Bạn đang xem bài viết Dung Biểu Đồ Ven Giải Bài Toán Suy Luận Khó Dung B Ven Giai Toan L 5 Tiep Word Document 2 Doc được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài toán có nhiều cách giải
Trong một H ội nghị có 100 người tham dự, trong đó có 10 người không biết tiếng Nga và tiếng Anh, có 75 người biết tiếng Nga và 83 người biết Tiếng Anh. Hỏi trong hội nghị có bao nhiêu người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh ?
Tổng số lượt người có biết ngoại ngữ T 1 = 83 + 75 = 158 (người)
Tổng số người biết 1 trong 2 thứ tiếng ( hoăc Anh hoăc Nga )
T2 = 100 – 10 = 90 (người)
Tổng s ố người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh
Chồng 2 phần lên nhau sẽ tính ra các kết quả cần tìm
Lớp 5 A có 35 học sinh (HS) làm bài kiểm tra toán cuối Kỳ II . Đề bài gồm có 3 bài toán. Giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo với N hà trường rằng :
C ả lớp mỗi em đều làm được ít nhất một bài, trong đó 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 HS giải được bài toán thứ hai, 10 HS giải được bài toán thứ ba, 5 HS giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 2 HS giải được bài toán thứ nhất và thứ hai, chỉ có một HS được 10 điểm vì đã giải được cả ba bài.
Hỏi lớp học đó có bao nhiêu HS không dự kiểm tra ?
Bài giải : áp dụng ” sơ đồ Ven “
Mỗi hình tròn ghi số HS giải đúng một bài nào đó. Vì chỉ có một HS giải đúng 3 bài nên điền số 1 vào phần chung của 3 hình tròn. Số HS giải đúng bài I và bài II là 2 nên phần chung của hai hình tròn này mà không chung với hình tròn còn lại sẽ được ghi số 1 (vì 2 – 1 = 1). Tương tự, ta ghi được các số vào các phần còn lại. Số học sinh có dự thi kiểm tra là tổng các số đã điền vào các phần : 13 + 5 + 1 + 1 + 4 + 8 + 0 = 32 (HS)
Vậy số HS không dự kiểm tra là : 35 – 32 = 3 (HS) ĐS
Bài Toán Giải Bằng Biểu Đồ Ven
Trong khi giải bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả này mà ta giải được bài toán 1 cách thuận lợi. Những đường cong như thế gọi là biểu đồ VEN.
Sử dụng các hình tròn giao nhau để mô tả các đại lượng và mối quan hệ giữa chúng.
Sơ đồ Ven cho ta cách nhìn trực quan quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán và từ đó dễ dàng tìm ra các yếu tố chưa biết.
Giải bài toán tiểu học dùng phương pháp biểu đồ Ven
Bài 1: Lớp học có 53 học sinh, qua điều tra thấy 40 em thích học môn văn, 30 em thích học môn toán. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu học sinh thích học 2 môn ? có ít nhất bao nhiêu học sinh thích học 2 môn? nếu có 3 học sinh không thích học 2 môn thì lúc này có bao nhiêu học sinh thích học 2 môn.
Giải:
Số học sinh chỉ thích môn Văn là: 53 – 30 = 23 (em) Số học sinh chỉ thích môn Toán là: 53 – 40 = 13 (em) Số học sinh thích cả 2 môn Toán và Văn là: 53 – (23 + 13) = 17 (em) Dựa vào kết quả này và sơ đồ phia trên ta nhận xét: Số học sinh thích học 2 môn nhiều nhất là: 30 em (30 em thích học môn toán cũng nằm trong nhóm 40 em thích học môn văn) và ít nhất là 17 em
Nếu có 3 học sinh không thích học 2 môn thì lúc này số học sinh còn lại là: 53 – 3 = 50 (em) Tương tự khi đó số học sinh chỉ thích môn văn là 20 em, chỉ thích môn toán là 10 em và số học sinh thích cả 2 môn là: 50 – (20 + 10) = 20 (em)
Bài 1: Để phục vụ cho hội nghị quốc tế, ban tổ chức đã huy động 30 cán bộ phiên dịch tiếng Anh, 25 cán bộ phiên dịch tiếng Pháp, trong đó 12 cán bộ phiên dịch được cả 2 thứ tiếng Anh và Pháp. Hỏi:
a, Ban tổ chức đã huy động tất cả bao nhiêu cán bộ phiên dịch cho hội nghị đó. b, Có bao nhiêu cán bộ chỉ dịch được tiếng Anh, chỉ dịch được tiếng Pháp?
Số lượng cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động cho hội nghị ta mô tả bằng sơ đồ ven.
Nhìn vào sơ đồ ta có: Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Anh là: 30 – 12 = 18 (người) Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Pháp là: 25 – 12 = 13 (người) Số cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động là: 30 + 13 = 43 (người) Đáp số: 43; 18; 13 người.
Bài 3: Lớp 9A có 30 em tham gia dạ hội tiếng Anh và tiếng Trung, trong đó có 25 em nói được tiếng Anh và 18 em nói được tiếng Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được cả 2 thứ tiếng?
Các em lớp 9A tham gia dạ hội được mô tả bằng sơ đồ ven.
Số học sinh chỉ nói được tiếng Trung là: 30 – 25 = 5 (em) Số học sinh chỉ nói được tiếng Anh là: 30 – 18 = 12 (em) Số em nói được cả 2 thứ tiếng là: 30 – (5 + 12) = 13 (em) Đáp số: 13 em.
Bài 4: Trong 1 hội nghị có 100 đại biểu tham dự, mỗi đại biểu nói được một hoặc hai trong ba thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Có 39 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 35 đại biểu nói được tiếng Pháp, 8 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi có bao nhiêu đại biểu chỉ nói được tiếng Nga?
Số đại biểu nói được tiếng Pháp hoặc Nga là: 100 – 39 = 61 (đại biểu) Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Pháp là: 61 – 35 = 26 (đại biểu) Số đại biểu chỉ nói được tiếng Nga là: 26 – 8 = 18 (đại biểu) Đáp số: 18 đại biểu.
Bài 5: Có 200 học sinh trường chuyên ngữ tham gia dạ hội tiếng Nga, Trung và Anh. Có 60 bạn chỉ nói được tiếng Anh, 80 bạn nói được tiếng Nga, 90 bạn nói được tiếng Trung. Có 20 bạn nói được 2 thứ tiếng Nga và Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được 3 thứ tiếng?
Số học sinh nói được tiếng Nga hoặc tiếng Trung là: 200 – 60 = 140 (bạn) Số học sinh nói được 2 thứ tiếng Nga và Trung là: (90 + 80) – 140 = 30 (bạn) Số học sinh nói được cả 3 thứ tiếng là: 30 – 20 = 10 (bạn) Đáp số: 10 bạn.
Bài 6: Lớp 5A có 35 học sinh làm bài kiểm tra Toán. Đề bài gồm có 3 bài toán. Sau khi kiểm tra, cô giáo tổng hợp được kết quả như sau: Có 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 em giải được bài toán thứ hai, 10 em giải được bài toán thứ ba, 5 em giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 2 em giải được bài toán thứ nhất và thứ hai,6 em làm được bài toán thứ nhất và thứ ba, chỉ có 1 học sinh đạt điểm 10 vì đã giải được cả 3 bài. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh không giải được bài toán nào?
Biểu diễn số học sinh làm được bài I, bài II, bài III bằng biểu đồ Ven như sau:
Đáp số: 3 bạn
Bài 7. Trong một hội nghị quốc tế có 500 đại biểu tham dự, mỗi đại biểu có thể sử dụng một trong ba thứ tiếng: Anh, Nga hoặc Pháp. Theo thống kê của ban tổ chức, có 60 đại biểu chỉ nói được một trong ba thứ tiếng, 180 đại biểu chỉ nói được hai thứ tiếng Anh và Pháp, 150 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga, 170 đại biểu nói được cả tiếng Nga và tiếng Pháp.
Hỏi: Có bao nhiêu đại biểu nói được cả ba thứ tiếng?
Số người không nói được cả 3 thứ tiếng là:
180 + 60 = 240 (người)
Số người còn lại có khả năng nói được cả 3 thứ tiếng là:
500 – 240 = 260 (người)
Số người nói được 3 thứ tiếng là:
(150 + 170) – 260 = 60 (người)
Đáp số: 60 người.
Bài 1: Lớp 5A có 15 ban đăng kí học ngoại khoá môn Văn, 12 bạn đăng kí học ngoại khoá môn Toán, trong đó có 7 bạn đăng kí học cả Văn và Toán. Hỏi: a, Có bao nhiêu bạn đăng kí học Văn hoặc Toán? b, Có bao nhiêu bạn chỉ đăng kí học Văn? chỉ đăng kí học Toán?
Bài 2: Trên 1 hội nghị các đại biểu sử dụng một hoặc hai trong 3 thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Có 30 đại biểu nói được tiếng Pháp, 35 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 20 đại biểu chỉ nói được tiếng Nga và 15 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi hội nghị đó có bao nhiêu đại biểu tham dự?
Bài 3: Bốn mươi em học sinh của trường X dự thi 3 môn: ném tạ, chạy và đá cầu. Trong đội có 8 em chỉ thi ném tạ, 20 em thi chạy và 18 em thi đá cầu. Hỏi có bao nhiêu em vừa thi chạy vừa thi đá cầu?
Bài 4: Đội tuyển thi học sinh giỏi của tỉnh X có 25 em thi Văn và 27 em thi toán, trong đó có 18 em vừa thi Văn vừa thi toán. Hỏi đội tuyển học sinh giỏi 2 môn Văn và Toán của tỉnh X có bao nhiêu em?
Hoàng Mai @ 10:57 13/05/2017 Số lượt xem: 1372
Các Bài Toán Giải Bằng Phương Pháp Biểu Đồ Ven
CÁC BÀI TOÁN GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ VEN
Ví dụ 1. Đội tuyển thi đá cầu và đấu cờ vua của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có 22 em, trong đó có 15 em thi đá cầu và 12 em thi đấu cờ vua. Hỏi có bao nhiêu em trong đội tuyển thi đấu cả hai môn ?
22 – 12 = 10 (em)
Số em trong đội tuyển thi đấu cả hai môn là:
15 – 10 = 5 (em)
Đáp số: 5 em
Ví dụ 2. Trong một hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu nói được một hoặc hai hoặc ba thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Biết rằng có 39 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 35 đại biểu nói được tiếng Pháp, 8 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi có bao nhiêu đại biểu chỉ nói được tiếng Nga?
100 – 39 = 61 (đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Pháp là:
61 – 35 = 26 (đại biểu)
Số đại biểu chỉ nói được tiếng Nga là:
26 – 8 = 18 (đại biểu)
Đáp số: 18 đại biểu
Ví dụ 3. Trong một hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu có thể sử dụng ít nhất một trong ba thứ tiếng: Nga, Trung Quốc và Anh. Biết rằng có 30 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 40 đại biểu nói được tiếng Nga, 45 đại biểu nói được tiếng Trung Quốc và 10 đại biểu chỉ nói được hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc. Hỏi có bao nhiêu đại biểu nói được cả ba thứ tiếng?
100 – 30 = 70 (đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Trung Quốc là:
70 – 45 = 25 (đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Trung Quốc nhưng không nói được tiếng Nga là:
70 – 40 = 30 (đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Nga và tiếng Trung Quốc là:
70 – (25 + 30) = 15 (đại biểu)
Số đại biểu nói được cả ba thứ tiếng là:
15 – 10 = 5 (đại biểu)
Đáp số: 5 đại biểu
Ví dụ 4.
Lớp 4A có 15 bạn thích môn tiếng Việt, 20 bạn thích môn Toán. Trong số các bạn thích Tiếng Việt hoặc thích Toán có 8 bạn thích cả hai môn Tiếng Việt và Toán. Trong lớp vẫn còn có 10 bạn không thích môn nào (trong hai môn Tiếng Việt và Toán). Hỏi lớp 4A có bao nhiêu bạn tất cả?
20 – 8 = 12 (bạn)
Số bạn thích Tiếng việt nhưng không thích Toán:
15 – 8 = 7 (bạn)
Số học sinh của cả lớp là:
12 + 7+ 8 + 10 = 37 (bạn)
Đáp số: 37 bạn
Bài tập tự luyện:
Bài 1. Lớp 5A có 15 bạn đăng kí học ngoại khoá môn Văn, 12 bạn đăng kí học ngoại khoá môn Toán, trong đó có 7 bạn đăng kí học cả Văn và Toán. Hỏi:
a) Có bao nhiêu bạn đăng kí học Văn hoặc Toán?
b) Có bao nhiêu bạn chỉ đăng kí học Văn? Bao nhiêu bạn chỉ đăng kí học Toán?
Bài 2. Trong một hội nghị, các đại biểu sử dụng một hoặc hai trong ba thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Cho biết có 30 đại biểu chỉ nói được tiếng Pháp, 35 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 20 đại biểu chỉ nói được tiếng Nga và 15 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi hội nghị đó có bao nhiêu đại biểu tham dự?
Bài 3. Trường Ban Mai có 40 em học sinh dự thi ba môn: nhảy dây, chạy và đá cầu. Trong đó có 8 em chỉ thi nhảy dây, 20 em thi chạy và 18 em thi đá câù. Hỏi có bao nhiêu em vừa thi chạy vừa thi đá cầu?
Bài 4. Để phục vụ cho hội nghị quốc tế, ban tổ chức đã huy động 30 cán bộ phiên dịch tiếng Anh, 25 cán bộ phiên dịch tiếng Pháp, trong đó 12 cán bộ phiên dịch được cả 2 thứ tiếng Anh và Pháp. Hỏi: a, Ban tổ chức đã huy động tất cả bao nhiêu cán bộ phiên dịch cho hội nghị đó. b, Có bao nhiêu cán bộ chỉ dịch được tiếng Anh, chỉ dịch được tiếng Pháp?
Bài 5. Lớp 5A có 35 học sinh làm bài kiểm tra Toán. Đề bài gồm có 3 bài toán. Sau khi kiểm tra, cô giáo tổng hợp được kết quả như sau: Có 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 em giải được bài toán thứ hai, 10 em giải được bài toán thứ ba, 5 em giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 2 em giải được bài toán thứ nhất và thứ hai, 6 em làm được bài toán thứ nhất và thứ ba, chỉ có 1 học sinh đạt điểm 10 vì đã giải được cả 3 bài. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh không giải được bài toán nào?
Sử Dụng Biểu Đồ Ven Và Công Thức Tính Số Phần Tử Của Tập Hợp A ∪ B Để Giải Toán
VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết Sử dụng biểu đồ Ven và công thức tính số phần tử của tập hợp AUB để giải toán, nhằm giúp các em học tốt chương trình Toán 10.
Nội dung bài viết Sử dụng biểu đồ Ven và công thức tính số phần tử của tập hợp AUB để giải toán: Ví dụ 2. Lớp 10A có 15 bạn thích môn Văn, 20 bạn thích môn Toán. Trong số các bạn thích văn hoặc toán có 8 bạn thích cả 2 môn. Trong lớp vẫn còn 10 bạn không thích môn nào trong 2 môn Văn và Toán. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu bạn. Ta sử dụng Sơ đồ Ven để giải bài toán. Hình tròn to thể hiện số học sinh cả lớp. Như vậy, ta có: Số bạn chỉ thích Văn là 15 – 8 = 7(bạn). Số bạn chỉ thích Toán là 20 – 8 = 12(bạn). Số học sinh cả lớp là tổng các phần không giao nhau: 7 + 8 + 12 + 10 = 37. BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Bài 1. Một lớp có 40 học sinh, mỗi học sinh đều đăng ký chơi ít nhất 1 trong 2 môn thể thao là bóng đá hoặc cầu lông. Có 30 học sinh có đăng ký môn bóng đá, 25 học sinh có đăng ký môn cầu lông. Hỏi có bao nhiêu em đăng ký cả 2 môn. Số học sinh đăng ký cả hai môn là 30 + 25 – 40 = 15 (học sinh). Bài 2. Ở xứ sở của thần Thoại ngoài các vị thần thì còn có các sinh vật gồm 27 con người, 311 con yêu quái một mắt, 205 con yêu quái tóc rắn và yêu quái vừa một mắt vừa tóc rắn. Tìm số yêu quái vừa một mắt vừa tóc rắn biết có tổng số sinh vật là 500 con. Bài 3. Trong 45 học sinh lớp 10A có 20 bạn xếp học lực giỏi, 15 bạn đạt hạnh kiểm tốt, trong đó có 7 bạn vừa đạt hạnh kiểm tốt vừa có học lực giỏi. a) Lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết muốn được khen thưởng thì hoặc học sinh giỏi hoặc có hạnh kiểm tốt. b) Lớp 10A có bao nhiêu bạn chưa được xét học lực giỏi và hạnh kiểm tốt. Bài 4. Một lớp có 25 học sinh khá các môn tự nhiên, 24 học sinh khá các môn xã hội, 10 học sinh khá cả 2 và 3 học sinh không khá môn nào. a) Lớp có bao nhiêu học sinh chỉ khá tự nhiên. b) Lớp có bao nhiêu học sinh chỉ khá xã hội. c) Lớp có bao nhiêu hoặc khá tự nhiên hoặc khá xã hội. d) Lớp có bao nhiêu em học sinh. Bài 5. Lớp 10A có 35 bạn học sinh làm kiểm tra toán. Đề bài gồm 3 bài toán. Sau khi kiểm tra, cô giáo tổng hợp kết quả như sau: có 20 em giải được bài toán thứ nhất; 14 em giải được bài toán 2; 10 em giải được bài toán 3; 5 em giải được bài toán 2 và bài toán 3; 2 em giải được bài toán 1 và bài toán 2; 6 em giải được bài toán 1 và bài toán 3, chỉ có 1 học sinh đạt được điểm 10 vì giải được cả 3 bài. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh không giải được bài nào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dung Biểu Đồ Ven Giải Bài Toán Suy Luận Khó Dung B Ven Giai Toan L 5 Tiep Word Document 2 Doc trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!