chuyện giữa người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước – HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật + cảnh trí. – Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành. Các câu nói đó là: • Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau….không! • Vì anh với tôi… chúng ta là công nước Việt …. • Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. • Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể: + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? + Anh Thành đáp anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba…thì …ờ…anh là người nước nào? + Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao…? Sài Gòn này nữa. + Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. 4 Đọc diễn cảm 6’-7’ – Cho học sinh đọc phân vai ( Giọng đọc theo hướng dẫn ở trên) – GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc – GV đọc mẫu – Cho HS thi đọc – GV nhận xét, khen nhóm đọc hay. – Một HS đọc lời người dẫn chuyện, một đọc lời anh Lê và một đọc lời anh Thành. – HS luyện đọc theo hướng dẫn GV – HS đọc theo nhóm – 3 nhóm lên thi đọc – Lớp nhận xét 5 Củng cố, dặn dò 3’ H: Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch. – GV nhận xét tiết học. – Dặn HS về nhà học lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch ( trang 10) – Tâm trạng day dứt, trăm trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành Ngày soạn: ngày dạy: Người công dân số 1 ( Tiếp theo) I. Mục tiêu, yêu cầu Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể: – Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê, anh Mai), lời tác giả – Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch 2- Hiểu nội dung của phần 2: Người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân – Hiểu được ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II . Đồ dùng dạy – học – Bảng phụ viết sẵn các từ, cụm từ: La-tút-sơ, Tơ-rê-vin, A-lê hấp; đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’-5’ – Kiểm tra 2 nhóm. • GV: Nhóm1: Các em hãy đọc phân vai và trả lời câu hỏi sau ( đoạn trích 1 đã học). H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Kết quả ra sao? GV: Nhóm 2: Các em đọc phân vai và trả lời câu hỏi sau: H:Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân, đến nước? – GV nhận xét + cho điểm – Nhóm 1: 1 HS sắm vai anh Thành, 1 HS sắm vai anh Lê để đọc trích đoạn kịch đã học. – Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh Lê đã tìm được việc cho anh Thành – Các câu nói là: • Chúng ta là đồng bào….. • Vì anh với tôi…..chúng ta là công dân nước Việt Bài mới 1 Giới thiệu bài ở tiếp Tập đọc trước, các em đã được học trích đoạn của một vở kịch Người công dân số 1. Ai sẽ giúp anh Thành xin được chân phụ bếp? Lòng quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân của Thành thể hiện như thế nào? Các em sẽ biết được điều đó qua đoạn trích tiếp theo hôm nay chúng ta học. – HS lắng nghe 2 Luyện đọc HĐ1: GV đọc đoạn kịch một lượt – Cần đọc phân biệt lời các nhân vật. • Lời anh Thành: hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường. • Lời anh Lê: thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho bạn. • Lời anh Mai: điềm tĩnh, từng trải HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp – GV chia đoạn; 2 đoạn • Đoạn 1: từ đầu đến lại còn say sóng nữa. • Đoạn 2: Phần còn lại – Cho HS đọc nối tiếp – Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: súng kíp, Phù Lãng Sa, La-tút-sơ Tê- rê-vin…. HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm HĐ4: Cho HS đọc cả bài + đọc chú giải + giải nghĩa từ – HS lắng nghe – HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK – HS đoạn đọc nối tiếp trước lớp (2 lần) – HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV – Từng cặp HS đọc đoạn nối tiếp hết bài – 2 HS đọc toàn bộ đoạn trích – 1 HS đọc chú giải – 2 – 3 HS giải nghĩa từ 3 Tìm hiểu bài • Đoạn 1 Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm đoạn 1 H: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? H: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước cứu dân được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? • Đoạn 2 H: Người công dân số 1 trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? – 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo Sự khác nhau là: • Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu cảng sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược • Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước – Thể hiện qua lời nói: • Để giành lại non sông…. • Làm thân nô lệ…. • Sẽ có một ngòn đèn khác….. – Thể hiện qua cử chỉ: • Xoè bàn tay ra: “ Tiền đây chứ đâu?” – 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo – Người công dân số 1 là Nguyễn Tất Thành. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta – Gọi như vậy vì: ý thức là công dân của nước Việt Nam được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước 4 Đọc diễn cảm – Cho HS đọc phân vai (cách đọc như đã hướng dẫn ở trên). – GV luyện cho HS đọc một đoạn. GV chép lên bảng phụ đoạn cần luyện. – GV đọc mẫu. – Cho HS thi đọc – GV nhận xét + bình chọn nhóm đọc hay Mỗi nhóm 4 HS đọc theo vai anh Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện. – Từng nhóm HS luyện đọc – 2 nhóm lên thi đọc – Lớp nhận xét 5 Củng cố, dặn dò H: Toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1 + 2) nói lên điều gì? (Nếu HS không trả lời được thì GV chốt lại ý đúng) – GV nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà đọc lại cả 2 đoạn – Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành Tuần 20 Ngày soạn: Ngày dạy: Thái sư Trần Thủ Độ I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 2- Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện: thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu…. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm chỉnh, không vì tình riêng mà sai phép nước. II. Đồ dùng dạy – học III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 5’ – Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch ( Phần 2). H: Anh Lê, anh thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào? H: Người công dân số 1 là ai? Tại sao gọi như vậy? – GV nhận xét, cho điểm Mỗi nhóm 4 HS đọc phân vai: anh thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện. – Nhóm 1 đọc + trả lời câu hỏi • Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu,…. • Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn. – Người công dân số 1 là Nguyễn Tất Thành là Bác Hồ. Gọi như vậy vì ý thức là công dân của nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm trong Người…. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Người có công lớn trong việc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên xâm lược nước ta chính là một tấm gương giữ nguyên phép nước. Người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó – HS lắng nghe 2 Luyện đọc 10’ – 11’ HĐ1: GV đọc diễn cảm bài văn • ở đoạn 1 cần đọc câu giới thiệu về Trần Thủ Độ với giọng chậm rãi, rõ ràng đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng câu nói của Trần Thủ Độ “ Ngươi có phu nhân xin……phải chặt một ngón chân để phân biệt”. • Đoạn 2: đọc giọng ôn tồn, điềm đạm. • Đoạn 3: Lời vua: đọc với giọng chân thành, … ã có đóng góp gì cho cách mạng? — Đoạn 3 – Cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng đoạn 3 H: Khi cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì? — Đoạn 4 – Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng H: Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì? H: Hoà bình lập lại, gia đình ông đã có những đóng góp gì thật to lớn? Đoạn 5 – Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 5 H: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? H: Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? GV: Trong những giai đoạn đất nước, Đảng gặp khó khăn về mặt tài chính, ông Thiện là người đã có sự trợ giúp cho đất nước, cho Đảng rất lớn, rất quí báu về tài sản. Ông là nhà tư sản yêu nước. – 1 HS đọc thành tiếng – Lớp đọc thầm một lượt. – 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. • Ông đóng góp cho Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng. – 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. – Ông đã hiến toàn bộ đồn điền Chi – nê cho Nhà nước. – 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. – Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng tài sản lớn của mình cho cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung. – HS có thể trả lời. • Người công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước. • Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, vì đất nước. • Phải biết góp sức vào sự nghiệp đất nước. 4 Đọc diễn cảm 5’-6’ – Cho HS đọc lại toàn bài – GV đưa bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc lên và hướng dễn cho HS đọc. – Cho HS thi đọc – GV nhận xét + khen HS đọc hay – 1 2 HS đọc – HS đọc đoạn. – 3 HS thi đọc đoạn. – Lớp nhận xét. 5 Củng cố, dặn dò 2’ – Cho HS nhắc lại ý nghĩa của bài. – GV nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà luyện đọc. – Bài văn ca ngợi, biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã có nhiều sự trợ giúp cho Đảng, cho cách mạng. Tuần 21 Ngày soạn: Ngày dạy: Trí dũng song toàn i. Mục tiêu, yêu cầu 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. 2. Hiểu ý nghĩa bài học: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. II. đồ dùng dạy – học – Trang minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ H: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? H: Từ câu chuyện, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? – GV nhận xét + cho điểm – HS 1 đọc đoạn 1+ đoạn 2 và trả lời câu hỏi: – Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản lớn của mình cho cách mạng… – HS2: đọc các đoạn còn lại. – HS phát biểu tự do. Bài mới 1 Giới thiệu bài mới Trong lịch sử nước ta có rất nhiều danh nhân. Một trong những danh nhân đó là thám hoa Giang Văn Minh. Ông sống vào giai đoạn nào trong lịch sử nước ta? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết về ông. – HS lắng nghe. HĐ1: GV hoặc 2 HS đọc – GV đưa tranh vẽ lên vừa chỉ tranh vừa giới thiệu: Tranh vẽ ông Giang Văn Minh đang oai phong, khảng khái đối đáp với triều đình nhà Minh. HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp – GV chi đoạn: 4 đoạn • Đoạn 1: Từ đấu đến “…hỏi cho ra nhẽ” • Đoạn 2: Tiếp theo đến “…đền mạng Liễu Thăng” • Đoạn 3: Tiếp theo đến “…ám hại ông” • Đoạn 4: Phần còn lại – Cho HS đọc đoạn nối tiếp. – Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn. HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm – Cho HS đọc cả bài HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn Cần đọc với giọng ân hận, xót thương (đoạn Giang Văn Minh khóc), đọc giọng cứng cỏi (đoạn ông ứng đối), đọc giọng dõng dạc, từ hào (khi ông đối), đọc chậm, giọng xót thương (đoạn cuối). – 2HS đọc nối tiếp bài văn. – HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu của GV. – HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. – HS nối tiếp nhau đọc (2 lần). – HS chia nhóm 4. Mỗi em đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc. – 1 2 HS đọc lại cả bài trước lớp. – 1HS đọc chú giải + 3 HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK) 3 • Đoạn 1+ 2 – Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm. H: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễm Thăng” • Đoạn 3+ 4 Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm. H: Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh. H: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? H: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? – 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. – Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời chúng tôi Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng. – 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. – 2HS nhắc lại cuộc đối đáp. – Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại. – Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 4 Đọc diễn cảm 5’-6’ – Cho 1 nhóm đọc phân vai. – GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cầu luyện và hướng dẫn HS đọc. – Cho HS thi đọc. – GV nhận xét + khen nhom đọc hay, đúng. – 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. – HS đọc theo hướng dẫn của GV. – Hs thi đọc phân vai. – Lớp nhận xét. Ngày soạn: ngày dạy: Tiếng rao đêm I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với tình huống mỗi đoạn: khi chậm trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. 2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. II. đồ dùng dạy – học – Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4-5’ – Kiểm tra 2 HS: đọc bài Trí dũng song toàn. H:Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “ góp giỗ Liễu Thăng”? H: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? – GV nhận xét, cho điểm. – HS1 đọc đoạn 1+2 và trả lời câu hỏi. – Ông vờ khóc lóc thảm thiết và trả lời ông khóc do không về giỗ cụ tổ năm đời được. Vua Minh cho là vô lý, khóc như vậy là không phải lẽ. Ông liền đưa ra việc Liễu Thăng chết từ mấy trăm năm mà nước ta vẫn phải góp giỗ. Vua Minh phải bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”? • HS2 đọc phần còn lại. – Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Ông dùng mưu để đưa vua Minh vào thế bị động. Ông dũng cảm, không sự chết…. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Khi đất nước có giặc ngoại xâm, biết bao người đã xung phong lên đường cầm súng đánh giặc. Có người trở về lành lặn. Có người mãi mãi nằm lại chiến trường. Cũng có những người trở về để lại một phần cơ thể của mình. Trong cuộc sống, họ rất giản dị nhưng phẩm chất dũng cảm, giàu đức hi sinh của họ lúc nào cũng được thể hiện. Bài tập đọc Tiếng rao đêm sẽ cho chúng ta thấy được phẩm chất đáng quí đó của một thương binh. – HS lắng nghe HĐ1: GV hoặc HS đọc đọc toàn bài HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn trước lớp – GV chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến “…buồn não ruột”. Đoạn 2: Tiếp theo đến “….mịt mù” Đoạn 3: Tiếp theo đến “…cái chân gỗ” Đoạn 4: Còn lại – Luyện đọc từ ngữ : khuya, tĩnh mịch, thảm thiết, khập khiễng, cấp cứu HĐ3: Hướng dẫn HS đọc theo trong nhóm – Cho HS đọc toàn bài – Cho HS đọc chú giải + giải nghia từ HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài Đọc với giọng kể chuyện trầm buồn. Đoạn tả đám cháy cần đọc với giọng dồn dập, căng thẳng, bất ngờ. Đoạn phát hiện người cứu một gia đình bì cháy là một thương binh cần đọc với giọng trầm, ngỡ ngàng… – 2HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo – HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. – HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lần). – HS luyện đọc từ ngữ. – Mỗi nhóm 4 em, mỗi em đọc 1 đoạn sau đó đổi thứ tự đọc. – 1 – 2 HS đọc trước lớp. – 1HS đọc chú giải trong SGK. – 2 – 3 HS giải nghĩa từ 3 Tìm hiểu bài 10’-11’ Đoạn 1+2 Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm H: Tác giả nghe thấy tiếng rao bán bánh giò vào lúc nào? H: Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác thế nào? H: Đám chảy xảy ra vào lúc nào? Được miêu ta ra sao? Đoạn 3+4 – Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm H: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt? – Cho HS đọc lướt lại cả bài văn. H: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? H: Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? – GV nhận xét và khẳng định những ý các em trả lời đúng. – 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. – Vào các đêm khuya tĩnh mịch. – Tác giả thấy buồn não ruột. – Xảy ra lúc nửa đêm. – Đám cháy thật dữ dội: “Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng…” – 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. – Cứu em bé là người bán bánh giò. – Điều đặc biệt là: Anh là một thương binh nặng, chỉ còn một chân. Rời quân ngũ, anh đi bán bánh giò. Là người lao động bình thường, nhưng hành động của anh rất dũng cảm… – HS đọc toàn bài. – Chi tiết: Khi người ta phát hiện ra cái chân gỗ; Khi cấp cứu mọi người mới biết anh là một thương binh; Khi biết anh là một người bán bánh giò. – HS phát biểu tự do. 4 Đọc diễn cảm 5’-6’ – Cho HS đọc toàn bài – GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc + hướng dẫn các em đọc. – Cho HS thi đọc. – GV nhận xét + khen những HS đọc hay. – 4HS nối tiếp nhau để đọc toàn bài. Mỗi em đọc một đoạn. – HS đọc – Một vài HS thi đọc đoạn – Lớp nhận xét 5 Củng cố, dặn dò H: Câu chuyện nói lên điều gì? – GV nhận xét tiết học. – Dặn HS ghi nhớ nội dung câu chuyện – Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.

Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3

Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006 Tập đọc – Kể chuyện Chiếc áo len I Mục tiêu A. Tập đọc + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : – Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm do phương ngữ : lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, …… Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ – Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì + Rèn kĩ năng đọc – hiểu : – Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài – Nắm được diễn biến câu chuyện – Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhưỡng nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau B. Kể chuyện – Rèn kĩ năng nói : dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với ND, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt – Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ – Đọc bài Cô giáo tí hon – Những cử chỉ nào của ” cô giáo ” Bé làm em thích thú ? – Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám ” học trò ” ? B. Bài mới 1. Giới thiệu chủ diểm và bài học – GV giới thiệu và cho HS QS chủ điểm 2. Luyện đọc a. GV đọc toàn bài – GV HD giọng đọc, cách đọc b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu – HD HS luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp – GV nhắc HS nghỉ hơi đúng – Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài * Đọc từng đoạn trong nhóm 3. HD tìm hiểu bài – Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ? – Vì sao Lan dỗi mẹ ? – Anh Tuấn nói với mẹ những gì ? – Vì sao Lan ân hận ? – Tìm một tên khác cho truyện 4. Luyện đọc lại – 2 HS đọc bài – HS tả lời – Nhận xét bạn – HS QS + HS nối nhau đọc từng câu trong bài + HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài + 2 nhóm tiếp nối nhau dọc ĐT doạn 1 và 4 – 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4 + HS đọc thầm đoạn 1 – áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm +1HS đọc thành tiếng đoạn 2, lớp đọc thầm – Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy + HS đọc thầm đoạn 3 – Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. + HS đọc thầm đoạn 4 – HS phát biểu + HS đọc thầm toàn bài – HS phát biểu + 2 HS tiếp nối nhau đọc lại toàn bài – 4 em thành 1 nhóm tự phân vai – 3 nhóm thi đọc truyện theo vai – Cả lớp bình chọn, nhận xét nhóm đọc hay Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ – Kể từng đoạn câu chuyện ” Chiếc áo len ” theo lời của Lan 2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ – Đọc lại yêu cầu và gợi ý b. Kể mẫu đoạn 1 – GV treo bảng phụ c. Từng cặp HS tập kể d. HS kể trước lớp – 1 HS đọc lại – 1 HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1, lớp đọc thầm – 1, 2 HS kể mẫu + HS kể theo cặp + HS nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện – Cả lớp và GV nhận xét IV Củng cố, dặn dò – Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện Tiếng việt ( tăng ) Ôn bài tập đọc : Chiếc áo len I. Mục tiêu – Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu – Đọc kết hợp trả lời câu hỏi II. Đồ dùng GV : SGK HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ – Đọc phân vai bài : Chiếc áo len 2. Bài mới a. HĐ1: Đọc tiếng – GV đọc mẫu, HD giọng đọc – Đọc câu – Đọc đoạn – Đọc cả bài b. HĐ 2 : đọc hiểu – GV hỏi HS câu hỏi trong SGK c. HĐ 3 : đọc phân vai – Gọi 1 nhóm đọc phân vai – GV HD giọng đọc của từng vai – HS đọc bài – Nhận xét bạn đọc – HS theo dõi – HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó + Đọc nối tiếp từng đoạn – Kết hợp luyện đọc câu khó – Đọc đoạn theo nhóm – Thi đọc giữa các nhóm – Bình chọn nhóm đọc hay – Lớp đọc đồng thanh đoạn 1 + 2 HS đọc cả bài – HS trả lời – Đọc phân vai theo nhóm – Các nhóm thi dọc phân vai – Bình chọn nhóm đọc hay IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt – Về nhà luyện đọc tiếp Hoạt động tập thể ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu – HS ôn lại cách xếp hàng ra vào lớp – ổn định chỗ ngồi – Chuẩn bị đồ dùng sách vở cho năm học mới II. Nội dung – GV HD lại HS cách xếp hàng ra vào lớp – GV xếp chỗ ngồi cho HS – Phân công lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó – Chia lớp thành 3 tổ – HD HS cách ngồi học – Kiểm tra sách vở đồ dùng của HS ….. III. Củng cố – GV nhận xét giờ học – Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006 Chính tả ( Nghe – viết ) Chiếc áo len I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : – Nghe – viết chính xác đoạn 4 ( 63 chữ ) của bài Chiếc áo len – Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr hoặc thanh hỏi/thanh ngã ) + Ôn bảng chữ : – Thuộc lòng tên 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2, bảng phụ kẻ bảng chữ HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ – GV đọc : xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – GV nêu MĐ, YC của tiết dạy 2. HD HS nghe – viết : a. HD chuẩn bị – Vì sao Lan ân hận ? – Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? – Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu câu gì ? + GV đọc : nằm, cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi b. Viết bài – GV đọc bài c. Chấm, chữa bài – GV chấm 5, 7 bài – Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT chính tả * Bài tập 2 ( 22 ) – Đọc yêu cầu BT * Bài tập 3 ( 22 ) – Đọc yêu cầu BT – GV khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp – 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con – 1, 2 HS đọc đoạn 4 của bài chiếc áo len – Vì em đã làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em – Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng – Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép – HS viết bảng con – HS viết bài vào vở + Điền vào chỗ trồng ch/tr – 1 HS lên bảng – Cả lớp làm vào VBT – Đổi vở cho bạn, nhận xét + Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng – 1 số HS làm mẫu – HS làm bài vào VBT – Nhiều HS đọc 9 chữ và tên chữ IV Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – GV khen những em có ý thức học tốt Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2006 Tập đọc Quạt cho bà ngủ I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : – Chú đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ : lặng, lim dim,….. – Biết cách ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ + Rèn kĩ năng đọc – hiểu : – Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới ( thiu thiu ) được giải nghĩa ở sau bài đọc – Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ rong bài thơ đối với bà – Học thuộc lòng bài thơ HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt đọng của trò A. Kiểm tra bài cũ – Kể lại câu chuyện : Chiếc áo len – Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a GV đọc bài thơ : giọng dịu dàng tình cảm b Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng dòng thơ – GV HD HS đọc đúng từ đọc dễ sai * Đọc từng khổ thơ trước lớp – GV nhắc HS ngắt hơi đúng các khổ thơ – Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó * Đọc từng khổ thơ trong nhóm * Bốn nhóm đọc tiếp nối 4 khổ thơ 3. HD tìm hiểu bài – Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ? – Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào ? – Bà mơ thấy gì ? – Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ? – Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ? 4. HTL bài thơ – GV HD HS học thuộc từng khổ – 2 HS nối nhau kể chuyện – HS trả lời – HS nghe – HS nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ – HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ – HS đọc theo nhóm – Nhận xét bạn đọc cùng nhóm – HS thực hiện – Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ – Bạn quạt cho bà ngủ – Mọi vật đều im lặng như đang ngủ, ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường……. – Bà mơ thấy cháu quạt hương thơm tới – HS trao đổi nhóm, trả lời – Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà – HS thi đọc thuộc lòng từng khổ – 4 HS đại diện 4 nhóm nối nhau đọc 4 khổ thơ – 2, 3 HS thi HTL bài thơ IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL Tập viết Ôn chữ hoa B I. Mục tiêu + Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng – Viết tên riêng ( bố Hạ ) bằng chữ cỡ nhỏ – Viết câu tục ngữ : Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa B, chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li HS : Vở TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ – GV đọc : Âu Lạc, Ăn quả – Nhắc lại câu ứng đã học ở bài trước 2. Bài mới a. Giới thiệu bài – GV nêu MĐ, YC của tiết học b. HD viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa – Tìm các chữ hoa có trong bài – GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ * Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ) – Đọc từ ứng dụng – GV giới thiệu địa danh Bố Hạ * Luyện viết câu ứng dụng – Đọc câu ứng dụng – GV giúp HS hiểu ND câu tục ngữ c. HD viết vào vở TV – GV nêu yêu cầu viết d. Chấm, chữa bài – GV chấm 5, 7 bài – Nhận xét bài viết của HS – 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con – Ăn quả nhớ kẻ trồng câu Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng – B, H, T – HS tập viết chữ B, H, T tên bảng con – Bố Hạ – HS tập viết Bố Hạ trên bảng con Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – HS viết Bầu, Tuy trên bảng con – HS viết bài vào vở TV IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét giờ học – Khen những em viết đẹp Luyện từ và câu So sánh. Dấu chấm I. Mục tiêu – Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó – Ôn luyện về dấu chấm, điềm đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa dánh dấu chấm II. Đồ dùng GV : 4 băng giấy ghi 4 đoạn của bài 1, bảng phụ viết ND BT3 HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ – Làm lại BT1, BT2 tiết LT&C tuần 2 2. Bài mới a. Giới thiệu bài – GV nêu MĐ, YC của tiết học b. HD làm BT * Bài tập 1 ( 24 ) – Đọc yêu cầu bài tập – GV nhận xét * Bài tập 2 ( 25 ) – Đọc yêu cầu bài tập – GV chốt lại lời giải đúng * Bài tập 3 ( 25 ) – Đọc yêu cầu bài tập – GV nhận xét bài làm của HS – 2 HS lên bảng làm + Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ câu văn – HS đọc lần lượt từng câu thơ – 4 HS lên bảng làm, HS làm bài vào VBT – Nhận xét bài của bạn + Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong các câu trên – HS viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh – 4 em lên bảng làm – Nhận xét bài làm của bạn – HS làm bài vào VBT + Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu – HS trao đổi thao cặp – HS làm bài vào VBT IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – Khen những em làm bài tốt Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2006 Tập làm văn Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu – Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen – Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu II. Đồ dùng GV : Mẫu đơn xin nghỉ học phô tô phát cho HS HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ – Đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài – GV nêu MĐ, YC của tiết học b. HD HS làm BT * Bài tập 1 ( miệng ) – Đọc yêu cầu bài tập – GV nhận xét * Bài tập 2 – Đọc yêu cầu bài tập – GV chấm một số bài, nhận xét – 2, 3 HS đọc + Kể về gia đình em với một người bạn en mới quen – HS kể về gia đình theo bàn – Đại diện mỗi nhóm thi kể + Dựa vào mẫu, viết một lá đơn xin nghỉ học – Một HS đọc mẫu đơn, nói về trình tự của lá đơn – 2, 3 HS làm miệng bài tập – GV phát mẫu đơn cho từng HS – HS viết dơn IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – Nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần Tiếng việt ( tăng ) Chú sẻ và bông hoa bằng lăng I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : – Chú ý các từ ngữ : bằng lăng, sẻ non, …. – Đọc đúng các kiểu câu ( câu cảm, câu hỏi ). Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật bé thơ + Rèn kĩ năng đọc – hiểu : – Hiểu nghĩa các từ khó : bằng lăng, chúc ( xuống ) – Nắm được cốt chuyện và vẻ đẹp của câu chuyện : tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ. II. Đồ dùng HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt đọng của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ – Đọc thuộc lòng bài thơ : Quạt cho bà ngủ – Trả lời câu hỏi về ND bài thơ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – GV giới thiệu 2. Luyện đọc a. GV đọc toàn bài ( HD HS giọng đọc ) b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu – HD HS luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp – GV nhắc HS nghỉ hơi đúng – Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài * Đọc từng đoạn trong nhóm 3. HD HS tìm hiểu bài – Truyện có những nhân vật nào ? – Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ? – Vì sao Bằng lăng phải để dành một bông hoa cho bé Thơ ? – Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua ? – Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình ? – Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt ? 4. Luyện đọc lại – GV đọc lại 2 đoạn văn – HD HS giọng đọc, cách ngắt nghỉ – 2, 3 HS đọc bài – Trả lời câu hỏi – Nhận xét bạn – HS theo dõi SGK + HS nối nhau đọc từng câu trong bài + HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài + 2 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT – Cả lớp đồng thanh toàn bài – Bằng lăng, bé Thơ, sẻ non + 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1 – Cho bé Thơ – Vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện + Cả lớp đọc thầm đoạn 2 – Békhông nhìn thấy bông hoa nào trên cây – Nó bay về phía cành bằng lăng mảnh mai, đáp xuống làm cho cành hoa chao qua chao lại, bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa nơi bé Thơ đang nằm và bé đã nhìn thấy bông hoa – HS phát biểu – 4, 5 HS thi đoạn 2 đoạn văn – 1 HS đọc cả bài – Nhận xét bình chọn bạn đọc hay IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2006 Chính tả ( Tập chép ) Chị em I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : – Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em ( 56 tiếng ) – Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ch/tr, ăc/oăc. II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết bài thơ Chị em, bang lớp viết ND BT2 HS : VBT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ – GV đọc : trăng tròn, chậm chế, chào hỏi, trung thực B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe – viết a. HD chuẩn bị – GV đọc bài thơ trên bảng phụ – Người chị trong bài thơ làm những công việc gì ? – Bài thơ viết theo thể thơ gì ? – Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào ? – Những chữ nào trong bài viết hoa ? + GV đọc : trải chiếu, lim dim, luống rau,… b. Viết bài – GV theo dõi, quan sát HS viết bài c. Chấm, chữa bài – GV chấm 5, 7 bài – Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm bài tập chính tả * Bài tập 2 ( 27 ) – Đọc yêu cầu BT * Bài tập 3 ( 27 ) – Đọc yêu cầu BT – GV theo dõi nhận xét bài làm của HS – 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con – Nhận xét bạn viết – 3 HS đọc thuộc lòng thứ tự 19 chữ và tên chữ đã học – 2, 3 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK – Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ…. – Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ – Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô, chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô – Các chữ đầu dòng – HS viết ra nháp + HS nhìn SGK cháp bài vào vở + Điền vào chỗ trống ă/oăc – Cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng – Nhận xét bài làm của bạn + Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch có nghĩa…… – HS làm bài vào bảng con – HS làm bài vào VBT IV. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại Hoạt động tập thể Tìm hiểu ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường I. Mục tiêu – HS nắm được truyền thống tốt đẹp của nhà trường – Tự hào và phát huy tryền thống tốt đẹp đó. – ý thức yêu trường yêu lớp, yêu quý thầy cô bạn bè II. Lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò – Các em đã biết được truyền thống tốt đẹp nào của nhà trường từ xưa đến nay ? – GV : Trường ta có truyền thống quý báu học tốt, dạy tốt – Các gương học tốt các anh chị thi HSG đạt giải Tỉnh, TP….. – Thái độ của các em như thế nào với các truyền thống đó ? – HS trả lời – Các bạn khác nhận xét, bổ xung – Phát huy tốt truyền thống bằng cách cố gắng học tập tốt hơn để xứng đáng là mầm non tương lai của nhà trường tiểu học Bạch Hạc cũng như của đất nước. III. Củng cố, dặn dò – GV nhận xét tiết học – Về nhà học tập tốt Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu – HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình – Nhận thấy kết quả của mình trong tháng – GDHS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : – Đi học đều đúng giờ – Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến : Thang Tùng – Mạnh Tùng, Giang – Duy – Giữ gìn vệ sinh chung – Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè – Thực hiện tốt nề nếp lớp – Trong lớp chũ ý nghe giảng : Thư, Thành, Đăng, Chi, Thanh Tùng… – Chưa chú ý nghe giảng : Đức, Sơn, Long, Khuê,…. 2 GV nhận xét tồn tại – Có hiện tượng ăn quà : Đức, Nhi – Quên vở : Hùng, Thành 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần sau

Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Chương Trình Gdpt Mới

Giáo án Tiếng việt chương trình GDPT 2018

Giáo án môn Tiếng việt theo chương trình mới

1. Giáo án môn Tiếng việt sách Cánh Diều

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 1: TIẾNG VIỆT Bài 55: an – at Thời lượng: 2 tiết

(Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 102, 103 sách Cánh Diều)

I. Mục tiêu: Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và năng lực sau:

1. Phẩm chất chủ yếu:

– Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (bước đầu biết cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp, từ đó hình thành tình cảm với thiên nhiên.)

2. Năng lực chung:

– Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

– Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.

3. Năng lực đặc thù:

+ Đọc:

– Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at.

– Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

– Đọc đúng vần an, at, tiếng từ có vần an, at. Đọc đúng và rõ ràng bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc tốc độ vừa phải: 40 tiếng/ 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ ).

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

– Hiểu bài tập đọc Giàn mướp.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp dạy học chính:

– Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc tổ, đọc cả lớp, thi đua.

– Tổ chức hát thư giãn.

2. Phương tiện dạy học:

– Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên:

– Tranh, Video được quay sẵn về giàn mướp.

– Tranh ảnh về nhà hát, thợ hàn, màn, con ngan, cái bát, hạt đỗ, quả nhãn.

2. Học sinh:

– Bộ đồ dùng.

– Vở bài tập Tiếng việt,tập 1.

IV. Các hoạt động học: Tiết 1

Hoạt động tổ chức, hướng dẫn của GV

Hoạt động học tập của HS

Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút

– Mục tiêu : Nhận biết vần an, at; đánh vần,đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói rõ ràng ý kiến bản thân về sự khác nhau của vần an và vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, tổ , cả lớp-Hôm nay các em sẽ được học hai vần mới. Bạn nào đọc được hai vần mới này?

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, n rồi nhập lại = an.

+ GV chỉ từng chữ a và n. Mời HS đọc.

(Sử dụng đồ dùng che từng âm a, t rồi nhập lại = at.

+ GV chỉ vào từng chữ, mời cả lớp đọc.

– Bạn nào phân tích, đánh vần được 2 vần mới này?

– GV: Hãy so sánh vần an và vần at khác nhau chỗ nào?

– GV chỉ vào mô hình từng vần, mời HS đánh vần, đọc trơn:

at an

at an

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 vần mới nào?

– 2 HS đọc: a – n – an

-2 HS đọc: a – t – at

– Cả lớp đọc: an, at

– 1 HS: 2 vần khác nhau là:

+ Vần an có âm a đứng trước, âm n đứng sau.

+ Vần at có âm a đứng trước, âm t đứng sau.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Cả lớp nói: vần an, vần at

– Có ạ!

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh đọc đúng tiếng có vần an, at. Nói được được rõ ràng về sự khác nhau giữ vần an và vần at. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác.

Hoạt động 2: Khám phá (BT 1: Làm quen): 15 phút

– Mục tiêu: Nhìn chữ, đọc đúng tiếng từ mới có vần an, vần at.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc cá nhân, đọc nhóm, cả lớp; hộp đồ dùng.

2.1. Dạy từ khóa: bàn: 8 phút

– GV chỉ vào cái bàn, hỏi: Đây là cái gì?

– GV giải thích: Cái bàn dùng để ngồi học, làm việc hoặc ăn cơm.

– GV: tiếng mới hôm nay ta học là tiếng: bàn.

– Trong tiếng bàn, vần nào là vần chúng ta đã học? Và tiếng bàn có thanh gì?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng bàn?

– GV chỉ vào mô hình tiếng bàn, mời HS đánh vần, đọc trơn:

b

bàn

àn

-Y/c HS ghép vần an và tiếng bàn

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: cái bàn

– 1 HS nhắc lại: bàn

– 1 HSTL: vần đã học: an , thanh huyền.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

– HS ghép: an, bàn

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

2.2. Dạy từ khóa : nhà hát: 7 phút

– GV chỉ vào tranh hình nhà hát, hỏi: Trong vẽ gì?

– GV: Nhà hát là nhà được xây dựng lớn chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem: như nhà hát thành phố, nhà hát cải lương, nhà hát kịch trung ương

– GV: từ mới hôm nay ta học là từ: nhà hát.

– Trong từ nhà hát, tiếng nào là tiếng chúng ta đã học?

– Bạn nào phân tích, đánh vần, đọc trơn được tiếng hát?

– GV chỉ vào tiếng hát, y/c cả lớp đọc :

– GV chỉ vào mô hình từ nhà hát, mời HS phân tích, đọc trơn:

nhà

nhà hát hát

– Y/c HS ghép vần at và từ nhà hát

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– Chúng ta vừa học được học 2 tiếng mới nào?

– Bạn nào đọc lại được 2 tiếng mới này?

– Chúng ta vừa học được học từ mới nào?

– Bạn nào đọc lại được từ mới này?

– Cùng với HS nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS trả lời: nhà hát

– 1 HS nhắc lại: nhà hát.

– 1 HSTL: Tiếng đã học là tiếng nhà.

– HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp:

– 1 HS từ nhà hát có tiếng nhà đứng trước, tiếng hát đứng sau.

– HS ghép: at, nhà hát

-Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

– 1 HS nói: tiếng bàn, tiếng hát.

– HS: bờ – an – ban – huyền – bàn/ bàn; hờ – at – hat – sắc – hát/ hát

– nhà hát

– 1 HS đọc: nhà hát

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh phân tích, đọc đúng tiếng từ mới. Thái độ vui vẻ, tươi cười, chờ đón, hợp tác, chia sẻ.

Hoạt động 3: Luyện tập (BT 2): 15 phút

– Mục tiêu:

+ Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần an, vần at.

+ Viết đúng chữ viết thường.: an, at, bàn, nhà hát. Biết ngồi viết đúng tư thế.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp, quan sát.

3.1.Mở rộng vốn từ: (BT 2): 5 phút

– GV chiếu nội dung BT 2 lên màng hình;

– Quan sát 6 bức tranh trên bảng, hãy nêu tiếng thích hợp với mỗi tranh?

– GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình không theo thứ tự, mời 1 HS đọc; mời cả lớp đọc.

– GV: BT 2 y/c: Hãy tích những tiếng có vần an, vần at. Cô mời cả lớp hãy mở VBT Tiếng Việt hoàn thành BT 2.

– Mời 1 HS nói kết quả đúng.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– HS quan sát

– HS trả lời: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– 1 HS đọc.

– Cả lớp cùng đọc: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ, màn, ngan

– Cả lớp mở vở,làm bài cá nhân vào VBT.

– 1 HS nói: nhãn, hàn, bát, hạt , màn, ngan

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

3.2. Tập viết (bảng con- BT 4): 10 phút

– GV giới thiệu chữ mẫu: an, at, bàn, nhà hát, mời 1 HS đọc.

– GV vừa viết mẫu, vừa giới thiệu chữ mẫu

an, at, bàn, nhà hát

– Y/c HS viết chữ vào bảng con.

– Mời 3HS lên trước lớp, giơ bảng cho cả lớp nhận xét.

– Cùng với HS nhận xét bài làm.

– 1 HS đọc: an, at, bàn, nhà hát

– Chú ý, quan sát

– Cả lớp viết bài vào bảng con.

– Cùng nhau nhận xét chỉnh sửa bài

Sản phẩm đánh giá kết quả: Học sinh ngồi đúng tư thế viết đúng đẹp các chữ an, at, bàn, nhà hát. Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài tập viết.

Nghỉ hết tiết 1: Y/c HS cất bảng con. Vừa hát bài : Cả nhà thương nhau vừa nhún theo điệu nhạc. (5 phút)

TIẾT 2 Hoạt động 4: Tập đọc (BT 3)

– Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng, tốc độ vừa phải bài Tập đọc Giàn mướp. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu. Bước đầu biết đọc thầm. Đọc được các tiếng khó (bướm, giàn mướp, khe khẽ).

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, thi đua.4.1. Giới thiệu bài: 3 phút

– GV chiếu bài tập đọc lên màng hình, chỉ tên bài: Bạn nào biết bài tập đọc có tên là gì?

– GV chỉ vào tên bài, mời cả lớp đọc:

– GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần an?

– GV chiếu lên màng hình video được quay sẵn về giàn mướp.

– GV: Em quan sát video, em nhìn thấy những gì?

– GV: Bài tập đọc này nói về giàn mướp của bạn Hà.

– 1 HS trả lời: Giàn mướp

– Cả lớp đọc: Giàn mướp

– 1 HS: Tiếng Giàn có vần an

– Quan sát, theo dõi.

– 1 HS: Giàn mướp có nhiều nụ hoa và quả. Có nhiều con bướm bay xung quanh giàn mướp.4.2: Hướng dẫn HS luyện đọc: 25 phút

a) HS nghe GV đọc mẫu toàn bài

Yêu cầu HS để ý chỗ ngắt hơi ở chỗ kết thúc một câu.

Giàn mướp nhà Hà vừa ra nụ đã thơm mát// Lắm hôm/ Hà vừa đếm nụ hoa vừa khe khẽ hát cho giàn mướp nghe

Theo dõi, theo từng dòng thơ và chú ý cách nghỉ hơi.

b)Tổ chức cho HS đọc tiếng, từ ngữ:

– Yêu cầu HS đọc các từ khó đọc hoặc dễ phát âm sai do phát âm tiếng địa phương trên slide đã in đậm các từ ngữ khó:

MN: bướm, giàn mướp, khe khẽ, sớm

MB: ra, nụ, lắm, lẽ, năm,

– GV: chiếu lên màng hình tranh giàn mướp, giải nghĩa từ giàn mướp (vật gồm nhiều thanh tre, nứa đan hay ghép lại với nhau, thường đặt nằm ngang trên cao, dùng cho cây leo

– Chỉ bảng, cho HS đọc các từ ngữ. Lưu ý, chỉ bất kì không theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.

– Nhiều HS đọc to trước lớp mỗi em đọc một tiếng, bạn này đọc xong mời bạn khác.

– Theo dõi, quan sát

– HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ.

c)Tổ chức cho HS đọc từng câu

– GV: Bài có mấy câu?

– Tổ chức cho HS cả lớp đọc nối tiếp câu.

– Cùng với HS nhận xét bạn đọc bài.

d) Tổ chức HS đọc cả bài

– Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 2 HS.

– GV theo dõi , hỗ trợ những nhóm đọc chưa tốt.

– Tổ chức cho HS thi đọc đúng , một lượt 2HS/nhóm.

– Hỏi:

+ Nhóm nào đọc đúng, không vấp, rõ ràng?

+ Thế nào là đọc tốt?

– GDHS: Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải, biết ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.

-1 HSTL: bài có 4 câu.

– 4 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 câu trong bài; luân phiên nhau đến hết bài.

Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên bài.

– 2 HS cùng bàn đọc bài với nhau.

– Các nhóm lần lượt xung phong đọc.

4 cặp HS bất kì thi đua đọc với nhau. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bạn đọc.

– HS trả lời:

+ Nhóm đọc đúng, không vấp, rõ ràng là…

+ Đọc tốt là đọc to, rõ ràng, không vấp, không quá chậm, không quá nhanh, biết ngắt dòng…

– 2 HS đọc bài.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS đọc đúng các từ ngữ trong bài , đọc đúng các câu, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng cả bài tập đọc.

Hoạt động 5: Tìm hiểu bài đọc: 5 phút

– Mục tiêu: Hiểu và trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài.

– Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân. Hỏi đáp.-GV: Bài tập Y/c: Hãy khoanh tròn vào ý đúng?

– Hãy đọc thầm bài tập đọc giàn mướp và làm bài tập vào VBT Tiếng Việt, tập 1

– Tổ chức cho HS trình bày đáp án đúng.

– GV: Bài đọc cho em biết điều gì?

– GV nhận xét, chốt ý. GDHS: Chúng ta quan tâm, dành tình cảm đến những cảnh vật xung quanh mình là góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường.

– HS thực hiện cá nhân. Khoanh vào ý đúng:

a) Giàn mướp thơm ngát.

b) Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

-1 HS đọc đáp án đúng. Cả lớp đọc đồng thanh: Giàn mướp thơm ngát.- Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe.

– HS trả lời: Giàn mướp rất thơm, bạn Hà rất thích và thường hát cho giàn mướp nghe, nên giàn mướp sớm ra quả.

Sản phẩm đánh giá kết quả: HS hiểu được Hà rất yêu thích giàn mướp, thường hát cho giàn mướp nghe nên giàn mướp sớm ra quả.

Hoạt động 6. Tổng kết giờ học: 3′

Giáo viên cùng học sinh nhận xét về giờ học.

+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)

+ Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài 56: Sói và Sóc

2. Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.

* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.

* Tivi

Bộ ghép vần của GV và học sinh.

3. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo

Tiết Kể chuyện (1 tiết, nghe – kể)

Bài 5: CÁ BÒ

I/ Mục tiêu: Giúp HS

– Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

– Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể

– Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II/ Phương tiện dạy học:

– SHS, SGV

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.

– Cho HS hát bài: Ngày đầu tiên đi học. Có thể hỏi 1 số câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những ngày đầu đi học.

– Cho HS đọc, viết, nói câu từ/ câu chứa các âm a, b, c, o và các dấu.

– HS nhận xét bạn – GV nhận xét

2/ Khởi động: Cho HS chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh 1 số loại cá. HS nêu tên từng loại cá đó. Tuyên dương. GV dẫn dắt vào câu chuyện. HS đọc tên truyện – GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.

– Bài mới

3/ Hoạt động 3: Quan sát tranh

(Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn

VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, chú ý đến các nhân vật trong

từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?….)

4/ Hoạt động 4: Luyện tập nghe kể và kể chuyện

+ GV kể 2 lần

– Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS.

VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?…

– GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình

– Lần 2: GV kể kết hợp tranh.

– GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn

– Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.

– Cho HS nhận xét bạn kể – GV nhận xét

– Tìm hiểu nội dung và liên hệ

– GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân.

VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?…

5/ Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.

– GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.

– Đọc và kể thêm ở nhà.

– Chuẩn bị bài sau.

4. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới chung

4.1. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 1

GIÁO ÁN BÀI: CHUỘT CON ĐÁNG YÊU I. MỤC TIÊU:

– Năng lực:

+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.

+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hình ảnh một chú chuột con đáng yêu. Chuột con rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở.

+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.

– Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.

– Video bài hát “Bé chuột đáng yêu”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

4.2. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 2

Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất sau:

2. Viết: Viết đúng các vần om, op và các từ đom đóm, họp tổ.

3. Nói và nghe: Biết nói tiếp được câu phù hợp với nội dung bài tập đọc.

4. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái (Bạn bè phải thương nhau, giúp đỡ

II. Đồ dùng dạy – học:

nhau trong khó khăn).

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu (hoặc tranh ảnh, bảng phụ); Phiếu học tập (Bài 2).

III. Hoạt động dạy học TIẾT 1 Khởi động Trò chơi: Chuyền hoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở BTTV.

– GV cho cả lớp cùng hát vang bài “Vào lớp rồi”, bông hoa lần lượt được chuyền qua tay từng thành viên chơi. Bài hát kết thúc, bông hoa dừng ở tay thành viên nào thì thành viên đó sẽ được đọc từ giấu sau mỗi bông hoa. Thành viên nào đọc đúng được phần thưởng, thành viên nào đọc sai nhường quyền trả lời cho các thành viên khác.

Hoạt động chính

(Các từ ghi trong mỗi bông hoa: cái yếm, tấm thiếp, chiêm chiếp, kim tiêm, diếp cá).

TIẾT 2 Khởi động

3.1. Mở rộng vốn từ (BT2)

– GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình, nêu yêu cầu: Tìm tiếng có vần om, op trong các từ ngữ đã cho?

– GV chỉ từng từ ngữ dưới mô hình, yêu cầu cả lớp đọc nhỏ.

– GV cho HS làm việc nhóm bàn:

+ GV phát phiếu cho từng nhóm, nêu yêu cầu: Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần “om”, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần “op”

+ GV cho 1 vài HS nhắc lại yêu cầu

+ GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu

– GV chỉ từng tiếng dưới hình, cả lớp đồng thanh nói kết.

– GV chỉ từng tiếng dưới hình (theo thứ tự đảo lộn), Y/C cả lớp đồng thanh.

Hoạt động chính

GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện, tìm đúng các từ chứa vần om,op.

Củng cố, mở rộng, đánh giá

3.3. Tập đọc (BT3)

3.3.1. Giới thiệu bài: – GV chiếu bài tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài. Bạn nào có thể đọc được tên bài mà chúng ta học hôm nay?

– GV có thể hỏi thêm: Đâu là con Lừa, đâu là con Ngựa? Vì sao em biết

– Vì sao trên lưng ngựa chất đầy hàng, còn lừa ngã bên vệ cỏ? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện Lừa và ngựa.

– Học sinh: Lừa và ngựa

– HS nói những sự vật mà HS quan sát được. VD: con lừa, con ngựa, cô gái,…

– Con lừa có hình dáng nhỏ hơn con ngựa…

– Lắng nghe

– GV giúp học sinh hiểu yêu cầu và cách làm bài tập: HS cần điền được phần thông tin còn trống phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc.

– Y/C HS đọc từng câu, làm bài trong VBT

– GV Y/C HS luyện nói theo cặp

– Y/C một số cặp nói trước lớp. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình, cho HS NX, chốt.

– Cho cả lớp đồng thanh kết quả.

– Câu chuyện Lừa và ngựa muốn nói với các em điều gì?

– Lắng nghe

– HS đọc từng câu, làm bài trong VBT

– HS luyện nói theo cặp

– Một số cặp nói trước lớp, NX

– Cả lớp đồng thanh kết quả.

– HS trả lời theo ý hiểu: phải thương bạn, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn…

– Lắng nghe

– Bài hôm nay chúng ta học vần gì?

– GV chỉ bảng cho HS đọc om, op đã học (đọc trơn, đánh vần, phân tích)

– HS tìm từ chứa tiếng có vần om, op

– HS nêu cảm nhận, mong muốn về tiết học.

– Dặn HS về nhà đọc truyện: Lừa và ngựa cho bố mẹ hoặc người thân nghe. – GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực tham gia vào bài học, nhắc nhở HS còn thiếu sót.

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1 Bài “Làm anh” I. Mục tiêu

4.3. Mẫu Giáo án môn Tiếng việt lớp 1 số 3

– Đọc: Đọc đúng, đọc trơn và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc dòng thơ; Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản Làm anh; Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Anh chị phải yêu thương em, nhường nhịn em.

– Nói và nghe: Hỏi và trả lời được câu hỏi về việc làm của anh đối với em.

– PC: Góp phần hình thành PC nhân ái (biết thương yêu em); trách nhiệm (nhường nhịn, giúp đỡ em)

Tranh: Cảnh anh em đang chơi.

Video clip bài hát Làm anh khó đấy

– Bảng phụ hoặc slide trình chiếu (hoặc bảng viết) sẵn câu thơ, khổ thơ đánh dấu ngắt dòng; in đậm (hoặc gạch chân) các từ khó

Tranh cho dạy học Mở rộng vốn từ: chuột túi, quả chanh, đôi dép, vui chơi

– Tranh cho dạy học Luyện nói: tranh việc giúp anh, chị em (khi em bị ngã, khi cho em đồ chơi…)

III. Phương pháp dạy học

– Phiếu bài tập đọc hiểu

– Phương pháp vấn đáp

– Phương pháp đóng vai

– Phương pháp đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề

c, Đọc tiếng, từ ngữ:

Gv cho Hs tìm từ, tiếng khó đọc, tiếng hay phát âm sai ở địa phương trên side đã in đậm các từ khó.

-GV cho học sinh tìm từ khó đọc và viết lên bảng:

– GV đọc mẫu, lưu ý cách đọc và chỉ cho hs đọc. Chú ý không chỉ theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn

– Cho HS tìm hiểu từ khó

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Khi em bé ngã

Anh nâng dịu dàng.

– Hs đọc trơn (có thể đánh vần) trước lớp

Trả lời: Dỗ dành

Nâng dịu dàng

Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài HS hát – múa vận động theo nhạc bài Làm anh khó đấy.

3.1. Mở rộng vốn từ “anh/ep/ui”

– Cho HS chơi trò chơi truyền điện:

+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng bánh

+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng đẹp

+ Thi tìm và nói tiếng cùng vần với tiếng vui

– Đọc thầm yêu cầu bài 3.

– Tìm từ

+ anh: xanh, lành, canh, chanh…

+ ep: dép, tép, chép…

+ ui: chui, túi, mùi…

3.4. Luyện nói: Hỏi đáp về việc giúp đỡ mẹ

– Cho HS xem tranh trong SGK

– Yêu cầu hs nêu tên anh/chị, đã làm những việc gì cho em mình.

– GV tổ chức cho học sinh chơi Trò chơi “Phỏng vấn”

– Bạn đã làm những việc gì để giúp đỡ em nhỏ?

– Mỗi bạn cần phỏng vấn 3 người

– Xem tranh

– Lần lượt kể trong nhóm 4.

– Đại diện kể trước lớp.

– HS chơi theo hướng dẫn của GV

– Lượt 1: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi cạnh nhau.

– Lượt 2: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi bàn trên.

– Lượt 1: Hỏi đáp giữa 2 học sinh ngồi bàn dưới.

4. Hoạt động 4: Hướng dẫn trải nghiệm sau tiết học

– Thường xuyên yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn em nhỏ.

– Chia sẻ cảm nhận của mình khi làm được việc gì đó cho em nhỏ.

– HS đọc bài thơ cho người thân nghe.

– Đọc trước bài tập đọc tiếp theo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Tiếng Việt Lớp 5 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!