Xu Hướng 6/2023 # Giải Vbt Ngữ Văn 8 # Top 14 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giải Vbt Ngữ Văn 8 # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Giải Vbt Ngữ Văn 8 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về Giải VBT Ngữ văn 8

VBT Ngữ Văn 8 Tập 1 gồm từ bài 1 đến bài 17 với tất cả 54 bài viết

VBT Ngữ Văn 8 Tập 2 gồm từ bài 18 đến bài 34 với tất cả 60 bài viết.

Giải VBT Ngữ văn 8 giúp các em học sinh lớp 8 hoàn thành tốt các bài tập trong vở bài tập Ngữ văn 8, từ đó các em sẽ hiểu bài hơn, nắm chắc kiến thức hơn và đạt được kết quả cao trong học tập

Giải VBT Ngữ văn 8 gồm 2 tập. Nội dung cụ thể như sau:

Bài 1

Tôi đi học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Trong lòng mẹ Trường từ vựng Bố cục của văn bản

Bài 3

Tức nước vỡ bờ Xây dựng đoạn văn trong văn bản Viết bài tập làm văn số 1

Bài 4

Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Bài 5

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự. Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1

Bài 6

Cô bé bán diêm Trợ từ, thán từ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Bài 7

Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 8

Chiếc lá cuối cùng Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 9

Hai cây phong Nói quá Viết bài tập làm văn số 2

Bài 10

Ôn tập truyện kí Việt Nam Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Nói giảm nói tránh Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài 11

Câu ghép Trả bài tập làm văn số 2 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Bài 12

Ôn dịch thuốc lá Câu ghép (tiếp theo) Phương pháp thuyết minh

Bài 13

Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài 14

Chương trình địa phương (phần Văn – Kì 1) Dấu ngoặc kép Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng Viết bài tập làm văn số 3

Bài 15

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở Côn Lôn Ôn luyện về dấu câu Thuyết minh về một thể loại văn học

Bài 16

Muốn làm thằng cuội Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Trả bài tập làm văn số 3

Bài 17

Hai chữ nước nhà Làm thơ bảy chữ Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

VBT Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài 18

Nhớ rừng Ông đồ Câu nghi vấn Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Bài 19

Quê hương Khi con tu hú Câu nghi vấn (tiếp theo) Thuyết minh về một phương pháp cách làm

Bài 20

Tức cảnh Pắc Bó Câu cầu khiến Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ôn tập về văn bản thuyết minh

Bài 21

Ngắm trăng Đi đường (Tẩu lộ) Câu cảm thán Câu trần thuật Viết bài tập làm văn số 5

Bài 22

Thiên đô chiếu Câu phủ định Chương trình địa phương (phần văn)

Bài 23

Hịch tướng sĩ Hành động nói Trả bài tập làm văn số 5

Bài 24

Nước Đại Việt ta Hành động nói tiếp theo Ôn tập về luận điểm

Bài 25

Bàn về phép học Viết đoạn văn trình bày luận điểm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Viết bài tập làm văn số 6

Bài 26

Thuế máu Hội thoại Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Bài 27

Đi bộ ngao du Hội thoại (tiếp theo) Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Bài 28

Kiểm tra Văn Lựa chọn trật tự từ trong câu Trả bài tập làm văn số 6 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài 29

Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Bài 30

Chương trình địa phương (phần văn) Chữa lỗi diễn đạt Viết bài tập làm văn số 7

Bài 31

Tổng kết phần văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt Văn bản tường trình Luyện tập về văn bản tường trình

Bài 32

Trả bài kiểm tra Văn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) Trả bài tập làm văn số 7 Văn bản thông báo

Bài 33

Tổng kết phần văn (tiếp theo) Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Bài 34

Tổng kết phần văn (tiếp theo) Luyện tập làm văn bản thông báo Ôn tập phần làm văn

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Lão Hạc

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 5 Câu 5 (trang 35 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Lão Hạc.

Phương pháp giải:

Có 3 ý:

– Cái hay của truyện;

– Đặc sắc của việc xây dựng nhân vật;

– Hiệu quả nghệ thuật của ngôi kể.

Hãy chú ý đến tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật, kết thúc truyện để trả lời ý thứ nhất. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cần xem xét các khía cạnh: miêu tả hình dáng, tâm lí, ngôn ngữ và mối quan hệ giữa các nhân vật. Về hiệu quả nghệ thuật của ngôi kể thứ nhất, nên xem lại phần Tập làm văn đã học ở các lớp trước.

Lời giải chi tiết:

– Cái hay, hấp dẫn của truyện nằm ở việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lý nhân vật và cách lựa chọn ngôi kể.

+ Tình huống truyện: Lão Hạc bán chó làm nổi bật diễn biến tâm lí lão Hạc.

+ Xây dựng nhân vật:

Lão Hạc: giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực.

Ông giáo: tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất (nhân vật “tôi” kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu).

Câu 6 Câu 6 (trang 36 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” qua đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”.

Phương pháp giải:

Em hãy xét xem nhân vật tôi suy nghĩ về vấn đề gì. Những ý nghĩ ấy có đúng với nhân vật trong truyện Lão Hạc hay không? Suy rộng ra, ý nghĩ ấy có đúng không?

Lời giải chi tiết:

– Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

– Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7 Câu 7 (trang 37 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Cảm nhận về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc.

Phương pháp giải:

Em hãy xem xét cuộc đời của vợ chồng chị Dậu (nghèo túng, bị thúc bách sưu thuế, bị ức hiếp, đánh đập), cuộc đời của Lão Hạc (cô đơn, thui thủi, nghèo khổ, bế tắc), và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Từ đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

– Cuộc sống khổ cực:

+ Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn.

+ Họ sống khổ cực trong làng quê.

+ Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc.

– Phẩm chất đáng quý:

+ Trong sạch, lương thiện, giàu tình yêu thương.

+ Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình.

+ Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Hịch Tướng Sĩ

Hịch tướng sĩ

Câu 1 (Câu 1 tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Bài hịch này có thể chia thành 4 đoạn:

a. Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.

b. Phần 2( tiếp … ta cũng vui lòng) Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.

c. Phần 3 ( tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.

d. Phần 4 (còn lại) Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh

Câu 2 (Câu 2 và 3 Tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Hình ảnh sự ngang ngược và tội ác của giặc được miêu tả qua:

– Những chi tiết tả thực:

+ Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.

+ Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.

– Việc sử dụng các biện pháp tu từ:

+ So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.

+ Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó- bắt nạt tể phụ.

b. Lòng yêu nước, căm thù giặc của ta được thể hiện qua

– Những chi tiết tả thực:

+ Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa.

+ Căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

+ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, … ta cũng vui lòng.

– Việc sử dụng các biện pháp tu từ: Liệt kê, các động từ mạnh, các tính từ chỉ cảm xúc

c. Cả hai phần đều nhằm mục đích khởi gợi, khích lệ tinh thần yêu nước của tướng sĩ

Nếu phần trên khơi gợi bằng cách nêu lên thực trạng thì phần dưới nêu lên bằng cách nói lên tâm sự nỗi lòng của vị chủ tướng, thuyết phục tướng sĩ bằng tình cảm.

Câu 3:

Trả lời:

a. Vị trí của bài hịch:

– Xét về độ dài và vị trí trong hệ thống lập luận: Đây là đoạn dài nhất trong bài hịch phê phán những hành động sai của tướng sĩ đồng thời khẳng định những hành động đúng, nên làm.

– Xét về hiệu quả thuyết phục tướng sĩ: thức tỉnh ý thức tự tôn dân tộc, qua đó vạch ra hướng đi đúng đắn, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

b. Đoạn 3 có thể chia thành 3 phần nhỏ:

– Phần thứ nhất: từ các ngươi ở cùng ta đến cũng chẳng kém gì: Ân tình chủ tướng giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ nhà Trần

– Phần thứ hai: Tiếp đến phỏng có vui vẻ không: Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, những hành động sai trái của tướng sĩ khi đất nước bị làm nhục.

– Phần thứ ba: Nay ta bảo đến phỏng có được không: Thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ, chấn chỉnh suy nghĩ, hành động của tướng sĩ cho đúng đắn:

c. Các biện pháp tu từ được sử dụng:

– Điệp ngữ:

+ Dẫn chứng: Hoặc…hoặc, chẳng những….chẳng những,

+ Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ, hành động việc làm sai trái của người nghĩ sĩ dẫn đến những hậu xấu

– Phép đối:

+ Dẫn chứng: Giữa các câu trong đoạn 2, các vế trong các câu

+ Tác dụng: Khẳng định những điều sai trái không nên làm và những điều đúng đắn cần phải làm của người nghĩa sĩ

– So sánh, ẩn dụ: cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì

+ Dẫn chứng: Nhấn mạnh tình chủ tướng ân nghĩa của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ

+ Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên- Mông

d. Mối quan hệ giữa ta và tướng sĩ:

– Khác nhau cơ bản về thân phận: Chủ – tướng

– Song có nhiều điểm giống:

+ Giống nhau về trách nhiệm: Đánh đuổi quân Mông – Nguyên cứu nước

+ Giống nhau về tinh thần, thái độ với đất nước: Yêu nước, có ý thức dân tộc.

Câu 4 (Bài luyện tập 2∗ tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 1):

Trả lời:

– Hịch tướng sĩ có lập luận chặt chẽ, sắc bén thể hiện ở những phương diện:

+ Các đoạn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung: Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược, tác giả đã khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước, khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung, khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình, khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt

+ Mối quan hệ giữa các phần trong đoạn: Để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc tác giả đã chỉ ra những điều đúng sai, nên làm, không nên làm của người nghĩa sĩ

+ Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn: Nội dung các câu trong đoạn đều hướng đến một nội dung chung

+ Mối quan hệ giữa các vế trong câu: Các vế trong câu có sự đối xứng nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau

+ Các quan hệ từ (huống, huống chi, chẳng những…mà…mà” có vai trò quan trọng trong việc liên kết câu

– Các biện pháp tạo hình ảnh, những biểu hiện của cảm xúc trong bài:

+ Hình ảnh có tác dụng gợi cảm cao: Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

+ Giọng điệu và hình thức cú pháp: Khi thì nghiêm khắc, khi nhẹ nhàng bảo ban khuyên giải

+ Những biện pháp tu từ, những thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật cảm xúc (phép đối, điệp ngữ,…)

+ Những chỗ thể hiện cảm xúc trực tiếp: Căm tức, buồn, lo

Câu 5∗:

Trả lời:

Hịch tướng sĩ và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đều là những văn bản được viết theo phong cách chính luận thuyết phục tướng sĩ, nhân dân về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống quân thù bằng những lí lẽ vô cùng thuyết phục. Cả hai tác phẩm đểu được viết trong những thời khắc trọng đại của dân tộc, những thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” cần sự chung tay, đoàn kết chiến đấu của toàn dân tộc. Tuy nhiên, hai văn bản được viết trong hai thời kì khác nhau với văn phong và quan niệm thẩm mĩ khác nhau nên có thể thấy Lời kếu gọi toàn quốc kháng chiến là cách viết trực tiếp, cụ thể còn hịch tướng sĩ được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi hình. Tuy nhiên, sức thuyết phục của cả hai tác phẩm đều có giá trị như nhau.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Ngữ Văn 8 Trợ Từ, Thán Từ

Trợ từ, thán từ

Câu 1 (Bài tập 1 trang 70 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Từ nào là trợ từ đánh dấu cộng, từ nào không phải trợ từ đánh dấu trừ

Câu 2 (Bài tập 2 trang 70 – 71 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Nghĩa của trợ từ lấy: Nhấn mạnh tới mức tối thiểu, đã rất lâu chưa nhận được một lá thư nào

b. Nghĩa của trợ từ nguyên: Nhấn mạnh duy nhất một thứ

Và của trợ từ đến: Nhấn mạnh mức độ cao

c. Nghĩa của trợ từ cả: Biểu thị ý bao hàm

d. Nghĩa của trợ từ cứ: Biểu thị ý nhận mạnh thêm sắc thái khẳng định

Câu 3 (Bài tập 3 trang 71 – 72 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Câu 4 (Bài tập 4 trang 72 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Thán từ Cảm xúc được bộc lộ

Ha ha

bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị

Ái ái

tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột

Than ôi

biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

Câu 5 (Bài tập 5 trang 72 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Câu 1: Chao ôi, những bông hoa hôm nay nở thật rực rỡ

Câu 2: Ô hay, tôi đã nói như thế mà bạn vẫn không hiểu à

Câu 3: Ái chà, dạo này trông anh khá gớm nhỉ

Câu 4: Chị ơi, chị làm giúp em việc này với

Câu 5: Dạ! Cháu đã hiểu được vấn đề rồi ạ

Câu 6:

Trả lời:

Câu: Anh ấy ăn ba bát cơm

– Anh ấy ăn những ba bát cơm

– Anh ấy ăn có ba bát cơm

– Anh ấy chỉ ăn ba bát cơm

– Chính anh ta là người ăn ba bát cơm

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Vbt Ngữ Văn 8 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!