Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 12 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
LUẬT THƠ (Tiếp theo) Ngày soạn: 13.10.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A 12C Sĩ số: Điểm KT miệng: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng nhằm giúp HS: Nắm được các đặc điểm cơ bản của thể thơ phổ biến hiện nay đối với thơ Việt Nam Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào vệic cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể B. Phương tiện thực hiện – Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12 – SGK, SGV Ngữ văn 12 – 1 số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành – Đọc hiểu – Thực hành luyện tập – Kiểm tra đánh giá D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. KTBC (không KT) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong hai bài Mặt trăng và bài Sóng? GV: Sự đổi mới, sáng tạo của bài thơ trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống? GV: Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời trầu? GV: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong bài thơ? 1. Bài tập 1: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng): * Giống nhau: gieo vần cách * Khác nhau: – Ngũ ngôn truyền thống ( Mặt trăng) + Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn) + Ngắt nhịp lẻ: 2/3 + Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4 – Thơ hiện đại năm chữ (Sóng) + Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên) + Nhịp chẵn: 3/2 + Thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt 2. Bài tập 2: Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống: * Gieo vần: – Vần chân, vần cách: lòng – trong (giống thơ truyền thống) – Vần lưng: lòng – không (sáng tạo) – Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7) → sáng tạo * Ngắt nhịp: – Câu 1 : 2/5 → sáng tạo – Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống 3. Bài tập 3: Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu: Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi Đ B T B Này của Xuân Hương / mới quệt rồi T B T Bv Có phải duyên nhau / thì thắm lại Đ T B T Đừng xanh như lá / bạc như vôi B T B Bv 4. Bài tập 4: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới: * Gieo vần: sông – dòng: vần cách * Nhịp: 4/3 * Hài thanh: – Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T – Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B – Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt 5. Củng cố và dặn dò – Nhắc lại kién thức cơ bản – Chuẩn bị bài tiếp theo
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 12
– Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
– Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
– Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
– Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.
– Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ.
– Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu.
Tiết 37 - 38 Ngày dạy: ...//.. tại lớp Tuần 13 ...//.. tại lớp SÓNG Xuân Quỳnh A. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng "sóng". - Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. 2/ Kĩ năng - Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ. - Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ. - Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân. 3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu. B. CHUẨN BỊ 1/ GV: soạn bài giảng ứng dụng CNTT (nếu có điều kiện). 2/ HS: tóm tắt tiểu dẫn, đọc bài thơ, chia bố cục, xác định những bpnt được sd trong bài thơ, trl các câu hỏi HDHB. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ - đặt vấn đề vào bài mới O: T/y là đề tài muôn thuở của thi ca 2/ Dạy nội dung bài mới ? Mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1 (10'): Tìm hiểu chung. ? Giới thiệu vài nét về tg XQ? ? Bài thơ Sóng có xuất xứ ntn? ? Bài thơ viết về đề tài gì? Qua hình tượng sóng, tg muốn diễn tả điều gì? Hoạt động 2 (65'): Đọc - hiểu văn bản. - 1Hs đọc diễn cảm bài thơ. ? Có thể pt bài thơ theo hướng nào? ? Mở đầu bài thơ, tg đã sd thủ pháp gì để miêu tả con sóng? Qua đó, XQ muốn nói lên điều gì về trạng thái của người PN đang yêu? ? Hình ảnh ẩn dụ "sôngbể" nói lên được điều gì? ? Từ hình tượng con sóng, tg đã có sự liên tưởng ss ntn về t/y của tuổi trẻ? ? Các câu hỏi tu từ được sd liên tiếp nhau nhằm mđ gì? ? NVTT đã trl những câu hỏi đó ntn? Ý nghĩa? ? Trong khổ 5-6, tg đã sd những bnnt nào? Tác dụng? ? Nói tóm lại, "sóng và em" trong đoạn này có những nét gì tương đồng? ? Qua đó, XQ muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? ? Trong những câu "Cuộc đời về xa", tg đã có cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy yn ntn? ? XQ đã kết thúc bài thơ của mình bằng một cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy khát vọng ntn của nhà thơ? Hoạt động 3 (10'): Tổng kết. ? Câu 1 - SGK. ? Bài thơ nói lên được điều gì về vẻ đẹp của người PN khi yêu? (Câu 4 - SGK). I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - XQ là người có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. - Thơ XQ là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị nhưng cũng nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong t/y. 2/ Tác phẩm - Xuất xứ - hcst: Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. + Đề tài: Tình yêu. + Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả t/y của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu - một hình ảnh đẹp và xác đáng. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Phần 1 (6 khổ đầu): Sóng và "em" - những nét tương đồng . - Khổ 1-2: - Khổ 3-4: + Các câu hỏi tu từ: "Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu?": mong muốn tìm được cội nguồn của t/y, muốn lí giải được t/y, khát khao hiểu được t/y, hiểu được bản thân và người mình yêu. - Khổ 5-6: + Phép lặp cú pháp + đối lập: "Con sâu / Con nước; Dẫu Bắc / Dẫu nam": những sự vận động ngược hướng, những hoàn cảnh đối lập nhau của "sóng" và "em", những trái ngang trắc trở trong t/y. 2. Phần 2 (2 đoạn cuối): Những suy tư, lo âu, trăn trở trước c/đ và khát vọng t/y. + các cặp quan hệ từ: tuy - vẫn, dẫu - vẫn - Cách nói giả định: "Làm sao được" + con số ước lệ: "trăm", "ngàn" + hình ảnh Â.D "sóng", "biển lớn t/y" III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người PN khi yêu. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng; - Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng; - Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính. - X/d hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người PN trong t/y hiện lên qua hình tượng sóng: t/y thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. 3/ Củng cố ? Bài thơ có y/n ntn với em? 4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Hướng dẫn HS học bài ở nhà: + Học thuộc lòng bài thơ. + Câu hỏi: Đọc đoạn thơ "Dữ dội tận bể" và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 2/ Nhận xét về cách ngắt nhịp và âm hưởng của đoạn thơ. Cách ngắt nhịp và âm hưởng đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ntn? 3/ Biện pháp Â.D và N.H' được sử dụng ntn trong ĐT. Biện pháp đó có t/d ntn trong việc thể hiện cảm xúc của NVTT? + Đề bài: Đề 1: Nêu cảm nhận về ĐT: "Con sóng dưới lòng sâu Hướng về anh - một phương". Qua ĐT, anh chị có nhận xét gì về t/y của các bạn trẻ hiện nay? Đề 2: PT hình ảnh "sóng" và "em" trong bài thơ. Đề 3: Có người cho rằng trong hoàn cảnh ĐN còn chiến tranh thì việc XQ viết một bài thơ về t/y như "Sóng" thể hiện một tình cảm vị kỉ tiêu cực. Có người lại nhấn mạnh "Sóng" thể hiện cái nhìn lạc quan, yêu đời của Xuân Quỳnh, qua đó thể hiện một nhân sinh quan tích cực. Ý kiến của anh/chị thế nào? + Tìm những bài thơ sd hình ảnh sóng và biển để diễn tả t/y + Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là "sóng" và "em". Hãy nx về yn và hiệu quả của cách k/c ấy. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng: Nêu các PTBĐ thường gặp, đọc SGK trước và PT ngữ liệu trong SGK (xác định các PTBĐ được s/d trong ĐV), viết một BVNL ngắn cho đề bài ở mục 3 (SGK tr.159). * Bạn nào cần giáo án cả năm (lớp 10, 11, 12) thì liên hệ với mình qua số điện thoại: 01267.567.068. Giáo án mình soạn theo tinh thần là tinh gọn (theo hướng giảm tải cho HS) nhưng vẫn đảm bảo đủ ý, theo luận điểm, có phân tích nghệ thuật (như trên). Ngoài ra, mình còn có tài liệu ôn thi 12, giáo án phụ đạo, tự chọn cho 3 khối, sáng kiến kinh nghiệm, các bộ đề KT, tài liệu bồi dưỡng HSG cho các bạn tham khảo. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015, tỉ lệ tốt nghiệp môn Văn của mình cao hơn mặt bằng chung của trường và của tỉnh (năm ngoái mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). Cảm ơn các bạn!Giáo Án Lớp 8 Môn Ngữ Văn
– Lòng cảm thông,sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
– Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
– Vận dụng các kiến thứ đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm.
– Phát hiện phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn.
– Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
– TH: Tóm tắt văn bản tự sự.
III/ Thái độ : – GD Lòng thương yêu con người
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 25-26 :Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( Trích) (Ô Hen-ri) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I/ Kiến thức: - Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông,sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. II/ Kĩ năng : - Vận dụng các kiến thứ đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm. - Phát hiện phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. - TH: Tóm tắt văn bản tự sự. III/ Thái độ : - GD Lòng thương yêu con người B/ CHUẨN BỊ - HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. C/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT :Gợi mở,vấn đáp,thuyết trình,bình giảng. D/ .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I/ Oån định tổ chức II/ Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản "Đánh nhau với cối xay gió". ? Qua 2 nhân vật Đôn-ki -hô-tê và Xan-chô Pan -xa,em rút ra cho mình bài học gì? ĐÁP ÁN - Học sinh tóm tắt tốt. (5đ) . - Bài học :- Trong cuộc sống cần sống có lí tưởng nhưng ko nên quá hoang đường ,mê muội. (2đ) - Cần sống tỉnh táo ,thực tế nhưng ko nên quá thực dụng. (2đ) - Có chuẩn bị bài học (1đ) III/ Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: thuyết trình. Thời gian: 3 phút * GV giới thiệu: Có lẽ trong cuộc đời làm nghệ sĩ của mình, người nghệ sĩ nào cũng có khát vọng cao đẹp là vẽ được một bức tranh kiệt tác, để đời. Nhân vật Bơ-men trong tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" cũng vậy * Nội dung bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 2 : HDTH giới thiệu chung GV yêu cầu HS đọc chú thích. Nêu những nét nổi bật về nhà văn ÔHen-ri và văn bản " Chiếc lá cuối cùng". Nhấn mạnh vài nét về nhà văn Ohen-ri và tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng": OHen-ri là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới.Cha ông là thầy thuốc,mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3.Mười lame tuổi đã phải thôi học và đi làm nhiều nghề để kiếm ăn. Ông chuyên viết truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông rất phong phú và đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Truyện ngắn của ông thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thàâøn nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, nhiều khi rất cảm động. Về nghệ thuật ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình tiết hai lần một cách đột ngột, bất ngờ. Hoạt động 2 : HD đọc - tìm hiểu chung GV tóm tắt phần bị lược bỏ của tác phẩm GV hướng dẫn HS đọc - đọc mẫu - gọi 2 HS đọc nối tiếp văn bản. TH : Tóm tắt đoạn trích theo sự việc chính. ? Qua nội dung tóm tắt hãy xác định nhân vật chính của truyện? ? Văn bản đã sử dụng những PTBĐ nào? PT chủ đạo nào làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm? HS giới thiệu HS trình bày ý kiến : Gồm 3 phần. - Phần 3 :Còn lại: Bí mật của chiếc lá. I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - O-Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông. 2/ Tác phẩm. ( sgk) - Đoạn trích là phần cuối của tác phẩm. II/ Đọc- tìm hiểu chung 1 / Đọc - từ khó 2/. Tóm tắt đoạn trích 3/ Nhân vật chính: Giôn-xi 4/.Bố cục 3 phần 5/ Phương thức biểu đạt: TS + MT + BC Hoạt động 3 : HD tìm hiểu tác phẩm. - Mục tiêu :Giúp cho HS thấy được cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi,hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương ,tấm lòng nhân ái đối với những người xung quanh;thấy được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính đó là vì sự sống của con người. - Phương pháp: Gợi mở,vấn đáp,thuyết trình.giảng bình. - Thời gian : 50 phút ? Nội dung đoạn văn đầu kể về việc gì? ? Tìm chi tiết mtả dáng vẻ, giọng nói của Giôn-xi? ? Hình dung của em về nhân vật Giôn-xi từ chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói? ? Việc Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên là vì lí do gì? ? Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn-xi qua câu nói: " đó là chiếc lá cuối cùngchết"? GV: Tâm trạng của Giôn-xi khi bị ốm là tâm trạng của một người tuyệt vọng,cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng trên cây dụng xuống là lúc cô cũng chết. ? Xiu đã dùng lời lẽ yêu thương để an ủi Giôn-xi. Giôn-xi đáp lại bằng thái độ và suy nghĩ gì? Điều đó cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn con người của Giôn? Bình: Con người tuyệt vọng và bi quan thì không có gì cứu được họ. Điều đó đã được bác sĩ nói với Xiu. GV yêu cầu học sinh theo dõi phần tiếp theo của văn bản. ? Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì? ? Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó? ? Từ đó có những thay đổi gì đối với Giôn-xi? ? Những thay đổi ấy cho thấy nhu cầu gì đã trở lại với Giôn-xi? ? Chiếc lá có ý nghĩa gì đối với Giôn-xi? ? Theo em, vì sao con người có thể vựơt qua cái chết chỉ vì một chiếc lá mỏng manh vẫn còn sống ở trên cây? Bình chốt: Tình yêu cuộc sống, tình bạn, tình yêu NT đã trở lại với Giôn-xiChiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sông bền bỉ, mãnh liệt,là một sự sống, thúc đẩy, kích thích tình yêu sự sống cho con người tuyệt vọng. GV chuyển ý sang mục 2 ? Tình yêu thương của Xiu với Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Vì sao Xiu lại lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết như vậy? ? Ngoài ra tình thương yêu ấy còn được thể hiện ở những chi tiết nào? lời nói? việc làm? ? Qua tất cả những chi tiết ấy, ta bắt gặp ở Xiu một tấm lòng như thế nào? Bình chốt: Tình cảm nhân đạo, đầy tình nghĩa ấy đã làm cho lòng người ấm lại và đây cũng chính là tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này. Chuyển ý sang mục 3. ? Cụ Bơ-men được giới thiệu là người như thế nào? ? Khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân đua nhau rụng cụ Bơ-men có tâm trạng gì? ? Trước tâm trạng đó cụ Bơ-men đã có hành động gì? Với mục đích gì? ? Vẽ chiếc lá với mục đích ấy nhưng cuối cùng như thế nào? Vì sao cụ chết? ? Cái chết ấy, đã thể hiện ở cụ một phẩm chất gì? GD: Em học được điều gì ở cụ Bơ-men và Xiu? Bình: Sự cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men đã cứu sống được một con người. Đó chính là tấm lòng nhân đạo mà OHen-ri muốn thể hiện. ? Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Bình: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là thần dược, nó là tác phẩm NT được tạo nên bởi tình yêu thương con người.Hơn nữa bức tranh đúng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người;là bức tranh của tình yêu thg và đức hi sinh cao cả. ? Từ đây, em hiểu gì thêm về ý nghĩa của truyện "Chiếc lá cuối cùng"? TH: Cây bút thần ( lớp 6). HS: Trả lời. - Giọng thều thào, mắt thẫn thờ HS: Cô nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa. HS: Ko trả lời và đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa bí ẩn của mình HS: Trình bày - Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn. HS: Chiếc lá mong manh nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ và mãnh liệt. HS: Tìm kiếm , trả lời HS trả lời HS trả lời HS: Trả lời Xiu lo sợ nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì Giôn-xi có thể sẽ ra đi vĩnh viễn. HS tìm kiếm , trả lời HS nhận xét HS giới thiệu HS: Lặng lẽ vẻ bức tranh để cứu sống Giôn-xi,bất chấp gió rét và nguy hiểm. HS: Trình bày HS: Tấm lòng thương người dù đó ko phải là người thân của mình LH:Tục ngữ - Ca dao VN: -Thương người như thể thương thân. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. HS: Suy nghĩ, trả lời HS: NT chân chính được xuất phát từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người. III./ Tìm hiểu văn bản: 1/ Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi. - Đòi ăn, soi gương, uống sữa, ngồi dậy, đặc biệt là muốn vẽ vịnh Na plơ. 2/ Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương. a) Nhân vật Xiu: - Lo sợ khi thấy chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết. - Động viên, an ủi, chăm sóc Giôn-xi tận tình. Xiu rất tận tình chu đáo chăm sóc Giôn-xi. b) Cụ Bơ-men. - Cụ Bơ-men: là hoạ sĩ nghèo, khát vọng vẽ một bức tranh kiệt tác. - Lo lắng cho số phận của Giôn-xi. - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì: + sinh động, giống như thật. + Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi. -GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. ? Thực chất những câu ca dao - tục ngữ này nhằm nói gì? ? Cách diễn đạt trên có tính chất gì? ? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì? LH: Nói quá khác với nói khoắc như thế nào? GD: Không nói khoắc, không đúng sự thật. HS: Chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. ? Các HS: Nói quá sự thật: - chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối - mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày HS: Thời gian đêm tháng năm rất ngắn Thời gian ngày tháng mười rất ngắn. Mồ hôi ra nhiều à sự lao động vất vả. HS: Phóng đại mức độ quy mô, tính chất sự việc hiện tượng. HS: Trả lời - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đêm tháng năm rất ngắn - Ngày tháng mười chưa cười đã tối ngày tháng mười rất ngắn - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày mồ hôi ướt đẫm. I/ Nói quá và tác dụng của nói quá. 1/ Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. VD: - Rẻ như bèo, đen như cột nhà cháy. - Lỗ mũi thì tám gánh lông 2. Tác dụng Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Hoạt động 3 HD luyện tập. - Mục tiêu : Giúp HS tìm và giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong một số thành ngữ,tục ngữ;biết điền vào chỗ trống các thành ngữ có sd nói quá;đặt câu với các thành ngữ dùng BP nói quá. - Phương pháp:Kĩ thuật " động não". - Thời gian : 10 phút. BT1 - Hs xác định yêu cầu của bài tập. - Thực hiện BT tại chỗ. - Nhận xét và chốt ý. BT 2 - Hs xác định yêu cầu của bài tập. - Thực hiện bài tập trên bảng. - HS Nhận xét - GV chỉnh sửa BT 3. HS đọc yêu cầu BT. Lên bảng thực hiện BT Nhận xét bổ sung. BT 4 HS đọc yêu cầu BT. Thực hiện BT bằng trò chơi tiếp sức ( chia hai đội và thi) Nhận xét bổ sung - khen thưởng. II/ Luyện tập. BT1: Các biện pháp nói quá và giải thích. sỏi đá cũng thành cơm à sức mạnh của lao động. Lên đến tận chân trời được à vẫn khoẻ và quyết tâm đi. Thét ra lửa à tính nóng nảy. BT2: Điền thành ngữ. chó ăn đá, gà ăn sỏi. Bầm gan tím ruột. Ruột để ngoài gia Nổ từng khúc ruột. Vắt chân lên cổ. BT3: Đặt câu - Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. - Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toàn này. BT 4 Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. Đen như cột gà cháy Câm như hến Nhanh như cắt Trắng như trứng gà bóc Khoẻ như voi IV/ Củng cố: Nhấn mạnh nội dung bài học. V/ Hướng dẫn về nhà: Bài vừa học: Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá. Bài sắp học: Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 36 :TLV: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : I / Kiến thức : Giúp cho HS biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm. II/ Kĩ năng :- Xây dựng bố cục,sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với mtả và biểu cảm. - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ. Nhận diện được bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Rèn kỹ năng lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. B. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu tài liệu, giáo án. HS : Học bài, chuẩn bị bàitheo câu hỏi SGK. C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp,thuyết trình,viết đoạn văn theo cá nhân. D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I/ Oån định tổ chức II/ Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản? ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Bước 1: Định hướng chính xác. - Bước 2:Tìm ý. - Bước 3: Lập dàn ý. - Bước 4: Viết bài( diễn đạt thành câu, thành đoạn văn). - Bước 5: Kiểm tra bài viết.(9đ) * Có chuẩn bị bài học (1đ) III/ Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: thuyết trình. Thời gian: 3 phút Nội dung bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 2: HDTH dàn ý của bài văn tự sự. - Mục tiêu : Giúp cho HS củng cố kiến thức về bố cục, sự việc và vai trò của các yếu tố mtả, biểu cảm của bài văn tự sự; biết xđ được bố cục của một bài văn tự sự hoàn chỉnh. - Thời gian : 25 phút. GV yêu cầu học sinh đọc bài văn: Món quà sinh nhật( sgk) ? Xác định bố cục của văn bản? -MB - TB - KB? - Nội dung của mỗi phần? Nhóm 1: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện ( ở ngôi thứ mấy)? Câu chuyện được xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? Nhóm 2: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? Nhóm 3: Câu chuyện diễn ra như thế nào? - Mở đầu nêu vấn đề gì? - Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? - Kết thúc ở chỗ nào? - Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? Nhóm 4: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này? ?Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? GV: Từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm? GD: Kể theo trình tự khi làm văn. GV: Khi lập dàn ý cho bài văn tự sự cần chú ý điều gì? HS: Kể về món quà quà sinh nhật cảm động của tình bạn. Hs xác định - Câu chuyện kể về món quà sinh nhật, do Trang kể ở ngôi thứ nhất. - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang. - Chuyện xảy ra với 3 nhân vật: nhân vật chính là Trinh (người tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện). - Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng còn Trinh thì vui vẻ, điềm đạm - Câu chuyện diễn ra rất vui vẻ, thú vị nhưng bồn chồn chờ đợi. - Mở đầu: buổi mừng sinh nhật Trang. - Đỉnh điểm:Trang chờ đợi, trách móc bạn. Trinh đến mang theo món quà bất ngờ. - Kết thúc: Khi Trang hiểu món quà sinh nhật của Trinh hết sức bất ngờ vì nó là kỉ niệm của hai người về cây ổi. HS: Trình bày - Yếu tố miêu tả: Tả buổi sinh nhật, tả Trinh, tả cành ổi, hoa ổi, quả ổi. - Yếu tố biểu cảm: Tâm trạng và suy nghĩ của Trang. HS: Trao đổi, trình bày I/ Dàn ý của bài văn tự sự 1/ Tìm hiểu dàn ý bài văn tự sự: Món quà sinh nhật c/ Kết bài: còn lại: Cảm nghĩ của người kể về món quà sinh nhật. . 2/ Dàn ý của bài văn tự sự a/ Mở bài: Giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện ( cũng có thể nêu kết quả trước) b/ Thân bài:Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự. c/ Kết bài: Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể hay một nhân vật nào đó) Hoạt động 2 HD luyện tập - Mục tiêu : HS biết lập dàn ý cho một bài văn tự sự hoàn chỉnh có sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm. -Thời gian :10 phút - Đọc yêu cầu đề bài. - GV nhận xét, sửa chữa. II. Luyện tập BT1 Dàn ý văn bản Cô bé bán diêm. * Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm. * Thân bài: - Em bé không bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. - Em ngồi nép mình ở một góc tường bị đói, rét hành hạ. - Em quẹt diêm năm lần, mỗi lần quẹt diêm thì mộng tưởng lại hiện ra, diêm tắt thì hiện thực đau buồn lại trở về với em. * Kết bài: em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa 4. Hướng dẫn về nhà: 1. Bài vừa học: - Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản tự sự đã học theo yêu cầu của giáo viên. - Lập dàn ý cho bài văn tự sự . Ở mỗi phần của bài văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp. 2. Bài sắp học: Chuẩn bị bài: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000"Giáo Án Ngữ Văn Lớp 12 Bài Thuốc
Giáo án điện tử Ngữ văn bài Thuốc
Giáo án Ngữ văn lớp 12
Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài Thuốc được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. VnDoc sưu tầm và chọn lọc giáo án bài Thuốc lớp 12 này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo chất lượng cho quá trình xây dựng bài học trên lớp giúp học sinh hiểu được thông điệp của bài mà tác giả nói đến.
Giáo án Hồn Trương Ba, da hàng thịt Giáo án Những đứa con trong gia đình Giáo án Vợ chồng A Phủ
Soạn bài THUỐC
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
Hiểu được thuốc là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và cấp thiết phải có một phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với người dân.
Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này.
II. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
III. Phương pháp
Phần Tiểu dẫn: thuyết trình kết hợp SGK.
Phần Văn bản: thuyết trình kết hợp phát vấn theo tiến trình quy nạp.
IV. Trọng tâm bài học V. Tiến trình tổ chức 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
? Em hãy nêu vài nét chính về tác giả Lỗ Tấn?
GV thuyết giảng thêm vài nét về bối cảnh lịch sử của Trung Hoa thời ấy: Sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức,…) đã biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu. Thanh niên Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX tìm đường cứu vong cho dân tộc.
Bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thủng mà thầy lang bốc thuốc với hai vị “không thể thiếu” là rễ mía kinh sương ba năm và một đôi dế đủ đực – cái, một thang thuốc quái đản đã dẫn đến cái chết oan uổng của người bố thân yêu.
Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
Bác Hồ thời trẻ thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936)
-Tên thật… Lỗ Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành), quê…
– Là nhà văn cách mạng vô sản tiêu biểu của văn học hiện đại.
– Là một trong những người tiên phong trăn trở tìm đường ” cứu vong” cho dân tộc.
-Ông đã nhiều lần đổi nghề để tìm đường cống hiến cho tương lai của dân tộc: khai mỏ, hàng hải, nghề y, cuối cùng ông chuyển sang nghề viết văn để thức tỉnh quốc dân đồng bào
-Được tôn vinh là “linh hồn của dân tộc” – biểu tượng tâm hồn cao đẹp của người Trung Hoa.
-Được đề cử làm ứng viên Giải thưởng Nô-ben về văn học nhưng ông từ chối.
Sáng tác gồm 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn, 75 bài thơ,… là nhà văn hiện thực xuất sắc Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 12 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!