Bạn đang xem bài viết Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Vì sao vẫn phải dùng bản vẽ giấy ?
Chúng ta đang sống trong thời đại 3D. Các công ty phần mềm CAD/CAM vẫn không ngớt lời ca ngợi môi trường làm việc 3D. Bản thân tôi khi mới chập chững bước vào con đường 3D cũng thấy sao mà nó mạnh mẽ quá, uy lực quá rồi cũng nghĩ rằng đúng là việc sản xuất có thể tích hợp từ CAD đến CAM trên môi trường điện toán 3D mà không cần dùng bản vẽ giấy. Trên lí thuyết thì đúng như vậy và trên thực tế cũng đã có một số doanh nghiệp triển khai mô hình làm việc kiểu paperless này nhưng chưa phải là quá phổ biến. Vì vậy, cái việc mà tôi cho là hành xác lẫn nhau theo kiểu người thiết kế tỉ mĩ xuất bản vẽ 2D cho người khác cặm cụi dựng lại 3D vẫn diễn ra khá phổ biến. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy có một số nguyên nhân sau :
Thứ nhất, bản vẽ 2D vẫn là ngôn ngữ chung nhất và là phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong phạm vi một công ty hay với các công ty khác. Ví dụ khi gia công trên máy công cụ, để biết chuẩn gia công và kích thước phôi, dùng bản vẽ 2D sẽ nhanh và đỡ tốn kém hơn việc mua thêm một license bản quyền phần mềm 3D chỉ để làm công việc này.
Thứ hai, không phải tất cả mọi việc thiết kế và gia công đều cần dùng 3D. Dễ thấy nhất là việc gia công lỗ những tấm khuôn. Chỉ cần 1 bản vẽ 2D với các tọa độ cho trước là việc lập trình gia công có thể tiến hành ngay trên máy CNC (tất nhiên là số lượng lỗ vừa phải và đủ đơn giản)
Thứ ba,”bút sa gà chết”. Một bản vẽ được in ra và kí tên, đóng dấu chắc chắn có hiệu lực pháp lí cao hơn một mô hình 3D có thể bị “thay đổi theo tham số” bất cứ lúc nào. Tất nhiên, nếu dùng giải pháp PDM hoặc PLM, sự thay đổi này dễ dàng được kiểm soát nhưng như tôi đã nói ở trên, chưa có nhiều công ty áp dụng kiểu sản xuất paperless nên bản vẽ giấy vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Thứ tư, mô hình 3D đôi khi là một tài sản mang giá trị sở hữu trí tuệ (mang trong bản thân nó những tính toán, phân tích, phương pháp dựng hình …). Vì vậy, nhiều công ty sẽ không đưa trực tiếp cho đối tác mà thường xuất ra bản vẽ 2D hoặc mô hình 3D dạng phi tham số chỉ gồm những đối tượng hình học như điểm, đường, mặt mà thôi.
Thứ năm, khi giao sản phẩm cho đối tác gia công, bạn không thể nói gia công giống với hình dạng 3D mà phải chỉ ra cụ thể đâu là kích thước kiểm soát, kích thước tham khảo, dung sai bao nhiêu, độ cứng thế nào … Trong những tình huống như vậy, nói chuyện bằng bản vẽ 2D sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều (dù model 3D vẫn đưa cho đối tác để bảo đảm profile gia công)
2. Kinh nghiệm dựng model 3D từ bản vẽ 2D
Khi đã xác định tư tưởng là chạy trời không khỏi nắng, tôi xin tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân hy vọng có thể giúp các bạn trong việc mô hình hóa 3D từ bản vẽ 2D
Bước 1 : Kiểm tra bản vẽ
Việc này khá quan trọng nhưng nhiều bạn lại bỏ qua hoặc làm sơ sài để nhảy ngay vào việc dựng hình. Đừng gấp, 80% – 90% thời gian bạn sẽ dành cho việc dựng hình nên hãy bỏ ra chừng 5 phút để kiểm tra những thông tin như sau để tránh tình huống sau này bỗng dưng phát hiện ra “em đã sai hãy làm lại từ đầu”
Số lượng bản vẽ đã đủ hay chưa ? Nhìn vào khung tên để biết bản vẽ này có mấy tờ và bạn đã nhận đủ chưa để chắc rằng bạn có đủ thông tin để dựng hình.
Nhận biết qui ước hướng chiếu. Như các bạn biết trên thế giới tồn tại song song 2 kiểu đặt hình chiếu là First Angle và Third Angle. Nếu trên bản vẽ không ghi, bạn có thể dựa vào xuất xứ của bản vẽ. Thường bản vẽ của Mỹ, Nhật sẽ dùng kiểu Third Angle còn của Việt Nam, ISO sẽ dùng kiểu First Angle.
Nếu bạn nhận được bản vẽ 2D trên máy tính và muốn tận dụng nó để dựng hình thì hãy đo kích thước thực của những đối tượng trên bản vẽ để xác định đơn vị và tỉ lệ thật chính xác.
Bước 2 : Đọc bản vẽ
Không cần vội nhảy vào dựng hình ngay. Hãy dành chừng 10, 15 phút để nhìn tổng thể các hình biểu diễn, xem có bao nhiêu hình chiếu, hình nào là hình chiếu cơ sở, các mặt cắt thể hiện những kết cấu bên trong ở đâu. Lưu ý là bước này các bạn đừng quan tâm đến những tiểu tiết như lỗ, cung lượn, góc vát … Tại sao bạn phải cố nhớ quá nhiều chi tiết khi bạn không cần dùng ngay ? Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình để chuẩn bị cho việc dựng hình sau này.
Bước 3 : Dựng hình
Rồi. Đến bước mà các bạn đang háo hức nãy giờ đây. Tuy nhiên, để thực hiện nó hiệu quả, hãy chú ý một số điểm sau :
Đừng cố gắng ép bản thân mình phải tưởng tượng toàn bộ mô hình 3D rồi mới bắt đầu dựng hình. Hãy dựng từ từ từng bước một. Việc này giúp não ta bớt phải tưởng tượng và trong không ít trường hợp, khi dựng được 1, 2 phần tử nào đó, việc tu duy tiếp những phần tử còn lại sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Bắt đầu với hình chiếu cơ sở và nên vẽ trước các tiết diện 2D với đầy đủ kích thước và ràng buộc hình học. Cố gắng đừng tích hợp quá nhiều đối tượng trong 1 bản sketch (nên để số lượng kích thước nhỏ hơn 9 để dễ kiểm soát sau này)
Nếu bắt đầu với bản vẽ 2D trên máy tính, hãy loại bỏ hết những đối tượng thừa như kích thước, ghi chú, khung tên. Nói chung là chỉ giữ lại những đường biên dạng mà thôi. Việc này vừa giúp ta có được biên dạng rõ ràng để dựng hình, vừa tăng tốc độ làm việc của máy tính. Nên nhớ, phần mềm 3D chuyên dùng để dựng hình, nó không phải dùng để trình bày bản vẽ nên việc đưa toàn bộ 1 bản vẽ chi tiết đồ sộ vào môi trường làm việc của nó chỉ làm chậm quá trình làm việc mà không mang lại hiệu quả. Nếu muốn giữ lại kích thước, tốt nhất hãy in nó ra giấy.
Dùng mọi phương pháp dựng hình có thể để hoàn thành mô hình chứ đừng cố gắng tìm xem người thiết kế ban đầu đã dùng công cụ nào để dựng ra nó và bắt chước họ. Có nhiều trường hợp ta không thể biết cách làm của họ và phải dùng cách dựng hình gián tiếp, tức vẽ trước theo một kích thước và dùng kích thước ghi trên bản vẽ để kiểm tra. Cũng có trường hợp ta nhìn hình chiếu không ra thì dùng cách “thử – sai”, dựng thử, chiếu, dựng lại … cho đến khi đúng
Sau khi đã dựng hình xong, nên kiểm tra lại những kích thước tham khảo của bản vẽ 2D hoặc cẩn thận hơn là xuất mô hình 3D ngược trở về bản vẽ 2D để kiểm tra.
Cuối cùng, đừng hy vọng là bạn sẽ có đủ tất cả kích thước để dựng hình vì việc xuất bản vẽ thiếu kích thước là chuyện bình thường. Lúc đó đừng có la ầm lên là thiếu kích thước thì tui không thể làm được và bỏ dở công việc. Nhớ là bạn đang dùng phần mềm 3D và hơn 90% nó thuộc dạng feature based and parameter softwares (thank to PTC). Trong thời gian chờ xác nhận kích thước từ đối tác, hãy tạm cho nó 1 kích thước hợp lí để công việc được tiếp tục.
3. Lời kết
Hiện tại, mô hình hóa 3D vẫn là việc làm cần thiết và đôi khi nó là một kỹ năng bắt buộc khi đi phỏng vấn xin việc. Đừng nghĩ rằng việc dựng hình là đơn giản và phải làm thật nhanh. Tất nhiên việc dựng càng nhanh càng tốt nhưng dựng được một mô hình chính xác càng tốt hơn. Việc dựng hình nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố : độ nhạy với việc đọc hình chiếu, mức độ thành thạo công cụ dựng hình trên phần mềm và cả kinh nghiệm làm việc. Yếu tố đầu tiên thuộc về năng khiếu nhưng hai yếu tố còn lại bạn hoàn toàn có thể dần dần trang bị cho mình được.
Cuối cùng, khuyến mãi cho các bạn cái clip tôi dựng một mô hình 3D bằng phần mềm Cimatron sử dụng bản vẽ có sẵn từ AutoCAD. Các bạn thấy khi dựng 2 vai, tôi không dùng cách thông thường mà dùng cách “di hoa tiếp mộc”, một thủ đoạn hết sức hay ho của Cimatron để minh họa cho điều mà tôi đã nói ở phía trên : người thiết kế dùng công cụ gì tôi chẳng quan tâm, tôi chỉ tận dụng những thế mạnh mà phần mềm tôi đang sử dụng có để dựng cho được mô hình giống với bản vẽ mà thôi.
Chuyển Đổi Bản Vẽ 2D Thành 3D Với Plugin Trong Photoshop
Công ty E.d. có trụ sở tại Montreal, Canada hãng đã ra mắt một công cụ bổ trợ mới, đó là từ PSD sang 3D, chuyển đổi các bản vẽ 2d thành nội dung 3d.
Hãng nhấn mạnh công cụ vô cùng dễ sử dụng, cho rằng những người làm quen với 3d có ít hoặc không có kinh nghiệm làm 3d giờ có thể bỏ qua giai đoạn mô hình hóa, và trong vài phút, bắt đầu biến các bản phác thảo Photoshop thành các cảnh và nhân vật có thể tạo mô hình 3d được, sẵn sàng cho hoạt hình trong Maya.
Một bản vẽ 2D rất khó để sao chép và vận hành trong môi trường 3d, ngay cả khi bạn biết cách dùng phần mềm, theo lời của Daniel Gies, giám đốc nghệ thuật và công nghệ tại E.d. Chuyển đổi PSD sang 3D, mọi đường nét và nét cọ được truyền vào các lưới 3d, vì vậy các nghệ sĩ có thể mang lại một cái nhìn độc đáo cho phim hoạt hình của họ.
Theo E.d. công cụ này chuyển đổi PSD thành nội dung 3D như một bản nâng cấp cho kỹ thuật được sử dụng để đạt được hiệu ứng 3d với nghệ thuật 2d thông qua After Effects:
PSD chuyển sang 3D thay thế phương thức của After Effects đã lỗi thời thường yêu cầu người dùng tạo ra hàng trăm lớp – layer để đạt được hiệu ứng 3d. Vì After Effects không phải là một công cụ 3d, nên quá trình này diễn ra chậm và khó khăn, thiếu linh hoạt thời gian thực mà hầu hết các người dùng phải lặp đi lặp lại nhiều lần mới hiệu quả. Với PSD sang 3D, một chuyển đổi đơn giản sẵn sàng cho các công cụ Maya chỉ trong vài phút, giúp các nghệ sĩ linh động và nhanh hơn nhiều.
Hãng chỉ ra rằng tất cả các đối tượng 3d tương ứng với các lớp Photoshop gốc, cho phép các nghệ sĩ dễ dàng xây dựng và điều chỉnh các cảnh và nhân vật. Để xem PSD sang 3D hoạt động, hãy xem bản demo bên dưới:
Plugin PSD to 3D hiện có sẵn ở hai phiên bản: PSD sang 3D Lite (CA $ 20) và PSD sang 3D Pro (CA $ 60). Mỗi phiên bản đều tương thích với Photoshop CC 2014 20142012019 và Maya 2016THER2019.
Vẽ càng nhiều càng xấu nhưng tiếp tục vẽ thì sẽ thành vẽ đẹp!
Cách Tạo Biểu Đồ Hình Tròn (Dạng 2D Và 3D) Trong Excel
Không giống loại biểu đồ khác, biểu đồ hình tròn trong Excel đòi hỏi nguồn dữ liệu sắp xếp thành một cột hoặc một hàng. Vì vậy mỗi biểu đồ chỉ thể hiện một loại dữ liệu.
Chỉ có một chuỗi dữ liệu, nếu có nhiều hơn 1 chuỗi mà bạn vẫn muốn vẽ dạng biểu đồ tròn thì các bạn có thể chọn biểu đồ Doughnut.
Không giá trị nào trong dữ liệu mang giá trị âm.
Không có giá trị nào trong dữ liệu mang giá trị bằng không (hoặc rỗng), nếu có thì giá trị đó sẽ không được hiển thị trong biểu đồ tròn.
Không có nhiều hơn 7 – 9 dữ liệu thành phần, bởi vì quá nhiều phần sẽ khiến biểu đồ của bạn khó hiểu.
Ví dụ ta cần tạo biểu đồ hình tròn từ bảng sau:
Ta cần bôi đen cả bảng bao gồm cả 2 ô tiêu đề.
Bước 2: Tạo biểu đồ
Chọn thẻ Insert và chọn biểu tượng biểu đồ tròn và vành khuyên cắt ( Pie & Doughnut) và chọn kiểu biểu đồ tròn mà bạn muốn. Excel hỗ trợ các bạn các kiểu biểu đồ: 2-D Pie (biểu đồ tròn 2D), 3-D Pie (biểu đồ tròn 3D), Doughnut (biểu đồ vảnh khuyên cắt).
1. Biểu đồ tròn 2-D Pie
Nếu muốn vẽ biểu đồ hình tròn dạng 2D thông thường thì các bạn chọn biểu đồ trong phần 2-D Pie.
Trong biểu đồ 2D ngoài biểu đồ dạng thông thường thì các bạn sẽ có thêm kiểu biểu đồ miếng của biểu đồ tròn ( Pie of Pie chart) và thanh của biểu đồ hình tròn (Bar of Pie chart). Những kiểu biểu đồ tròn này sử dụng khi biểu đồ của bạn có quá nhiều phần nhỏ. Các phần này sẽ được hiển thị thêm ở bên ngoài biểu đồ tròn chính.
Khi sử dụng hai dạng biểu đồ này thì ba dữ liệu cuối trong bảng dữ liệu sẽ được xuất hiện ở biểu đồ phụ. Vì vậy các bạn cần sắp xếp dữ liệu hợp lý.
2. Biểu đồ tròn 3-D Pie.
Nếu các bạn muốn biểu đồ hình tròn dạng 3D (khối ba chiều) thì các bạn chọn kiểu biều đồ tròn trong phần 3-D Pie.
3. Biểu đồ Doughnut.
Nếu các bạn có nhiều hơn một loại dữ liệu mà các bạn vẫn muốn vẽ biểu đồ tròn thì các bạn có thể sử dụng biểu đồ Doughnut. Các bạn chỉ cần chọn kiểu biểu đồ trong phần Doughnut.
Bước 3: Tùy chỉnh biểu đồ tròn.
Sau khi đã vẽ xong biểu đồ tròn. Các bạn cần thực hiện một số tùy chỉnh để biểu đồ của bạn khoa học và ấn tượng hơn.
1. Chỉnh sửa tiêu đề của biểu đồ tròn.
Nhấp đúp chuột vào tiêu đề và chỉnh sửa tiêu đề phù hợp cho biểu đồ tròn.
2. Di chuyển và thay đổi kích thước biểu đồ tròn.
Nhấn giữ chuột trái vào biểu đồ tròn và kéo đến vị trí mà bạn muốn di chuyển biểu đồ đến.
Để thay đổi kích thước biểu đồ tròn các bạn đặt con trỏ chuột vào 8 nút nắm xung quanh viền biểu đồ. Xuất hiện mũi tên hai chiều các bạn nhấn giữ chuột trái và tùy chỉnh kích thước tùy ý.
3. Thêm nhãn dán dữ liệu vào biểu đồ tròn.
Nhấn chuột vào biểu tượng dấu + bên cạnh biểu đồ tròn. Sau đó tích chọn chuột vào Data Labels, như vậy nhãn dán dữ liệu sẽ xuất hiện.
1St Abs/Pla Diy 3D In Hình In Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: Eu
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH KHUYẾN MẠI NÀY
Ở đâu bán 1st Abs/Pla Diy 3d In hình in Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: EU-quốc tế giá rẻ nhất?
+ Hiện tại chúng tôi là đơn vị báo giá cung cấp thông tin sản phẩm linh kiện máy tính tốt nhất thị trường, Chúng tôi tổng hợp sản phẩm chất lượng giảm giá, Khuyến mại gửi tới khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Hàng Máy Tính đang hợp tác với sàn TMĐT Lazada, Shopee, TiKi, SenDo Việt Nam tiếp thị sản phẩm và đánh giá sự uy tín của người bán không trực tiếp bán hàng.
+ Hãy Đặt hàng 1st Abs/Pla Diy 3d In hình in Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: EU-quốc tế qua Website trung gian Lazada, Shopee, Tiki hoặc Sendo… bằng cách kéo lên trên và chọn “Tới Nơi Bán” để được trải nghiệm mua hàng online giá ưu đãi nhất.
+ Quyền lợi khi mua 1st Abs/Pla Diy 3d In hình in Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: EU-quốc tế Online:
Mua hàng tại nhà & Thanh toán khi nhận hàng
Sử dụng Mã Giảm Giá để mua hàng rẻ hơn
Thanh toán an toàn, bảo mật, đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế.
Lựa chọn nhà vận chuyển giá rẻ, giao hàng đúng hạn, đảm bảo, uy tín nhất.
Thủ tục đổi trả dễ dàng
Sản phẩm được bảo hành dài hạn.
Đội ngũ hỗ trợ 24/7 tận tâm và chuyên nghiệp
Mua hàng từ nhà cung cấp Bloom Zoom có uy tín không?
Thông số kỹ thuật 1st Abs/Pla Diy 3d In hình in Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: EU-quốc tế
Dòng sản phẩm1st Abs/Pla Diy 3d Printing Print Pen Creative Gift Crafting Drawing Modeling
Loại bảo hànhNo Warranty
Sản phẩm bao gồm1 x 3D printing pen 1 x Power Adapter 1 x English User Manual 1 x 1.75mm PLA Filaments
?1st Abs/Pla Diy 3d In hình in Bút Sáng Tạo Thủ Công Vẽ Mô Hình Màu Xám Cắm: EU-quốc tế?
? Giá Khuyến Mại: 325.000đ ? Thương hiệu: No Brand ✅ Nhà phân phối sản phẩm Bloom Zoom lazada đưa ra giá sản phẩm là 325.000đ. Gian hàng Bloom Zoom được đánh giá uy tín ? chất lượng ? Giao hàng đúng hạn ? giá cực tốt trên lazada ✅ Nhà cung cấp Bloom Zoom đang giảm giá cực sốc tại lazada cam kết ? Chính hãng ? Ship toàn quốc ? Bạn có thể yên tâm Đặt Hàng online ✅ Sku: MTY1OTU2NDc0
? Thông tin nổi bật:
Đầu vào: Ac 100 v-240 vCác 3d Bút Cho Tự Do Vẽ 3d Vật Thể1.75 mét Abs/Pla Chất LiệuThiết Kế Kiểu Dáng công thái học Dành Cho Tối Ưu Xử LýĐầu Ra có thể điều chỉnh Tốc Độ, Độ BềnTrong Nhiều Màu Sơn: Dây Tóc Là Thay Đổi Dễ Dàng Bằng Cách Nhấn MỘT Nút
#Bloom Zoom #No Brand #lazada #hangmaytinh.com #hanggiamgia #websosanh #sosanhgia
Cập nhật thông tin chi tiết về Dựng Mô Hình 3D Từ Bản Vẽ 2D trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!