Xu Hướng 9/2023 # Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I # Top 13 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kiểm tra bài cũ: Trong mỗi tiết giáo lý, GLV kiểm tra bài cũ trước khi giới thiệu bài mới. Phần này chỉ ghi trong “Bài Mở đầu”, còn những bài sau xin theo trình tự như thế.

Riêng Năm III của Xưng tội, cần tối thiểu thời gian 2 tháng để ôn tập và chuẩn bị chu đáo cho việc Xưng tội Rước lễ lần đầu.

Xin chân thành cám ơn các tác giả mà chúng tôi trích dẫn khi soạn giáo án giáo lý. Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và hướng dẫn chúng ta trong việc phục vụ Lời Chúa.

Sau khi làm dấu Thánh giá, các em sẽ nói: Chúng em chào chị (Anh) và các bạn ra về. Chúng em cám ơn Chị. Chúng ta sẽ giữ trật tự khi ra khỏi lớp học. Mong các em thực hiện tốt trong mọi tiết học như thế.

: “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1) Thiên Chúa sáng tạo từ hư không nhờ Lời quyền năng. Cảm tạ và chhúc tụng Chúa vì Người đã ban cho ta bao việc lạ lùng. Những bức tranh về cảnh thiên nhiên, sinh vật, sông núi…

: Các em ơi, chúng ta hãy lắng tâm hồn để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, vì Người đã tạo dựng muôn loài muôn vật xinh tươi, trong đó có chúng ta – Nguyện xin ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng ta: Hát về Chúa Thánh Thần…

Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

C. Diễn giảng Lời Chúa

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng muôn loài và cho chúng con được làm chủ. Xin Chúa cho chúng con biết bảo vệ và phát triển những gì Chúa đã trao ban cho chúng con.

chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1) GL: c 3 – 4 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA

NHD CHUNG

Lời Chúa: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.” ( St 1,1) Y chính: 1. Thế giới hữu hình

D . Cầu nguyện : Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương, Chúa đã ban tặng cho chúng con mọi tạo vật trong thế giới này. Hơn nữa, Chúa đã dựng nên các Thiên Thần và nhất là Thiên Thần bản mệnh để Ngài ở bên, gìn giữ chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con luôn biết dùng mọi vật theo ý Chúa và biết dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa đến muôn đời.

III EM NHỚ LỜI CHÚA: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.” ( St 1,1) GL: số 05 -06

IV EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Hát bài hát có cử điệu: Nhìn thiên nhiên 2. Thực hành: – Mỗi khi nhìn cây cối, hoa đẹp hoặc những cảnh thiên nhiên, Em chúc tụng, cảm tạ Chúa.

V. KẾT THÚC: Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và muôn vật, mọi sự đều rất tốt đẹp, để nói lên Thiên Chúa là Đấng tốt lành và hoàn hảo vô cùng. Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả cho con người. Chúa tặng ban thế giới này cho chúng ta như một món quà quý giá. Chúa cũng sai Thiên Thần của Chúa đến ở với mỗi người chúng ta, và giúp chúng ta sống tốt. Cầu chúc các em luôn biết chăm chỉ làm việc tốt để góp phần tô điểm vũ trụ thêm xinh đẹp hầu làm vinh danh Chúa.

Lời Chúa: Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1, 26.) Ý chính: Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Tâm tình: Vui mừng vì được Chúa yêu thương và ao ước nên giống Chúa. Chuẩn bị tranh hay tượng người.

II. EM NGHE LỜI CHÚA

Bi hân hoan đứng và nói lớn tiếng: “Thưa cô, ở nhà má thương Bi nhất.”

Tại sao má thương Bi nhất ?

Tại vì ai cũng nói Bi có con mắt giống má, có khuôn ,mặt giống ba.

Cô cám ơn con! Cô biết tất cả các bạn trong lớp đều có thể có câu trả lời tương tự như bạn Bi, vì tất cả các con đều được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Mỗi người đều có một nét giống cha hay giống mẹ. Chính vì thế cha mẹ rất yêu thương các con.

Các em thân mến, Chính mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa đó. Mỗi người đều là nét đẹp của Thiên Chúa. Mời các em đứng lắng nghe lời Chúa.

B. Công bố lời Chúa: St 1, 26-28; 2,7. St 1:26-28 Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (Thinh lặng giây lát – gợi ý:). Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta Người tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta mọi sự tốt lành. Thiên chúa cũng muốn các em sống ngoan để trở thành người con ngoan của Chúa. (Mời các em ngồi)

C. Dẫn giải nội dung giáo lý

V. KẾT THÚC Tôn thờ Chúa, cảm tạ Chúa đó là bổn phận của các em, của anh (chị) và của mọi người.Vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta được làm con Chúa. Các em phải nhớ cảm tạ Chúa luôn mãi và yêu thương mọi người vì tất cả mọi người đều là con của Chúa. Kinh: Sáng Danh .

Lời Chúa: Thiên Chúa phán: ” Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1, 26.) Y chính: 1. Sự cao trọng của con người

NĐK: Chúa thương ai ? / TC : Thương anh (chỉ ngươi bên phải) NĐK: Chúa thương ai ? / TC :Chúa thương chị (chỉ người bên trái) NĐK: Chúa thương ai ? / TC : Thương em (hai tay chỉ vào mình) NĐK: Chúa thương / TC : Chúng ta A … A… A

Lời Chúa: Thiên Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế?. Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn.” ( St 3, 13.) Ý chính: Thiên Thần và loài người sa ngã. Tâm tình: Sám hối vì đã phạm tội nhưng tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ.

I. ỔN ĐỊNH 1. Đón tiếp: Như bài trước 2.Thánh Hóa: Các em thân mến, Thiên Chúa là một người Cha rất mực yêu thương chúng ta, vậy chúng ta hãy cầu xin Người cho chúng ta biết yêu mến Ngài qua việc học hỏi lời Ngài (thinh lặng giây lát). “Lạy Cha, xin hãy ngự vào mỗi tâm hồn chúng con giúp chúng con ngày càng yêu mến và hăng say học hỏi lời Ngài nhiều hơn nữa”. 3. Giới thiệu bài mới: Chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, và là Cha rất yêu thương chúng ta. Ngài đã tao dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài, và cho con người sống trong vườn địa đàng thật hạnh phúc. Nhưng con có sống mãi hạnh phúc trong vườn địa đàng không? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho các em.

Lần kia ,trên trời xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội: một số Thiền Thần ương ngạnh, biểu lộ sự kiêu căng phản loạn do Thiên Thần Luxiphe cầm đầu để chống lại Thiên Chúa.thế là các Thiên Thần chia làm hai phe, và Tổng lãnh Thiên thần Micae đứng đầu các Thiên Thần quyết tâm thờ phượng chúc tụng Thiên Chúa. Tổng Thiên Thần Micae và các Thiên Thần lành đã chiến đấu quyết liệt làm cho các thần dư biết: “Aibằng Thiên Chúa” và trong nháy mắt, cả bè lũ Thiên Thần theo Luxiphe đã bị đẩy ra khỏi Thiên Đàng và bị tống vào hỏa ngục. Chúng trở thành các thần dữ, luôn thù gét Thiên Chúa, chuyên môm đi cám dỗ con ngưởi làm điều xấu (x.kh 12,7-17). Người ta còn gọi chúng là SaTan, tên lừa đảo chuyên nghiệp. Chính vì thế, chúng đã gài bẫy cám dỗ Nguyên Tổ của chúng ta, và Adam- Eva nghe theo. Đó chính là điều mà sách Sáng Thế đã ghi lại mời các emđứng nghe Lời Chúa.

Thiên Chúa đã ân ban cho thiên thần và con người nhiều ân ban. Nhưng thiên thần và con người đều sa ngã theo điều xấu mà phạm tội chống lại Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta luôn ngoan ngoãn, biết vâng lời Chúa qua sự giáo dục Hội Thánh

D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày xưa vì nghe lời xúi dục của Satan, mà Nguyên tổ đã chối từ tình yêu, phản bội Chúa. Ngày nay, chính chúng con đã nhiều lần theo lời xúi dục của Satan không sống theo Lời Chúa dạy. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu cho mọi khỏi sự dữ.

III EM NHỚ LỜI CHÚA:

Thiên Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế”? Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn” ( St 3, 13) GL cc 10 – 12

IV EM SỐNG LỜI CHÚA:

1. Bài học: cc 10-12 2.Sinh hoạt: Băng Reo

NĐK:Ma qủy. Tất cả: Cha gian dối (đá chân phải ). NĐK:Ma Qủy. Tất cả: Mẹ điêu ngoa (đá trân trái ). NĐK: Ma Qủy. Tất cả: Trong Hỏa Ngục (rùng mình từ từ ngồi xuống ). NĐK: Thật thà. Tất cả: Con Thiên Chúa ( đứng phắt dậy dơ tay lên ). A…a…a….a…

3. Thưc hành: Như các em đã biết, vì không khiêm tốn, nên ông bà nguyên tổ của chúng ta đã nghe theo lời của Satan không nhìn nhận Thiên Chúa là đấng đã taọ dựng nên mình. Vì thế qua bài học này các em hãy tập sống khiêm tốn bằng sự vâng lời cha mẹ thầy cô, các cha các dì, các anh chị giáo lí viên,…

4. Bài làm ở nhà: Em viết lời nguyện sau: “Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ “. V. KẾT THÚC. GLV: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng dễ dàng nghe theo lời cám dỗ của Satan để làm điều xấu. xin Chúa giúp chúng ta luôn khôn ngoan để chọn điều tốt. Đọc kinh Sáng danh

Lời Chúa: “Bấy giờ Thiên Chúa phán cùng con người: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng dõi mi và dòng dõi người ấy, dòng dõi đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St3,15) Ý chính: 1. Tội nguyên tổ 2. Lời hứa cứu độ Tâm tình: Tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ I. ỔN ĐỊNH 1. Đón Tiếp 2. Thánh Hóa: Các em thân mến, cùng với Chúa Giêsu chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa Cha lời cầu nguyện mà chính Ngài đã dạy chúng ta ( đọc kinh lạy cha ). 3. Giới thiệu bài mới: Các em có muốn biết sau khi phạm tội nguyên tổ của chúng ta sẽ ra sao, và Thiên Chúa có hủy diệt con người không ? Mời các em đi vào tiết hai của bài “Sa ngã”. II. EM NGHE LỜI CHÚA

A. Dẫn Nhập: Trong một gia đình kia, có một cậu bé luôn luôn hỗn láo và không biết vâng lời mẹ mình. Ngày kia cậu đòi mẹ mua cho một máy điện tử. Người mẹ nghèo nên không thể mua được. thế nên cậu bé rất giận dữ, bất chấp mọi lời khuyên can năn nỉ, giải thích của mẹ, cậu quyết định bỏ nhà ra đi bụi đời và để lại cho mẹ những lời nguyền rủa hỗn láo khiến người mẹ rất đau lòng. Bỏ nhà ra đi, cậu nhập băng nhóm trộm cướp… Và lần kia, cậu và đồng bọn bị bắt… Vài ngày sau cậu được một người bảo lãnh. Các em đoàn được người bảo lãnh là ai không? Người đó chính là mẹ cậu. Vì thương con, không một lời oán trách, bà đã âm thầm bán ngôi nhà và cả những giọt máu của mình, đến nỗi thân xác bà gần như quyệt quệ chỉ còn da bọc xương để có đủ tiền bảo lãnh con ra… Thiên Chúa rất yêu thương con người hơn nữa, nên ngay sau khi nguyên tổ phạm tội Thiên Chúa không bỏ con người mà còn hứa ban Đấng Cứu độ để tẩy xóa mọi vết nhơ của tội. Chị mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.

B. Công Bố Lời Chúa: (St 3,15) (Thinh lặng giây lát ) Các em thân mến, Chúng ta luôn làm mất lòng Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

C. Dẫn giải nội dung Giáo lý

2. TỘI NGUYÊN TỔ VÀ LỜI HỨA CỨU ĐỘ

Tổ tông loài người đã lạm dụng tự do mà không vâng phục Thiên Chúa , từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội tổ tông.( 11)

Các em quý mến, tội nguyên tổ gây tác hại cho cả nhân loại thì tội riêng của từng người phạm hằng ngày cũng làm phiền lòng Chúa và gây thiệt hại cho tha nhân. Vì thế, em hãy:

Tránh xa tội lỗi ! Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng làm hại em…

Em siêng năng đọc Lời Chúa và xin Lời của Thiên Chúa giúp chúng ta chiến thắng sự dữ… Chính Chúa Giêsu luôn xin Cha của Người ân ban cho chúng ta sức mạnh chống lại sự dữ.

Nhờ Chúa Giêsu, Đấng đến cho chúng ta được sống dồi dào, em hãy luôn làm việc tốt, sống ngoan để Chúa vui và mọi người quý mến

III. EM NHỚ LỜI CHÚA: St3,15 ; GL c10 -12 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA: 1. Bài học: c10-12 2.Sinh hoạt: Băng Reo: CHÚA THƯƠNG / Hoặc Hát: Bốn phương trời và vỗ tay. NĐK: Chúa thương ai ? -Tất cả: Thương anh (chỉ người bên phải ). NĐK:Chúa thương ai ? – tất cả: Thương chị (chỉ người bên trái ). NĐKChúa thương ai ? -Tất cả: thương em (hai tay chĩ vào mình ). NĐK Chúa thương ? -Tất cả: chúng ta A..A ……A Hát bài: MÌNH VỚI TA (vỗ tay ) 3. Thực hành Mặc dù nguyên tổ của chúng ta đã phạm tội, chố bỏ Thiên Chúa nhưng ngài vẫn yêu thương nhân hậu tha thứ. Trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều lần chúng ta cũng nghe lời của sa tan chối bỏ Thiên Chúa khi chúng ta không ngoan…nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ cho chúng ta.Vậy chúng ta hãy cám ơn, và cố gắng sống ngoan là luôn lễ phép khi tiếp xúc với người lớn. 4. Bài tập về nhà: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, vậy chúng ta cũng hãy tỏ tình yêu đối với những người khác. về nhà các em hãy mỉm cười và chào hỏi những người nghèo khổ. V. KẾT THÚC Đọc kinh Sáng Danh

Lời Chúa: ” Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ( Ga 1, 4) Ý chính: Ngôi hai xuống thế làm người Tâm tình: Vui mừng và cảm tạ tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho loài người.

Lạy Cha, ta ơn Cha đã yêu thương tặng ban cho chúng con Người Con Một yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng con đang mong mỏi được học biết về Ngài. Xin Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con và giúp chúng con trong giờ giáo lý này.

Khi tổ tông loài người sa ngã, Thiên Chúa có bỏ loài người không? (không, Thiên Chúa chẳng bỏ mà lại hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người). Đó cũng chính là bài học hôm nay: Con Thiên Chúa làm người.

chúng tôi NGHE LỜI CHÚA

Vậy để biết Ngôi Hai Thiên Chúa làm người như thế nào, chị (anh) mời các em đứng lên nghe Lời Chúa qua Thánh sử Lc 2, 4- 7.

D. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa. Vì yêu chúng con, Chúa đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nơi hang đá Belem. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống tốt với mọi người, đặc biệt các bạn nghèo. Amen.

III. EM NHỚ LỜI CHÚA: ” Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” ( Ga 1, 4) GL: C13 – 14 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:

Noi gương Chúa Giêsu, em sống hòa thuận với mọi người.

Viết đẹp câu: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14)

Qua bài học “Con Thiên Chúa làm người”, các em hãy cảm tạ lòng yêu thương của Chúa Cha, đã tặng ban Con Một yêu dấu của Người là Chúa Giêsu cho chúng ta. Các em hãy tin tưởng Chúa Giêsu luôn ở với các em. Chính Chúa Giêsu dạy cho các em biết sống đẹp lòng Thiên Chúa Cha như Chúa Giêsu đã sống và làm gương:

Là Con Thiên Chúa: Chúa Giêsu luôn vâng lời và làm đẹp lòng Cha.

Là anh em với loài người: Chúa Giêsu luôn yêu thương, giúp đỡ và đem niềm vui đến cho mọi người.

Các em có thể làm cho người khác nhận ra các em là con cái của Thiên Chúa, là anh em với mọi người, khi các em quyết tâm sống theo mẫu mực và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa: Sáng Danh…..

Lời Chúa: ” Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 ) Ý chính: Cuộc sống trần thế của Đức Giêsu. Tâm tình: Noi gương Chúa Giêsu em chăm chỉ học hành và luôn biết vâng lời

Gia đình của Chúa Giêsu gồm mấy người? Các em hãy kể tên? Thánh Giuse làm nghề gì? Đức Mẹ làm gì? Còn Chúa Giêsu thì sao? Các biết không, khi sống ở trần gian Chúa Giêsu đã làm rất nhiều việc.Vậy để biết Chúa Giêsu đã làm những việc gì chị mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa theo thánh sử Mc 1, 32-34

“Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 ) GL: c 15 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:

Theo gương Chúa Giêsu, em hãy cố gắng học hành chăm chỉ.

V. KẾT THÚC Qua bài học “cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu” các em hãy dâng lên Chúa Giêsu lời cảm tạ tri ân, vì biết bao hồng ân Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Các em có thể làm cho mọi người nhận ra các em là môn đệ của Chúa Giêsu khi các em biết vâng lời ông bà, ba mẹ, thầy cô… và yêu thương giúp đỡ các bạn xung quanh. Giờ đây, mời các em đứng chúng ta cùng dâng lời cám ơn Chúa: Sáng danh…

Lời Chúa: ” Con Người phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, do các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại “( Mt 16, 21)

Ý chính: 1. Chúa Giêsu chịu chết vì yêu thương. 2. Chúa Giêsu chịu chết như thế nào? Tâm tình: Hãy mặc lấy tâm tình cảm tạ và sám hối. Chuẩn bị: Hình ảnh cuộc tử nạn của Chúa Giêsu

Các em hãy nhìn lên Thánh giá Chúa ,Thánh giá minh chứng cho các em thấy: Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta, Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta cảm nhận được điều đó. 3. Giới thiệu bài mới: Để cảm nghiệm sâu hơn tình yêu mà Chúa dành cho các em và cho tất cả mọi người, hôm nay chị mời các em chúng ta học sang bài mới “CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU”. II. EM NGHE LỜI CHÚA

Đức Tổng Giám Mục Rômêô đứng yên lặng trong ngôi nhà thờ nhỏ. Bên ngoài, xác chết của một vị Linh mục vừa bị giết nằm trên nền nhà thờ. Nhà thờ mỗi lúc thêm đông người. Họ kêu khóc vì cha xứ của họ vừa bị giết. Cha bị giết vì Cha đã giúp những người cần đến Cha. Cha là một Linh mục hoạt động cho công lý và hoà bình tại El Salva dor. Đức Tổng Giám Mục Rômeô tự nghĩ: “Chúa Giêsu luôn luôn ở với ngưòi nghèo. Vậy Hội Thánh cũng phải là của người nghèo. Tôi phải làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ dân tôi và chặn đứng những vụ giết hại này”. Và Ngài đã rao giảng hoà bình và hoạt động cho công lý, dầu biết rằng mình có thể bị nguy hiểm, nhưng theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho mọi người được sống. Và quả thực ngày 24 thang 3 năm 1980, khi đang dâng thánh lễ, Đức Cha Rômêô đã bị bắn chết. Những người nghèo khổ ở El Salva dor gọi Ngài là “Cha của người nghèo.”

Các em thân mến, Ai cũng muốn sống không ai muốn chết. Thế nhưng Đức Cha Rômêô dám chêt cho ngưòi nghèo, chết cho công lý, vì Đức Cha đã noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã tự hiến mình cho toàn thể nhân loại được cứu sống. Mời các em đứng lên nghe Lời Chúa.

Sau khi nghe Lời Chúa – thinh lặng – gợi ý: Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, Chúa yêu từng người trong chúng ta, và Chúa đã chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra tình thương của Chúa.

D. CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu chết trên thập giá để chuộc tội chúng con. Xin cho chúng con biết cố gắng chừa bỏ thói hư tật xấu để xứng đáng thừa hưởng ơn cứu độ của Chúa. ( thinh lặng giây lát).

III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Tư lúc đó Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết:Người phải đi Giê-ru-sa-lem , phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rối bị giết chết,vá ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21) GL: cc16 – 20

Chúa Giê-suđã chịu khổ nạn để cứu chuợc chúng ta. Ngày nay còn bao người đang chịu đau khổ về thân xác và tâm hồn. Noi gương Chúa Giê-su “Mỗi ngày em dâng một hy sinh để cầu nguyện cho nhưng người đang gặp đau khổ”.

V. KẾT Các em thân mến, Hằng ngày trong thánh lễ , chúng ta tưởng niệm việc Chúa hy sinh mạng sống mình vì chúng ta và sự sống lại của Chúa.Chúng ta tôn thờ Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể, mà chúng ta sẽ được lãnh nhận khi “Đến Bàn Tiệc Thánh” Vậy để tỏ lòng biết ơn Chúa, em hãy vui tươi chấp nhận nhữnh hy sinh trái ý để dâng cho Chúa, và em hãy cố gắng tránh xa dịp tội, sẵn sàng sửa chữa những lầm lỗi, để Chúa luôn vui vì em sống tốt. Chúng ta cùng dâng lên Chúa kinh kết thúc ( Kinh Sáng danh…)

Lời Chúa: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) Ý chính: 1. Chúa Giêsu sống lại 2. Ý nghĩa việc Chúa sống lại. Tâm tình: Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô. I. ỔN ĐINH:

Lần trước các em đã học Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại, đến nỗi Người đã bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá. Nhưng sau ba ngày Người đã sống lại. Hôm nay, chúng ta học bài mới “Chúa Giêsu sống lại và lên trời”

A. Dẫn nhập: Ga 20, 1- 10 Hôm ấy vào sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn đang tối. Maria Madala hối hả chạy ra mộ Chúa Giêsu. Bỗng cô giật nảy mình vì tảng đá đậy cửa mộ to lớn và nặng thế kia mà ai đã lăn nó ra hẳn một bên. Sự việc quá hãi hùng, cô liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan. Nghe tin, hai ông chạy vội ra mộ. Gioan nhanh nhẹn đến trước nhưng vẫn đứng ngoài chờ, Phêrô tuy đến sau lại tiến thẳng vào mộ cũng chẳng thấy Chúa đâu. Gioan vào sau, nhìn quanh thấy các khăn liệm và dây cột xác Chúa Giêsu xếp gọn gàng ngăn nắp. Gioan hô lên: Chúa đã sống lại rồi. Các em vừa mới đón nhận một tin vui khi nghe thuật lại câu chuyện. Bây giờ, chị mời các em đứng lên để lắng nghe lời Chúa qua đoạn (Ga 20,1-10). Thinh lặng – mời các em ngồi B. Công bố Lời Chúa: Cv 5, 30 – 31

C. Dẫn giải nội dung giáo lý

Lạy Chúa Giêsu, chúng con rất vui mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Chúa sống lại từ cõi chết. và nay Chúa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống ngoan thảo với ông bà, cha mẹ và với mọi người xung quanh. Nhờ đó chúng con mới xứng đáng lãnh phần thưởng mai sau trên quê trời. Amen III. EM NHỚ LỜI CHÚA: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, va Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)

GL: cc 21 – 22 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA

1. Sinh hoạt: Hát: Chúa nay thật đã phục sinh.Alluia alluia. Người từ trong kẻ chết sống lại. Alluia alluia. Và niềm vui tràn lan nơi nơi. 2. Thực hành: Quyết tâm chừa tội để sống với Chúa luôn

Các em thân mến, giờ học vừa qua các em đã cảm nhận được niềm vui phấn khởi vì Chúa đã sống lại. Sức sống mới ấy đang lan toả khắp mọi nơi trên thế giới. Và sự sống mới ấy hằng ngày vẫn luôn được tiếp diễn khi các em tham dự thánh lễ. Đó cũng là bước đầu Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho các em để các em có đủ điều kiện, lòng ao ước sống trọn vẹn bên Chúa trong ngày rước lễ lần đầu mà các em đang mong đợi

Lời Chúa: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) Ý chính: Chúa Giêsu lại đến. Tâm tình: Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô. I. ỔN ĐINH:

2. Thánh hoá: Các em thân mến, thật hạnh phúc vì Chúa đã sống lại và lên trời để chúng ta được sống và lên trời với Chúa. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa (Thinh lặng giây lát). Và xin Thánh Thần của Chúa Kitô phục sinh đến hướng dẫn chúng ta học giáo lý của Người. 3. Ôn lại bài cũ: Tuần trước các em đã nắm được ý nghĩa việc Chúa giêsu đã sống lại như thế nào. Hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp bài cũ. Chúng ta sẽ sang điểm thứ 3 về việc Chúa Giêsu lên trời.

chúng tôi NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập: Như các em đã biết, việc Chúa Giêsu sống lại là để thông ban sự sống mới cho chúng ta. Vì thế, nay Chúa về trời ngự bên hữu Chúa Cha cũng là để cầu bầu cho chúng ta được thông phần vào sứ sống ấy của Chúa. Nhưng để biết việc Chúa về trời như thế nào. Chị mời các em đứng lên, chúng ta cùng lắng nghe tiếng Chúa.

Lạy Chúa, khi các tông đồ nhìn thấy vinh quang của Chúa sáng chói trên bầu trời thì lòng các ông cứ ngẩn ngơ nhìn theo mãi. Thế nhưng nhiệm vụ của các ông lúc này là phải trở về với thực tại mà đi loan báo Tin Mừng. Loan báo những gì mà các ông đã tận mắt chứng kiến và nhìn thấy những kỳ công vĩ đại của Chúa. Xin cho cuộc sống hằng ngày của chúng con cũng trở thành lời loan báo, nhờ biết nêu gương sáng cho mọi người, để chớ gì ơn Chúa ban cho chúng con không ra vô ích nhưng sinh được nhiều kết quả như lòng Chúa mong muốn. Amen

Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31) GL: cc 23 -24

Lời Chúa: Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22) Ý chính:

Đúng rồi, chúng ta còn thuộc gia đình dân Thiên cChúa nữa. Nơi đây, chị em ta cũng được huớng dẫn dạy dỗ dể sống ngoan, sống tốt. Và người đó chính là Chúa Thánh Thần. Nhưng các em có nhìn thấy Ngài không và các em có biết Ngài là ai không? Vậy thì chị em mình thử đi hỏi Chúa Giêsu xem Chúa trả lời ra sao? Chịu mời các em đứng, chúng ta cùng nghe lời Chúa. Công bố Lời Chúa: Ga 15, 26.

Lạy chúa thánh thần, hôm nay chúng con biết ngài là ngôi Ba Thiên Chúa,cùng một bản tính và một quyền năng như chúa cha và chúa con. Đặc biệt ngài hằnghướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kito. Xin ngài cũng hướng dẫn chúng con và dạy chúng con biết sống ngoan thảo để chúng con xứng đáng là đền thờ của ngài,Amen.

chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”

GI: cc 25-26

IV. EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Băng reo:CHÚA THÁNH THẦN. QT:Chúa Thánh Thần. / TC: Ngôi Ba TC QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Đấng ban sự sống. QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Quyền năng. QT: Chúa Thánh Thần. / TC: Ngôi ba TC- đấng ban sự sống – quyền năng .A A A 2. Thực hành: Em luôn cầu xin Chúa Thánh Thần trước khi làm việc 3.Bài tập về nhà: em viết thật đẹp Kinh Chúa Thánh Thần

V. KẾT THÚC: Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá – chào ra về.

Lời Chúa: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22) Ý chính: 1. Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh. 2. Thái độ đối với Chúa Thánh Thần. Tâm tình: Vui mừng cảm tạ và luôn tin theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

A. Dẫn nhập: Cv 2, 1- 47. Các em thân mến, hôm nay chị sẽ kể cho các nghe một câu chuyện nha. Sau khi chúa Giêsu về trời, các tông đồ vâng lệnh chúa, tụ hợp trong nhà tiệc ly, cầu nguyện cùng đức mẹ.. Lúc 8 giờ sáng, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả canh nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy thánh thần,họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Và thánh phêrô đã giảng về Đức Kitô chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để chuộc tội loài người. Ai nấy nghe ông giảng, thì hết sức cảm động và đem lòng tin cậy Chúa. Và hôm đó có thêm khoảng ba ngàn ngươì theo đạo. Nhờ đâu mà các tông đồ nói được các tiếng lạ, khiến mọi người kinh ngạc như thế? Bởi đâu thánh Phêrô giảng cách hùng hồn như vậy, thuyết phục gần ba ngàn người như thế? Tất cả nhờ ơn CTT…thánh thần đã giúp các tông đồ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói, đã dạy. Vậy Chúa Giêsu đã dạy những gì. Chị mời các em đứng lên nghe lời Chúa.

– Thinh lặng – gợi ý: Các em thân mến, Thánh Thần đã hướng dẫn Chúa Giêsu suốt cả cuộc đời thì Ngài cũng không ngừng hướng dẫn, thúc đẩy, và xây dựng Hội Thánh, vì Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Chúng ta tiếp tục học hỏi về Chúa Thánh Thần, xin Ngài giúp chúng ta nhận ra hoạt động của Ngài.

D. CẦU NGUYỆN: Các em thân mến, Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời Chúa Giêsu và Hội Thánh. Chúng ta hãy khẩn khoản dâng Chúa lời nguyện xin: Lạy Chúa Thánh Thần. xin ngự đến và đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng con. (Có thể cho hát về Chúa Thánh Thần)

Bình an, hy vọng Suối nguồn tin yêu. Bài hát sau câu hò: Ngôi Ba (dô ta) ngự xuống toàn dân (dô ta) Ta thành dân mới (dô ta), đầy ơn Thánh Thần (dô ta) Lên đường mở rộng biên cương Nước Trời (dô ta). 2. Thực hành: Em luôn nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần 3. Bài tập về nhà: Viết một cầu nguyện với Chúa Thánh Thần

V. KẾT THÚC: Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá – Chào và ra về.

Lời Chúa: “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô , đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen ( 2 Cr 13, 13 ) Ý chính: Chúa Giêsu dạy cho biết mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Tâm tình: Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi. I. ỔN ĐINH 1. Đón tiếp 2. Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thánh Thần hoặc cầu nguyện Lạy Chúa Giêsu, khi làm dấu Thánh giá, chúng con tuyên xưng Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Xin dạy con biết Chúa hơn, mến Chúa hơn và sống đẹp lòng Chúa hơn. Chúng con cám ơn Chúa. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. 3.Giới thiệu bài mới Các em đã học về Thiên Chúa là Cha rất yêu thương – Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc ta, Người là Ngôi Hai Thiên Chúa – và Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng thánh hóa. Hôm nay chúng ta cùng học và tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.

D / Cầu nguyện Lạy Chúa Giêsu ! chúng con cám ơn Chúa vì nhờ Chúa mà chúng con biết Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa duy nhất, là Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn chúng con được hạnh phúc. Chúng con xin tạ ơn Chúa, thờ lạy và ngợi khen danh thánh Ba Ngôi, qua việc chuẩn bị và tôn trọng tâm hồn mình xứng đáng để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị.Amen.

III. EM NHỚ LỜI CHÚA GL cc 29-30 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA

Băng reo: NĐK: Con tin TẤT CẢ: Chúa Cha (để tay lên trán ) NĐK: Con Tin TẤT CẢ: Chúa Con ( Để tay lên ngực) NĐK: Con tin TẤT CẢ: Chúa Thánh Thần (để tay lên hai vai)

NĐK: Con Tin TẤT CẢ: Chúa Ba Ngôi (ngửa hai tay lên trời).( Thiếu nhi vui chơi)

Em làm dấu thánh gía nghiêm túc và kính cẩn. Làm 3 việc hy sinh trong tuần.

Các em thân mến, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài luôn yêu thương và là mẫu mực cho đời sống chúng ta. Các em luôn nhắc nhớ mình sống ngoan ngoãn và dễ thương với cha mẹ, gia đình và biết giúp đỡ bạn bè, luôn hiệp nhất yêu thương nhau vì tâm hồn chúng ta là đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Chúng ta dâng Chúa Ba Ngôi Kinh Sáng danh thật sốt sắng để kết thúc giờ học.

…………………………

Bài 8: THIÊN CHÚA BA NGÔI (tiết 2 )

Lời Chúa: “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen ( 2 Cr 13, 13 ) Ý chính: 1. Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa . 2. Mầu nhiệm hiệp thông. Tâm tình: Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi.

A. Dẫn nhập: Câu chuyện VỊ THÁNH BẤT ĐẮC DĨ Có một anh chàng nhà quê rất nghèo, nên không được đi học, anh chỉ âm thầm với công việc nhà và có khi đi làm mướn… Lần kia, người Cậu đi tu về rủ anh đi tu ở Dòng của Cậu. Được phép của bố mẹ anh lên đường theo cậu. Khi ở nhà dòng anh chỉ có một việc là đi chăn đàn cừu và anh chu toàn bổn phận thật tốt. Bỗng một hôm, có Đức Giám mục về thăm nhà Dòng, tối hôm đó ngài không ngủ được, ngài đi dạo trong vườn thì thấy Thầy đang nhóm lửa sưởi cho mấy con cừu mới đẻ, Ngài đến nói chuyện với Thầy. ĐGM: Này, Thầy suy niệm về Chúa Ba Ngôi như thế nào? Nghe ĐGM hỏi, Thầy đứng phắt dậy cởi chiếc mền đang quấn trong người rồi xếp làm ba và giải thích: Ba Ngôi là ba nếp gấp bằng nhau trong một cái mền là một Chúa, một Chúa mà Ba Ngôi chúng tôi cứ hiểu đơn giản thế thôi và con rất yêu mến Chúa Ba Ngôi. Con luôn cầu nguyện với Ngài. Câu chuyện thật đơn sơ phải không các em? Giờ đây chúng ta cùng lắng nghe Lời của Chúa Giêsu thưa với Cha Người. Mời các em đứng.

B. Côn g bố Lời Chúa: Lc 10, 21 – Thinh lặng – gợi ý cầu nguyện Chúng ta cảm tạ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con xin cảm tạ Chúa, vì biết bao ơn huệ Chúa đã xuống trên chúng con, cho chúng con được làm người và được làm con Chúa. được biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi; Ngôi Cha là đấng sáng tạo, đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Cha, Chúa Con đến để chịu chết để cứu chuộc chúng con là Đấng cứu chuộc và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóavà bảo trợ chúng chúng tôi cho chúng con biết sống ngoan thảo với Chúa và là những đứa con ngoan trong gia đình biết yêu thương nhau và giúp đỡ mọi người. Amen.

III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào Người yêu dấu đến nỗicho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa ! mà thật sự chúng ta là con Thiên Chúa “!

Cả lớp đứng tại chỗ: A. Nhìn bầu trời xanh (mắt hướng lên trời, đầu hơi lắ lư) – Em thấy Chúa quyền the (tay phải đưa lên cao) B.Nhìn ánh trăng sao (như câu A)- Em thấy Chúa yêu thương (hai tay vòng lại vắt chéo trước ngực) C. trông muôn cây xôn xao …) đưa tay phải chỉ ra ngoài quay một vòng) – D.Em xin dâng lên Ngài (dang hai tay lên cao, ngửa lòng bàn tay) – Ngàn ý đắm yêu thương (vòng tay lại vắt chéo lên ngực). (sưu tầm) 2. Thực hành: Em hãy ý thức khi làm dấu Thánh giá để tuyên xưng Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. 3. Bài tập về nhà: Các em về nhà viết thật đẹp câu 1 Cr 3, 16

Chúa cho chúng ta được học biết về Ngài , biết Thiên Chúa là Cha yêu thương tạo dựng nên chúng ta, biết Chúa Giêsu cứu chuộc chúng ta, Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương hiệp nhất theo mẫu mực của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cảm tạ Chúa qua lời chúc tụng và dấu Thánh giá, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi.

…………………………

A. Dẫn nhập:. Hôm ấy, ở một nơi vắng vẻ, sau khi cầu nguyện xong, Chúa Giêsu quay sang hỏi các tông đồ bên cạnh: Các con nghe họ nói gì về Thầy không? Người ta nói Thầy là ai? Các ông kể lại cho Chúa nghe các dư luận về Chúa: họ nói Thầy là Elia, là Gioan Tẩy Giả, có người thì nói Thầy là Tiên tri nào đó. Chúa Giêsu hỏi các Tông Đồ: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” Nghe Chúa hỏi, ông Phêrô đáp ngay: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Các em thử đoán xem câu trả lời của ông Phêrô đúng không? Đúng rồi, chính Chúa Giêsu khen là Phêrô giỏi lắm, Phêrô đã trả lời trúng câu hỏi của Chúa và để thưởng cho Phêrô, Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Này anh Simon, con ông Giô-na, anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thằng nổi (Mt 16,18) Việc thiết lập này được khởi đi từ việc Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ. Chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa qua Thánh sử Mác-cô B. Công bố Lời Chúa: Mc 3, 13 -19

C. Diễn giải nội dung giáo lý

chúng tôi NHỚ LỜI CHÚA: ” Người lập nhóm mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ qủy.” (Mc 3, 14-15) / GL cc 33 – 34 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA V.KẾT THÚC: Đọc Kinh Sáng Danh

“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người ” (1Pr 2,9b)

chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA

Sinh hoạt: Sách sinh hoạt cấp I tr. 32: HÁT: Hội Thánh

Em hân hoan vui sống, vui sống trong lòng Hội Thánh. Em trung kiên sống thánh xứng đáng với Hội Thánh Cha. Hội Thánh Chúa Kitô bền vững đến thiên thu. Quỉ sứ dẫu mưu mô trăm phần sẽ thua.

Lời Chúa “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) Ý chính: Tín hữu công giáo là ai? Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh

1. Đón tiếp 2. Thánh hoá: Lạy Chúa, chúng con xin dâng giờ học này lên Chúa, xin Chúa chúc lành cho chúng con. – Kinh ” Lạy Cha” 3.Dẫn vào bài mới: Hôm trước các em đã học bài gì? Cộng đoàn Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học về Tổ Chức Hội Thánh, các em cùng lắng nghe.

A. Dẫn nhập: Các em thuộc dân tộc nào? Dân tộc Kinh Quốc tịch nào? Việt Nam Các em có hãnh diện vì chúng ta là người Việt Nam không? Là người công dân Việt Nam, em yêu mến tổ quốc Việt Nam, chúng ta tự hào vì dân tộc của mình với những chiến công hiển hách qua bao đời mà sử sách còn ghi lại. Là người Công giáo, chúng ta vui sướng hạnh phúc vì được làm con Hội Thánh. Chúng ta có một đoàn anh em đông đảo cùng chung niềm tin với mình. Là người Công giáo Việt Nam, chúng ta lại tự hào vì dòng máu anh hùng của các Thánh tử đạo Việt Nam, các ngài đã can đảm anh dũng tuyên xưng niềm tin của mình để trở thành hạt giống đức tin cho chúng ta. Chúng ta thât hạnh phúc vì chúng ta thuộc về thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, trong đó, mỗi người tuỳ theo bổn phận của mình mà chu toàn cách tốt nhất, như Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Roma. Mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa. B. Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8. “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. Ai chủ toạ, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm”. Thinh lặng giây lát – mời các em ngồi

Lạy Chúa nhờ bí tích Rửa Tộichúng con được làm con Hội Thánh. Xin ban cho chúng con, được trung thành yêu mến Chúa và Hội Thánh, đoàn kết yêu thương nhau, sống công bình bác ái, luôn biết tìm hiểu và vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh với tình con thảo để luôn biết sống tâm tình cảm tạ Chúa muôn đời.

III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5)

GL: cc 37 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA

1. Sinh hoạt: Tất cả trong Đức Kitô NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: An trong Đức Kitô (tay phải đưa lên miệng) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: Uống trong Đức Kito (tay phải đưa lên miệng) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả:Làm trong Đức Kitô ( 2 tay cử điệu làm việc) NĐK: Đối với tôi. / Tất cả: Là trong Đức Kitô ( vung tay nhảy lên hai lần) 2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh” 3.Bài tập về nhà: …

V. KẾT THÚC: Kinh sáng danh

Lời Chúa: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) Ý chính: Các thành phần trong Hội thánh. Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh

2. Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa thương nhìn đến Hội Thánh và làm cho mỗi thành phần trong Hội Thánh đều nên Thánh. Xin cho chúng con lòng yêu mến Hội Thánh là Mẹ sinh ra chúng con trong đức tin, để chúng con nên thánh như Chúa muốn. Kinh “Lạy Cha”

3. Dẫn vào bài mới Chúng ta đã học biết Tín hữu Công giáo là ai. Hôm nay chúng ta cùng học hiểu “Các thành phần Hội thánh”.

II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập

Bất cứ một quốc gia nào cũng đều luật pháp, có cơ cấu tổ chức. Trong công sở, một trường học các em cũng nhận thấy hệ thống tổ chức, điều hành như thế, để đảm bảo trật tự và thăng tiến con người về mọi mặt. Giáo hội hiện diện ở trần gian cách hữu hình nên cũng có cơ cấu, phẩm trật như chúng ta đang sống. Đó chính là những tổ chức của Giáo hội. Tổ chức ấy được sánh ví như thế nào chúng ta cùng lắng nghe lời thánh Phaolô tông đồ nói với giáo đoàn Roma.

B. Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8. – Thinh lặng giây lát. C.Diễn giải nội dung

D. Cầu nguyện: Hát: Con yêu Nhà Chúa

Con yêu là yêu nhà Chúa. Con yêu là yêu đền thờ. Con yêu là yêu Giáo Hội. Chính là thân thể của Đức Kitô (Ca hát: “đến bàn tiệc thánh” b.52, trang 36) Lạy Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Xin cho chúng con luôn biết vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh qua các đấng kế vị của Chúa để luôn biết sống ngoan hầu góp phần xây dựng Hội Thánh ngày tốt hơn. III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) – GL: cc 37_41

1. Sinh hoạt: GIÁO HỘI NGÀY NAY NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả: Làm gì,làm gì (hô to) NĐK:Giáo hội ngày nay – Tất cả: Mời gọi tình thương (2 tay giơ lên cao) NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả:Phát triển công cộng( nắm tay nhau lắc mạnh) NĐK: Giáo hội ngày nay – Tất cả: Thăng tiến con người(cười vui và vỗ tay)

2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh” Đây là Lời Chúa đã dạy chúng ta Tuần này các em tập sống khiêm nhường, lễ phép với mọi người.

3. Bài tập ở nhà: Em hãy nêu thành phần trong Hội thánh gồm những ai?

Hôm nay, chúng ta đã học về tổ chức Hội thánh các em nhớ ngoan ngoãn, vâng phục Hội thánh và cầu nguyện cho mọi thành phần trong Hội thánh biết tích cực góp phần xây dựng Hội thánh ngày tốt hơn. _ Kinh sáng danh.

Lời Chúa: ” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14) Ý chính: Những đặc ân của Mẹ Maria. Tâm tình: yêu mến và tôn kính đức Maria.

1. Đón tiếp: 2. Thánh hoá: Lạy chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại đến đây để học giáo lý, xin Chúa hãy chúc lành cho giờ học này của chúng con để mỗi ngày chúng con biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn vàchúng con sống tốt hơn. – Kinh Kính Mừng. 3. Dẫn vào bài mới: Chúng ta đã học hiểu về Hội Thánh và Chú Giêsu là đầu Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học và chiêm ngưỡng Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Hội Thánh.

A. Dẫn nhập: Em yêu ai nhấ trên đời? Mẹ. Tại sao? …. Chị mời các em cùng hát: “Em có ba là em có má, Má yêu em yêu nhất trên đời. từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa, mẹ ôm vào lòng”. Ai cũng có một người mẹ, người sinh ra ta. Và Chúa Giêsu cũng có một người mẹ. Người mẹ ấy là ai mà nhiều người tôn kính và hết lòng yêu mến. Mời các em Thánh sử Luca kể về người. B.Công bố Lời Chúa: Lc 1,26-33.38 C. Diễn giải:

D.CẦU NGUYỆN: Với tấmlòng yêu mến Mẹ, chúng ta cùng hát một bài dâng kính Mẹ

EM NHỚ LỜI CHÚA: Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14) / GL: c 42

Lời Chúa: ” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)

Ý chính: 1. Vị trí của Đức Mẹ trong Hội Thánh 2. Lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria Tâm tình: Yêu mến và tôn kính Đức Maria.

1.Đón tiếp: 2.Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại tụ họp nhau để học biết giáo lý của Chúa. Chúng con không thể yêu mến Chúa nếu chúng con không biết Chúa. Xin Chúa chúc lành và thánh hoá giờ học này của chúng con, giúp chúng con mỗi ngày một yêu mến Chúa hơn. 3.Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học về Đức Maria trong đời sống Hội Thánh và lòng yêu mến chúng ta dâng tiến Mẹ.

– thinh lặng – gợi ý: Qua bài Lời Chúa các em vừa đọc, chúng ta thấy Đức Maria đã hiện diện cùng với các Tông đồ của Chúa Giêsu để cầu nguyện. Chúng ta cũng xin Mẹ giúp chúng ta biết luôn quây quần bên Mẹ, để Mẹ giúp chúng ta cầu nguyện. Sốt sắng, đẹp lòng Chúa Giêsu.

” Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)

GL: cc 43+44 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA

V. KẾT THÚC: Đức Maria thật diễm phúc vì là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo Hội. Chúng ta là con cái của Mẹ hãy biết sống tốt với Mẹ mình. Chúa Giêsu rất vui, rất hài lòng, khi thấy chúng ta luôn đến với Mẹ Người, vì Chúa Giêsu rất yêu Mẹ, và mong cho Mẹ mình được mọi người yêu mên, tôn kính. Chúc các em vui khỏe trong tình yêu của Mẹ. Chúng ta đọc Kinh Sáng Danh…

Lời Chúa: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) Ý chính: Quyền tha tội Tâm tình: Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa

1. Đón tiếp: 2. Thánh hoá: GLV hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-Su, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện nơi đây,Chúa nhìn thấy từng người chúng con. Xin Chúa ban ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng con trong giờ học Giáo lý hôm nay, để chúng con biết lắng nghe điều Chúa dạy. A-Men. 3. Giới thiệu bài mới: Các em thân mến, hôm nay anh (chị) mời các em, chúng ta cùng học bài 12 với tựa đề: Ơn tha tội, để hiểu rõ lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được tình yêu thương đó.

Văn hào Victor Hugo viết một tác phẩm tường thuật câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật tên là Văn Giang, một tên cướp sát nhân đã từng ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã bị mọi người khinh dể xa lánh: bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng bề ngoài nhếch nhác của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám Mục My-ri-ê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quý giá, anh không cưỡng nổi máu tham, đã nhẹ nhàng lấy 5 cái chân đèn cho vào bao và vác lên vai chuồn mất. Nhìn thấy bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền khám xét và bắt được mấy chân đèn bạc giấu kỹ trong bao. Anh liền bị giải đến trước mặt vị Giám Mục để làm rõ. Nhưng Ngài không những không la mắng kết tội, mà còn bao che tội của anh bằng cách nhận trước cảnh sát là đã tặng anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa Ngài còn tặng thêm 2 chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: ” Ta không kết tội con đâu. Nhưng phải mau ăn năn sám hối để làm lại cuộc đời”. Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị Giám Mục và xúc động trước tình thương khoan dung của Ngài. Anh quyết tâm hối lỗi và trở thành người lương thiện. Các em thân mến, Tại sao anh Văn Giang quyết tâm sửa đổi? ( đó là nhờ lòng khoan dung của vị Giám Mục). Thiên Chúa của chúng ta cũng giàu lòng yêu thương và Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết ăn năn sám hối , biết nhận ra mình yếu đuối và trông cậy vào Chúa. Các em có thấy Thiên Chúa của chúng ta tuyệt vời không? Mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe lời Chúa và tìm hiểu về lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Thinh lặng – gợi ý: Chúa Giêsu sống lại đem lại bình an và niềm vui cho các môn đệ, giữa lúc các môn đệ lo âu, sợ hãi. Sự hiện diện của Chúa làm cho các môn đệ được hạnh phúc. Mỗi người chúng ta trong cuộc đời, cho dầu còn bé nhỏ, cũng cần có Chúa Giêsu phục sinh hiện diện. Chúng ta hãy sẵn sàng để Chúa ở giữa chúng ta và hướng dẫn chúng ta.

D. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con hết lòng tạ ơn lòng nhân từ thương xót vô biên của Chúa, đã trao ban quyền tha tội cho Hội Thánh. Xin cho chúng con lòng tin tưởng, khiêm tốn đến với Hội Thánh để được ơn tha thứ và sống đời sống mới. chúng tôi EM NHỚ LỜI CHÚA: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) / GL: c 45 chúng tôi SỐNG LỜI CHÚA

NĐK: Bỏ / TC : Giận hờn ( tay phài làm động tác ném)

NĐK: Tránh / TC : Kêu ca (tay trái xua trước mặt)

NĐK:Xa / TC : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái)

NĐK: Chúng ta / TC : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài).

Mỗi tối trước khi ngủ, em xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.

Lời Chúa: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) Ý chính: Lãnh nhận ơn tha tội Tâm tình: Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa

Trong bộ truyện sưu tập về các vị ẩn tu , có một chuyện kể rằng: Có hai tội nhân nọ quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nguyên một năm ròng rã mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội cầu nguyện. Ngày ngày các tu sĩ của một nhà dòng mang thức ăn và nước uống cho hai ông. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một thì khoẻ mạnh vui vẻ- một thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai đến trình diện trước bề trên của cộng đoàn chờ đợi phán quyết họ có xứng đáng gia nhập vào cộng đoàn không. Khi được hỏi trong suốt năm qua đã suy niệm và nghĩ những gì, ông ốm o buồn phiền trả lời như sau: trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại tội tôi đã phạm, từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu. Tôi sợ hãi đến độ mất ăn mất ngủ. Tôi nghĩ tội tôi phạm quá nhiều, sợ Thiên Chúa không tha thứ cho tôi. Đến lượt mình, ông kia trình bày như sau: suốt năm qua từng giây phút tôi hằng nhớ đến những ơn lành và tình thương của Chúa. Dù biết rằng tôi tội lỗi, bất xứng trước mặt Chúa, tôi vẫn tin rằng Chúa đầy khoan nhân sẽ tha thứ cho tôi. Tôi được an bình và tôi cảm thấy đời vui sướng hạnh phúc. Các em thân mến, Càng ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, chúng ta càng cần nhìn nhận tình yêu của Thiên Chúa. Dù chúng ta có tội lỗi xấu xa thế nào, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương và đón nhận chúng ta. Chúa sẵn sàng tha thứ cho ta, vì chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho hội thánh tha tội chúng ta như lời Chúa sau đây. Anh ( Chị ) mời các em đứng, chúng ta cùng đọc Lời Chúa.

B. Công bố Lời Chúa: Ga 3, 16-17 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.

Các em có nhận ra tình thương của qua bài Tin Mừng chúng ta vừa cùng nhau đọc không? Chúa Cha quá yêu thương chúng ta đến nỗi ban Con Một, để ai tin Con của Người thi khỏi phải chết. Chúng ta xin Chúa ban thêm đức tin, để chúng ta mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.

” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23) GL: cc 45 -47

1. Sinh hoạt: Băng reo: Tha thứ – NĐK: Bỏ / -TC : Giận hờn (tay phài làm động tác ném) – NĐK: Tránh / -TC : Kêu ca (tay trái xua trước mặt) – NĐK:Xa. / -TC : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái) – NĐK: Chúng ta / -TC : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài). 2. Thực hành Mỗi tối trước khi ngủ, em xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.

LờiChúa: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con , thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40) Ý chính: 1. Niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh. 2.Tín điều thân xác con người sẽ sống lại Tâm tình:Tạ ơn Chúa vì Chúa cho em có thể được sống mãi với Chúa.

I ỔN ĐỊNH. 1 Đón tiếp: 2.Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu , hôm nay chúng con lại được quy tụ nơi đây để học hỏi và lắng nghe lời Chúa. Xin Chúa giúp chúng con qua bài học hôm nay, biết yêu Chúa hơn và yêu mến anh em mình hơn. 3.Dẫn vào bài bài mới: Lần trước chúng ta đã học bài gì ? (“Ơn tha tội” ) Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho những lầm lỗi của chúng ta để chúng ta được sống hạnh phúc bên Chúa mãi mãi. Sống hạnh phúc bên Chúa chính là ‘ Ơn phục sinh và đời sống vĩnh cửu”.

II. EM NGHE LỜI CHÚA

III EM NHỚ LỜI CHÚA

“Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40)

IV. EM SỐNG LỜI CHÚA

V KẾT THÚC Chúa Giêsu đã phục sinh , là con cái của Chúa chúng ta sẽ được sống lại với Chúa. Chị mời các em cùng đứng để chúc tụng tạ ơn Chúa. Đọc kinh sáng danh. ( Chào nhau)

Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 ) Ý Chính: 1. Thiên đàng – hoả ngục – luyện ngục 2. Phán xét chung Tâm tình: Xin Chúa giúp ý thức về 4 sự sau I. ỔN ĐỊNH: 1. Đón tiếp:

B.Công bố Lời Chúa: Lc 16,20-26 (Thinh lặng gợi ý:)

Chúa Giêsu vừa gửi đến chúng ta một dụ ngôn để giáo dục chúng ta, giúp ta hiểu “chết không phải là hết, nhưng phải biết sống tốt để xứng đáng vào Nước Trời, nơi Chúa đã đi trước để chuẩn bị cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được điều Chúa dạy chúng ta trong bài giáo lý này. C. Dẫn giải nội dung giáo lý

D Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết và phục sinh để cứu độ chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết chết đi cho tội lỗi và sống trong ân sủng để sau này được hưởng hạnh phúc trên thiên đàng với Chúa III EM NHỚ LỜI CHÚA: Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 ) GL: 48 – 53 IV EM SỐNG LỜI CHÚA

Làm người ai cũng một lần, một lần sống chết, một lần phán xét. Nếu ai trung tín, ngoan hiền, được tặng ban. Tặng ban Nước Chúa. Nếu ai tội lỗi, biếng lười bị phạt gian khổ đau đời đời. 2. Thực hành: Em luôn xét mình trước khi đi ngủ để sám hối và thay đổi đời sống. 3. Bài tập ở nhà: Ghi bản xét mình hằng ngày vào tập làm bài V KẾT THÚC Các em thân mến , qua bài học hôm nay chúng ta biết thêm được là nhờ sự phục sinh của Chúa thân xác chúng ta mai ngày cũng được phục sinh.Vậy ngay từ bây giờ chúng ta cố gắng sống ngoan vâng lờiChúa để cùng Chuá sống hạnh phúc đời đời. Đọc kinh Sáng danh ( chào nhau)

Mẫu Chầu Thánh Thể 5: Bàn Tiệc Thánh

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con quy tụ nơi đây trong tinh thần hiệp nhất yêu thương, để cùng dâng lên Chúa lòng mến yêu tôn thờ, với niềm xác tín Chúa đang hiện diện trước mặt chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì tình thương bao la Chúa đã dành cho chúng con qua Bí tích Nhiệm Mầu này. Chúa đã thiết tha kêu mời: ” Hỡi những ai lao nhọc và vất vả hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho các ngươi “. Giờ đây xin Chúa nâng đỡ chúng con trước những gánh nặng lo âu của cuộc sống, để qua những giây phút sống thân tình với Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn an ủi và bổ dưỡng cho cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con biết quên bớt những nỗi phiền lo cuộc đời để đến với Bàn Tiệc của Chúa. Vì chỉ nơi đây, chúng con mới thực sự được no thỏa cõi lòng.

“Ngày ấy, trên núi này, ĐỨC CHÚA các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần. ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng sẽ lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn cõi đất, Người sẽ xoá sạch nỗi ô nhục của dân Người. ĐỨC CHÚA phán như vậy. Ngày ấy, người ta sẽ nói: “Đây là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta từng trông đợi Người, và đã được Người thương cứu độ. Chính Người là ĐỨC CHÚA chúng ta từng đợi trông.Nào ta cùng hoan hỷ vui mừng bởi được Người cứu độ”.

Bữa tiệc là giờ phút con người gác lại tất cả mọi công việc để cùng ngồi với nhau, không những vui vẻ chia sẻ của ăn thức uống với nhau, mà còn thông chia vui buồn, tình nghĩa yêu thương đối với nhau.

Kinh Thánh thường diễn tả mối tình hiệp thông, gắn bó giữa Thiên Chúa và con người qua hình ảnh “bữa tiệc”. Tiên tri Isaia vừa cho chúng ta thấy Thiên Chúa, trong tư cách là Đấng Cứu Độ, đã hứa ban cho nhân loại một bữa tiệc vô cùng thịnh soạn, trong đó có thịt béo, rượu ngon. Thịt béo nhưng không làm chán ngán, rượu ngon làm vui thoả lòng người. Bữa tiệc đó, Thiên Chúa muốn dọn ra cho mọi người được thưởng nếm, và hoàn toàn nhưng không. Đó là bữa tiệc của ngày cánh chung, ngày mà con người được hưởng ơn cứu độ viên mãn : Buồn phiền tang tóc không còn nữa. Ngày đó con người được sống chính sự sống của Thiên Chúa, được vui hưởng hạnh phúc và an bình mãi mãi trong Thiên Chúa. Tiên tri Isaia đã loan báo điều này dựa trên kinh nghiệm đã từng trải trong chính lịch sử của Dân Chúa.

Qua biến cố xuất hành, với bữa tiệc Vượt Qua, cũng như bữa tiệc thiết lập Giao Ước, Dân Chúa trong Cựu ước đã hiểu thế nào là tình thương giải thoát của Thiên Chúa. Thịt Chiên bị sát tế là của ăn cần thiết cho bước khởi đầu trên hành trình ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, tiến về Đất Hứa. Máu Chiên bị sát tế được bôi lên cửa là dấu chứng bảo đảm an toàn cho dân Chúa được thoát khỏi sự tiêu diệt. Con Chiên vô tì vết bị sát tế trong Bữa Tiệc Vượt Qua của Cựu ước đã trở thành dấu chứng cho hành động giải thoát của Thiên Chúa. Con Chiên bị sát tế trong Cựu ước là hình ảnh báo trước về hy tế Thập Giá của Đức Giêsu, Chiên Thiên Chúa tự hiến để thiết lập giao ước mới. Nhờ hy lễ hiến dâng trên Thập Giá và trong Bí tích Thánh Thể, Thịt Ngài trở nên của ăn nuôi dưỡng chúng ta, Máu Ngài đổ ra để tha tội và trở nên của uống thiêng liêng nuôi sống chúng ta.

“Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người.15 Người nói với các ông: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình.16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.” Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau.18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến.” Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. Đức Giê-su tiên báo Giu-đa sẽ nộp Thầy (Mt 26: 21 -25; Mc 14: 17 -21 ). “Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy.22 Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người.”

Con Chiên được dùng để sát tế trong Cựu ước, chỉ là một con chiên được chọn ngẫu nhiên giữa muôn ngàn con chiên khác. Có thể nói, nó chỉ là nạn nhân của sự chọn lựa của con người hơn là tự nguyện dâng hiến. Tuy nhiên, thịt máu cũng như cái chết của nó cũng có giá trị thiết lập Giao Ước, tuy chỉ mang tính cách tạm thời. Nhờ sự trung gian của con chiên, mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa được nối kết, và qua nó, con người biểu lộ tấm lòng đối với Thiên Chúa và Thiên Chúa ghé mắt thương nhìn đến con người.

Còn trong mầu nhiệm Giao ước mới, Con Chiên Duy Nhất và đích thực chịu sát tế chính là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người. Việc Ngài hiến mình không phải do ai hay điều gì khác, bởi lẽ chính Ngài đã tự nguyện dâng hiến đến cùng, dâng hiến trọn vẹn bản thân Ngài làm Hy Lễ Cứu Độ.

Như Luca vừa cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã rất ý thức và rất khao khát đi vào cuộc hiến tế chính bản thân Ngài. Hy tế mà ngay từ khi Chúa Cha sai Ngài đến trần gian, Ngài đã một lòng xin vâng : “Này con đến để thực thi ý Cha”. Vì thế, trong đêm bị trao nộp, Ngài đã cầm lấy bánh và công bố : Này là mình Thầy hiến tế vì anh em. Và cũng chính Ngài cầm lấy chén và nói : Chén này là Giao Ước mới lập bằng Máu Thầy, Máu đổ ra vì anh em.

Lời truyền phép đã biến bánh và rượu vật chất phàm trần trở nên Thịt và Máu thần linh trao ban cho chúng ta, hầu chúng ta được sống bằng chính sự sống của Chúa. Thịt và Máu Ngài là bảo chứng của tình yêu vô biên và vĩnh cửu của Thiên Chúa. Lãnh nhận Thịt và Máu Chúa trong Bí tích Thánh Thể là chúng ta đang được kết hiệp với Chúa một cách thâm sâu và trọn vẹn nhất, ngay trong cuộc sống tại thế này. Bí tích Thánh Thể đích thực là dấu chứng của tình yêu vĩnh cửu, bảo đảm cho chúng ta có được sức mạnh và bình an trong cuộc hành trình tiến về bữa tiệc cánh chung trong Nước Thiên Chúa.

1. Sử dụng kèm sách hát Tâm Ca của Dòng Thánh Thể.

2. Có thể thay thế bằng bài hát thích hợp khác.

Giáo Án Bài Thánh Gióng (Tiết 1)

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích

– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường

– GV đọc mẫu 1 đoạn

– Gọi 3 HS lần lượt đọc

– Em hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?

* Kể tóm tắt :

– Sự ra đời của Thánh Gióng

– Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc

– Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

– Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.

– Vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1,2,4,6,10,11,17,18,19

I. Đọc và tìm hiểu chú thích.1. Đọc,kể.2. Chú thích

– Thánh Gióng : Đức thánh làng Gióng (Thánh : Bậc anh minh tài đức, có phép màu, thường được thờ ở các đền)

– Tráng sĩ : Người có sức lực cường tráng…

3. Từ khó( SGK)

Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản.

– Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì?

– Truyện chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính?

– Hai vợ chồng ông lão , vua ,sứ giả , bà con làng xóm , Thánh Gióng

– Thánh Gióng là nhân vật chính.

– Phần mở đầu truyện ứng với sự việc nào?

– Thánh Gióng ra đời như thế nào?

– Nhận xét về sự ra đời của Thánh Gióng?

Chi tiết thần kì này có ý nghĩa gì?

– Chú bé biết nói khi nào? em có NX gì về câu nói của Thánh Gióng ?

– Chi tiết thần kì này có ý nghĩa gì?

II. Đọc hiểu văn bản1. Kiểu văn bản: tự sự

2. Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 : Từ đầu → nằm đấy : Sự ra đời của Gióng

– Đoạn 2 : → lên trời : Gióng lớn lên và ra trận đánh giặc.

– Đoạn 3 : Còn lại : Những dấu tích còn lại.

3- Phân tícha. Sự ra đời của Thánh Gióng

– Bà mẹ ướm chân – thụ thai 12 tháng mới sinh;

– Sinh cậu bé lên 3 không nói, cười, đi;

→ Khác thường, kì lạ, hoang đường.

→Nhằm hình tượng hoá người anh hùng dân tộc

b.Thánh Gióng lớn lờn và ra trận đánh giặc

– Câu nói đầu tiên: ” mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con…”, “Ông về tâu với vua chúng tôi sẽ đánh tan lũ giặc này”

→ Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.

→ Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:

+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước: ban đầu nói là nói lời quan trọng, lời yêu nước, ý thức đối với đất nước được đặt lên hàng đầu.

+ Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì đứng ra cứu nước đầu tiên.

4. Củng cố, luyện tập

GV khái quát bài học.

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 6 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 6 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Soạn Giáo Án Một Bài Giáo Lý

Trước khi bắt tay vào việc soạn giáo án cho một bài dạy Giáo Lý, mỗi Giáo Lý Viên cần lưu ý đặc biệt đến 3 điểm quan trọng sau đây:a. Phải nắm vững toàn bộ chương trình của niên khóa Giáo Lý của lớp mình đảm nhận, và cả toàn bộ Chương Trình Huấn Giáo chung cho lớp trước và lớp sau của lớp mình sắp dạy, từ đó mới có thể có cái nhìn bao quát, hệ thống liền lạc ăn khớp với nhau về các nội dung mình cần chuyển tải đến các em.b. Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà mình sẽ chuyển cho các em trong từng bài dạy, đọc kỹ và tìm hiểu sâu xa chính bản văn Lời Chúa trong từng bài, rồi đối chiếu soát xét lại đời sống chính bản thân mình.c. Phải quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của các em trong tuần lễ vừa qua, xem có sự kiện hay biến cố nào đó có ảnh hưởng sâu xa có thể giúp mình đưa vào bài soạn như một chứng từ sống động, có tính thuyết phục đối với độ tuổi Tâm Lý và Giáo Lý của các em.

III. Dặn Dò:

Mỗi Giáo Lý Viên phải soạn bài đầy đủ: cho dù đã có sẵn thủ bản hay giáo trình Giáo Lý trong tay. Dứt khoát không nên lấy sách bổn ra đọc, cắt nghĩa, và bắt các em chép vào tập để học thuộc lòng. Bài soạn phải trình bày rõ ràng, chu đáo trong sổ giáo án.– Nên tự lượng giá sau buổi dạy: Sau khi đứng lớp, nên có bước tự lượng giá, ghi chú thêm vào cuối phần bài soạn của mình những sáng kiến tự phát của mình đã có trong lúc giảng, cũng như những phản ứng tinh tế từ phía các em ( uể oải, chán ngán, khó hiểu, hoặc hăng hái, hứng khởi, mau tiếp thu, đặt ra nhiều thắc mắc chính đáng, đưa ra được những nhận xét độc đáo… ) để buổi dạy sau và năm học sau có thể tham khảo, canh tân, gia giảm.– Cần giới thiệu các giáo án mẫu mực: Thỉnh thoảng Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý có thể kiểm tra, góp ý, giới thiệu những sổ giáo án đạt hiệu quả mẫu mực cho toàn Ban Giáo Lý cùng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những anh chị em Giáo Lý Viên kỳ cựu, vì lý do nào đó phải nghỉ dạy, có thể gửi lại các sổ giáo án các năm đã dạy để lưu trong tủ sách tham khảo chung của Ban Giáo Lý.– Nên soạn bài chung: Có thể tổ chức soạn bài chung trong một nhóm Giáo Lý Viên cùng phụ trách một cấp lớp như: khối Khai Tâm, Thánh Thể, Thêm Sức, Tuyên Tín (quen gọi lâu nay là Bao Ðồng), Vào Ðời…

Giáo Án Địa Lý 10

– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.1, 16.2, 16.3, kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết, cho biết:

+ Khái niệm thủy triều?

+ Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều?

+ Hiện tượng triều cường- triều kém xảy ra khi nào? Khi đó thấy Mặt Trăng như thế nào khi nhìn từ Trái Đất?

 Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.

– Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức:

+ Khi ba thiên thể thẳng hàng.

+ Khi ba thiên thể có vị trí vuông góc với nhau.

BÀI 16. SÓNG - THỦY TRIỀU - DÒNG BIỂN Tuần 10 Tiết 19 Ngày soạn: 18/10/2014 Ngày dạy: 21/10/2014 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Mô tả và biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng,lạnh trong đại dương Thế Giới. 2/ Kĩ năng: - Quan sát, phân tích tranh ảnh, đoạn băng - Phân tích bản đồ các dòng biển thế giới: tên một số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng. - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3/ Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ các dòng biển trên thế giới hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới. - Máy chiếu 2/ Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các vòng tuần hoàn nước? Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? 3/ Bài mới a) Vào bài: GV vào bài bằng một vài câu thơ trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh, hoặc câu chuyện đánh giặc của Ngô Quyền trên sông Bặch Đằng sau đố đặt ra một số câu hỏi dẫn dắt HS vào bài mới. b) Giảng bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SÓNG BIỂN 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở - Bước 1: GV yêu cầu học sinh xem đoạn video cho biết + Sóng biển là gì? + Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển? - Bước 2: HS trả lời, GV kết luận và đặt vấn đề các em đã từng nhìn hoặc nghe nói tới sóng thần. Ai có thể kể về sóng thần (Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại...) àGV trình chiếu video về sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, tại Indonexia năm 2004 à GD cho HS cách nhận biết sóng thần Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ THỦY TRIỀU 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cả lớp 2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học : Đàm thoại gợi mở - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 16.1, 16.2, 16.3, kết hợp nội dung SGK, vốn hiểu biết, cho biết: + Khái niệm thủy triều? + Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều? + Hiện tượng triều cường- triều kém xảy ra khi nào? Khi đó thấy Mặt Trăng như thế nào khi nhìn từ Trái Đất? à Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức: + Khi ba thiên thể thẳng hàng. + Khi ba thiên thể có vị trí vuông góc với nhau. àGV lưu ý cho HS: + Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời kì trăng tròn và không trăng. + Trong một năm, thủy triều lớn nhất vào vào ngày xuân phân và thu phân (Là lúc MT chiếu ánh sáng vào thẳng xích đạo, sức hút của MT với TĐ lớn nhất) + Mặt trăng nhỏ hơn MT khá nhiều nhưng có sức hút với khối nước biển rất lớn vì Mặt Trăng ở gần TĐ hơn. à Biến đổi khí hậu hiện nay ó ảnh hưởng gì đến vùng đất liền ven biển? à Sự dâng cao của mực nước biển cùng với những dao động của thủy triều đã gây ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong lục địa ở những vùng ven biển Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ DÒNG BIỂN 1/ Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS dựa vào hình 16.4, nội dung SGK kết hợp vốn hiểu biết: + Cho biết: Dòng biển là gì? có mấy loại dòng biển ? + Nhận xét về sự chuyển động của các dòng biển? (nơi xuất phát, hướng) - Bước 2: Đại diện HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Mở rộng: Vì sao các hoàn lưu này có hướng ngược nhau ở 2 bán cầu? (Do ảnh hưởng của lực Côliôrit) I. Sóng biển 1/ Khái niệm: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. 2/ Nguyên nhân: chủ yếu là gió; gió càng mạnh, sóng càng to * Sóng thần: + Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất lớn từ 400 - 800km/h + Nguyên nhân: Do động đất, núi lửa ngầm dưới đáy biển; bão lớn. II. Thuỷ triều 1/ Khái niệm: Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương 2/ Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3/ Dao động thủy triều: - Dao động thuỷ triều lớn nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng (ngày trăng tròn và không trăng) - Dao động thuỷ triều nhỏ nhất: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc (ngày trăng khuyết) III. Dòng biển 1/ Khái niệm: Dòng biển là những dòng chảy trên biển 2/ Phân loại: Có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh 3/ Phân bố: - Các dòng biển nóng xuất phát từ xích đạo, chảy về hướng tây gặp lục địa chuyển hướng cháy về cực; các dòng biển lạnh thướng xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400 gần bờ đông các đại dương và chảy về xích đạo à 2 dòng hợp lại tạo thành dòng lưu trên đại dương và có hướng ngược nhau ở 2 bán cầu. - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa. - Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1/ Tổng kết: 1. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang. A. Đúng B. Sai 2. Nguyên nhân nào sinh ra sóng thần? A. Động đất dưới đáy biển. B. Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển. C. Bão lớn. D. Do gió 3. Thủy triều: A. Là hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và các đại dương. B. Là hiện tượng chảy ngược chiều của các dòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn. C. Được sinh ra do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. D.ABC đều đúng. 4. Dao động của thủy triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí chéo nhau 2/ Hướng dẫn học tập : - Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Soạn bài mới theo câu hỏi: + Thế nào là thổ nhưỡng? + Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. 3/ Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................... ............................................................................................................... ...............................................................................................................

Giáo Án Địa Lý 9

– Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

– Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

– Phân tích bảng số liệu, phân tích sơ đồ ma trận (bảng 83) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng.

– Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

– Bảo vệ môi trường và TNTN.

– Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, lược đồ, tranh ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp.

– Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?

– Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển ? Những chính sách đó đem lại kết quả gì cho nước ta ?

Ngày soạn: 1/8/2023 Tuần 4 Bài 8 Tiết 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức. - Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay. - Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2. Kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu, phân tích sơ đồ ma trận (bảng 83) về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng. - Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam. 3. Thái độ. - Bảo vệ môi trường và TNTN. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, lược đồ, tranh ảnh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. 2. Trả bài cũ : - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ? - Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển ? Những chính sách đó đem lại kết quả gì cho nước ta ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng. Chăn nuôi cũng tăng đáng kể. Hoạt động của GV & HS Nội dung * Hoạt động cá nhân. ? Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào ? (ngành trồng trọt và chăn nuôi) - TQ: bảng 8.1 : Hãy nhận xét sự thay đổi tỷ trọng cây lương thực và cây công nghiệp ? ? Sự thay đổi này nói lên điều gì ? - Sự giảm tỷ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thốt khỏi tình trạng độc canh lúa và như vậy ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng. - Sự tăng nhanh tỷ trọng của cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hóa để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để sản xuất. - TQ : bảng 8.2 : phân tích bảng số liệu (chia làm 4 nhóm) * Năng suất? * Sản lượng lúa cả năm và sản lượng lúa thời kỳ 1980-2002 (SGK) - TQ : H 8.2: Xác định một số vùng trồng cây lúa ở nước ta. ? Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta ? - Lúa là cây lương thực chính và được trồng trên khắp lãnh thổ nhất là vùng đồng bằng và châu thổ ven sông. - Hai vùng trọng điểm lớn nhất : Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. - Cây lúa, ngoài điều kiện đất đai, loại cây cần nước thường xuyên nhưng nước nhiều quá, ngập úng cũng không thể phát triển được. Do đó các vùng đồng bằng phù sa sông nhất là các vùng thấp, vùng châu thổ đảm bảo đủ nước tưới cùng với công tác thủy lợi chống hạn, chống úng hạn chế bớt thiệt hại mỗi khi có thiên tai. ? Trình bày nguyên nhân phát triển lương thực nước ta ? Có thành tựu gì ? - Nước ta có điều kiện về tự nhiên cũng như lao động thuận lợi để phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm. Việc trồng cây công nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. ? Bên cạnh phát triển lương thực nưuớc ta còn gặp những khó khăn gì ? - Thiếu vốn sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, thiên tai, sâu bệnh, lũ lụt, - TQ: H 8.1 : Em có nhận xét gì về công cụ sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay ? Ví dụ? - Trong những năm gần đây do việc áp dụng tiến bộ KHKT, chúng ta đã lai tạo được nhiều giống cây trồng mới phát huy được điều kiện thuận lợi về lượng nhiệt và độ ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã thực hiện được một cơ cấu cây trồng quanh năm với các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công tác thủy lợi tiên tiến. * Tích hợp MT: - Trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp BVMT. - TQ: Bảng 8.3 : Hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta ? ? Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiểu nhất ở đâu ? (Tây Nguyên) ? Cây dừa và mía là lọai cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đâu ? (ĐB sông Cửu Long) ? Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ ? ? Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều cây ăn quả có giá trị ? * Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: - Giới thiệu về nguồn năng lượng Biogas, tính khả thi và thiết thực đối với nông thôn nước ta. * Hoạt động nhóm : 4 nhóm. * Nhóm 1: Em có nhận xét gì về số lượng loài và vùng phân bố ngành chăn nuôi ? Cho ví dụ ? * Nhóm 2: Tại sao ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh ? - Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ) sản phẩm của ngành trồng trọt, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp, nhu cầu sức kéo, thực phẩm, sữa. * Nhóm 3: TQ: Xác định trên bản đồ H8.2 vùng chăn nuôi lợn chính ? Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng ? - Cung cấp thức ăn, trung tâm đông dân, nhu cầu việc làm lớn. * Nhóm 4 : Tại sao nghề nuôi gia cầm phát triển ở vùng đồng bằng ? ? Ngành chăn nuôi nước ta còn gặp những khó khăn gì ? - Thời tiết bất thường, dễ dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nhỏ. - GV yêu cầu nhóm báo cáo, có nhận xét bổ sung. I. NGÀNH TRỒNG TRỌT : - Ngành trồng trọt vẫn là ngành chính, phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng. - Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hoá, cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. 1. Cây lương thực. - Trong các cây lương thực, lúa là cây lương thực chính, diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. - Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 2. Cây công nghiệp. - Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: cao su, cà phê... nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu. 3. Cây ăn quả : - Khí hậu, đất đai thuận lợi phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. - Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và Đông Nam Bộ. II. NGÀNH CHĂN NUÔI : - Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp. 1. Chăn nuôi trâu, bò : - Trâu: khoảng 3 triệu con, phổ biến ở TDMNBB, BTB. - Bò: Trên 4 triệu con, cung cấp sức kéo, thịt, sữa nuôi chủ yếu ở DHNTB. 2. Chăn nuôi lợn : - Tăng khá nhanh, năm 2002 là 230 triệu con, nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL. 3. Chăn nuôi gia cầm: - Phát triển nhanh ở đồng bằng có hơn 230 triệu con. 4. Củng cố : - Bài tập 2 SGK. 5. Dặn dò : - Về nhà học bài, làm bài tập, xem bài mới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!