Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Ngữ Văn 12 Tiết 37, 38: Sóng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiêtý 37 – 38 Soạn ngày 20/10/2010 Lớp: 12. Môn: Ngữ văn. SÓNG Xuân Quỳnh I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: – Cảm thụ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ , giọng thơ tha thiết . sôi nổi , nòng nàn , nhiều suy tư , trăn trở 2. Kĩ năng : Giúp HS: – Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ. – Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật kết cấu, hình tượng, ngôn từ 3. Tư tưởng : – Cảm thụ thơ trữ tình – Yêu mên sthơ ca VN hiện đại II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1. SGK, SGV , STK , tư liệu về bài thơ và Xuân Quỳnh, soạn giáo án lên lớp 2. HS : SGK , SBT STK , đọc và soạn bài trước ở nhà. Tư liệu về sóng biển và nhạc phẩm Thuyền và Biển …… III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ( hình thức vấn đáp) :3p GV nêu câu hỏi và gọi HS trình bày 1 – Đọc 2 khổ thơ đầu bài Đò lèn của Nguyễn Duy. Cho biết cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào ? 2. – Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào ? Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt ? @ HS thực hiện và GV bổ sung – nhận xét đánh gía 2 .GV giảng bài mới ( thuyết giảng và giới thiệu bài):1p Vào bài: Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.GV cho HS xem ảnh về sóng biển và cho nghe nhạc phẩm Thuyền và Biển. 3. Tổ chức dạy học :85p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dân học sinh tìm hiểu chung về tác giả và văn bản. Mục tiêu Hiểu biết nét chính về tác gải XQ Tổ chức thực hiện – Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả. + GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? + GV: Trình chiếu ảnh XQ – LQV, gia đình XQ. + GV hỏi : Trong những thông tin đó, thông tin nào đáng chú ý nhất giúp ta hiểu về nhà thơ cũng như sáng tác của XQ ? + HS xem và nêu cách hiểu @ Kết quả : – GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh. o Trình chiếu minh họa một số bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển. Hoa cỏ may, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, + HS tự ghi nhận vào vở. – Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm. + GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển. Bài thơ của Xuân Quỳnh có phải chỉ nói về sóng biển ? + HS chia bố cục bài * Kết quả : – GV định hướng chung và nhận xét bố cục bài thơ – nêu ý chính các khổ. – HS ghi nhận GV hỏi : Hình tượng nào bao trùm và xuyên suốt bài thơ ? Theo em hình tượng đó có ý nghĩa gì ? * Kết quả : -GV chốt ý chính : – Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em” – Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập – Nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh. – HS ghi nhận – HS thực hiện * Kết luận : GV định hướng chung về chr đề bài thơ HS ghi bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu Mục tiêu Đọc văn bản Hiểu về giá trị nội dung về hình tượng sóng và em tron bài thơ Phân tích được giá trị nghệ thuật thơ tình Hiểu tam trạng của người phụ nữ khi yêu- liên hệ tình yêu của tuổi trẻ và bối cảnh xã hội Tổ chức thực hiện @ GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: + GV đọc mẫu và nêu cách đọc từng khổ + HS luân phiên đọc bài thơ – GV nhận xét chung về cách đọc và hướng dẫn HS đọc đúng tâm trạng bài thơ. – Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2). + GV: Gọi HS đọc khổ 1 + GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào? + GV: Từ những trạng thái của sóng tác giả liên tưởng đến điều gì ? Sự liên tưởng đó có phù hợp? + GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế nào ? + GV: Gợi ý : o “sông”? à không gian nhỏ o “bể” ? à không gian rộng lớn HS phát biểu * Kết quả : GV chốt ý đúng HS ghi nhận * GV gọi HS đọc khổ 2 .và nêu câu hỏi + GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu ? + HS phát biểu * kết quả : – GV: Liên hệ và gợi giảng + “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào?” ( Xuân Diệu ) O+ Bài hát : Vẫn hát lời tình yêu – Trịnh Công Sơn + GV: Một tình yêu mãnh liệt và nhiều khát vọng đã được Xuân Quỳnh bộc lộ như thế nào ? HS suy nghĩ và trả lời * Kết quả : – GV chốt ý – HS ghi bài – Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa + GV: Khổ 3 & 4 , tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? * Kết quả : GV định hướng và giảng bình HS ghi nhận @ GV Liên hệ o Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” o Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” à Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận . + GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ? + GV: Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay: o Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao) o “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm) o “Anh nhớ tiếng, anh nhơ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” (Xuân Diệu) + GV hỏi HS : Nỗi nhớ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được thể hiện như thế nào ? + GV: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng để tác giả thể hiện nỗi nhớ? Khổ thơ này có gì đặc biệt so với các khổ thơ trong bài ? + HS phát biểu * Kết quả : – GV hỏi : Tình yêu của Xuân Quỳnh không chỉ gắn liền với nỗi nhớ mà còn hướng tới điều gì ? : “xuôi về phương bắc – ngược về phương nam” cách nói có gì khác thường? Nhằm nhấn mạnh điều gì ? Câu thơ “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế nào ? – HS suy nghĩ và trả lời * Kết quả : – GV giảng và định hướng – HS ghi bài * GV gợi mở : Quan niệm của nhà thơ Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6 v 7? * Kết quả : – GV giảng và định hướng chung – HS ghi nhận @ GV giảng và bình ý o Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình. o Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu. HS lắng nghe – Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu Sóng – Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh + GV gọi HS đọc khổ 8 . Em hiểu như thế nào về khổ thơ này? + HS thực hiện và nêu cách hiểu @ Kết quả : – GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. o tuy (nhưng) à quan hệ đối lập o ..dẫu . (nhưng ) . à quan hệ đối lập à sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian GV: Gọi HS đọc khổ 9 . Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? + HS đọc và thực hiện * Kết quả : – GV giảng và chốt ý chính – HS ghi nhận * Kết luận : GV giảng và định hướng ý chính HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức * Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học. Mục tiêu : Khắc sâu tri thưc bài thơ Hiểu rõ giá trị tư tưởng về đề tài tình yêu của người phụ nữ trẻ và tâm hồn của người phụ nữ luôn khao khát tình yêu vĩnh cửu Tổ chức thực hiện – Thao tác 1: Hướng dẫn tổng kết Nghệ thuật . + GV: Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ ? Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ? + GV: Các yếu tố ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung, cảm xúc của bài thơ ? + HS nhận xét nghệ thuật * Kết quả : – GV định hướng – HS ghi nhận – Thao tác 2: Hướng dẫn tổng kết Nội dung. + GV: Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ. * GV giảng chậm và nhấn mạnh ý cho HS tự ghi nhớ kiến thức Thao tác 3 : Rèn luyện kĩ năng sống: GV nêu câu hỏi :Qqua bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu trong cuộc sống ? Bài học rút ra cho bản thân HS suy nghĩ và trả lời ; * Kết luận : – GV giảng và định hướng – HS lắng nghe và tự rút ra ý kiến cho bản thân về tình yêu I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : SGK – Xuân Quỳnh (1942 – 1988). – Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây – Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ. – Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975. – Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn. + vừa hồn nhiên + vừa chân thành, đằm thắm + luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: – Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). – Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. – In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). b. Bố cục: + Đoạn 1: 2 khổ đầu à Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu. + Đoạn 2: 2 khổ 3, 4 à Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa. + Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7 à Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái. + Đoạn 4: 2 khổ cuối à Nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu. c. Hình tượng sóng: – Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ. + Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau. + Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. d. Chủ đề – Khát vọng tình yêu của tuổi trẻ II. Đọc – hiểu văn bản: @ ĐỌC VĂN BẢN 1. Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu: – Khổ 1: + Tiểu đối: Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ à mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng). + Phép nhân hoá: “Sông – không hiểu mình” “Sóng – tìm ra bể” à Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung. – Khổ 2: + Quy luật của sóng: Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế à sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi. + Quy luật của tình cảm: “Khát vọng tình yêu – bồi hồi trong ngực trẻ” à Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. 2. Sóng và cội nguồn cuả tình yêu đôi lứa: – Khổ 3: Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” à quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu – Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3: Câu hỏi tu từ: Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? à XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. – Khổ 5: Nỗi nhớ + Bao trùm cả không gian : « sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước » + Thao thức trong mọi thời gian : « ngày đêm không ngủ được » à Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt : diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. + Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần : « Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức » à Cách nói cường điệu nhưng hợp lí : nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức). thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. Khổ 6: Lòng chung thuỷ + Cách nói khẳng định : em : dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam, em : vẫn « Hướng về anh một phương » → Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu : dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. + Các điệp ngữ : « dẫu xuôi về, dẫu ngược về » + điệp từ « phương » + các từ « em cũng nghĩ, hướng về anh » à Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu. – Khổ 7 : Bến bờ hạnh phúc . + Mượn hình ảnh của sóng : « Sóng ngoài đại dương » – « Con nào chẳng tới bờ » à quy luật tất yếu. + Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. XQ thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. 3. Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cửu: – Khổ 8 : Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập : « … tuy … (nhưng) … » « … dẫu … (nhưng) … » à Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc – Khổ 9 : Dùng từ chỉ số lượng lớn : Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ + Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời. + Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : – Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. – Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt – Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị ® hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ Nội dung : Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu 3. Kiến thức kĩ năng sống : Tình yêu – khát vọng tình yêu vĩnh cửu của con người – GHI NHỚ – SGK/ 157 4. Củng cố : 1p – Học thuộc bài thơ. – Hình tượng Sóng ? – Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Có nét gì giống – khác vớ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ? – Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? 5. Dặn dò: 1p – Chuẩn bị bài mới : Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận . + Xem lại cách vận dụng các phương thức biểu đạt đã học : tự sự, biểu cảm, thuyết minh . + Trong văn nghị luận có cần thiết phải sử dụng các phương thức đó trong bài văn không ? + Chuẩn bị các bài Luyện tập tại lớp trong SGK trang 158 : Sưu tầm những câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng biển (ca dao, thơ VN, thơ nước ngoài) Xuân Quỳnh: Bài hát Thuyền và biển được phổ thơ của Xuân Quỳnh.
Giáo Án Môn Ngữ Văn 12
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
Nắm được hoàn cảnh ra dời và ý nghĩa nhan đề tác phẩm; cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
Nắm được tâm trạng của kẻ ở người đi trong cuộc chia tay; nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở nghệ thuật của tác phẩm.
Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
Tiết theo PPCT: 25 - 26 VIỆT BẮC - Tố Hữu- (Tiếp theo) Ngày soạn: 04.10.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A 12C Sĩ số: A. Mục tiệu bài học Qua giờ giảng, nhằm giúp HS: Nắm được hoàn cảnh ra dời và ý nghĩa nhan đề tác phẩm; cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Nắm được tâm trạng của kẻ ở người đi trong cuộc chia tay; nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở nghệ thuật của tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. B. Phương tiện thực hiện - Chuẩn kiến thức Ngữ văn 12 - SGK, SGV Ngữ văn 12 - Các tài liệu tham khảo khác. C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Đàm thoại phát vấn D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC GV: Đọc thuộc lòng bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng, nêu cảm nhận của e về hình tượng người lính Tây Tiến? 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: dựa vào tiểu dẫn SGK hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài Việt Bắc? HS trả lời GV ghi bảng GV: nội dung chính được thể hiện trong bài Việt Bắc? HS trả lời GV ghi bảng GV: Vì sao bài thơ lại có nhan đề là Việt Bắc? HS suy nghĩ trả lời GV ghi bảng GV: vị trí đoạn trích? HS trả lời GV ghi bảng GV: hỹa tìm bố cục của bài thơ HS trả lời GV chốt lại GV: em có nhận xét gì về cách sử dụng đại từ nhân xưng trong lời người ở lại? HS trả lời GV chốt lại GV: trong lời của người chia tay, để thể hiện tình cảm, có những từ ngữ và hình ảnh nào đáng chú ý? GV: Người ở lại đã nhắn nhủ người ra đi những gì? Hãy tìm chi tiết thể hiện lời nhắn nhủ đó? HS tìm chi tiết Gv ghi bảng GV: nhận xét vè nghệ thuật thể hiện của tác giả? HS suy nghĩ trả lời GV ghi bảng GV: trước lời nhắn nhủ của người ở lại, người ra đi đã đáp lại như thế nào? HS trả lời gv chốt lại I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác - Sau chiến thắng Điện Biên phủ (tháng 5 - 1954), hiệp định Giơnevơ được kí kết (tháng 7 - 1954), hoà bình trở lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. 2. Nội dung bài thơ: - Tái niệm những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến - Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác 3. Ý nghĩa nhan đề bài thơ - Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch sử. - VB không chỉ là cái nôi của CMVN trong những năm tiền khởi nghĩa, mà nó còn là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Đồng bào VB đã cưu mang, che chở cho Đảng, cho chính phủ, cho bộ đội từ những ngày khó khăn gian khổ cho đến ngày toàn thắng vẻ vang. 4. Đoạn trích a. Vị trí - Nằm phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến) b. Đọc và bố cục đoạn trích - Đọc - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi ( 20 câu đầu). + Phần 2: Lời của người ra đi II. Đọc hiểu văn bản 1. Lời người ở lại a. Tám câu đầu: cuộc chia tay đầy lưu luyến - Cách xưng hô: Mình - ta và giọng điệu ngọt ngào tha thiết của những câu hát giao duyên gợi ra một cuộc chia tay đầy xúc động. - Từ ngữ: + Với điệp từ mình về, mình có nhớ đã làm sống dậy cả một không gian, thời gian đầy kỉ niệm. Và càng làm lời nhắn nhủ vang lên day dứt khôn nguôi. + Từ láy: Tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn, gợi tả tâm trạng vấn vương lưu luyến. + Điệp từ nhớ: Gợi tat nỗi nhớ triền miên. + "15 năm ấy" với những gắn bó tha thiết, những tình cảm mặn nồng - Hình ảnh: + "núi", "sông", "nguồn" những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc. + "cầm tay nhau" diễn tả sự bịn dịn + áo chàm (hoán dụ): chỉ người dân VB Với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời. b. Lời người ở lại nhắn người ra đi - Lời nhắn nhủ dưới hình thức là những câu hỏi: + Nhớ về VB cội nguồn quê hương CM + Nhớ những địa danh lịch sử, chiếc nôi CM: Tân trào, Hồng Thái... + Nhớ VB với những kỉ niệm ân tình: những ngày khó khăn gian khổ: Miếng cơm chấm muối... những đắng cay không che lấp được tình nghĩa con người. - Nghệ thuật: + Liệt kê hàng loạt những kỉ niệm hiện ra trong nỗi nhớ của người ra đi. + ẩn dụ, nhân hoá: Rừng núi nhớ ai + Điệp từ: Mình + Nhịp thơ: 2/4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm. + Câu bát tạo nên vế tiểu đối, khiến màu sắc của tấm lòng người dân VB như câu hát sáng lên trên nền lau xám nghèo khó, khiến câu thơ xao xuyến mãi. 2. Lời người ra đi a. Nhớ cảnh và người VB - Ta với mình, mình với ta: quấn quýt, quyện hoà, ta với mình là một, trước sau mặm mà đinh ninh, gứn bó thuỷ chung. * Nỗi nhớ: được so sánh như nhớ người yêu: - Nhớ về thiên nhiên: + Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương + Nhớ buổi chiều khói bếp lên hoà quyện với sương núi. + Cảnh bản làng ẩn hiện trong sương khói. + Cảnh rừng nứa bờ tre, măng mai lau xám... + Núi rừng Việt Băc hiện lên qua hình ảnh cả 4mùa:(Mùa đông: Hoa chuối đỏ tươi; mùa xuân: Mơ nở trắng rừng; Mùa hè: Ve kêu rừng phách; Màu thu: Trăng rọi hoà bình) - Nhớ về con người VB: : Đây là nỗi nhớ sâu đậm nhất. + Nhớ người VB trong nghèo cực gian khó vẫn giàu tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó với CM, cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi, cùng chung gánh vác mối thù nặng vai. + Nhớ những kỉ niệm ấm áp tươi vui giữa bộ đội và ngừời dân VB: Lớp học i tờ, những giờ liên hoan. + Nhớ bà mẹ mế, nhớ em thơ, nhớ đồng độinhớ những người Việt Bắc vất vả mà anh hùng. b. Nhớ VB đánh giặc và Vb anh hùng - Nhớ hình ảnh cả núi rừng VB đánh giặc: " Rừng..." - Nhớ hình ảnh toàn quân kháng chiến: "Quân đi..." - Nhớ những chiến công VB: Thắng lợi với niềm vui phơi phới. c- Nhớ Việt Bắc niềm tin CM ( 75 - 90) + Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng. III- TỔNG KẾT * Nội dung: Là hoài niệm của người đi. kẻ ở, tất cả đều thể hiện tình cảm đôn hậu của người VB, sự ân tình thuỷ chung của CM. * Nghệ thuật: Hình thức cấu tứ theo lối đối đáp, giao duyên. Giọng thơ lục bát ngọt ngào dung dị, dân dã. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Về nhà học bài và làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài tiếp theoGiáo Án Môn Ngữ Văn Lớp 12
LUẬT THƠ (Tiếp theo) Ngày soạn: 13.10.10 Ngày giảng: Lớp giảng: 12A 12C Sĩ số: Điểm KT miệng: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng nhằm giúp HS: Nắm được các đặc điểm cơ bản của thể thơ phổ biến hiện nay đối với thơ Việt Nam Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào vệic cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể B. Phương tiện thực hiện – Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12 – SGK, SGV Ngữ văn 12 – 1 số tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành – Đọc hiểu – Thực hành luyện tập – Kiểm tra đánh giá D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. KTBC (không KT) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong hai bài Mặt trăng và bài Sóng? GV: Sự đổi mới, sáng tạo của bài thơ trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống? GV: Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời trầu? GV: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong bài thơ? 1. Bài tập 1: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng): * Giống nhau: gieo vần cách * Khác nhau: – Ngũ ngôn truyền thống ( Mặt trăng) + Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn) + Ngắt nhịp lẻ: 2/3 + Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4 – Thơ hiện đại năm chữ (Sóng) + Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên) + Nhịp chẵn: 3/2 + Thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt 2. Bài tập 2: Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống: * Gieo vần: – Vần chân, vần cách: lòng – trong (giống thơ truyền thống) – Vần lưng: lòng – không (sáng tạo) – Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7) → sáng tạo * Ngắt nhịp: – Câu 1 : 2/5 → sáng tạo – Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống 3. Bài tập 3: Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu: Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi Đ B T B Này của Xuân Hương / mới quệt rồi T B T Bv Có phải duyên nhau / thì thắm lại Đ T B T Đừng xanh như lá / bạc như vôi B T B Bv 4. Bài tập 4: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới: * Gieo vần: sông – dòng: vần cách * Nhịp: 4/3 * Hài thanh: – Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T – Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B – Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt 5. Củng cố và dặn dò – Nhắc lại kién thức cơ bản – Chuẩn bị bài tiếp theo
Giáo Án Môn Ngữ Văn Khối 12
– Hiểu được quan điểm sáng tác
– Nắm khái quát về sự nghiệp văn học
– Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
– Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người.
B. chuẩn bị: – GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
– HS : Sách GK, bài soạn
c. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn: Tiết đọc văn Tuyên ngôn độc lập ( Phần I - Tác giả ) Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Hiểu được quan điểm sáng tác - Nắm khái quát về sự nghiệp văn học - Nắm đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Vận dụng có hiệu quả trong việc đọc hiểu thơ văn của Người. B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo - HS : Sách GK, bài soạn c. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Tìm hiểu tiểu sử 1. HS trình bày tiểu sử 2. GV góp ý dàn ý và định hướng: Gốc yêu nước + Nung nấu lòng yêu nước + Tìm đường cứu nước + Bắt gặp vũ khí cứu nước + Vận động CM để hoàn thành sự nghiệp cứu nước + Thành công + Đánh giá chung về con người và sự nghiệp 3. HS phát biểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh I- Tiểu sử 1. Quê hương, gia đình, hoạt động trước khi tìm đường cứu nước - Gia đình nhà nho yêu nước - Quê hương (...) là một vùng giàu truyền thống văn hóa và yêu nước. - Đã học chữ Hán, trường Pháp và dạy học cho đến năm 21 tuổi. 2. Hành trình, hoạt động, sự nghiệp cách mạng (các mốc quan trọng) - 1911 - 1919 : ra nước ngoài tìm đường cứu nước. - 1920 : gặp Chủ nghĩa Cộng sản, là thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ đây trở thành người đi tiên phong trên con đường cứu nước theo lí luận Cộng sản. - Đến 1929 : hoạt động quốc tế và thành lập các tổ chức cứu nước theo con đường này. -3/2/1930 : chủ trì thành lập ĐCSVN. Từ đó hoạt động để xây dựng Đảng vững mạnh. - Từ 2/1941 về nước trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào CM trong nước, làm nên CMT8/1945 - 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước VN mới, bắt đầu một thời đại mới. Là lãnh tụ Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi từ trần (2/9/1969). 3- Khái quát chung Là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp chính là sự nghiệp cách mạng nhưng Người cũng để lại một sự nghiệp văn học to lớn Hoạt động 2 - Tổ chức tìm hiểu Sự nghiệp văn học 1. Tìm hiểu quan điểm a) HS nêu 3 quan điểm GV hướng dẫn để HS phát biểu dưới dạng mệnh đề. b) GV hướng dẫn cách nghị luận để làm sáng tỏ 3 quan điểm ( Hướng dẫn HS thực hiện nghị luận 1 trong 3 quan điểm) + Muốn nghị luận cần trình bày 3 nội dung. Thứ nhất, HCM đã phát biểu trực tiếp quan điểm như thế nào ? Thứ hai, Người đã thể hiện điều ấy trong tác phẩm của mình ra sao ? Thứ ba, văn học nói chung đã thể hiện quan điểm này thế nào ? c) GV trình bày ngắn gọn 1 quan điểm để minh họa II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm sáng tác a) Văn nghệ là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng + Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Văn học nghệ thuật,...mặt trận ấy". Người phê phán thơ xưa chỉ biết trưng, hoa, tuyết, nguyệt và nhấn mạnh : "Nay ở trong thơ nên có thép,ữngung phong". + Thời ở Pháp, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dan Pháp, ngay ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tuy bảo "ngày dài ngâm ngợi cho khuây" nhưng Nhật kí trong tù rất giàu tính chiến đấu,... Những ngày tháng gian khổ vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bác sáng tác các bài ca cách mạng,... + VHNT thế giới cũng như VHNT Việt Nam, trong chiều dài hàng ngàn năm của mình, quan điểm mà HCM đề cao đã tạo nên một dòng chảy xuyên suốt. ở VN chẳng hạn, từ Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đến nay luôn vang lên những sáng tác văn chương của những con người "Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ/Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (Sóng Hồng). b) Cần chú trọng tính chân thật và tính dân tộc c) Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích tác động để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, 2. Tìm hiểu di sản văn học GV hướng dẫn HS về nhà lập Bảng tóm tắt di sản văn học HCM. (Quy định thời hạn nghiệm thu, chấm điểm) 2. Di sản Chính luận Truyện kí Thơ ca Tác phẩm Nội dung Đăc sắc NT 3. Tìm hiểu Phong cách nghệ thuật a) HS lập dàn ý trình bày (theo nhóm) b) GV Phỏng vấn : + Cái hay của Vi hành + Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại là gì ? 3. Phong cách nghệ thuật + Mỗi thể loại có những đặc sắc riêng ( Văn chính luận, Truyện và kí, Thơ ca ) + Đánh giá chung : Phong phú, đa dạng nhưng nhất quán. Mục đích rõ ràng, tư tưởng sâu sắc, cách viết...nên có sức hấp dẫn, có sức tác động nhiều đối tượng, có sức sống lâu bề Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết 1. GV nêu các yêu cầu cần nắm về tác giả HCM 2. HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết - HCM là tác gia lớn, có quan điểm sáng tác đúng đắn tiến bộ. Người đã để lại sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại. - Tác phẩm của người có giá trị nhiều mặt, đặt nền móng cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam. Hoạt động 4 - Luyện tập IV. Luyện tập Bài 1 1. Cả lớp góp ý để làm rõ 2 phương diện của bài thơ Chiều tối (Mộ). GV vừa gợi ý vừa ghi bảng các ý kiến HS 2. Dựa trên 2 nội dung xác định 1, 2 HS trình bày miệng. Bài 2 (thực hiện ở nhà) Tổ học tập tổ chức viết thành văn bản. GV chấm theo tổ. Bài tập 1 1. Màu sắc cổ điển + Thể loại thơ tứ tuyệt, âm hưởng Đường thi + Hình ảnh thiên nhiên, không gian, tâm thế nhà thơ phảng phất điệu bâng khuâng, cô đơn như chinh nhân lữ thứ với cái tôi trữ tình ẩn tàng thường gặp trong thơ xưa. 2. Màu sắc hiện đại + Hình tượng con người khách quan là trung tâm của bức tranh, Cái nhìn sống động, tuơi tắn. + Hình ảnh bếp lửa hồng mang tính ẩn dụ cho tương lai lạc quan, tin tưởng, không bị trùm lấp bởi điệu buồn của lối thơ chinh nhân xưa + Trong chiều sâu của bài thơ là hình ảnh tác giả điềm đạm, lão luyện đang dấn thân trên đường gian khó. Đó là một hình ảnh động, khác với cái xôn xao được thể hiện trong tĩnh lặng của thơ cổ diển. Con người như thế, phải là con người của thời hiện đại. D. Dặn dò: - Làm bài tập 2 trong SGK - Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtGiáo Án Ngữ Văn 12 Tiết 39
– Th¹ch Lam - A. Môc ®Ých yªu cÇu: giúp Hs 1. Kiến thức – Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. – Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng củ những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ. – Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự. 2. Kỹ năng – Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng, thể loại. – Phân tich tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ – Gi¸o dôc lßng nh©n hËu vµ ý thøc: BiÕt íc m¬ vµ cã niÒm tin trong cuéc sèng. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: SGK, SGV Ng÷ v¨n 11, thiÕt kÕ bµi häc, C¸c tµi liÖu tham kh¶o, phiếu học tập, bảng phụ. 2. HS: vở ghi, vở soạn, SGK C. TiÕn tr×nh giê häc. 1. æn ®Þnh tæ chøc: 2. KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra vë so¹n. 3. Bµi míi. Ho¹t ®éng cña GV vµ HS Néi dung cÇn ®¹t * Ho¹t ®éng1 GV gäi HS ®äc phÇn tiÓu dÉn SGK sau ®ã tãm t¾t néi dung chÝnh GV chèt l¹i *Ho¹t ®éng 2 HS ®äc diÔn c¶m ®o¹n ®Çu vµ c¶nh ®îi tµu T×m thÓ lo¹i GV ph¸t vÊn HS tr¶ lêi *Ho¹t ®éng 3 Híng dÉn HS t×m hiÓu v¨n b¶n. Lớp HĐ nhóm, HS chia 6 nhãm, thời gian 6 phút. + Nhãm 1,2: t×m hiÓu vÒ c¶nh chiều tµn ®îc TG miªu t¶ NTN? nªu nhËn xÐt + Nhãm 3,4 t×m hiÓu vÒ c¶nh chî tµn ®îc TG miªu t¶ NTN? nªu nhËn xÐt + Nhãm 5,6: t×m hiÓu c¶nh những kiếp người tàn tạ được tác giả miêu tả như thế nào? nªu nhËn xÐt – HS trao ®æi th¶o luËn tr¶ lêi b»ng b¶ng phô sau ®ã cö ngêi tr×nh bµy tríc líp – GV nhận xét, bổ sung, chèt l¹i kiến thức. – Em có nhận xét gì về tâm trạng của Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn? 4. Củng cố: – Những nét chính về tác giả. – Cảnh phố huyện lúc chiều tàn. 5. Hướng dẫn HS về nhà: – HS học bài. – Soạn theo PPCT Tiết: 40 *Ho¹t ®éng 1 Tìm hiểu hình ảnh phố huyện lúc đem khuya. – Tìm những chi tiết miêu tả bóng tối? – Tìm những chi tiết miêu tả ánh sáng? – Em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên của phố huyện lúc này? – HS chia nhãm nhá theo bµn trao ®æi th¶o luËn tr¶ lêi c©u hái cö ngêi tr×nh bµy tríc líp – GV nhËn xÐt vµ chèt l¹i – Bãng tèi cã liªn quan g× tíi cuéc sèng mu sinh hµng ngµy cña con ngêi n¬i phè huyÖn nµy kh«ng? DÉn chøng? – Ph©n tÝch t©m tr¹ng Liªn vµ An tríc khung c¶nh thiªn nhiªn vµ bøc tranh ®êi sèng n¬i phè huyÖn – GV ph¸t vÊn HS tr¶ lêi – Gäi HS ®äc ®o¹n v¨n t¶ c¶nh ®îi tµu – HS chia nhãm nhá trao ®æi th¶o luËn tr¶ lêi c©u hái: – C¶nh ®îi tµu ®îc miªu t¶ nh thÕ nµo? – V× sao chÞ em Liªn vµ mäi ngêi cè thøc ®îi tµu dï ch¼ng ®îi ai, ch¼ng mua b¸n g×? – Nªu ý nghÜa cña h×nh ¶nh ®oµn tµu ®èi víi ngêi d©n phè huyÖn? *Ho¹t ®éng 2 Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn. – Em hãy nêu giá trị nội dung của truyện ngắn? – Em hãy nhận xét về nghệ thuật của truyện ngắn? – HS trao đổi theo nhóm nhỏ và đại diện trình bày. – GV nhận xét, bổ sung và kết luận. *Ho¹t ®éng 3 GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK I. TiÓu dÉn 1.T¸c gi¶ – Thạch Lam ( 1910- 1942) – Tªn khai sinh: NguyÔn Têng Vinh ( sau ®æi thµnh NguyÔn Têng L©n) – Sinh ra t¹i Hµ Néi nhng thuë nhá TL sèng ë quª ngo¹i: phè huyÖn CÈm Giµng, tØnh H¶i D¬ng ( mét phè huyÖn nghÌo in ®Ëm trong t©m trÝ Th¹ch Lam) – Là người đôn hậu, tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình. 2. Tác phẩm: “ Hai ®øa trΔ – XuÊt xø: in trong tËp “ N¾ng trong vên” – 1938 là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. II. §äc- hiÓu v¨n b¶n 1. §äc v¨n b¶n – Gi¶i thÝch tõ khã: SGK. – ThÓ lo¹i: TruyÖn ng¾n tr÷ t×nh: cèt truyÖn rÊt ®¬n gi¶n, gÇn nh kh«ng cã cèt truyÖn, ®Ëm chÊt tr÷ t×nh, chÊt th¬ thÓ hiÖn trong miªu t¶ c¶m xóc, t©m tr¹ng cña nh©n vËt, c¶nh vËt thiªn nhiªn… 2. HiÓu v¨n b¶n a. Phố huyện lúc chiều tàn. * C¶nh chiều tàn. – ¢m thanh: + TiÕng trèng thu kh«ng. + TiÕng Õch nh¸i kªu ran ngoµi ®ång. + TiÕng muçi vo ve trong c¸c cöa hµng h¬i tèi… – H×nh ¶nh: + Ph¬ng t©y ®á rùc nh löa ch¸y. + Nh÷ng ®¸m m©y ¸nh hång nh hßn than s¾p tµn. + D·y tre lµng tríc mÆt ®en l¹i… à C¶nh vËt ®Ñp vµ buån, rÊt quen thuéc ë mçi miÒn quª ViÖt Nam * C¶nh chî tµn – Chî ®· v·n tõ l©u, kh«ng mét tiÕng ån µo. – Ngêi còng vÒ hÕt, chØ cßn mét vµi ngêi b¸n hµng vÒ muén ®ang thu xÕp hµng ho¸ – Trªn ®Êt chØ cßn r¸c rëi, vá bëi, vá thÞ vµ l¸ nh·n – MÊy ®øa trÎ con nhµ nghÌo nhÆt nh¹nh thanh nøa, thanh tre hay bÊt cø thø g× cña nh÷ng ngêi b¸n hµng ®Ó l¹i.. à C¶nh chî tµn ë phè huyÖn CÈm Giµng vµ còng lµ cña nhiÒu phè huyÖn nghÌo ngµy xa. * C¶nh kiÕp ngêi tµn t¹ – Mẹ con chÞ Tý : c¸i châng tre, vµi chÐn níc chÌ, ngän ®Ìn dÇu leo lÐt. Ngµy mß cua b¾t tÐp, tèi dän hµng, hµng ®· ®¬n s¬ l¹i v¾ng kh¸ch nªn “ ch¶ kiÕm ®îc bao nhiªu” ( H×nh ¶nh ngän ®Ìn ®îc nh¾c ®i nh¾c l¹i nhiÒu lÇn) – Gia đình bác h¸t xÈm: n»m ngåi ngay trªn chiÕc chiÕu r¸ch tr¶i trªn mÆt ®Êt, th»ng con nhá bß ra ®Êt, c¸i thau s¾t tr¾ng chê tiÒn thëng trèng tr¬ tríc mÆt, chØ cã “ mÊy tiÕng ®µn bÇu kªu lªn bÇn bËt..” – B¸c Siªu. – MÊy ®øa trÎ con nhµ nghÌo. – Bµ cô Thi ®iªn – Hai chÞ em Liªn èNó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đưa trẻ lam lũ, tội nghiệp b. Phố huyện lúc đêm khuya. * Khung cảnh thiên nhiên. Bãng tèi ¸nh s¸ng – Trêi nh¸ nhem tèi “ c¸t lÊp l¸nh tõng chç, ®êng mÊp m« thªm…..” – §êng phè vµ c¸c ngâ con dÇn dÇn chøa ®Çy bãng tèi – Tèi hÕt c¶ con ®êng th¨m th¼m ra s«ng….sÉm ®en h¬n n÷a. – §Ìn hoa k× leo lÐt, ®Ìn d©y s¸ng xanh.. – Mét khe ¸nh s¸ng – VÖt s¸ng cña nh÷ng con ®om ®ãm.. – QuÇng s¸ng th©n mËt chung quanh – Mét chÊm löa nhá vµ vµng l¬ löng ®i trong ®ªm tèi – Tha thít tõng hét s¸ng lät qua phªn nøa * Nhịp sống con người. – Bãng tèi Êy cã liªn quan ®Õn tõng con ngêi cã mét cuéc ®êi vÊt v¶, lam lò: + Tèi ®Õn mÑ con chÞ Tý dän hµng níc. + §ªm vÒ b¸c phë Siªu xuÊt hiÖn. + Trong bãng tèi gia ®×nh b¸c h¸t SÈm kiÕm ¨n. + Khi bãng tèi trµn ngËp lµ lóc bµ cô Thi ®iªn ®Õn mua rîu uèng. + §ªm nµo Liªn còng ngåi lÆng ng¾m phè huyÖn vµ chê tµu. * Tâm trạng của Liên – C¶nh nhµ sa sót, bè liªn mÊt viÖc, c¶ nhµ bá HN vÒ quª, mÑ lµm hµng s¸o. – ChÞ em Liªn ®îc mÑ giao cho tr«ng nom mét cöa hµng t¹p ho¸ nhá xÝu. Hµng b¸n ch¼ng ¨n thua g×, – Liên nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội: đi chơi ở bờ Hồ, uống cố nước lạnh – Liªn ngåi yªn lÆng bªn mÊy qu¶ thuèc s¬n ®en, c« thÊy “ Lßng buån man m¸c”, ®«i m¾t “ Bãng tèi ngËp ®Çy dÇn” – Cµng vÒ khuya “ T©m hån Liªn yªn tÜnh h¼n, cã nh÷ng c¶m gi¸c m¬ hå kh«ng hiÓu” c. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua. – §ªm nµo còng vËy chÞ em Liªn vµ An vµ nh÷ng ngêi d©n phè huyÖn còng cè thøc ®îi chuyÕn tµu ®i ngang qua – §oµn tµu tõ Hµ Néi “ víi nh÷ng toa ®Ìn s¸ng trng, nh÷ng toa h¹ng trªn sang träng lè nhè ngêi, ®ång vµ kÒn lÊp l¸nh” nã ®èi lËp víi cuéc sèng mßn mái, nghÌo nµn, tèi t¨m vµ quÈn quanh cña ngêi d©n phè huyÖn è Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. è Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn. III. Tổng kết. 1. Nội dung Truyện ngắn thể hiện niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ. 2. Nghệ thuật – Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm trạng nhân vật. – Bút pháp tương phản đối lập. – Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. – Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. – Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. IV. Ghi nhớ ( SGK) 4. Cñng cè: – So s¸nh Hai ®øa trÎ víi T¾t ®Ìn, L·o h¹c, Giã l¹nh ®Çu mïa ( ®· häc ë ch¬ng tr×nh THCS) ®Ó thÊy con ngêi vµ x· héi trong nh÷ng n¨m tríc c¸ch m¹ng th¸ng T¸m n¨m 1945? + §iÓm chung: C¸i nh×n hiÖn thùc vµ nh©n ®¹o ®èi víi x· héi VN ®ang ch×m ®¾m trong c¶nh n« lÖ, lÇm than. + NÐt riªng: Phong c¸ch vµ bót ph¸p nghÖ thuËt cña c¸c nhµ v¨n: HiÖn thùc-L.m¹n 5. Híng dÉn vÒ nhµ. – N¾m néi dung bµi häc. HiÓu gi¸ trÞ hiÖn thùc vµ nh©n ®¹o cña t¸c phÈm. – C¶m nhËn b¶n th©n khi häc xong t¸c phÈm. – So¹n bµi theo ph©n phèi ch¬ng tr×nh.
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 37 Đọc Văn: Tỏ Lòng
Ngày soạn: 10/11/2009 Tiết 37: Đọc văn: tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão - A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs: – Cảm nhận được vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần, thế kỉ XIII qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách lớn lao, sức mạnh và khí thế hào hùng- hào khí Đông A. – Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung, sự nghiệp cứu nước, cứu dân. – Nghệ thuật thơ: hàm súc, xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình lớn lao, mang tầm vóc sử thi. – Có ý thức về bản thân, rèn ý chí, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ đó để hoàn thiện bản thân. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: – Sgk, sgv. – Một số tài liệu tham khảo. – Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. – Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,… và cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn- Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù ủng ấy. Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn. Hs đọc. ? Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu các ý chính của nó? Hs trả lời. Gv kể cho hs câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt giữa đường, mải nghĩ cách đánh giặc mà ko hề biết Trần Quốc Tuấn đi qua, cho quân lính đâm vào đùi mà ko hề nhúc nhích… Yêu cầu hs đọc VB. Hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, tự tin, tâm huyết, mạnh mẽ, hào sảng. – Nêu nhận xét về thể thơ và bố cục của tác phẩm? Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia bố cục: + 4 phần: khai- thừa- chuyển- hợp. + 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai câu sau (hậu giải). Gv hướng hs đến cách 2- cách phân tích thơ tứ tuyệt của Kim Thánh Thán: phần tiền giải- thường nêu sự việc, câu chuyện, cảnh vật; phần hậu giải- thường là cảm nghĩ xủa tác giả. ? So với nguyên tác (qua bản phiên âm và dịch nghĩa), em hãy so sánh nghĩa của từ “hoành sóc” với “múa giáo”, “khí thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”? Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở điểm nào? Hs trả lời. ? Vẻ đẹp của con người thời Trần cũng chính là chân dung tự họa của tác giả được thể hiện ntn ở câu1? Hs trả lời. ? “Ba quân” là gì? Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần được biểu hiện qua biện pháp nghệ thuật, cách nhìn ntn của tác giả? Hs trả lời. Gv giải thích k/n: “công danh trái”- nợ công danh ” Công danh được coi là món nợ với cuộc đời mà những trang nam nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước, để lại tiếng thơm được mọi người ngợi ca… – Nêu một số câu ca dao, câu thơ của các nhà thơ trung đại nói về chí làm trai: “Làm trai…đoài yên”(ca dao), “ Chí…hồng mao”(Chinh phụ ngâm), “Đã…núi sông”(Đi thi tự vịnh),… Gv nêu vấn đề: Canh cánh bên lòng quyết tâm trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng chí làm trai cao đẹp như vậy, tại sao vị tướng văn võ toàn tài, con rể của bậc đại thần (Trần Quốc Tuấn) lại thẹn khi nghe kể chuyện về Vũ Hầu? Vũ Hầu là người ntn? ý nghĩa của nỗi thẹn đó? + Sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão là quá đáng kiêu kì? (Hổ thẹn vì mình ko được như Khổng Minh là ko biết tự biết mình). + Đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao? Hs trả lời. ? Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay? Hs trả lời. ? Nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão: – Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). – Là gia khách, sau là con rể của Trần Quốc Tuấn. – Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ chức Điện Suý, được phong tước Quan Nội Hầu. – Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. – Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia). 2. Sự nghiệp thơ văn: Tác phẩm còn lại: 2 bài thơ + Thuật hoài. + Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Thể thơ và bố cục: – Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” – Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo” thế tĩnh” tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực. – Múa giáo” thế động” gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn. ” Dịch chưa thật đạt” Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo. ” Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc” thanh 2, 4, 6: T-B-T) – Khí thôn ngưu – “nuốt trôi trâu” ” phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo” – Vẻ đẹp của con người thời Trần – chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” ” chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước” lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài). – Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) ” chỉ quân đội nhà Trần. – Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại. Sức mạnh của quân đội – Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) ” Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùngcủa quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. – Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn. b. Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” – Công danh trái: món nợ công danh. – Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai. – Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) ” Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ” Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. ” Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. – Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. – Thẹn” hổ thẹn” Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh” Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao” cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân. ” Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. ” Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp. * Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: – Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao. – Nỗ lực hết mình và ko ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân. – Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân. III. Tổng kết bài học: 1. Nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. 2. Nghệ thuật: – Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. – Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. * Ghi nhớ: Sgk – 116. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo yêu cầu bài học. – Nhận xét chung. 5. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu Hs: – Học thuộc bài thơ (phiên âm và dịch thơ). – Soạn bài: Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi).
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Ngữ Văn 12 Tiết 37, 38: Sóng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!