Bạn đang xem bài viết Giáo Án Môn Giáo Dục Công Dân 6 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày giảng:.6A1A2A3 Tiết 6- BÀI 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật. 2/ Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật. 3/ Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, KN tư duy phê phán, KN tự tin III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: – Kích thích tư duy – Giải quyết vấn đề. IV/Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật… 2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài học. IV/ Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: (15 phút). Mục tiêu: – Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học. – HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài, giải thích một ý kiến Đề bài: – Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ. – Em hiểu thế nào là: ” Tiên học lễ hậu học văn”. 3/ Bài mới Đặt vấn đề , dẫn vào bài mới: Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu: – Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi…. – Trong cuộc họp không có người chủ toạ. – Ra đường mọi người không tuân theo quy tắc giao thông… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức a. HOẠT ĐỘNG 1:TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC GV: Cho HS đọc truyện trong SGK “ Giữ luật lệ chung” Hướng dẫn học sinh cách đọc GV: Nêu câu hỏi: ? Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào? – Bỏ dép trước khi bước vào chùa – Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư. – Bác đến mỗi gian thờ thấp hương. – Bác chấp hành tín hiệu đèn GT – Bác nói: “ Phải gương mẫu, chấp hành luật lệ GT” GV: Sau khi HS trả lời, gv nhấn mạnh: Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. I. Tìm hiểu truyện đọc: “ Giữ luật lệ chung” b. HOẠT ĐỘNG 2 :TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế. HS: Tự nói về mình đã tôn trọng kỷ luật như thế nào ở trong gia đình, nhà trường, xã hội ? – ở gia đình : Ngủ dậy đúng giờ. + Đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định. + Đi học và về nhà đúng giờ. + Hoàn thành công việc gia đình giao cho – ở nhà trường : + Vào lớp đúng giờ, trật tự nghe giảng bài, làm đủ bài tập, mặc đồng phục. + Đi giày dép có quai hậu. + Không vứt rác, vẽ bậy lên bàn… – Ngoài xã hội : Thực hiện nếp sống văn minh, không hút thuốc lá, giữ gìn TT chung, đoàn kết, Bảo vệ môi trường- AT GT- Bảo vệ của công. GV: Qua các việc làm cụ thể của các bạn đã thực hiện tôn trọng kỷ luật , các em có nhận xét gì? HS: Việc tôn trọng kỷ luật là tự mình thực hiện quy định chung. ? Phạm vi thực hiện thế nào? – Thực hiện mọi lúc, mọi nơi. ? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? HS: Trả lời ? Em hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỷ luật. – Tham gia sinh hoạt Đội một cách bắt buộc. – Thấy tín hiệu đèn đỏ dừng lại vì sợ moin người chê trách. * Nội dung: Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở: Nhóm 1: Nhà trường Nhóm 2: Gia đình Nhóm 3, 4: Nơi công cộng. Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại . Giáo viên giới thiệu Luật giao thông đường bộ. Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn. Gv: Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?. – Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương – Gia đình, nhà trường, xã hội …ổn định và phát triển – Tính kỷ luật mang lại quyền lợi cho con người. – Tính kỷ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi, giải trí… Gv: Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?. HS: GV Tổng kết : Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là sự bảo đảm công việc, quyền lợi chung và riêng với nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có ý thức kỷ luật cao. Gv: Cách rèn luyện – tự giác thực hiện theo nội quy của trường, lớp… II. Nội dung bài học a. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? * Khái niệm : Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. * Biểu hiện: Các biểu hiện tôn trọng kỉ luật là sự tự giác, chấp hành phân công. 2. Ý nghĩa: – Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ. – Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả. – Thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt luật ATGT c. HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK. Bài tập b: BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật: 1. đất có lề, quê có thói. 2. Nước có vua, chùa có bụt. 3. Ăn có chừng, chơi có độ. 4. Ao có bờ, sông có bến. 5. Dột từ nóc dột xuống. 6. Nhập gia tuỳ tục. 7. Phép vua thua lệ làng. 8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. III. Luyện tập. Bài tập b Không . Vì tôn trọng kỷ luật là chấp hành những qui định chung trong mọi tình huống đó chính là bước đầu sống tuân theo pháp luật mà pháp luật là do nhà nước đặt ra để quản lý xã hội tất cả mọi người phải tuân theo nhằm làm cho xã hội có trật tự, kỷ cương. BT:Hành vi thể hiện tính kỷ luật: 2,6,7 4/ Củng cố:) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 5/ Dặn dò: – Học bài, làm bài tập b, c SGK. – Xem trước bài 6. @T?
Giáo Án Giáo Dục Công Dân 12
Ngày dạy: Tuần: 14 Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. Mục đích yêu cầu: Bài này giúp HS hiểu: khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền: Bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tính, quyền tự do ngôn luận. Hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. Qua đó có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình nà tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác. II. Chuẩn bị : III. Phương pháp và phương tiện: Tranh ảnh, tình huống và bài tập. IV. Các bước lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo/nêu nội dung và ý nghĩa? 2 . Giảng bài mới: 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HĐ1; Tìm hiểu mục a. GV: đặt câu hỏi: Em hãy nêu VD về trường hợp xâm phạm về thân thể của công dân mà em được biết? Tại sao em cho là vi phạm? Vậy theo em thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? GV: kết luận HĐ 2: Tìm hiểu nội dung. GV cho HS đọc VD ở SGK tr.55 và trả lời. GV: chia lớp thành 4 nhóm: N1: Theo em trong mọi trường hợp công an điều có quyền bắt người không? Thế nào là hành vi bắt người trái PL. N2:Ai, cơ quan nào có thẫm quyền bắt người trong trường hợp cần thiết và giam giữ người? Thế nào là bắt người dúng PL? N3: Nêu 3 trường hợp bắt giam giữ người theo quy định của PL. GV: kết luận cả 3 nhóm. Trong thời hạn 12h kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn. VKS ra lệnh phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. nếu không phê chuẩn thì người bị bắt được trả tự do. N4:Trao đổi bài tập ở SGK tr.66( bài số 9 ) . GV: kết luận: GV: kết luận tiết 1: Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quan trọng nhất, được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992. Để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm, PL có những quy định cho phép bắt giam giữ người đúng PL. * VD: Ông A cho em H là lấy trộm đồ nhà mình nên trói em lại để tra khảo Sai. Vì: không có bắt quả tang lại không có căn cứ. * HS trình bày theo SGK * Gợi ý: không chứng cứ, không bắt quả tang. * Không. . bắt giam giữ người vì lí do không chính đáng. . Do nghi ngờ không có căn cứ. . Tự tiện bắt giam giữ người trái PL. * Cán bộ nhà nước có thẫm quyền thuộc cơ quan điều tra. VKS, toà án và một số cơ quan có thẫm quyền Bắt người đúng PL là theo đúng trình tự và thủ tục PL quy định. * + TH1; khi có quyết định của VKS, toà án và cơ quan điều tra. + TH2: khẩn cấp( SGK). + TH3: bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. * Có. Vì: + Trường hợp của H và T chưa đến mức phải bắt giam ( 13h ) + Không có quyết định bằng văn bản. + Không cho người bị giam ăn, làm tổn hại đến sức khoẻ của họ. 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân: a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:35’ * Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Khi bắt giam giữ người phải theo đúng trình tự và thủ tục do PL quy định. * Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. – Nhằm ngăn chặn hành vi bắt giam, giữ người trái PL. – Bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một XH công bằng dân chủ văn minh. Củng cố: 4’ Cho HS làm bài tập ở SGK tr.66 Dặn dò:1’ Về xem tiếp tiết 2 và tìm hiểu các điều 104,121, 122, 124, 125 bộ luật hình sự 1999. Ngày soạn: TPPCT:15 Ngày dạy: Tuần: 15 Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. I. III. Như ở tiết 1: IV. Các bước lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Nêu ý nghĩa của nó? 2 . Vào nội dung mới: 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung ở mục khái niệm. GV: cho HS đọc SGK điều 104, 121, 122 của bộ luật hình sự 1999 và trả lời : các điều trên nói đến vấn đề gì? Theo em quyền này có ý nghĩa như thế nào? – GV: kết luận nội dung mục này – GV: cho HS trả lời câu hỏi ở SGK tr.57 Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung. + Đối với những quyền này PL nước ta nghiêm cấm những hành vi nào. Cho ví dụ minh họa. + Thế nào là xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác? GV: kết luận các ý kiến và cho HS ghi vào vỡ. GV: yêu cầu HS cho thêm VD về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. -Em sẽ làm gì nếu bị người khác bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc phạm mình. -GV: cho HS đọc SGK tr.57 ở nội dung này. – GV: cho Hs đọc VD ở SGK tr.57 để tham khảo them. – Hoạt động 3:tìm hiểu ý nghĩa Sau đó kết luận * Quyền Được PL Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân. * HS Xem SGK Tr.56 Và Trình Bày * Có. Chăm Sóc Sức Khỏe, Bảo Vệ Tính Mạng. * + Đánh Người, Hành Vi Hung Hãn, Côn Đồ, Gây Thương Tích ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Người Khác. + Giết Người, Đe Dọa Giết Người. * + Bịa Ra Tin Xấu, Nói Xấu, Xúc Phạm Người Khác. + Hạ Uy Tín Gây Thiệt Hại Về Danh Dự Cho Người Khác. * Vì ghen ghét mà A tung tin đồn xấu nói bạn B lấy lấy trộm viết mình.. * Gợi ý: cách giải quyết là hành động đúng PL để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. * lo lắng, hồi hộp, sợ hãy.tinh thần hoang man, dẫn đến sức khỏe suy giảm Nếu nhiều người bị đe dọa thì XH không phát triển lành mạnh. B. Quyền Được Pl Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân. * Thế Nào Là Quyền Được Pl Bảo Hộ Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Công Dân? Công Dân Có Quyền Được Bảo Đảm Về Tính Mạng, Sức Khỏe, Được Bảo Vệ Danh Dự, Nhân Phẩm, Không Ai Được Xâm Phạm Tới Tính Mạng, Sức Khỏe, Danh Dự Và Nhân Phẩm Của Người Khác. * Nội dung quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân – Không ai được đánh người, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác. – Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác. * Ý nghĩa quyền được PL bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm :5’ Là : – Quyền tự do thân thể và phẩm giá con người. – Là bước tiến bộ của PL Việt Nam. – Xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ nhà nước và XH. – Tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. * Củng cố: 4’ Thế nào là quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Sau đó cho HS làm bài tập SGK của bài. * Dặn dò: 1’ Về học bài và xem lại tất cả các nội dung đã học để tuần sau ôn tập. Ngày soạn: TPPCT: 20 Ngày dạy: Tuần: 20 Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I, II, III/ như ở tiết 1 IV. các bước lên lớp: 1. Kiềm tra bài cũ: 5’ Thế nào là quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Nêu nội dung của quyền này. 2. Giảng bài mới: 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu : thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? + có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không? – GV: kết luận và cho HS đọc điều 143,124 SGK trang 64, 65. – GV: bản thân em và bạn bè có bao giờ xâm phạm quyền này chưa? – Hoạt động 2: tìm hiểu phần nội dung. – GV: tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: + Vậy PL cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào? + Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân và tiến hành thế nào là đúng PL? – Hoạt động 3: tìm hiểu phần ý nghĩa. – GV: đặt câu hỏi : Bản thân em và gia đình khi được PL bảo hộ , bảo đảm về quyền này thì cuộc sống sẽ như thế nào? – GV: kết luận. + nhà riêng, căn hộ chung cư, là tài sản riêng, nơi thờ cúng, sum họp, nghỉ ngơi. + Không: vì chỗ ở của người khác là nơi riêng tư mà PL bảo hộ. * HS trả lời ý kiến cá nhân * hành vi này đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Vì: theo PL quy định mỗi cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm PL. * Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội trốn tránh ở nhà. * – Chỉ có những người có thẫm quyền theo quy định của Bộ luật hình sự mới có quyền ra lệnh khám. – Tòa án, VKS ND, cơ quan điều tra. – Việc khám chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục nhất định. * cuộc sống tự do, hạnh phúc.. c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: * Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 10’ – Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. – Việc khám xét nhà phải được PL, cơ quan có thẫm quyền cho phép. – Việc khám xét nhà theo đúng trình tự, thủ tục do PL quy định * Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:20’ * Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: 5’ – Đảm bảo cho công dân có cuộc sống tự do. – Công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện tham gia vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa . – Tránh mọi hành vi lạm dụng quyền hạn, tùy tiện ảnh hưởng đến quyền công dân. * Củng cố: 4’ Em có nhận xét gì với những hành động sau đây: Muốn đến nhà người khác chơi phải có lời mời hoặc gọi điện thoại báo trước. Vào nhà người khác thì được mời vào nhà và mời ngồi. Tự tiện vào nhà xem xét và sử dụng đồ đạc của nhà người khác . * đây không những là việc làm trái PL mà còn thể hiện nếp sống thiếu văn minh, lịch sự, không tôn trọng người khác . * dặn dò: 1’ Xem tiếp phần còn lại Ngày soạn: TPPCT: 21 Ngày dạy: Tuần: 21 Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I, II, III/ như ở tiết 1 IV. các bước lên lớp: 1. Kiềm tra bài cũ: 5’ Em hãy nêu thế nào là quyền bất khả xâm pham5ve62 chỗ ở của công dân? Nêu ý nghĩa. 2 Giảng bài mới: 35’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung – Hoạt động 1: tìm hiểu mục d – Thế nào là bí mật an toàn thư tín của công dân? – Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín? – GV: liệt kê ý kiến của HS và kết luận. – GV: cho HS trao đổi VD ở SGK tr. 60 – GV: Không ai được tự tiện bóc mỡ thư gửi, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. – Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 5 GV: chia lớp thành 3 nhóm. + Nhóm 1: thế nào là quyền tự do ngôn luận? + nhóm 2: nêu hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận, VD minh họa + Nhóm 3: là HS phổ thông em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào? -GV: kết luận – Hoạt động 3: tìm hiểu mục 2 GV: Theo em nhà nước bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào? GV: kết luận. kết hợp giảng giải bổ sung: nhà nước ghi nhận trong Hiến Pháp, Bộ luật hình sự. -GV: Theo em công dân có thể làm gì dể thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân. * HS trao đổi và trả lời ý kiến cá nhân. * suy nghĩ trả lời. * Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình * – Quyền tự do ngôn luận trực tiếp: phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp, cơ quan, tổ dân phố. VD: ý kiến về tình hinh12hoc5 tập của lớp. – Quyền tự do ngôn luận gián tiếp: như viết bài gửi báo ca ngợi thành tích dạy và học của trường, góp ý kiến cho đại biểu quốc hội về vấn đề giá cả tăng * VD: phát biểu trong các cuộc họp của lớp, chi đoàn trường, hay viết bài để đăng báo bày tỏ ý kiến về giáo dục đào tạo d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.10’ Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẫm quyền. e. Quyền tự do ngôn luận; 15’ Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân: 10’ a. trách nhiệm của nhà nước: 5’ – xây dựng và ban hành một hệ thống PL nhà nước bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân. – Nghiêm khắc trừng trị các hành vi vi phạm PL, xâm phạm quyền tự do của công dân. – Xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ PL từ TW đến địa phương để bảo vệ quyền tự do của công dân. b. trách nhiệm của công dân: 5’ * Củng cố; 4’ 1. Em đồng ý với việc làm nào sau đây của bố mẹ: a. Bóc thư của con ra xem. b. Nghe điện thoại của con. c. Đọc tin nhắn trong điện thoại của con. d. Tôn trọng đời tư bí mật của con. 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: a. Quyền được PL bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là quyền bảo hộ về tinh thần. b. Quyền bất khả xâm phậm về thân thể và tinh thần có quan hệ nhau. c. Các quyền cơ bản của công dân có mối quan hệ nhau. d. Cả 3 ý trên. * dặn dò: 1’ Về xem trước bài 7
Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Bài 6: Hợp Tác Cùng Phát Triển
– HS hiểu thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác; sự cần thiết phải hợp tác.
– HS biết chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.
– Trách hiệm của HS trong rèn luyện tinh thần hợp tác.
Biết hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong hoạt động chung.
Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
– Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về hợp tác.
– Trò: Tìm hiểu một số dẫn chứng cụ thể.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào trong quan hệ hữu nghị với các nước khác?
Gợi ý: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới.
3. Nội dung bài mới:
Tuần 6 Tiết 6 Ngày soạn: 16/9/2013 Ngày dạy: Bài 6. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác; sự cần thiết phải hợp tác. - HS biết chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác. - Trách hiệm của HS trong rèn luyện tinh thần hợp tác. 2. Kĩ năng: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong hoạt động chung. 3. Thái độ: Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. II. Chuẩn bị. - Thầy: Tranh ảnh, các bài báo, câu chuyện về hợp tác. - Trò: Tìm hiểu một số dẫn chứng cụ thể. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào trong quan hệ hữu nghị với các nước khác? Gợi ý: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trên toàn thế giới. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1. GV yêu cầu học sinh đọc và quan sát các thông tin, hình ảnh trong SGK. Nhóm 1, 2, 3: Qua các ảnh và thông tin, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới? Nhóm 4, 5, 6: Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ? Em hiểu thế nào là hợp tác? Hãy nêu một số ví dụ về thành quả hợp tác giữa nước ta với nước khác? ? Các nước hợp tác với nhau dựa trên những nguyên tắc nào? GV: Sự hợp tác bình đẳng là rất quan trọng, nó thể hiện sự hữu nghị, thân thiện, không phân biệt lớn bé, chủng tộc, chế độ chính trị-XH... khi hợp tác là cần phải bình đẳng (VD) ? Vì sao các quốc gia, các tổ chức quốc tế cần có sự hợp tác với nhau? Nêu một số vấn đề toàn cầu cần sự hợp tác quốc tế? Hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? ? Trước những thuận lợi và thách thức trong bối cảnh thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì trong hợp tác quốc tế? GV: Nguyên tắc hòa bình là tôn trọng sự độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không xâm phạm lãnh thổ của nhau... ? HS phải làm gì để thể hiện tinh thần hợp tác ở trong học tập và trong cuộc sống? ? Bản thân em hợp tác với các bạn khác chưa? ? Sự hợp tác trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống đem lại điều gì? ? Để rèn luyện tinh thần hợp tác, HS cần phải làm gì? Hoạt động 3. Nêu một số ví dụ về sự hợp tác quốc tế? Em hãy giới thiệu với các bạn trong lớp, trong trường đã có sự hợp tác tốt? - Đọc vấn đề và quan sát các ảnh - Khi hợp tác các nước sẽ có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu (y tế, giáo dục, kinh tế, KHKT...) - Trả lời Cầu Mĩ Thuận; nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; cầu Thăng Long; khu chế xuất lọc dầu Dung Quất... - Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của nhau. Nghe. Trả lời Vấn đề toàn cầu như: AIDS, ô nhiễm môi trường, SARS, cúm gà.... Môi trường ảnh hưởng chung đến toàn nhân loại nên khi hợp tác, cùng nhau tìm cách giải quyết các tồn tại thì mới cải thiên được môi trường... Học sinh nêu cụ thể một số chủ trương. Nghe. - Cùng trao đổi trong học tập, đoàn kết trong lao động, giúp đỡ nhau trong cuộc sống... - Trả lời - Nâng cao về hiệu quả, chất lượng của công việc. - Trả lời - HS lên trình bày bài tập trên bảng. HS giới thiệu tấm gương hợp tác tốt. 1. Đặt vấn đề. - Khi hợp tác các nước sẽ có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm. - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 2. Ý nghĩa. - Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. 3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta. - Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, hòa bình. Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực. 4.Trách nhiệm của học sinh. - HS cần phải rèn luyện tinh thần đoàn kết hợp tác với bạn bè và những người xung quanh trong mọi hoạt động. III. Bài tập: 1. Ví dụ: Bảo vệ môi trường Chống đói nghèo Phòng chống HIV/AIDS... 4. Củng cố. Hợp tác cùng phát triển đem lại những lợi ích gì? Gợi ý: Giúp giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu... 5. Hướng dẫn về nhà. Học bài cũ. Làm bài tập còn lại ở SGK. Soạn bài mới. IV. Phần rút kinh nghiệm. 1. Ưu điểm:....................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... 2. Hạn chế: ....................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... Nhận xét Kí duyệtGiáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 Bài 1: Chí Công Vô Tư
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.
2. Kĩ năng: Biết phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư.
Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới:
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 16/8/2014 Ngày dạy: Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc II. Chuẩn bị: III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu vấn đề: Gọi học sinh đọc tình huống. - Nhóm 1, 2, 3: câu hỏi a (gợi ý) - Nhóm 4, 5, 6: câu hỏi b (gợi ý) ? Tô Hiến Thành và Hồ Chí Minh đã thể hiện được phẩm chất gì qua hai mẩu chuyện trên? HĐ2: ? Theo em, thế nào là chí công vô tư? Liên hệ thực tế: ? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện được phẩm chất chí công vô tư mà em biết? ? Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, HS cần phải làm gì? ? Theo em, một người luôn phấn đấu hết mình để đạt được lợi ích cho bản thân bằng khả năng của mình thì người đó có phải là người chí công vô tư hay không? Vì sao? ? Em hãy nêu lên một số hành vi trái với chí công vô tư? ? HS có những việc làm nào trái với chí công vô tư? GV: CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết; nó thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nó không chỉ thể hiện qua lời nói mà cần thể hiện trong hành động, việc làm. Có một số người khi nói thì có vẻ rất CCVT nhưng trong công việc, hành động thì ngược lại. ? Theo em, HS cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất chí công vô tư hay không? Vì sao? ? Để rèn luyện phẩm chất này, mỗi chúng ta cần phải làm gì? HĐ3: Luyện tập: Gọi hs đọc các hành vi trong bài tập 1. Theo em, hành vi nào được coi là chí công vô tư? Vì sao? GV: Treo bài tập 2 (Bảng phụ) lên bảng và gọi HS lên làm. Gv gọi hs giải thích các tình huống trong bài tập 3. - Đọc vấn đề sgk. - Tô Hiến Thành là người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc nước, không thiên vị; công bằng; giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung. - Bác Hồ là tấm gương sáng ngời, Bác dành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi của đất nước và toàn thể nhân dân... chính vì vậy Bác đã được nhân dân VN tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào, nhân dân thế giới kính phục. - Phẩm chất chí công vô tư. - Trả lời - Giúp đỡ người khác mà không mong người trả ơn, không nhận hối lộ... - Luôn cố gắng học tập tốt để vươn lên bằng chính khả năng của bản thân, không dựa dẫm vào người khác, không ích kỉ với người khác... Phải, vì người đó phấn đấu bằng khả năng của mình mà không làm những việc phi pháp để đạt được lợi ích. - Nhận hối lộ; bớt xén tiền của, thời gian của nhà nước; thiên vị, đối xử không công bằng... - Làm bài thi dựa vào bạn bè; xem tài liệu trong thi cử; thiên vị trong các hoạt động của lớp... Rất cần, vì đây là đức tính tốt, nó sẽ giúp chúng ta trở thành người có ích cho XH - Trả lời Học sinh đọc. Hành vi chí công vô tư: d,đ,e. Vì đó là những hành vi đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng. - HS làm bài tập 2-sgk a.Em phải nói với ông Ba về những việc làm sai trái của ông. b.c. Em phải đứng ra giải thích cho các bạn hiểu. Phân tích cái đúng, sai. I. Tìm hiểu vấn đề. Tô Hiến Thành và Bác Hồ là tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư. II. Nội dung bài học: 1.Khái niệm. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Ý nghĩa. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. 3. Cách rèn luyện. III. Bài tập: Câu 1: Hành vi chí công vô tư: d,đ,e. Câu 2: Tán thành ý: d, đ 4. Củng cố : GV đưa ra một tình huống bất kì (đã chuẩn bị sẵn) để HS tự giải quyết vấn đề. 5. Hướng dẫn về nhà: Học khái niệm, ý nghĩa, nêu ví dụ của bài đã học. Làm BT4 ở SGK. Soạn bài mới. IV. Phần rút kinh nghiệm. Nhận xét Kí duyệtCập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Môn Giáo Dục Công Dân 6 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!