Bạn đang xem bài viết Giáo Án Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) (Tiết 1) – Giáo Án Ngữ Văn Lớp 9 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tải word giáo án: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) (Tiết 1)
– Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
– Cảm nhận đc nỗi bễ bàng, cô đơn, buồn tủi của TK khi bị giam lỏng ở lầu NB và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng.
– Ngôn ngữ độc thoại và n/t tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND.
2. Kĩ năng
– Bổ sung k/t đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy đc t/d của ngôn ngữ độc thoại, của n/t tả cảnh ngụ tình .
– Phân tích tâm trạng nv qua một đoạn trích trong t/p Truyện Kiều.
– Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của ND đối với nv trong truyện.
3. Thái độ
– Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp
1. Giáo viên
+ Soạn bài, tranh, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
– Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.;
H: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân, nêu giá trị nội dung và NT?
3. Bài mới
– Gia đình gặp tai hoạ, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ không ngờ bị MGS, Sở Khanh lừa gạt bán vào lầu xanh.Ở đó Tú Bà bắt nàng tiếp khách làng chơi Kiều nhất quyết không chịu nên đã bị TBà mắng nhiếc, đánh đập; đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định rút dao tự vẫn nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết thì mất cả chì lẫn chài nên tìm cách xoa dịu, lập kế đưa Kiều ra ở tạm lầu Ngưng Bích để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho nhưng thực chất là bày mưu nham hiểm, giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn .. Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là 1 bức tranh tâm tình đầy xúc động. Đoạn trích giúp ta cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ với người yêu và tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ thật sâu sắc.
4. Củng cố – luyện tập
H: Đọc thuộc 6 câu thơ đầu? Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
– Chuẩn bị tiết 2 Kiều ở lầu Ngưng Bích: đọc thuộc lòng đoạn trích
+ Phân tích nỗi nhớ của Thuý Kiều
+ Phân tích tâm trạng của TK ở 8 câu thơ cuối?
+ Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong toàn đoạn trích
Soạn Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1
1. Chọn đáp án đúng cho nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.
A – Bút pháp ước lệ
B – Bút pháp tả cảnh ngụ tình
C – Bút pháp hiện thực
Trả lời:
Đọc kĩ phần Ghi nhớ ( Ngữ văn 9, tập một, trang 96) để làm bài.
2. Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào ? Tìm một số đoạn thơ có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều.
Trả lời:
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống nhau ở “tả cảnh” và khác nhau ở “ngụ tình”. Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả trực tiếp miêu tả cảnh vật. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng . Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là tả cảnh còn đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là tả cảnh ngụ tình.
Một số đoạn thơ trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
– Đoạn Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều :
Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dậm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi ? Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường !
– Đoạn Kim Trọng trở lại vườn Thuý :
Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà. Vội sang vườn Thuý dò la, Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa, Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời. Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Xập xè én liệng lầu không, Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày. Cuối tường gai góc mọc đầy, Đi về này những lối này năm xưa. Chung quanh lặng ngắt như tờ, Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai ?
3. Chỉ ra mối quan hệ giữa “tả” thiên nhiên và “ngụ” tình cảm, tâm trạng Thuý Kiều trong sáu câu thơ đầu.
Trả lời:
Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian. Không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian : Bốn bề – bát ngát – xa trông. Thêm vào đó nghệ thuật đối lập tương phản giữa non xa / trăng gần càng làm nổi bật hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Thời gian tuần hoàn, khép kín, quanh đi quẩn lại hết “mây sớm” lại “đèn khuya”.
Không gian cũng như thời gian giam hãm con người. Chữ xuân trong khoá xuân mang nhiều hàm nghĩa : nói về Thuý Kiều, gợi cả tuổi thanh xuân, xuân sắc của nàng. Kiều trơ trọi giữa mênh mông trời nước, không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến “bẽ bàng”.
4. Tâm trạng nhớ thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được thể hiện như thế nào ? Trình tự như thế có hợp lí không ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Trả lời:
Ở lầu Ngưng Bích khi nhớ người thân, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Sự hợp lí, tinh tế là ở chỗ Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép phải tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất của Kiều lúc này là “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, vì thế người mà nàng thương và nhớ đầu tiên là Kim Trọng. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền “Vầng trăng vằng vặc giữa trời – Đinh ninh hai miệng một lời song song” mà “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Dường như lần nào nhớ về Kim Trọng, nàng đều tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng cũng đang nghĩ về mình : “Tin sương luống những rày mong, mai chờ”. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu : tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, hoặc tấm lòng son trong trắng của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa ? Trong bi kịch về tình yêu, Thuý Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.
Sau nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ tới cha mẹ. Nàng thương cha mẹ tuổi già không người trông nom, nàng xót xa song thân sức yếu mà không người săn sóc. Nàng như thấy hiện lên hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con gái, hay mong chờ con đến đỡ đần. Nàng tưởng tượng cảnh ở nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu. “Quạt nồng, ấp lạnh” là cách dùng điển, vừa nói lên tấm lòng hiếu thảo, vừa diễn tả tâm trạng của Kiều, lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi đã tuổi già, sức yếu.
Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Thuý Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Nguyễn Du diễn tả bi kịch của Kiều đồng thời làm ngời lên vẻ đẹp nhân bản của con người.
5. Viết một đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối (từ câu : “Buồn trông cửa bể chiều hôm” đến câu “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”).
Trả lời:
Tham khảo đoạn văn sau :
“Cảnh vật trong Truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
Bao trùm tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn : buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Làm sao có thể diễn tả một tâm trạng ôm trọn ba nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau ? Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy”. Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì :
Buồn trông cửa bế chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phận, cho cảnh ngộ của bản thân :
Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước, thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng :
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió “cuốn mặt ghềnh” và tiếng sóng ầm ầm “kêu quanh ghế ngồi” như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng : thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh, ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật”.
(Theo Lã Nhâm Thìn, Chuyên đề Văn 9, Sđd)
Sachbaitap.com
✅ Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
Qua đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Qua đoạn trích Mã Giám sinh mua Kiểu, thẩý được thái độ căm ghét của tác giả đối với bản chất xấu xa của kẻ buôn người và tài năng nghệ thuật trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện. * Năm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ: hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới * Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.92VẢN BẢNKIÊU Ở LÂU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều)Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng” dặm kia. Bē bàng” mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng, (5)Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”, Tin sương luống những rày trông mai chờ”).93 Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son” gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa” hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh” những ai đó giờ ? Sân Lai” cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử” đã vừa người ôm. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”, Âm ẩm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi(Nguyễn Du, Truyện Kiểu, Sđd)Chú thích Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. (1) Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở); ở đây nói việc Kiều bị giam lỏng. (2) Kiều ở trên lầu cao nhìn thấy dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời, như cùng trong một bức tranh. (3) Bụi hồng: bụi có sắc đỏ, do gió bốc lên. (Trong văn học cổ, bụi hồng còn có nghĩa bóng là cõi trần) (4) Bẽ bàng: xấu hổ, tủi thẹn. (5) Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau. (6). Ý nói Kim Trọng không biết Kiều đã bán mình đi xa, tới nay hãy còn mong chờ tin tức nàng, thật là uổng công.94(7) Tầm son: tấm lòng son, chỉ tấm lòng thuỷ chung gắn bó. (8) Tracia: ý nói người mẹ tựa cửa trông chờ con.(9). Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.(10). Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thuý Kiều. Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.(11). Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ. Cả câu ý nói cha mẹ đã già rồi (theo điển cũ nói cây dâu và cây tử là những cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà).(12) Duềnh (cũng gọi là doanh): vụng (vũng) sông hoặc vụng biển.ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:- Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích (chú ý không gian mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật).- Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều (chú ý hình ảnh trăng, “mây sớm đèn khuya”).- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào ? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy ?2. Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.a) Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai ? Nàng nhớ ai trước, ai sau ? Nhớ như thế có hợp lí không, vì sao ?b) Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.c) Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?953. Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.a) Cảnh vật ở đây là thực hay hư ? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.b) Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối ? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ?Ghi nhớ Kiểu ở lâu. Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâmnhân vật thành công nhất trong Truyện Kiểu, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấý cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuy chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.LUYÊN TÂP1. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“Buồn trông cửa bể chiều hôm … Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”).2. Học thuộc lòng đoạn thơ.ĐọC THÊMTú Bà sợ phía ngoài người qua lại phức tạp, nên cho Thuý Kiều dời sang ở lầu Ngưng Bích. Ngôi lầu này, từ phía đông trông ra biển xanh, phía bắc nhìn lên kinh kì, phía nam ngó lại Kim Lăng, phía tây trông ra dãy núi Kì Sơn, Thuý Kiều đối cảnh buồn bã, nhớ lại cái ngày cùng chàng Kim trao lời thề thốt, thân thiết biết chừng nào, mà nay vắng bặt tăm hơi, thê lương biết là dường nào, nhân cầm bút viết ra mười bài Chẳng cùng nhau để ghi lại tình thương nhớ… Thuý Kiều viết xong mấy vần câu ca lại thấy nước mới đầy khe, cỏ gò vương khói, tiếng triều dào dạt, cánh buồm thấp thoáng, bỗng lại nghĩ thành một bài thơ. Thơ rằng: Bên song nước suối thoảng mùi hoa, Sương khói mung lung ngọn núi xa. Gần biển, triều dâng bờ đá ướt Cách thành, buồm ngả bóng chiều tả.96. Gió nâng vớc liễu trên từng gác, Sóng giục người đi biệt đất nhà. Việc cũ can chi mà nhỏ lệ ? Đốt lò nhắp thử vi hương trì (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Sđd)
Soạn Bài: Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai trong Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà (chủ lầu xanh) vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.
Đoạn trích gồm hai mươi hai câu. Sáu câu thơ đầu thể hiện hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều ; tám câu thơ tiếp thể hiện nỗi thương nhớ của nàng về Kim Trọng và về cha mẹ ; tám câu còn lại thể hiện tâm trạng đau buồn, âu lo của Thúy Kiều.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều :
– Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích : khoá xuân;
– Vẻ mênh mông, chông chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều : non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần… Đúng là : Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
– Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng tô đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.
2. Nỗi nhớ thương của Kiều được diễn tả sâu sắc trong tám câu thơ tiếp theo :
– Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ), tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận (Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai).
– Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tín con (Xót người tựa cửa hôm mai), ngậm ngùi vì tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian (Sân Lai cách mấy nắng mưa – Có khi gốc tử đã vừa người ôm), day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành (Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ).
Nguyễn Du để Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trong cảnh ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực cho hình tượng. Trong tình cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, lại ép tiếp khách làng chơi nên hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ. Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo cao đẹp.
3. Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng :
– Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thúy Kiều:
+ Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là :
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
+ Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là :
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
+ Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là :
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh, khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thúy Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
– Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như dự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) (Tiết 1) – Giáo Án Ngữ Văn Lớp 9 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!