Xu Hướng 6/2023 # Giáo Án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới # Top 14 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giáo Án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản “Sóng” – Mục tiêu: HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm – Nhiệm vụ: Tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi. – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. – Sản phẩm: Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm. – Tiến trình thực hiện: + Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc SGK tr.154,155,156, trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4. ?Trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh? ?Cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ? ? Bố cục của bài thơ? ? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ? ? Bài thơ xây dựng được những hình tượng thơ nào? Hình tượng đó có gì đặc sắc? + Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, cặp đôi (5ph) + Báo cáo kết quả: HS trình bày KT + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá                 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm                                                     2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Sóng” theo bố cục: Phân tích khổ 1,2 – Mục tiêu: HS nắm được trạng thái, khát vọng của Sóng, qua đó thấy được tâm trạng, khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu; nghệ thuật của hai khổ thơ. – Nhiệm vụ: HS đọc và liệt kê những từ ngữ chỉ trạng thái, kv của Sóng; chỉ ra biện pháp nghệ thuật – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. – Sản phẩm: Kiến thức được ghi trên giấy A4, A0. – Tiến trình thực hiện:    Bước 1: Khổ thơ 1 + Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi ? Em hãy chỉ ra những từ ngữ chỉ trạng thái của Sóng, các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ 1? ?Hai câu thơ đầu diễn tả những trạng thái nào của tình yêu?   ?Hai câu sau thể hiện khát vọng gì? + Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cặp đôi (2ph), ghi ra giấy A4 từ ngữ chỉ không gian; cảm nhận về không gian. + Báo cáo kết quả: Đại diện các cặp đôi trình bày KT + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: HS tự đánh giá, các cặp đôi đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.   GV bình: – Khổ thơ đầu thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. – Trong bt “Thuyền và biển”, XQ  cũng đã phát hiện quy luật của sự sống trong tình yêu là sự vận động của nó: Bởi tình yêy muôn thuở, có bao giờ đứng yên.  Bước 2: Khổ thơ 2 – Tiến trình thực hiện: + Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong khổ 2? Cho biết ý nghĩa? ? Qua đó em suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình? ?Nhận xét giọng điệu của khổ thơ? . Thời gian thực hiện: 5ph + Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức. 1. Tìm hiểu chung về văn bản a. Tác giả                                               * Tiểu sử: (1942- 1988) Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. * Sự nghiệp văn học : – Các tác phẩm chính: SGK – Đặc điểm hồn thơ: Một hồn thơ luôn trăn trở khát khao hạnh phúc đời thường. b. Văn bản: * Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ : viết năm 1967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình),in trong tập Hoa dọc chiến hào. * Bố cục: 4 phần + Khổ 1,2 : Sự cảm nhận về tình yêu + Khổ 3,4 : Sự lí giải về tình yêu + Khổ 5,6,7:  Những cung bậc của tình yêu say đắm. + Khổ 8,9:  Những trăn trở, suy tư về tình Yêu, cuộc đời. * Thể thơ, âm điệu: – Thể thơ: 5 chữ cùng với sự linh hoạt khi ngắt nhịp, phối âm, hiệp vần. – Âm điệu dạt dào,khi nhịp nhàng, khi sôi nổi, khi lắng sâu, khi miên man trăn trở. * Nhân vật trữ tình: Bài thơ có hai hình tượng là sóng và em. Sóng là hình tượng trung tâm, bởi vì sóng là mạch nguồn kết nối các hình ảnh thơ, ý thơ. Sóng soi chiếu vào nhân vật em, để làm sáng lên tâm hồn em với những sắc thái tâm trạng phong phú, đa dạng, có khi sóng hòa quyện vào tâm hồn em để giãi bày, bộc bạch. Thực chất hai hình tượng tuy hai mà một, đều thể hiện một cái tôi Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả. 2. Đọc hiểu văn bản : a)    Khổ thơ 1,2             * Khổ thơ 1 : – Hai câu thơ đầu: + 2 cặp tính từ đối lập: sóng được miêu tả ở những trạng thái đối nghịch nhưng thống nhất. + Gợi những cung bậc phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí của người con gái khi yêu.     – Hai câu thơ sau: + Khát vọng của sóng: muốn vượt khỏi dòng sông chật hẹp để đến với biển cả bao la. + Tâm hồn người phụ nữ khi yêu: luôn  khát vọng vươn xa, khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.                   * Khổ thơ 2: – Ngày xưa, ngày sau : quá khứ, hiện tại, tương lai (quy luật của sóng) – Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.

Soạn Bài Sóng (Xuân Quỳnh

Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh)

Bố cục

– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

– Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

– Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

– Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

Câu 1 (trang 156, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nhịp điệu trong bài thơ khi nhịp nhàng, miên man, khi dữ dội, dịu êm. Nhịp điệu ấy được tạo nên từ:

– Thể thơ 5 chữ

– Cách ngắt nhịp linh hoạt

– Cách gieo vần, phối thanh

Câu 2 (trang 156, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Hình tượng sóng:

– Con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng thái khác nhau.

– Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi

– Điểm khởi đầu đầy bí ẩn

– Sóng luôn luôn vận động và một quy luật bất biến của sóng là luôn tìm tới bờ

– Sóng vĩnh cửu và trường tồn cùng với thời gian

Câu 3 (trang 156, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Sóng và em trong bài thơ lúc tách bạch, lúc hòa quyện vào nhau, là sự phân thân của chủ thể trữ tình

– Kết cấu của bài thơ: kết cấu sóng đôi

– Sự tương đồng giữa sóng và em:

+ con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng thái khác nhau. Cũng như tình yêu vậy, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái và cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (Hai câu đầu khổ 1)

+ Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích. Và phải chăng nó giống như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng (hai câu cuối khổ 1)

+ Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu (Phân tích các khổ 3, 4 )

+ Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5, 6, 7, 8 )

+ Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuộc đời khi yêu nồng cháy. Và trước hết là người phụ nữ (nhân vật trữ tình trong bài thơ) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực (khổ cuối)

Câu 4 (trang 157, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:

– Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu

– Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Biển (Xuân Diệu)

– Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

– Bên Biển (Huy Cận)

Nội dung chính của văn bản:

– Nội dung: bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người

– Nghệ thuật: hình ảnh sóng đôi sóng và em, thể thơ năm chữ, ngôn ngữ thơ dung dị, trong sáng…

Bài giảng: Sóng (Xuân Quỳnh) – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

– Quê tại làng La Khê – Hà Đông – Hà Nội

– Tuổi thơ thếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, mẹ mất sớm và không được ở với cha.

Vì thế mà thơ của bà luôn dạt dào tình yêu thương.

– Phong cách thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, mãnh liệt trong tình yêu, cũng như dự cảm không lành về sự đổ vỡ trong tình yêu.

– Bài thơ nằm trong tập thơ Hoa dọc chiến hào của tác giả

+ Hai khổ đầu: sóng và tình yêu

+ Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ

+ Còn lại: tình yêu và khát vọng

* Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.

– Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

– Âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơ,…

* Âm điệu, nhịp điệu trên được tạo nên bởi:

– Những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp

– Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần

– Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển

– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

– “Sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Điều đặc biệt trong con mắt nghệ sĩ thì Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

– Nghĩa biểu tượng của “sóng”:

+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.

+ Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.

+ Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

(Hình ảnh “sóng” và “em” luôn song hành thể hiện qua nhau)

* “Sóng” và “em” có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một:

– Cuộc hành trình đầy táo bạo của “sóng” khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của “em” cho tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích.

– Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu trong mọi chuyện khó nắm bắt của tình yêu.

– Sóng trường tồn cùng thời gian (ngày xưa – ngày sau) ; không bao giờ ngưng nghỉ, cũng như tình yêu con người, đã từ ngàn xưa và còn mãi với con người, nhất là người trẻ tuổi.

– Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu.

* Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc

* Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:

Sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi mơ

– Sự khẳng định: con sóng nào chẳng tới bờ, dù muôn vời cách trở → khao khát gắn bó thủy chung, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cách trở của người phụ nữ.

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng và chung thủy. Người phụ nữ cũng đã thể hiện sự táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Please follow and like us:

Comments

Soạn Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

Đề bài: Soạn Bài Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

Bài làm

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm cà luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Năm 2001 Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào, gió lào cát trắng…

“Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền(Thái Bình). Đây là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” 1968.

Chủ đề: bài thơ ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ trong tình yêu với tất cả sự dịu dàng, đằm thắm, thiết tha, sôi nổi và chung thủy.

Cụm từ chỉ thời gian nối tiếp ‘ngày xưa” – “ngày sau” và từ “vẫn thế” khẳng ddingj quy luật bất biến của sóng.

Từ láy “bồi hồi” và hình ảnh hoán dụ “ngực trẻ” cho thấy khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời, mãi mãi rung động xao xuyến, bồi hồi trái tim tuổi trẻ.

Nhận xét của nhà thơ thẳng thắn, táo bạo và chân thành.

Suy tư về sóng và cội nguồn tình yêu đôi lứa (khổ 3,4)

Điệp từ “em nghĩ” cùng các hình ảnh “anh” – “em”, “biển lớn”-“sóng” và các câu hỏi “Tự nơi nào sóng lên?”, “Gio bắt đầu từ đâu?” cho thấy nhà thơ khi đứng trước sự mênh mông biển cả, ngắm nhìn tram ngàn con sóng xô bờ đã suy tư về cội nguồn của sóng và căn nguyên của tình yêu.

Nếu quy luật của thiên nhiên là vô cùng vô tận thì quy luật của tình yêu cũng vậy. dù cố gắng truy tìm cội nguồn tình yêu của mình nhưng con người dường như bất lực. bởi tình yêu huyền diệu khó lí giải.

Nỗi nhớ như là thuộc tính của tình yêu

Xuân Quỳnh thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc:

Sóng là hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên sống động, gợi cảm.

Sóng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, xuyên suốt bài thơ, mang tính ẩn dụ để diễn đạt tình yêu của người phụ nữ.

Khổ 1: “Dữ dội và dịu êm… Sóng tìm ra tận bể”

Lòng chung thủy vừa như một thuộc tính vừa là bản chất của tình yêu chân chính:

Khổ 2: “Ôi con sóng ngày xưa… bồi hồi trong ngực trẻ”

+ nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu lẫn bề rộng “dưới lòng sâu”-“trên mặt nước”

+ nỗi nhớ bao trùm cả không gian: “xuôi về phương bắc”, “ngược về phương nam”, “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh một phương”

Dung hình thức điệp từ ngữ, điệp cấu trúc kết hợp với nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược “xuôi bắc”- “ngược nam” tác giả nhấn mạnh rằng: bất chấp sự cách trở của không gian và thời gian, người phụ nữ vẫn giữ vững lời thề vàng đá, vẫn thủy chung sắc son.

Từ những suy nghĩ về tình yêu, sự hi sinh, lòng thủy chung, nhà thơ mở rộng hiwn nghĩ về mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung, và thiên nhiên vũ trụ và thời gian vô cùng:

+ nối nhớ khắc khoải trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được”/ “cả trong mơ còn thức”

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dù muôn vời cách trở”

Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, “sóng” lại nói giúp Xuân Quỳnh khao khát ấy:

“cuộc đời tuy dài thế

Mấy vẫn bay về xa”

+ Khi làm bài thơ này, Xuân Quỳnh mới 25 tuổi, cả cuộc đời còn ở phía trước nên thấy “cuộc đời tuy dài thế”.

+ Tuy vậy, giọng thơ tiếc nuối, xót xa bởi phép điệp cấu trúc “tuy..vẫn”, “dẫu..vẫn”. Lời thơ bình thản nhưng ý thơ thật buồn. cứ tưởng tình yêu mãi mĩa vô sự nhưng sóng đời cứ cuốn theo. “Sóng” trở thành biểu tượng của tình yêu không bình yêu trong nhịp điệu.

“Làm sao được tan ra

Để ngàn năm còn vỗ”

+ Cụm từ “làm sao” khiến đoạn thơ mang âm hưởng như một câu hỏi day dứt

+ Động từ “tan ra” được sử dụng kết hợp với hình ảnh “tram cn sóng nhỏ” trong không gian “biển lớn tình yêu” và thời gian “ngàn năm ” thể hiện khao khát được hóa thân và hòa nhập thành tram con sóng nhỏ vỗ mãi giữa biển lớn tình yêu của nhân dân và nhân loại để có được một tình yêu cao cả và bất tử.

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Bài Sóng Xuân Quỳnh Soạn Theo Phương Pháp Mới trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!