Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 12 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Hiểu được quan điểm sáng tác
– Nắm khái quát về sự nghiệp văn học
– Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
– Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.
B. chuẩn bị: – GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
– HS : Sách GK, bài soạn
c. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: Tiết đọc văn Tuyên ngôn độc lập ( Phần I - Tác giả ) Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Hiểu được quan điểm sáng tác - Nắm khái quát về sự nghiệp văn học - Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người. B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo - HS : Sách GK, bài soạn c. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu tiểu sử 1. HS trình bày tiểu sử 2. GV góp ý dàn ý và định hướng: Gốc yêu nước + Nung nấu lòng yêu nước + Tìm đường cứu nước + Bắt gặp vũ khí cứu nước + Vận động CM để hoàn thành sự nghiệp cứu nước + Thành công + Đánh giá chung về con người và sự nghiệp 3. HS phát biểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh I- Tiểu sử 1. Quê hương, gia đình, hoạt động trước khi tìm đường cứu nước - Gia đình nhà nho yêu nước - Quê hương (...) là một vùng giàu truyền thống văn hóa và yêu nước. - Đã học chữ Hán, trường Pháp và dạy học cho đến năm 21 tuổi. 2. Hành trình, hoạt động, sự nghiệp cách mạng (các mốc quan trọng) - 1911 - 1919 : ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - 1920 : gặp Chủ nghĩa Cộng sản, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây trở thành người đi tiên phong trên con đường cứu nước theo lí luận Cộng sản. - Đến 1929 : hoạt động quốc tế và thành lập các tổ chức cứu nước theo con đường này. -3/2/1930 : chủ trì thành lập ĐCSVN. Từ đó hoạt động để xây dựng Đảng vững mạnh. - Từ 2/1941 về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào CM trong nước, làm nên CMT8/1945 - 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN mới, bắt đầu một thời đại mới. Là lãnh tụ Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi từ trần (2/9/1969). 3- Khái quát chung Là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng nhưng Người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu Sự nghiệp văn học 1. Tìm hiểu quan điểm a) HS nêu 3 quan điểm GV hướng dẫn để HS phát biểu dưới dạng mệnh đề. b) GV hướng dẫn cách nghị luận để làm sáng tỏ 3 quan điểm ( Hướng dẫn HS thực hiện nghị luận 1 trong 3 quan điểm) + Muốn nghị luận cần trình bày 3 nội dung. Thứ nhất, HCM đã phát biểu trực tiếp quan điểm như thế nào ? Thứ hai, Người đã thể hiện điều ấy trong tác phẩm của mình ra sao ? Thứ ba, văn học nói chung đã thể hiện quan điểm này thế nào ? c) GV trình bày ngắn gọn 1 quan điểm để minh họa II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác a) Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng + Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Văn học nghệ thuật,...mặt trận ấy". Người phê phán thơ xưa chỉ biết trưng, hoa, tuyết, nguyệt và nhấn mạnh : "Nay ở trong thơ nên có thép,ữngung phong". + Thời ở Pháp, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dan Pháp, ngay ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy bảo "ngày dài ngâm ngợi cho khuây" nhưng Nhật kí trong tù rất giàu tính chiến đấu,... Những ngày tháng gian khổ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bác sáng tác các bài ca cách mạng,... + VHNT thế giới cũng như VHNT Việt Nam, trong chiều dài hàng ngàn năm của mình, quan điểm mà HCM đề cao đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt. ở VN chẳng hạn, từ Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đến nay luôn vang lên những sáng tác văn chương của những con người "Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (Sóng Hồng). b) Cần chú trọng tính chân thật và tính dân tộc c) Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích tác động để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, 2. Tìm hiểu di sản văn học GV hướng dẫn HS về nhà lập Bảng tóm tắt di sản văn học HCM. (Quy định thời hạn nghiệm thu, chấm điểm) 2. Di sản Chính luận Truyện kí Thơ ca Tác phẩm Nội dung Đăc sắc NT 3. Tìm hiểu Phong cách nghệ thuật a) HS lập dàn ý trình bày (theo nhóm) b) GV Phỏng vấn : + Cái hay của Vi hành + Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là gì ? 3. Phong cách nghệ thuật + Mỗi thể loại có những đặc sắc riêng ( Văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca ) + Đánh giá chung : Phong phú, đa dạng nhưng nhất quán. Mục đích rõ ràng, tư tưởng sâu sắc, cách viết...nên có sức hấp dẫn, có sức tác động nhiều đối tượng, có sức sống lâu bề Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết 1. GV nêu các yêu cầu cần nắm về tác giả HCM 2. HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết - HCM là tác gia lớn, có quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ. Người đã để lại sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại. - Tác phẩm của người có giá trị nhiều mặt, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam. Hoạt động 4 - Luyện tập IV. Luyện tập Bài 1 1. Cả lớp góp ý để làm rõ 2 phương diện của bài thơ Chiều tối (Mộ). GV vừa gợi ý vừa ghi bảng các ý kiến HS 2. Dựa trên 2 nội dung xác định 1, 2 HS trình bày miệng. Bài 2 (thực hiện ở nhà) Tổ học tập tổ chức viết thành văn bản. GV chấm theo tổ. Bài tập 1 1. Màu sắc cổ điển + Thể loại thơ tứ tuyệt, âm hưởng Đường thi + Hình ảnh thiên nhiên, không gian, tâm thế nhà thơ phảng phất điệu bâng khuâng, cô đơn như chinh nhân lữ thứ với cái tôi trữ tình ẩn tàng thường gặp trong thơ xưa. 2. Màu sắc hiện đại + Hình tượng con người khách quan là trung tâm của bức tranh, Cái nhìn sống động, tuơi tắn. + Hình ảnh bếp lửa hồng mang tính ẩn dụ cho tương lai lạc quan, tin tưởng, không bị trùm lấp bởi điệu buồn của lối thơ chinh nhân xưa + Trong chiều sâu của bài thơ là hình ảnh tác giả điềm đạm, lão luyện đang dấn thân trên đường gian khó. Đó là một hình ảnh động, khác với cái xôn xao được thể hiện trong tĩnh lặng của thơ cổ diển. Con người như thế, phải là con người của thời hiện đại. D. Dặn dò: - Làm bài tập 2 trong SGK - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtGiáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 12
LUẬT THƠ (Tiếp theo) Ngày soạn: 13.10.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A 12C Sĩ số: Điểm KT miệng: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng nhằm giúp HS: Nắm được các đặc điểm cơ bản của thể thơ phổ biến hiện nay đối với thơ Việt Nam Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào vệic cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể B. Phương tiện thực hiện – Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12 – SGK, SGV Ngữ văn 12 – 1 số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành – Đọc hiểu – Thực hành luyện tập – Kiểm tra đánh giá D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. KTBC (không KT) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong hai bài Mặt trăng và bài Sóng? GV: Sự đổi mới, sáng tạo của bài thơ trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống? GV: Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời trầu? GV: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong bài thơ? 1. Bài tập 1: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng): * Giống nhau: gieo vần cách * Khác nhau: – Ngũ ngôn truyền thống ( Mặt trăng) + Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn) + Ngắt nhịp lẻ: 2/3 + Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4 – Thơ hiện đại năm chữ (Sóng) + Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên) + Nhịp chẵn: 3/2 + Thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt 2. Bài tập 2: Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống: * Gieo vần: – Vần chân, vần cách: lòng – trong (giống thơ truyền thống) – Vần lưng: lòng – không (sáng tạo) – Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7) → sáng tạo * Ngắt nhịp: – Câu 1 : 2/5 → sáng tạo – Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống 3. Bài tập 3: Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu: Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi Đ B T B Này của Xuân Hương / mới quệt rồi T B T Bv Có phải duyên nhau / thì thắm lại Đ T B T Đừng xanh như lá / bạc như vôi B T B Bv 4. Bài tập 4: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới: * Gieo vần: sông – dòng: vần cách * Nhịp: 4/3 * Hài thanh: – Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T – Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B – Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt 5. Củng cố và dặn dò – Nhắc lại kién thức cơ bản – Chuẩn bị bài tiếp theo
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 12
– Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
– Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
– Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
– Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.
– Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ.
– Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.
3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu.
Tiết 37 - 38 Ngày dạy: ...//.. tại lớp Tuần 13 ...//.. tại lớp SÓNG Xuân Quỳnh A. MỤC TIÊU 1/ Kiến thức - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng "sóng". - Đặc sắc trong nghệ thuật xd hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. 2/ Kĩ năng - Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. - Giao tiếp: trình bày, trao đổi về mạch cx của bài thơ, sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ. - Tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của t/y trong thơ ca, về vẻ đẹp của gương mặt thơ XQ. - Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cs, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân. 3/ Thái độ: Biết trân trọng tình yêu, thấu hiểu được những quy luật trong tình yêu, đặc biệt là đối với tâm trạng người phụ nữ khi yêu. B. CHUẨN BỊ 1/ GV: soạn bài giảng ứng dụng CNTT (nếu có điều kiện). 2/ HS: tóm tắt tiểu dẫn, đọc bài thơ, chia bố cục, xác định những bpnt được sd trong bài thơ, trl các câu hỏi HDHB. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ - đặt vấn đề vào bài mới O: T/y là đề tài muôn thuở của thi ca 2/ Dạy nội dung bài mới ? Mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1 (10'): Tìm hiểu chung. ? Giới thiệu vài nét về tg XQ? ? Bài thơ Sóng có xuất xứ ntn? ? Bài thơ viết về đề tài gì? Qua hình tượng sóng, tg muốn diễn tả điều gì? Hoạt động 2 (65'): Đọc - hiểu văn bản. - 1Hs đọc diễn cảm bài thơ. ? Có thể pt bài thơ theo hướng nào? ? Mở đầu bài thơ, tg đã sd thủ pháp gì để miêu tả con sóng? Qua đó, XQ muốn nói lên điều gì về trạng thái của người PN đang yêu? ? Hình ảnh ẩn dụ "sôngbể" nói lên được điều gì? ? Từ hình tượng con sóng, tg đã có sự liên tưởng ss ntn về t/y của tuổi trẻ? ? Các câu hỏi tu từ được sd liên tiếp nhau nhằm mđ gì? ? NVTT đã trl những câu hỏi đó ntn? Ý nghĩa? ? Trong khổ 5-6, tg đã sd những bnnt nào? Tác dụng? ? Nói tóm lại, "sóng và em" trong đoạn này có những nét gì tương đồng? ? Qua đó, XQ muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? ? Trong những câu "Cuộc đời về xa", tg đã có cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy yn ntn? ? XQ đã kết thúc bài thơ của mình bằng một cách nói ntn? Cách nói đó cho thấy khát vọng ntn của nhà thơ? Hoạt động 3 (10'): Tổng kết. ? Câu 1 - SGK. ? Bài thơ nói lên được điều gì về vẻ đẹp của người PN khi yêu? (Câu 4 - SGK). I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - XQ là người có cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. - Thơ XQ là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị nhưng cũng nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong t/y. 2/ Tác phẩm - Xuất xứ - hcst: Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. + Đề tài: Tình yêu. + Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả t/y của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu - một hình ảnh đẹp và xác đáng. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Phần 1 (6 khổ đầu): Sóng và "em" - những nét tương đồng . - Khổ 1-2: - Khổ 3-4: + Các câu hỏi tu từ: "Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu?": mong muốn tìm được cội nguồn của t/y, muốn lí giải được t/y, khát khao hiểu được t/y, hiểu được bản thân và người mình yêu. - Khổ 5-6: + Phép lặp cú pháp + đối lập: "Con sâu / Con nước; Dẫu Bắc / Dẫu nam": những sự vận động ngược hướng, những hoàn cảnh đối lập nhau của "sóng" và "em", những trái ngang trắc trở trong t/y. 2. Phần 2 (2 đoạn cuối): Những suy tư, lo âu, trăn trở trước c/đ và khát vọng t/y. + các cặp quan hệ từ: tuy - vẫn, dẫu - vẫn - Cách nói giả định: "Làm sao được" + con số ước lệ: "trăm", "ngàn" + hình ảnh Â.D "sóng", "biển lớn t/y" III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người PN khi yêu. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng; - Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng; - Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, nữ tính. - X/d hình tượng ẩn dụ (sóng) vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người PN trong t/y hiện lên qua hình tượng sóng: t/y thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. 3/ Củng cố ? Bài thơ có y/n ntn với em? 4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Hướng dẫn HS học bài ở nhà: + Học thuộc lòng bài thơ. + Câu hỏi: Đọc đoạn thơ "Dữ dội tận bể" và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 2/ Nhận xét về cách ngắt nhịp và âm hưởng của đoạn thơ. Cách ngắt nhịp và âm hưởng đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ntn? 3/ Biện pháp Â.D và N.H' được sử dụng ntn trong ĐT. Biện pháp đó có t/d ntn trong việc thể hiện cảm xúc của NVTT? + Đề bài: Đề 1: Nêu cảm nhận về ĐT: "Con sóng dưới lòng sâu Hướng về anh - một phương". Qua ĐT, anh chị có nhận xét gì về t/y của các bạn trẻ hiện nay? Đề 2: PT hình ảnh "sóng" và "em" trong bài thơ. Đề 3: Có người cho rằng trong hoàn cảnh ĐN còn chiến tranh thì việc XQ viết một bài thơ về t/y như "Sóng" thể hiện một tình cảm vị kỉ tiêu cực. Có người lại nhấn mạnh "Sóng" thể hiện cái nhìn lạc quan, yêu đời của Xuân Quỳnh, qua đó thể hiện một nhân sinh quan tích cực. Ý kiến của anh/chị thế nào? + Tìm những bài thơ sd hình ảnh sóng và biển để diễn tả t/y + Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là "sóng" và "em". Hãy nx về yn và hiệu quả của cách k/c ấy. - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng: Nêu các PTBĐ thường gặp, đọc SGK trước và PT ngữ liệu trong SGK (xác định các PTBĐ được s/d trong ĐV), viết một BVNL ngắn cho đề bài ở mục 3 (SGK tr.159). * Bạn nào cần giáo án cả năm (lớp 10, 11, 12) thì liên hệ với mình qua số điện thoại: 01267.567.068. Giáo án mình soạn theo tinh thần là tinh gọn (theo hướng giảm tải cho HS) nhưng vẫn đảm bảo đủ ý, theo luận điểm, có phân tích nghệ thuật (như trên). Ngoài ra, mình còn có tài liệu ôn thi 12, giáo án phụ đạo, tự chọn cho 3 khối, sáng kiến kinh nghiệm, các bộ đề KT, tài liệu bồi dưỡng HSG cho các bạn tham khảo. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015, tỉ lệ tốt nghiệp môn Văn của mình cao hơn mặt bằng chung của trường và của tỉnh (năm ngoái mình dạy 2 lớp, 1 lớp yếu, 1 lớp TB). Cảm ơn các bạn!Giáo Án Ngữ Văn 12: Đàn Ghi
Ngày dạy: Tên bài dạy: ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA. THANH THẢO. I/-MỤC TIÊU: Giúp HS: – Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca qua mạch cảm xúc và sy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. – Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức thơ mang phong cách siêu thực,tượng trưng . – Có tri thức đọc hiểu bài thơ viết theo phong cách hiện đại. II/CHUẨN BỊ: 2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài. IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ỔN ĐỊNH LỚP: 2/KIỂM TRA BÀI CŨ: -Câu 1: Đáp án + Biểu điểm: -Câu 2: Đáp án + Biểu điểm: 3/ DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của GV + HS NỘI DUNG BÀI DẠY + HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. Hãy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn? – Tên khai sinh? – Quê? -Sự nghiệp văn chương? _ Các tác phẩm chính? + Đặc điểm thơ của Thanh Thảo? + Xuất xứ của tác phẩm? + Bố cục tác phẩm? -Phần 1? Nội dung ? -Phần 2? Nội dung? – Phần 3? Nội dung? + Hãy phát biểu vấn đề chính mà tác giả muốn làm nổi bật trong bài thơ? + HS đọc lại phần 1. + Hình ảnh Lor-ca được miêu tả trên cái nền lớn là gì? + Hãy cho biết những hình ảnh nào thể hiện rõ nét văn hóa của TBN? + Hình ảnh “ Tấm áo choàng đỏ gắt” giúp ta liên tưởng đến điều gì? +Qua những hình ảnh thể hiện văn hóa TBN ta biết được gì về con người và tính cách của Lor-ca? + HS đọc phần 2. + Vì sao Lor-ca lại bị bọn Prăng-cô giết hại dã man như thế? + Để miêu tả cái chết oan khuất của Lor-ca tác giả đã sử dụng những hình ảnh và BPTT gì? + Cái chết của Lor-ca gây cảm xúc gì nơi em? + HS đọc phẩn 3. + Tại sao có thể nói lòng xót thương của tác giả đã được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca? + Tiếng đàn của Lor-ca tượng trưng cho điều gì? +Lời di chúc của Lor-ca : “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” có ý nghĩa nói lên điều gì trong tình cảm và tư tưởng của Lor-ca? + Tiếng đàn “Li-la-li-la-li-la” trong bài thơ có ý nghĩa gì? + Hãy trình bày những nét nghệ thuật mới và chính yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ? + Qua những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật của bài thơ , nhà thơ Thanh Thảo muốn nói lên vấn đề gì? I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: + Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946. + Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. + Sự nghiệp văn chương: Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. Các tác phẩm: Những người đi tới biển( 1977), Khối vuông Ru-bích( 1985), Những ngọn sóng mặt trời(1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc( 2002-Trường ca) Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca. + Đặc điểm thơ: Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về cuộc sống. Ông luôn tìm tòi ,khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí. Mạch trữ tình trong thơ ông đều hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do.Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê- nhin,Lor-ca… 2.Tác phẩm: “ Đàn ghi ta của Lor-ca”. a.Xuất xứ: + Rút trong tập “ Khối vuông Ru- bích” + Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. b.Bố cục: Ba phần * Phần 1( Sáu dòng đầu): Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha. * Phần 2( Tiếp đó đến “ Không ai chôn cất tiếng đàn”): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác. * Phần 3( Còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca. c.Chủ đề: Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có lí tưởng cách tân về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban nha và cái chết oan khuất của ông do thế lực tàn ác gây ra. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor- ca. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: Hình ảnh Lor-ca, con người tự do,nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha: * Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha: – Áo choàng đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới. – Vầng trăng – Yên ngựa. – Cô gái Di- gan. – Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la” Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa TBN. Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường.Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua TBN với nghệ thuật cách tân của Lor-ca. Cái chết oan khuất của Lor- ca: Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang. Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như: Đối lập: Hoán dụ: + Tiếng hát để chỉ Lor- ca. + Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết. Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor- ca: Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mộc hoang. + Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca.Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang. + Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu .Lor- ca đã dặn ”Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor- chúng tôi ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ,cản trở sư sáng tạo nghệ thuật giúp nghệ thuật đi tới, vươn cao hơn. 4.Tiếng đàn trong bài thơ: Chuỗi âm thanh “ Li-la-li-la-li-la”luyến láy sau hai câu đầu như khúc dạo đầu Và chuỗi âm thanh ấy còn được dùng để kết thúc bài thơ như nốt nhạc cuối của bản nhạc mang ý nghĩa của sự tri âm và kính trọng đối với người nhạc sĩ, nhà thơ Tây Ban Nha Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca. III.TỔNG KẾT: Nghệ thuật: + Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. + Sử dụng hình ảnh, biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung. +Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ. +Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc. Nội dung: Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ , luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật phải luôn đi tới không ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được. 4/.CỦNG CỐ: GV giúp HS củng cố nội dung chính của bài học: + Người nghệ sĩ tự do Lor-ca. + Cái chết oan khuất của Lor-ca. + Nỗi xót thương và suy tư về cuộc từ giã của Lor-ca. 5/.DẶN DÒ: +Học bài cũ. + Chuẩn bị bài mới: *RÚT KINH NGHIỆM:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 12 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!