Xu Hướng 10/2023 # Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 97, 98: Người Trong Bao A.p Sê # Top 10 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 97, 98: Người Trong Bao A.p Sê # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 97, 98: Người Trong Bao A.p Sê được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngaøy soaïn:. Ngày dạy:. NGƯỜI TRONG BAO. A.P Sê- Khốp I. MỤC TIÊU. – Giúp học sinh hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. – Rèn luyện kĩ năng đọc –hiểu một văn bản truyện. – Có cách sống đúng đắn, phù hợp. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ số 28 của Ta- go. Qua bài thơ tác giả muốn nói điều gì về tình yêu đôi lứa? 2.Giảng bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc- hiểu khái quát. GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt vài nét về tác giả. GV: Giới thiệu về truyện ngắn Người trong bao chú ý các khía cạnh: – Thời gian sáng tác. – Bối cảnh xã hội nước Nga lúc tác phẩm ra đời. – Giá trị độc đáo của truyện. GV: Em đã đọc văn bản ở nhà, vậy hãy thử xác định bố cục của truyện? Hoạt động 1 HS Đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt theo gợi ý của giáo viên. HS: Dựa vào SGK tìm hiểu thêm. – Mở truyện: Cuộc trò chuyện giữa I – van I –va- nứt và Bu-rơ-kin tại nhà kho. – Thân truyện: Kể về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp. – Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y I-van I- va – nứt- người nghe chuyện. I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả. – An- tôn Páp-lô- vích- Sê- khốp( 1860- 1904) là nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa, – Là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. – Sê- khốp còn là nhà cách tân thiên tài ở lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. – Sự nghiệp sáng tác của Sê- khốp khá đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa.Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. 2.Tác phẩm: – Truyện được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Grưm, Biển Đen. -Bối cảnh tác phẩm là xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. 75 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết. GV:Nhân vật Bê-li-cốp được tác giả khắc họa như thế nào? Chân dung? Tính cách. Lối sống? GV: Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao? GV: Ý nghĩa khái quát và điển hình của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp được thể hiện như thế nào? GV: Em hãy nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: Ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng? GV: Gọi một học sinh đọc kĩ phần ghi nhớ SGK. – Chân dung: Bê-li-cốp hết sức kì quái, từ cách ăn mặc, đi đứng đến ý nghĩ của hắn đều cố giấu vào trong bao. – Tính cách: Luôn lo lắng, sợ hãi, nhút nhát, ghê sợ tất cả, – Lối sống:Sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều. Lối sống đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của những giáo viên trong trường và cả người dân thành phố. Điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong đời sống của một bộ phận trí thức Nga. HS: Đọc ghi nhớ SGK. II. Đọc- hiểu văn bản 1.Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. – Chân dung Bê-li-cốp dần dần hiện lên qua cách miêu tả của tác giả hết sức rõ nét và kì quái. + Ăn mặc khác người: Tất cả đều để trong bao,mang bao, cho vào bao, + Đi đứng khác đời: khi ngồi trong xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên. – Tính cách:Luôn nhút nhát, ghê sợ hiện tại,nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ: + Luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả. + Bản thân lại luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình. – Lối sống:Sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều,rập khuôn. ]Thỏa mãn hài lòng với lối sống cổ lổ hủ lậu kì quái ,tự nguyện tự giác tuân thủ nghiêm túc và thường xuyên lối sống trong bao “Đó là lối sống trong bao kiểu người trong bao tính cách trong bao hay người mang vỏ óc. -Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y. Bê- li- cốp là tính cách điển hình, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp, điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga. -Cái chết của Bê li cốp là 1 thủ pháp nghệ thuật đẩy tính cách nhân vật lên đến điển hình cao ,đó là một cái chết tất yếu -Khi còn sống mọi người sợ hãi căm ghét bị ám ảnh sâu sắc “họ thoát khỏi gánh nặng sống thoải mái”sau đó cuộc sống lại nặng nề mệt mỏi vô vị tù túng. 2.Hình ảnh cái bao – biểu tượng nghệ thuật độc đáo. – Hình ảnh cái bao gợi cho người đọc những ý nghĩa sau: + Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hóa, + Nghĩa bóng :Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. + Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao, một kiểu người, một lối sống đã và đang tồn tại phổ biến ở nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX- đó cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mỗi người. 3. Những đặc sắc về nghệ thuật. – Ngôi kể: Để nhân vật trong truyện (xưng tôi) tự kể, tác giả ở ngôi thứ ba: Đảm bảo cho câu chuyện vừa khách quan vừa chủ quan. – Giọng kể: Trầm tĩnh, chậm buồn, ẩn giấu nhiều sự bức xúc, trăn trở sâu sắc. – Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình Bê-li-cốp. – Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: Cái bao. III. Tổng kết. Tác giả lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga, đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi được. 3. Cuûng coá 4.daën doø( 1 phút): Thấy được ý nghĩa phê phán sâu sắc của tác phẩm thông qua việc khắc họa tính cách nhân vật Bê-li-cốp. – Baøi taäp veà nhaø: Sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ có nội dung gần gũi với lối sống trong bao, kiểu người trong bao. IV. RUÙT KINH NGHIEÄM.

Soạn Bài Người Trong Bao (A.p.sê

a) Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:

– Nghĩa đen (nghĩa gốc): Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá,.. hình túi, hình hộp,…

– Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.

– Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao

– một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đấu thế kỉ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.

b) Chủ đề tư tưởng của truyện

– Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kí, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.

– Truyện cũng bức thiết cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

– Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:

– Giọng kể: Giọng mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê-li-cốp được khắc hoạ một cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.

– Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược:

– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao?”.

– Không chịu tiếp thu những cái mới

– Trong cuộc sống luôn có những kẻ do sợ hãi mà xu nịnh cấp trên và tự thu mình trong các loại vỏ bọc để có được cảm giác an toàn.

Câu 1 – Luyện tập trang 70 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nhập vai Bê-li-cốp để kể lại truyện ngắn Người trong bao bằng ngôi thứ nhất.Trả lời: Câu 2 – Luyện tập trang 70 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Theo tưởng tượng của anh (chị), hãy viết một đoạn kết khác cho truyện ngắn Người trong bao.

Kể sáng tạo truyện bằng cách nhập vai nhân vật chính Bê-li-cốp – xưng “tôi” hoặc “mình”, kể cả khi Bê-li-cốp đã chết.

Câu 3 – Luyện tập trang 70 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao? A – Bê-li-cốp

Học sinh tự tưởng tượng, viết một cái kết hợp lí khác cho truyện.

B – Một con người kì quái

C – Không thể sống như thế!

D – Câu chuyện trong nhà kho

– Không nên và không thể thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề:

– Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kí, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.

– Truyện cũng bức thiết cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

Câu 4 – Luyện tập trang 70 – SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tìm một vài thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, với kiểu người như Bê-li-cốp.

Trả lời:Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:– Mũ ni che tai. – Co vòi rụt cổ.– Con ốc nằm co. – Nhát như thỏ đế.– Rụt cổ rùa. – Len lét như thần lằn mồng năm.

Giáo Án Ngữ Văn 7 Tiết 97

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:

1.KT:- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.

– Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

– Hiểu luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

chúng tôi Luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.

– Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận .

– Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS sự yêu thích văn chương.

Ngày soạn: 25. 2.2011 Ngày dạy: 2. 2.2011 Tiết 97: Văn bản : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: 1.KT:- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. - Hiểu luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận văn chương của Hoài Thanh. chúng tôi Luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận . - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS sự yêu thích văn chương. II. Chuẩn bị: 1. GV: bài soạn, chân dung Hoài Thanh. 2 HS: bài soạn. III.Kiểm tra bài cũ: KTBC: - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? - Qua bài văn, em học tập được gì về đức tính giản dị của Bác và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Kiểm tra việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét. IV.Tiến trình dạy học: Nội dung chính: I.Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: ( SGK/61) 2. Thể loại: nghị luận văn chương. 3. Bố cục : VB chia làm 3 phần. II.Đọc - hiểu VB: 1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: Với cách nêu vấn đề bằng kể một câu chuyện, theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và cả muôn vật, muôn loài. 2.Nhiệm vụ và công dụng của văn chương: Bằng luận điểm rõ ràng, dẫn chững đa dạng, theotác giả,văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạorasựsống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có", làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. . 3.Ý nghĩa của văn chương: Đời sống của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương. III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK/63) *Luyện tập: (SGK) Hoạt động của GV: GV: Đến với văn chương, có nhiều điều cần hiểu biết, nhưng có ba điều cần hiểu biết nhất đó là: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về những điều cần hiểu biết đó. HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung. GV yêu cầu HS đọc chú thích * SGK/ 61. GV nhắc lại một số nét về tác giả, tác phẩm. GV hướng dẫn đọc: rành mạch, chậm, sâu lắng. GV đọc một đoạn. GV yêu cầu giải thích một số từ khó: cốt yếu, muôn hình vạn trạng, vị tha. ? Văn bản này thuộc thể loại gì? GV hướng dẫn HS tìm bố cục: GVnhận xét, giải thích. HĐ2: Đọc - Hiểu văn bản.. GV : Mở đầu văn bản , tác giả kể bằng một câu chuyện. ? Tác giả đã kể câu chuyện nào? Em hãy kể lại câu chuyện đó? Vì sao thi sĩ Ấn độ lại khóc? ? Tác giả kể câu chuyện ấy với mục đích gì? GV: Hoài Thanh đi tìm "ý nghĩa văn chương" bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của một nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. GV hỏi: Vậy từ câu chuyện ấy, Hoài Thanh đi đến kết luận nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? GV nhận xét, giải thích: Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả. GV hỏi: Theo em, Hoài Thanh quan niệm như thế đã đúng chưa? Hãy tìm một vài dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh. GV nhận xét, giảng: Quan niệm của Hoài Thanh rất đúng. * Dẫn chứng: - Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, Những câu hát than thân... - Bà Huyện Thanh Quan viết "Qua Đèo Ngang": Nhớ nước đau lòng ... chúng tôi với ta. - Nguyễn Du viết "Truyện Kiều": Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Qủa thật, cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính phần lớn đều xuất phát từ tình thương, từ lòng nhân ái của tác giả. Thế nhưng quan niệm trên của Hoài Thanh chưa hoàn toàn đầy đủ, vẫn còn có những quan niệm khác. VD: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người, từ những trò giải trí ....Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau, có thể bổ sung cho nhau. Chốt? Qua cách nêu vấn đề như vậy, em hiểu nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? GV chốt vấn đề, ghi bài (1). HĐ3: Tìm hiểu đoạn 2. GV hỏi: Theo tác giả văn chương có nhiệm vụ và công dụng nào?: Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học (lớp 6,7) để làm rõ các ý đó. GV nhận xét, giải thích: Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh nhiệm vụ của văn chương có hai ý chính: - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là thiên hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.Ở đây "hình dung" là danh từ, có nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. VD: Ta có thể thấy rõ cuộc sống của người nông dân xưa vất vả, cần cù như thế nào qua những bài ca dao, tục ngữ; đất nước quê hương tươi đẹp như thế nào qua Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau..; phong cảnh trăng rừng Việt Bắc tuyệt đẹp qua hai câu thơ đầu bài thơ "Cảnh khuya"; cảnh và người, cuộc sống đáng yêu của mảnh đất Sài Gòn xưa và nay qua Sài Gòn tôi yêu; cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: "Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..." - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. VD: Thế giới loài vật trong Dế mèn phiêu lưu kí, thế giới loài chim trong Lao xao... . Văn chương có công dụng:: - "Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng về mình...hay sao?" .VD: Khi đọc truyện, ta có thể vui, buồn, mừng, giận với nhân vật trong truyện. Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui,...với mọi người. - "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có." Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. VD: Đọc những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ hơn. Qua những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và thương cha ông hơn ...và nhất là những người phụ nữ thời xưa.... - Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thiên nhiên, cuộc sống con người tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. "Từ khi có các thi sĩ....nghe mới hay." VD: Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.... (Nguyễn Trãi) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. (Hồ Chí Minh) Tóm lại, văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, "...gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có", biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn này? ( CHTL) GV chốt, ghi bảng 2 GV hỏi: Trong đoạn văn này, tác giả lập luận theo lối suy tưởng để nói lên điều gì của văn chương? GV giải thích: Lịch sử loài người, nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào. Nhờ văn chương mà con người mới cảm nhận được cái đẹp, cái hay của thế giới con người và chính bản thân mình. Thế giới và cuộc đời sẽ nghèo nàn, buồn chán nếu như không còn nhà văn, không còn văn chương. Văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. Ở đoạn cuối này, tác giả lại thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương trong đời sống của con người. GV khái quát, ghi bài (3). HĐ4: Tổng kết, củng cố, luyện tập. GV yêu cầu: Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của VB? GV tổng kết. ? Em học tập được gì về phong cách viết văn nghị luận của tác giả? GV hướng dẫn HS luyện tập (về nhà). Hoạt động của HS: HĐ1 HS đọc chú thích * SGK/ 61 HS luyện đọc. HS giải thích từ khó. HS trình bày. (Phần1: Từ đầu...muôn vật, muôn loài. Phần : Tiếp theo.quá đáng. Phần 3: Phần còn lại.) HĐ2 HS đọc đoạn 1. HS trình bày HS trình bày (Theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.") HS tìm dẫn chứng.. HĐ3: HS đọc đoạn 2; -Nhiệm vụ của văn chương: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống... Văn chương có công dụng: Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có Văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui,...với mọi người Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến. HS nhận xét. HS thực hiện, trình bày. _ Luận điểm đưa ra có luận chứng rõ ràng, dẫn chứng đa dạng,khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm HS đọc đoạn cuối : "Nếu trong pho lịch sử loài người...bực nào. HS trình bày. HĐ4 HS trình bày. HS thực hiện. HS đọc ghi nhớ SGK. V. Hướng dẫn tự học: 1.Bài vừa học: - Nắm được nội dung bài. - Hoàn chỉnh phần Luyện tập. - Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích . - Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích. 2.Bài sắp học: Kiểm tra Văn (1 tiết) - Ôn tập kiến thức phân môn Văn học - Tục ngữ, VB nghị luận. Bổ sung:

Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 82: Tràng Giang

– Giúp học sinh cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế và niềm khát khao hòa nhập với quê hương đất nước. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại của bài thơ.

– Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại.

– Bồi dưỡng tinh thần gắn bó với quê hương, đất nước.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ .

Đọc thuộc lòng bài thơ Vội vàng. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

2.Giảng bài mới:

Trong tập thơ “lửa thiêng”nhà thơ Huy Cận đã có lần tự họa chân dung ,tâm hồn mình :

“Một chiếc linh hồn nhỏ

Mang mang thiên cổ sầu”

Nỗi sầu thiên cổ ấy trùm lên tập lửa thiên và hội tụ ở Tràng Giang và những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cân trước cáng mạng tháng tám

Tieát: 82. Ngaøy soaïn:.. Ngày dạy:. TRÀNG GIANG. Huy Cận. I. MỤC TIÊU. - Giúp học sinh cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế và niềm khát khao hòa nhập với quê hương đất nước. Thấy được màu sắc cổ điển và hiện đại của bài thơ. - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại. - Bồi dưỡng tinh thần gắn bó với quê hương, đất nước. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ Vội vàng. Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 2.Giảng bài mới: *Lời vào bài: Trong tập thơ "lửa thiêng"nhà thơ Huy Cận đã có lần tự họa chân dung ,tâm hồn mình : "Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu" Nỗi sầu thiên cổ ấy trùm lên tập lửa thiên và hội tụ ở Tràng Giang và những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cân trước cáng mạng tháng tám TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. GV: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt về tác giả và tác phẩm GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV: Giảng giải: - Cảnh thực: Sông Hồng mùa thu nước nguồn đổ về, sóng dữ dội, mặt sông nổi sóng cuồn cuộn cuốn theo nhiều cành cây mục. - Cảnh trong bài thơ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. GV: Nhan đề bài thơ gợi ý nghĩa liên tưởng như thế nào? Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn SGK. Bài thơ được ra đời vào một buổi chiều mùa thu năm 1939. Nhan đề vừa gợi ta liên tưởng đến con sông Trường Giang (Trung Quốc), vừa mang âm hưởng Đường thi, tạo chiều dài cho dòng sông. I. Đọc - hiểu khái quát. 1. Tác giả. - Huy Cận ( 1919- 2005) tên thật là Cù Huy Cận. - Là người có đóng góp nhiều cho thơ mới. - Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của thơ Đường và thơ Pháp, giọng thơ ảo não. - Tập Lửa thiêng là nỗi sầu vạn kỉ. Lửa thiêng là bản ngậm ngùi dài, biểu hiện cái tôi trong nỗi buồn mênh mông của thế hệ trẻ. Mặt khác cũng gợi ít nhiều tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống. 2. Tác phẩm: - Cảm hứng sáng tác: Tứ thơ được hình thành vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi tác giả đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người trôi nổi. - Nhan đề: Tràng giang. + Âm hưởng thơ Đường. + Tạo chiều dài cho dòng sông. +Gợi nhớ sông Trường Giang ở Trung Quốc. 25 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ. GV:Những câu thơ miêu tả sóng, thuyền, củi gợi ta liên tưởng điều gì? GV: Cảnh dòng sông được tác giả tập trung làm nổi bật điều gì? GV: Em hãy nhận xét tâm trạng của tác giả thể hiện trong đoạn thơ? * Đây là tâm trạng của Huy Cận, nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, có phần như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. GV: Nét tinh tế của cảnh được thể hiện ở những từ ngữ nào? GV: Thôi Hiệu có hai câu: Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Theo em ai buồn hơn ai? GV: Xuân Diệu đã nhận xét: Tràng giang là bài thơ dọn đường cho lòng yêu giang sơn, tổ quốc. Hoạt động 2: HS Đọc diễn cảm văn bản, chú ý giọng điệu trầm, buồn. Liên tưởng đến kiếp người nổi trôi, vô định. - Vắng lặng. - Mênh mông (dài, rộng, cao ). HS: Suy nghĩ trả lời. Tâm trạng như thấm đẫm vào cảnh vật vào không gian. Thể hiện ở những từ :Cánh nhỏ, bóng chiều sa. Tình cảm của Huy Cận gần gũi với tình yêu đất nước dân tộc hơn. II. Đọc -hiểu văn bản: 1. Cảnh vật dòng sông và sự trầm tư suy tưởng của nhà thơ ( khổ 1). - Khổ thơ mở đầu đã khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và theo thời gian (điệp điệp). + Sóng gợi: Không phải là hình ảnh thật mà là sóng lòng của nhà thơ. + Thuyền xuôi mái: Sự bất lực buông xuôi. + Thuyền về nước lại: Sự bất hòa đồng. + Củi một cành khô lạc mấy dòng: Sự nổi trôi vô định. - Nghệ thuật : + Phép đảo ngữ :Củi- một cành, nhằm nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, lẻ loi của sự vật. + Từ láy: điệp điệp, song song: Gợi âm hưởng cổ kính cho đoạn thơ. ] Cảnh vật được nhìn trong sự suy tưởng của tác giả về những kiếp người nhỏ bé, vô định. 2. Sự hoang vắng của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ ( khổ 2, 3). - Nỗi buồn như càng thấm sâu vào cảnh vật: + Không âm thanh: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. + Không sự sống: Mênh mông không một chuyến đò ngang- Không cầu gợi chút niềm thân mật. + Không gian mênh mông : Cao- rộng- sâu vô tận. Nắng xuống trời lên sâu chót vót. + Sự vật càng trở nên hiu hắt, lặng lẽ: gió đìu hiu, bèo dạt về đâu, lặng lẽ bờ xanh, bãi vàng, bến cô liêu,... - Nghệ thuật : + Điệp từ không: tăng sự vắng lặng, quạnh hiu của cảnh vật. + Phép đối ngầm: Không gian - không gian; không gian - con người. "Nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật, không gian, con người trở nên cô đơn, bé nhỏ không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng- sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. 3) Nét đẹp kì vĩ của thiên nhiên và nỗi nhớ của nhà thơ ( khổ 4). - Thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ, kì vĩ: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc- Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa: Sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên. - Tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ nhà. + Không cần ngoại cảnh tác động:Không khói hoàng hôn. + Mang âm hưởng Đường thi. III. Chủ đề. Qua cảnh chiều thu sông Hồng đìu hiu và hoang vắng, tác giả bộc lộ cái tôi cô đơn của mình và đó cũng chính là nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của nhà thơ. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: HS Đọc ghi nhớ SGK. IV. Tổng kết. - Nội dung: Đi suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên, vô tận nhưng đó là cái buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn độc giả. -Nghệ thuật: Bài thơ có ý vị cổ điển, đậm chất Đường thi nhưng hình ảnh, giọng điệu, từ ngữ thơ rất gần gũi với quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 3. Cuûng coá Thấy được tâm sự yêu nước kín đáo của nhà thơ thể hiện qua nỗi buồn sông núi, cảm nhận tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 4. Daën do - Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 79, 80: Vội Vàng

– Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

– Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại.

– Có ý thức về cuộc sống, về tuổi trẻ.

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK,SGV

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ :5p

Cảm nhận của em về cái tôi ngông của nhà thơ Tản Đà qua bài Hầu Trời.

Tieát: 79- 80. Ngaøy soaïn:.. Ngày dạy:.. VỘI VÀNG. Xuân Diệu. I. MỤC TIÊU. - Giúp học sinh cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích một bài thơ hiện đại. - Có ý thức về cuộc sống, về tuổi trẻ. III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:SGK,SGV IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ :5p Cảm nhận của em về cái tôi ngông của nhà thơ Tản Đà qua bài Hầu Trời. 2.Giảng bài mới TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu khái quát. GV:Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó giúp học sinh tóm tắt về tác giả và tác phẩm. GV: Thuyết giảng: Phép biện chứng tâm hồn. Tâm hồn con người là một lĩnh vực tinh tế, sinh động, không đơn giản theo một lôgic thông thường. Vui- buồn Lạc quan- bi quan Yêu đời- yếm thế. Hoạt động 1:Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả. - Xuân Diệu ( 1916- 1985), quê cha ở Can Lộc- Hà Tĩnh, quê mẹ ở Tuy Phước- Bình Định. - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. -Là nhà thơ của tình yêu của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say và yêu đời thắm thiết. -Xuân Diệu đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnh vưc: Thơ ca, văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học, - Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng trái ngược nhau: Vừa rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; vừa hoài nghi, chán nản, cô đơn. 2.Tác phẩm: Bài Vội vàng được in trong tập Thơ thơ. Đây là bài thơ thể hiện rõ tâm trạng của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 70 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chi tiết. GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ. GV:Ngay đầu bài thơ là một ước muốn của tác giả, vậy tác giả ước muốn điều gì? Điều ước muốn đó có khác thường không? GV: Cách thể hiện ước muốn đó? Mục đích của tác giả là để làm gì? * Ý muốn của nhà thơ có vẻ vô lí nhưng niềm khao khát lại hoàn toàn có lí. Bởi cuộc sống đang bày ra trước mắt nhà thơ những hình ảnh, âm thanh tuyệt đẹp như mời mọc như quyến rũ con người. GV:Em hãy chỉ ra những hình ảnh, âm thanh, sắc màu của mùa xuân? GV: Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các tính từ trong đoạn thơ? Cách thể hiện của tác giả có gì đặc biệt? GV: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? GV: Vì sao tác giả rơi vào tâm trạng hoài nghi, chán nản? GV: Xuân Diệu đã cảm nhận quy luật của tự nhiên như thế nào? GV: Phân tích nghệ thuật trong đoạn thơ? GV: Thiên nhiên bây giờ như thế nào? Em suy nghĩ gì về câu thơ của Nguyễn Du: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. GV: Tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thơ có phải là tâm trạng chung của thanh niên đương thời hay không? Vì sao họ lại có tâm trạng như vậy? GV: Em nghĩ gì về thái độ sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu ở cuối bài thơ? Điều ấy được thể hiện qua những từ ngữ như thế nào? GV: Nhìn toàn bài, tâm trạng bao trùm tác phẩm là tâm trạng nào? Yêu đời hay chán nản, bi quan? Hoạt động 2: Đọc diễn cảm bài thơ SGK. HS: Suy nghĩ, trả lời. - Điệp từ: Tôi muốn. - Động từ mạnh mẽ: Tắt, buộc. - Giọng thơ dứt khoát với thể 5 chữ. Ngắt câu giữa dòng . Đối lập Giọng thơ cũng trở nên buồn Nhuốm màu tang thương, ảm đạm- đối kháng với con ngườ Tâm trạng của Xuân Diệu là tâm trạng chung của các nhà thơ mới bấy giờ: Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, - Bởi họ đều mang thân phận của một người dân mất nước, sống trong cảnh xã hội ngột ngạt tù túng Đoạn thơ thể hiện niềm say sưa yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ. . - Thái độ sống rất tích cực, tận hưởng từng giây từng phút hương vị của tuổi trẻ, thiên nhiên. - Thể hiện: Những động từ kết hợp với những tính từ liên tiếp thể hiện khát vọng mãnh liệt, vội vàng của tác giả. II. Đọc - hiểu văn bản: 1.Tiếng reo vui trước dáng vẻ tươi đẹp của thiên nhiên : - Mở đầu bài thơ là một ước muốn hết sức táo bạo mãnh liệt :muốn ngự trị thiên nhiên, tước đoạt quyền của tạo hóa: "Ước muốn ngăn thời gian chặn sự già nua tàn tạ để tận hưởng hết hương sắc của mùa xuân. -Ước muốn của thi nhân xuất phát từ lòng yêu cuộc sống đến tha thiết ,say mê .Nhà thơ dùng mọi giác quan để để đón nhận và hưởng thụ hương sắc trần gian. -Bức tranh thiên nhiên có đủ ong bướm hoa lá yến anh và cả ánh bình minh rực rỡ "tràn đầy sinh lực ,ngồn ngộn sắc xuân, hương xuân và tình xuân. - Điệp từ :Này đây, diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê kết hợp với phép liệt kê làm cho cảnh mùa xuân thêm rực rỡ, tươi thắm. ]Đó là một tâm trạng say sưa, mê đắm, yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả. 2.Tâm trạng chán nản hoải nghi bi oan trước thực tế : -- Niềm vui phút chốc tan biến, nỗi lo âu xuất hiện: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" -Cách ngắt câu giữa dòng, một tâm trạng trái ngược xuất hiện: Một của khao khát say mê, một của ai hoài, u uất. -- Nhà thơ cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, vạn vật sẽ thay đổi. Niềm vui tan nhanh như một giấc mộng hão huyền trước cái sự thật khắc nghiệt, phũ phàng, cái lạnh lùng nghiệt ngã của quy luật thời gian. -- Thi sĩ cảm nhận cái giới hạn của đời người trước cái vô biên, vĩnh hằng của đất trời, vũ trụ. Còn trời đất - chẳng còn tôi. Tuổi trẻ - chẳng hai lần thắm lại. - Nghệ thuật : + Đối lập giữa còn - mất; con người - thiên nhiên; quy luật của đất trời - với quy luật của đời người, + Giọng thơ cũng trở nên buồn, ngao ngán, nặng nề u uất. - Thiên nhiên vì thế nhuốm màu tang thương, ảm đạm- đối kháng với con người:Chia phôi, tiễn biệt, hờn, sợ phai tàn, - Tác giả rơi vào tâm trạng tuyệt vọng: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa. ]Đó là tâm trạng trái ngược của một tâm hồn quá nhạy cảm và không có niềm tin, hi vọng trong cuộc sống. Đây cũng là tâm trạng chung của một lớp người đương thời. 3.Lòng yêu cuộc sống đến đô cuồng si: - Để khắc điều đó, thi sĩ đề ra lối sống gấp gáp, vội vàng: Sống hưởng thụ cái vui trong hiện tại. Mau đi thôi!Mùa chưa ngả chiều hôm. - Tình yêu cuồng nhiệt với cuộc sống với đời được thể hiện qua một loạt các động từ và tính từ mạnh:Ôm, riết, say, thâu, cắn; chếnh choáng, no nê, đã đầy, nhiều, -Nhịp thơ dồn dập ,sôi nổi hối hả ,cuồng nhiệt. - Điệp khúc ta muốn " khát vọng sống vô cùng táo bạo ,mãnh liệt. ]Đây là một quan niệm sống tích cực so với hoàn cảnh đất nước bấy giờ. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Yêu cầu học sinh dựa vào ghi nhớ SGK tổng kết. Hoạt động 3: Đọc kĩ phần ghi nhớ SGK. III. Tổng kết. Bài thơ nổi bật lên tư tưởng nhân văn: Lòng yêu đời, yêu cảnh vật, yêu tuổi trẻ, yêu mùa xuân, là thái độ sống nồng nhiệt, thích sống, thèm sống của Xuân Diệu. Tư tưởng đó được thể hiện qua giọng điệu thơ sôi nổi, nhịp thơ hăm hở và những từ ngữ, hình ảnh táo bạo đầy cảm giác. 3.Cuûng coá: *Thấy được quan niệm sống tích cực của Xuân Diệu. 4. Daën doø -Học bài, học thuộc bài thơ. - Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ.

Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 89 Đọc Thêm: Lai Tân

Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ .

Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

2.Giảng bài mới:

Tieát: 89. Ngaøy soaïn: Ngày dạy:. Hồ Chí Minh Tố Hữu Nguyễn Bính Anh Thơ. I.MỤC TIÊU. II.PHƯƠNG PHÁP III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng được thể hiện như thế nào trong bài thơ? 2.Giảng bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản SGK. GV: Yêu cầu học sinh lần lượt đọc tiểu dẫn và đọc văn bản của từng tác phẩm trong sách giáo khoa. Hoạt động 1:HS Đọc tiểu dẫn để nắm được vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài Lai Tân- Hồ Chí Minh, bài Nhớ đồng- Tố Hữu; nắm được vài nét về tác giả Nguyễn Bính và Anh Thơ. I. Đọc- hiểu chung. Nguyễn Bính và Anh Thơ là những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới( 1932- 1945). 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. GV: Lưu ý một số điểm để học sinh tự học ở nhà. - Bài Lai Tân, chú ý bút pháp tả thực ở ba câu thơ đầu và bút pháp châm biếm trào phúng ở câu thơ cuối. Qua bút pháp này, bức tranh hiện thực đen tối của xã hội Trung Quốc được hiện lên cụ thể, xác thực. - Bài Nhớ đồng, chú ý ở ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ở cách sử dụng những câu thơ làm điệp khúc mở đầu cho mỗi đoạn thơ, qua đó thể hiện sự khao khát tự do và hành động của tác giả. -Bài Tương tư, khai thác chất liệu dân gian độc đáo, thể hiện được sắc thái, diễn biến của tâm trạng tương tư sâu sắc, tài tình. - Bài Chiều xuân, thiên về tả cảnh lao động và sinh hoạt ở nông thôn Bắc bộ. Giọng điệu và cách thể hiện vui tươi, thoải mái, tự nhiên, 1. Bài Lai Tân. *Bộ máy quan lại ở Lai Tân: -Ban trưởng nhà lao :ngày ngày đánh bạc. -Cảnh sát trưởng chuyên ăn tiền đút lót của phạm nhân. -Huyện trưởng chong đèn hút thuốc phiện ]Hồ Chí Minh đã phơi bày sự thối nát, vô trách nhiệm của bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân nói riêng và bộ máy cai trị tù ngục của chính quyền Tưởng Giới Thạch nói chung. *Lời nhận xét chung của tác giả: -Có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai có tác dụng lật tẩy bản chất bộ máy nhà nước ở lai Tân. -"Thái bình"là nhãn tự xé toan tất cả sự thái bình dối trá nhưng thật sự là đại họa bên trong. *Nghệ thuật : -Châm biếm tự nhiên nhẹ nhàng nà hiệu quả. -Kết cấu bài thơ độc đáo -Bút pháp điểm nhãn ,ngôn ngữ hàm súc. 2. Bài Nhớ đồng. Bài thơ là những lời giải bày chân thành của tác giả về niềm say mê lí tưởng, khao khát tự do và hành động trong những ngày bị giam cầm. Qua đó, nhà thơ bộc lộ tình yêu thương da diết với quê hương và con người Việt Nam. Giọng điệu, từ ngữ và hình ảnh thơ chân thành, sâu lắng vừa thể hiện được tình cảm thiết tha của tác giả đối với cuộc sống bên ngoài vừa giục giã, thôi thúc nhà thơ vượt ngục thành công để tiếp tục hoạt động cách mạng. 3) Bài Tương tư. 4) Bài Chiều xuân. Chiều xuân là bức tranh quê trong trẻo và bình dị, rất đặc trưng cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê Bắc bộ. Lời thơ hết sức nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, từ ngữ và hình ảnh thơ đậm chất dân dã, thôn quê, không khí và nhịp điệu sống trong bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. - Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ. - Baøi taäp veà nhaø: Đọc thuộc lòng các bài thơ.Soạn bài Tiểu sử tóm tắt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Dạy Ngữ Văn 11 Tiết 97, 98: Người Trong Bao A.p Sê trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!