Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Đạo Đức 5 Tiết 1: Em Là Học Sinh Lớp Năm # Top 3 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Đạo Đức 5 Tiết 1: Em Là Học Sinh Lớp Năm # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Đạo Đức 5 Tiết 1: Em Là Học Sinh Lớp Năm được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: – Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 2. Kĩ năng: – Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 3. Thái độ: – Vui và tự hào là học sinh lớp 5. II. CHUẨN BỊ: – Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ 1. Khởi động: Hát 4’ 2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 1’ 3. Giới thiệu bài mới: – Em là học sinh lớp 5 30’ 4. Phát triển các hoạt động: – Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 – 4 và trả lời các câu hỏi. – Tranh vẽ gì? – 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. – 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. – Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? – Em cảm thấy rất vui và tự hào. – HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? – Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. – Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? – HS trả lời * Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 – Hoạt động cá nhân Phương pháp: Thực hành – Nêu yêu cầu bài tập 1 – Cá nhân suy nghĩ và làm bài. – Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. – Giáo viên nhận xét – 2 HS trình bày trước lớp * Hoạt động 3:Tự liên hệ (BT 2) GV nêu yêu cầu tự liên hệ GV mời một số em tự liên hệ trước lớp _ HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 * Hoạt động 4: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” – Hoạt động lớp Phương pháp: Trò chơi, hỏi đáp – Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì ? – Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? – Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”? – Dự kiến các câu hỏi của học sinh – Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. – Nhận xét và kết luận. – Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 1’ 5. Tổng kết – dặn dò – Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. – Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu

Giáo Án Đạo Đức 5 Tiết 26: Em Yêu Hoà Bình (T2)

EM YÊU HOÀ BÌNH. (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. 2. Kĩ năng: – Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới. – Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”. HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 30’ 10’ 10’ 10’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Em yêu hoà bình (tiết 1). Nêu các hoạt động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ hoà bình? 3. Giới thiệu bài mới: Em yêu hoà bình (tiết 2). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Xem các tranh, ảnh, bai báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình. Mục tiêu: Học sinh biết được về các hoạt động bảo vệ hoà bình của trẻ em, của nhân dân Việt Nam và thế giới. Phương pháp: Trực quan, thuyét trình. Giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình. ® Kết luận: + Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động. + Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. v Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình. Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to. + Rể cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày. + Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. Khen các tranh vẽ của học sinh. ® Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình. Nhận xét, nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình. 5. Tổng kết – dặn dò: Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị: Tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc. Nhận xét tiết học. Hát 1 Học sinh đọc ghi nhớ. Học sinh trả lời. Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm đôi. Học sinh làm việc cá nhân. Trao đổi trong nhóm nhỏ. Trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình. Bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. Hoạt động nhóm 6. Các nhóm vẽ tranh. Từng nhóm giới thiệu tranh của mình. Các nhóm khác hỏi và nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp.

Giáo Án Đạo Đức Lớp 5 Bài 7: Tôn Trọng Phụ Nữ

– Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Vì sao phải kính già, yêu trẻ?

– Nhận xét

3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

– GV nêu mục tiêu tiết học.

– Ghi tên bài lên bảng.

HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr 22)

* Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.

* Cách tiến hành:

– Y/c HS làm việc theo nhóm.

– GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, … đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.

+ Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.

+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?

HĐ2: Làm bài tập 1 – SGK.

* Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và em gái.

* Cách tiến hành:

– Y/c HS làm việc cá nhân.

– Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe.

– GV kết luận:

+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.

+ Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.

HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK)

* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.

* Cách tiến hành:

– Gv hướng dẫn HS cách thực hiện.

– Gv lần lượt nêu từng ý kiến.- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến a, d.

+ Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.

4. Củng cố – dặn dò:

– Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

– Nhận xét

– Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

– Nhận xét tiết học

– Báo cáo sĩ số

– Hát vui.

– 2 HS trả lời.

– Vài HS nhận xét.

– Cả lớp nhận xét bổ sung.

– Lắng nghe.

– Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

– HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh.

– Đại diện từng nhóm trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

– 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung.

– 2- 3 HS đọc ghi nhớ.

– Một số HS trình bày ý kiến.

– 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

– HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước.

– Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung.

– Nêu nội dung bài học

– 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Giáo Án Sinh Học 9 Năm 2014

– Qúa trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, vào kỳ trung gian

– Quá trình tổng hợp:

+ Dưới tác dụng của Enzim, gen tháo xoắn và tách rời 2 mạch đơn.

+ Các nucleotit trên mạch khuân liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A- U, T- A, G-X , X- G để tạo thành phân tử ARN.

– Kết quả: phân tử mARN tách khỏi gen, rời nhân đi xa chất tế bào thực hiện quá trình tổng hợp Prôtêin

* Nguyên tắc tổng hợp phân tử ARN:

+ Nguyên tắc khuân mẫu: dựa trên một mạch đơn của gen

+ Nguyên tắc bổ sung: A- U, T- A, G-X , X- G

Ngày soạn: 7 / 10 / 2014 Ngày giảng: 13 / 10 / 2014 lớp 9A 16/10/2014 lớp 9B TIẾT PPCT:17 - Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể được các loại ARN - Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung 2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và sử dụng kênh hình - Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ yêu thích khoa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Tranh hình 17.1,2 SGK - Mô hình động về tổng hợp ARN 2. Học sinh : Đọc trước bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức : (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (4') ? Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen? ? Làm bài 4 SGK/50 3. Bài mới: * Hoạt động 1: ARN (18') Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin & quan sát H17 SGK & trả lời câu hỏi sau : ? ARN được chia thành mấy loại? ? ARN có thành phần hóa học như thế nào? ? Trình bày cấu tạo của phân tử ARN ? - Các nucleotit cũng liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung - GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 17 tr.51 SGK: So sánh ARN với ADN HS độc lập thu thập thông tin & trao đổi nhóm tả lời các câu hỏi Hs: ARN được chia thành 3 loại dựa vào chức năng của từng loại: + mARN: có vai trò truyền đạt thông quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp + tARN: có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein. + rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom - nơi tổng hợp protein. - ARN cấu tạo từ C,H,O,N,P Hs: nêu được: ARN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit. - Có 4 loại nucleotit: A - U ( uraxin) G - X So sánh ARN với ADN Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A - U G - X A - T G - X Kích thước - Khối lượng Nhỏ hơn ADN Lớn hơn ARN Gv: cho hs quan sát hình về phân tử ADN và ARN ? Nêu điểm giống nhau giữa phân tử ADN và ARN? ? Mô tả cấu trúc của phân tử ARN? Gv: chuẩn hóa kiến thức. Hs: quan sát hình Hs:đều có dạng mạch xoắn, là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Hs: phân tử ARN gồm 1 mạch polinucleotit xoắn theo chiều từ trái sang phải, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit gồm 4 loại: A, U, G và X. Hs rút ra kết luận Tiểu kết: - ARN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nucleotit thuộc 4 loại A,U,G,X liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn - Có 3 loại ARN : + mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Protein. + tARN: vận chuyển axit anim tương ứng đến ribôxôm tổng hợp Protein. + rARN: Thành phần cấu tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp Protein. *Hoạt động 2: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? (18') Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin & trả lời câu hỏi : ? Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu? Vào kì nào của chu kì tế bào?Dựa trên khuân mẫu nào? Gv: cho hs quan sát mô hình tổng hợp phân tử ARN và giới thiệu. ? ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? ? Các Nuclêôtít nào liên kết với nhau để tạo thành cặp trong quá trình hình thành phân tử ARN? ? Nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen? ? Kết thúc quá trình tự nhân đôi - ARN di chuyển như thế nào? ? Mô tả quá trình tổng hợp phân tử ARN ? Gv:phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuân mẫu là gen mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein nên được gọi là mARN. ? Quá trình tổng hợp ARN dựa trên khuân mẫu nào? ? Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN? ? so sánh quá trình tổng hợp của phân tử ADN với ARN? Gv: chuẩn hóa kiến thức. - HS sử dụng thông tin SGK + Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở trong nhân tại các NST thuộc Kỳ trung gian. Dựa trên khuân mẫu là ADN Hs: quan sát và tự nghiên cứu thông tin sgk. Đại diện nhóm trình bày kết quả . + Dựa vào một mạch đơn của gen + Trong quá trình hình thành phân tử ARN, các loại nucleotit trên mạch khuân của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo : NTBS: A- U; T-A, X-G, G - X + trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN giống với trình tự các loại đơn phân trên mạch khuân nhưng theo NTBS, hay tương tự như mạch bổ sung của mạch khuân, trong đó T được thay bằng U. + ARN được hình thành- tách khỏi gen- rời nhân- đi ra chất tế bào - thực hiện quá trình tổng hợp Prôtêin + Dưới tác dụng của enzim, gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, đồng thời các nucleotit trên mạch khuân vừa được tách liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp để dần hình thành phân tử ARN. Các nucleotit liên kết với nhau theo NTBS: A- U, T- A, G- X và X- G. Sau khi tổng hợp xong phân tử ARN tách khỏi gen và rời nhân đi ra chất tế bào tham gia quá trình tổng hợp protein. Hs ghi nhớ. Hs: dựa trên khuân mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo NTBS. Hs: nêu được: - Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN. - Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền Hs: trả lời. Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN - Dựa trên 1 mạch - Diễn ra theo NTBS:A-T, T-A, G-X, X-G - khi tổng hợp xong ADN nằm lại trong nhân - dựa trên 2 mạch - diễn ra theo NTBS: A-T, T-A, G-X,X-G. - Khi tổng hợp xong phân tử ARN rời khỏi nhân ra tế bào chất. Hs: rút ra kết luận. Tiểu kết: * Quá trình tổng hợp ARN: - Qúa trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, vào kỳ trung gian - Quá trình tổng hợp: + Dưới tác dụng của Enzim, gen tháo xoắn và tách rời 2 mạch đơn. + Các nucleotit trên mạch khuân liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A- U, T- A, G-X , X- G để tạo thành phân tử ARN. - Kết quả: phân tử mARN tách khỏi gen, rời nhân đi xa chất tế bào thực hiện quá trình tổng hợp Prôtêin * Nguyên tắc tổng hợp phân tử ARN: + Nguyên tắc khuân mẫu: dựa trên một mạch đơn của gen + Nguyên tắc bổ sung: A- U, T- A, G-X , X- G * Mối quan hệ giữa gen và ARN: + Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN. + Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền. 4. Kiểm tra, đánh giá (3') - Yêu cầu HS đọc TKSGK Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng 1- QTTH ARN diễn ra ở đâu? a. Kỳ trung gian b. Kỳ đầu c. Kỳ sau d. Kỳ cuối d. Kỳ giữa 2. loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền a. t ARN b. rARN c. mARN d. cả a,b,c 5. Hướng dẫn về nhà (1') - Đọc mục "em có biết" SGK/53 - Làm bài tập 3, 4 SGK - Đọc trước bài 18

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Đạo Đức 5 Tiết 1: Em Là Học Sinh Lớp Năm trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!