Xu Hướng 9/2023 # Download Font Chữ Hán Nôm, Thư Pháp Đẹp Kiểu Chữ Tống, Khải, Triện, Thảo, Lệ ⇒By Tiếng Trung Chinese # Top 11 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Download Font Chữ Hán Nôm, Thư Pháp Đẹp Kiểu Chữ Tống, Khải, Triện, Thảo, Lệ ⇒By Tiếng Trung Chinese # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Download Font Chữ Hán Nôm, Thư Pháp Đẹp Kiểu Chữ Tống, Khải, Triện, Thảo, Lệ ⇒By Tiếng Trung Chinese được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để phục vụ cho người yêu thích Hán Nôm và các bạn viết Thư pháp hoặc Viết sớ Hán Nôm bằng các phần mềm viết sớ hay các bộ gõ tiếng Trung có hỗ trợ Hán Nôm thì trong 147 Font chữ Hán Nôm sau rất tiện ích cho các bạn.

Thảo thư (草書, cǎoshū, sousho) hay chữ thảo là một kiểu viết chữ Hán của thư pháp Trung Hoa.

So với triện thư, lệ thư, khải thư và hành thư, thì kiểu chữ Thảo thư có bút pháp phóng khoáng và tốc độ viết chữ nhanh hơn cả.

Mức độ đơn giản hóa của chữ thảo là lớn nhất trong số các kiểu chữ Hán có những chữ Hán mà theo lối khải thư thì viết nhiều nét nhưng theo lối thảo thư thì chỉ cần một nét.

Vì vậy thảo thư thường được dùng trong các trường hợp như tốc ký, thực hành nghệ thuật thư pháp, viết thư hay viết nháp một bản thảo.

Tuy nhiên, thảo thư rất khó đọc, những người chỉ quen dùng khải thư (kiểu viết thông thường) có thể không đọc được các văn bản viết bằng thảo thư.

Triện thư (tiếng Trung: giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ.

Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc.

Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

Triện thư chia làm hai loại: Đại triện và Tiểu triện.

Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.

Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự.

Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, do đó, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.

Tiếng Trung: giản thể: 隶书;

Tiếng Trung: phồn thể: 隸書, bính âm: lì shū),

hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc.

Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại.

Lệ thư xuất hiện từ thời Chiến quốc nhưng do lựa chọn của Tần Thuỷ Hoàng, triện thư đã được sử dụng chính thức trong thời gian dài trước khi bị lệ thư thay thế vì tính đơn giản hữu ích của nó.

Lệ thư có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kí tự sau này của Trung Quốc, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán, đánh dấu giai đoạn chữ viết dần thoát khỏi tính tượng hình ban đầu.

Lệ thư là nền tảng phát triển thành khải thư, chữ viết phổ biến của Trung Quốc ngày nay. Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có chiều ngang rộng hơn cao.

Giai đoạn phát triển lệ thư có thể chia làm 2 thời kì: Tần Lệ và Hán Lệ.

Tần Lệ còn chịu nhiều ảnh hưởng từ triện thư.

Hán Lệ dần vứt bỏ được những ảnh hưởng đó để phát triển thành loại chữ mới.

Thời Tây Hán ban đầu vẫn tiếp tục sử dụng loại chữ tiểu triện của nhà Tần, đến giai đoạn nhà Tân bắt đầu nảy sinh nhiều biến hoá lớn, chữ viết nảy sinh nhiều nét thay đổi. Đến thời Đông Hán, lệ thư đã hình thành nhiều phong cách.

Trung văn Phồn thể: 楷書;

Trung văn Giản thể: 楷书; bính âm: kǎishū),

còn gọi là chân thư (真書), chính khải (正楷), khải thể (楷體) và chính thư (正書), là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất (xuất hiện khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách riêng vào thế kỷ 7 CN), do đó đặc biệt phổ biến trong việc viết tay và xuất bản hiện đại (chỉ sau các kiểu chữ Minh thể và gothic sử dụng riêng trong in ấn).

Một trong những nhà thư pháp nổi tiếng nhất viết theo lối hành thư là Vương Hi Chi thời Đông Tấn.

Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên.

Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:

Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại

Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)

Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)

Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書).

Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông.

Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại.

Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ:

Chữ Chính thể (Phồn thể) (正體字)

Chữ Giản thể (簡體字).

1. Chữ Tượng Hình (象形文字):

“Tượng hình” có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.

2. Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字):

Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa “gốc rễ của cây” (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa “ở đây là gốc rễ” và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. “Chỉ Sự” có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.

3. Chữ Hội Ý (會意文字):

Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). “Hội Ý” có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

4. Chữ Hình Thanh (形聲文字):

Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán.

Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó.

Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt” hoặc “trong xanh”.

5. Chữ Chuyển Chú (轉注文字):

Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó.

Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Lạc (樂) cũng có nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là “già” nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú.

Như vậy chữ được hình thành theo phương pháp dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).

6. Chữ Giả Tá (假借文字):

Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm (dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới mà không cần phải tạo ra chữ mới) được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).

Hướng dẫn cài đặt font chữ Hán Thư pháp

Đầu tiên, các bạn tải file tổng hợp font chữ thư pháp về máy, sau đó giải nén và thực hiện cài font chữ thư pháp cho máy tính bằng một trong hai cách sau:

Cách 1: Bạn mở thư mục Fonts của Windows theo đường dẫn C:WindowsFonts. Sau đó bạn copy các file đã giải nén về vào thư mục này, máy tính sẽ thực hiện cài các font chữ cho bạn.

Phông chữ chủ yếu của phần này là Han-Nom Gothic và Nom Na Tong Light

Vì không có kiểu chữ sans-serif cho các ký tự Han-Nom trước năm 2013 nên KeepOut là một trong những thành viên của chúng tôi đã nỗ lực tạo ra một Font chữ sans-serif cho Han-Nom kể từ năm 2012.

Dựa trên phông chữ Minglan của Xia’s (chịu ảnh hưởng của Meiryo và Người sáng lập Lanting Black), công việc về phông chữ mới đã được hoàn thành vào năm 2013. Phiên bản đầu tiên của phông chữ mới này, Han-Nom Gothic (phiên bản 1.00), đã được phát hành vào tháng 8 năm 2013.

Han-Nom Gothic

Kiểu chữ không chân 蹎 明 Minh Lan 蘭 載tải xuống (Google) ?x 載 Hán Nôm Gothic (Kiểu chữ này được thiết kế bởi KeepOut)(矯 ? 空 蹎 。風 ? 呢 得 設 計 ? KeepOut)

Kiểu chữ Tống 矯 ? 宋tải xuống(Google) Han Nom Ming 漢喃明 A Kiểu chữ Khải thểtải xuống (Google) Han Nom Ming 漢喃明 Btải xuống(Google) Han-Nom Kai (Kịch bản thông thường / Kaiti.)

Nom Na Tong Light

Kiểu chữ Nôm Na 漢喃楷 Phiên bản mới nhất của NomNaTongLight.ttf Phiên bản 4.4

● Nom Na Tong Light (Ming. Vui lòng nhấp vào “Tải NomNaTongLight đúng kiểu font”.) ● MingLiU + MingLiU-ExtB (Ming. Bao gồm trong Windows Vista và Windows 7.) ● FZKaiT-mở rộng + FZKaiT-Extended (SIP) (script Regular / Kaiti.) ● HanaMinA + HanaMinB (Bao gồm các ký tự mở rộng Unicode-C.) ● Han Nom A + Han Nom B (Ming.)

Nguồn: chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Nghệ Thuật Trang Trí Chữ Viết, Chữ Kiểu Đẹp, Thư Pháp Bút Sắt

Phong cách nghệ thuật chữ viết tay, chữ viết nghệ thuật hay thư pháp bút sắt

Thuật ngữ “thư pháp bút sắt” nổi tiếng trong những năm gần đây với nhiều cái tên được kể đến. thực chất trên nền tảng chữ viết truyền thống lấy thêm cảm hứng từ nghệ thuật calligraphy phương tây hay nghệ thuật chữ viết tay. Văn bản viết tay được cường điệu hóa với chi tiết hoa văn sáng tao thêm như dây hoa, chim, hoa lá cành, làm cho văn bản kiểu chữ đẹp và nổi bật hơn. Bút mài thầy Ánh nổi lên là cây bút tiên phong dùng trong luyện viết nét thanh nét đậm với nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn có thể tham khảo

Nghệ thuật thư pháp bút sắt là nghệ thuật chữ viết đẹp hay vẽ chữ trên giấy

Nét viết được đánh giá cao với nghệ thuật viết chữ đẹp và người luyện chữ đẹp như hoa mình vào văn bản viết tay của mình. Nghệ thuật viết chữ hay vẽ chữ nghệ thuật trên giấy thường được chọn những cây bút ra mực dễ dàng. ngòi viết tạo độ linh động cao, khác nhiều so với chữ viết thư pháp phương đông dùng bút lông bởi nét thanh nét đậm tạo nên sự sắc bén hay mềm mảnh của chữ viết. Nét viết đẹp với nghệ thuật trang trí điểm nhấn và không gây rối mắt trong văn bản viết tay.

Nghệ thuật trang trí chữ viết có thể gọi là dùng đường nét thổi hồn trong tác phẩm

Nghệ thuật trang trí chữ viết mang tính nghệ thuật cao và được nhiều đánh giá cao trong chữ viết đẹp, tuy nhiên phạm trù này nên dành cho người yêu nghệ thuật thư pháp chữ viết. Với văn bản sáng tạo là quá trình sáng tác nghệ thuật và mang tâm tư tình cảm của người viết nhiều. Chữ viết nghệ thuật có thể vừa đơn giản vừa khó nhưng nếu có tình yêu thwucj sự và sự tập luyện đúng cách thì luyện chữ viết nghệ thuật sẽ vô cùng đơn giản. Hiện nay bút lá tre là sản phẩm được sử dụng nhiều trong luyện chữ đẹp tạo nét thanh nét đậm và nghệ thuật chữ viết sáng tạo, chữ nghệ thuật.

Hình ảnh được sưu tầm từ nhiều tác giả và trích nguồn từ internet. qua bài viết này tôi hi vọng sẽ giúp ích thêm cho các bạn yêu nghệ thuật chữ sáng tạo, chữ kiểu đẹp

7 Cách Nhớ Chữ Hán Và Cách Học Chữ Hán Nhanh, Dễ Nhớ Nhất ⇒By Tiếng Trung Chinese

Cách học tiếng Trung dễ nhớ hay cách nhớ chữ Hán là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc.

Trung tâm tiếng Trung Chinese xin đưa ra 7 phương pháp học nhớ chữ Hán để các bạn tham khảo và thực hành.

Tập viết chữ Hán mỗi ngày và chỉ cần nhớ nhưng từ cơ bản và quan trọng

Không cần thiết để biết hết 50,000 từ tiếng Trung để có thể đọc và viết tiếng Trung vì ngay cả người Trung Quốc cũng không biết được hết.

Chỉ 1500 từ có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ.

Bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh? Vậy hãy chắc chắn các bạn đang tập trung vào tài nguyên chuẩn !

Các vấn đề về sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung

100 từ có thể tạo được 70% của MỌI ngôn ngữ viết

Với 500 từ thông dụng, bạn sẽ có tỷ lệ là 80%+

Nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh, đừng phí thời gian học những chữ cái hiếm gặp vì bạn chẳng bao giờ dùng mà hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất

Tạo flashcard – thẻ nhớ từ là cách tập nhớ chữ Hán rất hiệu quả

Hãy xử lý để poster có độ phân giải cao nhất để khi in ra các chữ không bị mờ

Mỗi từ nên bao gồm phần chữ Hán (Phồn thể hoặc giản thể tuỳ việc bạn học tiếng Đài Loan hay tiếng Phổ thông), phần dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh (cho các bạn muốn ôn luyện cả tiếng Anh) và phần Pinyin

Tập Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và Quy tắc viết chữ Hán

Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình được chia làm hai loại là chữ đơn thể (伊,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung, thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.

Ở đây chúng ta cũng cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?

“Bộ thủ: là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Trong tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ, phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa nếu không chúng sẽ trở nên vô nghĩa, Vì vậy muốn học tốt chữ Trung Quốc chúng ta nên học thuộc các bộ thủ..

Học thuộc các bộ thủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ chúng ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ ấy. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn. trong tiếng Trung vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau, Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.

Phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả.

Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.

Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.

Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.

Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng

Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh

Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.

Chữ này được ghép từ chữ “伊” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.

Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.

Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.

Học từ mới qua Phim ảnh, Tiểu thuyết tiếng Trung

Nghe nhưng bài hát yêu thích của mình bằng tiếng Trung có phụ đề phiên âm. Nghe nhiều sẽ nhớ được chữ Hán lâu hơn

Thay vì xem phim phụ đề hoặc thuyết minh, đọc bản dịch sẵn của truyện, tại sao các bạn không tự thử thách khả năng tiếng Trung của mình bằng việc xem phim đọc truyện thuần tiếng Trung? Việc gắn liền niềm yêu thích phim ảnh, tiểu thuyết với việc học ngoại ngữ sẽ tạo cho bạn một động lực to lớn để học từ mới. Hiện nay các phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán. Vậy khi xem phim bạn hãy nhanh tay note những từ mới lại và học chúng.

Ghi nhớ chữ Tượng hình và chữ Hội ý

Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa,…tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.

Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…

Chữ hội ý và chữ chỉ sự là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa

Vd: “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木”sẽ tạo thành chữ “林”. Chữ “好”nghĩa là tốt được ghép từ chữ “女”và chữ”子”, ý chỉ người phụ nữ sinh được con trai là việc tốt.

Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố. Đây là cách nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt xưa

Khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:

Chim chích mà đậu cành tre Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

(Chiết tự chữ đức 德) Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.

Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo.

Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.

Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình – âm – nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác.

Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ.

Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.

Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ.

Những câu chiết tự kiểu như:

Câu trên là chữ (Chữ an 安) Chiết tự trong chữ Hán đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.

Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình – âm – nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa. Chẳng hạn:

Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể). Hay như:

Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 伊 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 伊 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).

Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm. Tây quốc hữu nhân danh viết Phật, Đông môn vô thảo bất thành “lan”.

Câu trên có thể dịch là: “Nước phương Tây có người tên là Phật”. Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 伋đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải…) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.

Câu dưới có nghĩa: “Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết:thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).

Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:

Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始.Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.

Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.

Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.

Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị.

– Có tú mà chẳng có tài, Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê. (Chữ hy 羲)

– Chữ lập đập chữ nhật, chữ nhật đập chữ thập. (Chữ chương 章)

– Đất thì là đất bùn ao, Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay. Con ai mà đứng ở đây, Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào. (Chữ hiếu 孝)

– Một vại mà kê hai chân, Con dao cái cuốc để gần một bên. (Chữ tắc 則)

– Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu, Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu. (Chữ tỉnh 井)

– Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)

– Đêm tàn nguyệt xế về Tây, Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên 然)

– Con dê ăn cỏ đầu non, Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi. (Chữ mỹ 美)

– Thương em, anh muốn nên duyên, Sợ e em có chữ thiên trồi đầu (Chữ phu 夫)

– Khen cho thằng nhỏ có tài, Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm. (Chữ dũng 勇)

– Thiếp là con gái còn son, Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề. (Chữ hảo 好)

– Ruộng kia ai cất lên cao, Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời. (Chữ tư 思)

– Đất cứng mà cắm sào sâu, Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào. (Chữ giáo 教)

– Em là con gái đồng trinh Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em. (Chữ uy 威)

– Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者)

– Đất sao khéo ở trong cung, Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ. (Chữ cương 疆)

– Muốn cho nhị mộc thành lâm Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày. (Chữ tự 字)

– Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê, Thập trên nhất dưới bẻ què lê. (Chữ pháp 法)

7. Phương pháp phân biệt chữ gần giống nhau

Chữ Hán có rất nhiều chữ có cách viết tương tự nhau hoặc gần giống nhau. Nếu không để ý và phân biệt rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn.

Ví dụ như: nhóm chữ 我 找 钱; 土 士; 未 末; 爪瓜; 贝见; 墫威 戒 戎 戌 戍 戊.

Bạn hãy để liệt kê những chữ giống nhau này và xem kỹ xem chúng có những điểm gì khác nhau, nghĩa của từng chữ là gì để phân biệt chúng. Chỉ cần lưu tâm một chút là có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa chúng.

Nguồn: chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

7 Quy Tắc Vàng Dạy Viết Chữ Hán (Tiếng Trung) Cơ Bản ⇒By Tiếng Trung Chinese

Khi bạn bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, thì việc viết tiếng Trung là việc vô cùng khó nếu bạn chưa hiểu cấu tạo hay đặc điểm của chữ Hán.

Thực ra, bạn chỉ cần nắm chắc 8 nét cơ bản trong tiếng Trung và các quy tắc viết chữ Hán là bạn có thể học tiếng Trung tốt rồi.

Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc tập viết chữ Hán chính xác, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ. Từ đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.

8 Nét cơ bản trong chữ Hán (tiếng Trung)

Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.

Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.

Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.

Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.

Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.

Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.

Nét gập: có một nét gập giữa nét.

Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.

Quy tắc viết chữ Hán tiếng Trung

Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.

Ví dụ: Với chữ Văn 文. Số 8 八。

VD: Số 2 二 số 3三。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.

VD: Với chữ “mai” – míng 明 bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau

Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Cái này được ví như xây thành bao trước, có để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.

VD: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.

VD: chữ “nước” trong nước chảy – 水。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.

– Quy tắc khác: Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶, Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải. Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.

Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.

Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới). Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ品 và chữ 星.

2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.

3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗. Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác) Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文. Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.

5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.

6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.

8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.

9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.

Các nét viết của chữ Hán

Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như sau

Nguồn: www.chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Hướng Dẫn Cách Viết Tiếng Trung Quốc Chữ Hán Cơ Bản Chuẩn Xác ⇒By Tiếng Trung Chinese

Học viết tiếng Trung: Chắc hẳn khi mới đọc tiêu đề thôi thì 100% người chưa biết tiếng Trung hay mới học tiếng Trung sẽ “rất sợ”. Thậm chí ngay cả đối với những người đã học xong Hán ngữ 1 (trình độ cơ bản cho người mới học), thì việc viết tiếng Trung cũng là một trong những phần mà họ cảm thấy khó khăn nhất.

Tuy nhiên là loại chữ tượng hình nên chữ Hán lại có những phương pháp, quy tắc viết mà khi biết được chắc chắn người học sẽ cảm thấy cách viết tiếng Trung không đến nỗi quá khó khi bạn học cả cách viết tiếng Trung trên máy tính và cách viết tiếng Trung trên điện thoại.

1. Quy tắc viết tiếng Trung Quốc (chữ Hán)

Việc đầu tiên của đối với bất kì người học viết chữ Hán nào cũng phải nhớ đó là:

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Quy tắc này được áp dụng cho tất toàn bộ chữ Hán cả giản thể hoặc phồn thể. Sau khi đã thuộc quy tắc viết thì việc tiếp theo chính là ghép nét.

Người học chữ Hán khi học viết sẽ được giới thiệu cách viết tiếng Trung 8 nét, quy tắc thuận bút trong khi viết tiếng Trung.

Thời gian đầu người học sẽ phải thực sự nỗ lực rất nhiều nếu muốn viết được tốt chữ Hán, viết chữ Hán làm sao cho vuông, mác, phẩy sao cho đúng.

Khi đã thuộc và viết được vài chữ, tự nhiên, cảm tình đối với việc học chữ Hán đã có phần tăng lên, rồi khi viết được nhiều chữ hơn, biết được nhiều từ hơn, nhìn xung quanh, chỗ nào cũng thấy bóng dáng của những đồ vật bằng tiếng Hán.

Vậy tổng hợp lại các bước để học cách viết tiếng Trung nào.

Bước #1: Nhớ quy tắc thuận bút “Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”.

Bước #2: Nhớ các nét và cách ghép các bộ trong tiếng Trung.

Bước #3: Viết nhiều.

Trừ vài ngoại lệ, qui tắc chung là từ trái qua phải; từ trên xuống dưới; từ ngoài vào trong. 1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 . 2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 伊 , 入 , 天 . 3. Từ trái qua phải: 州 , 划 , 外 , 辦 , 做 , 條 , 附 , 謝 . 4. Từ trên xuống dưới: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 . 5. Từ ngoài vào trong: 司 , 向 , 月 , 同 , 風 , 风 , 周 . 6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 遊 , 道 , 建 . 7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 樂 . 8. Vào nhà, đóng cửa: 日, 回 , 國 , 国 , 固 , 固 .

7 Quy tắc vàng dạy viết chữ Hán cơ bản

a. Nhớ chữ Hán bằng các bộ thủ

Bộ thủ chính là cách nhớ chữ Hán hiệu quả nhất, mỗi bộ thủ trong tiếng Hán lại biểu hiện một hiện tượng sự vật riêng.

Nhớ được các bộ thủ đó chính là đã nhớ cách viết tiếng Trung như thế nào.

Và việc còn lại chính là ghép các bộ thủ đó với nhau để tạo nên được một chữ hoàn chỉnh.

Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn. Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn.

Mẹo nhỏ cho những người mới học viết tiếng Trung có thể nhớ đó là dùng các mảnh giấy nhớ, ghi lại những bộ thủ hay những từ mới bằng việc tập viết tiếng Trung.

Để những mảnh giấy nhớ đó ở những nơi dễ thấy. Việc nhìn liên tục đó sẽ giúp bạn vừa có thể nhớ chữ vừa có thể nhớ từ.

b. Cách nhớ chữ Hán qua thơ

Các từ chữ Hán được học bằng cách gieo vần nhịp để người học nhớ chữ Hán dễ hơn như:

“Chim chích mà đậu cành tre Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” (Chữ Đức) Hay: “Tai nghe miệng nói đít làm vua”. (Chữ Thánh)

Nhớ chữ Hán bằng cách vẽ lại những từ đấy. Nhớ các nét, mô phỏng lại và vẽ, đây là một trong những cách rất tốt để nhớ chữ Hán

Chữ Hán có hai cách viết là giản thể và phồn thể. Đa phần các giáo trình tiếng Trung đều là chữ giản thể do đó rất nhiều trường hợp đã gặp lúng túng khi tiếp xúc với chữ phồn thể.

Nếu để ý thì cách chữ phồn thể có cách viết chỉ khác chữ giản thể một chút. Trong quá trình học, đừng ngần ngại mà nhờ giáo viên chỉ hướng dẫn cách viết chữ phồn thể (viết tiếng trung) nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với kiểu chữ này.

3. Vd về cách ghép các bộ trong tiếng Trung

想Chữ “xiăng” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Mộc, bộ Mục và bộ Tâm (bộ Mộc ở bên trái viết trước, sau đó tới bộ Mục ở bên phải, cuối cùng là bộ Tâm ở dưới.)

船 Chữ “chuán” gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Chu, bộ Nhi và bộ Khẩu (bộ Chu ở bên trái viết trước, bộ Nhi ở bên phải nằm trên viết sau, cuối cùng là bộ khẩu ở dưới)

4. Trung tâm nào dạy học viết và nhớ chữ Hán (tiếng Trung) cơ bản.

Ban đầu khi học viết tiếng Trung thì bắt buộc bạn phải viết thật chuẩn và đúng từ tiếng Trung đấy, đó sẽ là tiền đề để bạn viết những chữ Hán khác khó hơn.

Có một giáo viên kèm cặp, chỉ bảo chính là cách để có thể nhanh nhất viết được chữ Hán.

Tiếng Trung Chinese với đội ngũ giáo viên là những người đã tốt nghiệp thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, đại học Vân Nam sẽ là những người lý tưởng nhất để giúp bạn học viết và nhớ chữ Hán.

Với các khóa học tại tiếng Tiếng Trung Chinese bắt đầu từ bài 5, người học sẽ được học tư duy bằng chữ Hán. Tập viết tiếng Trung vào vở hoàn toàn bằng chữ tượng hình.

Việc tư duy bằng chữ hán sẽ giúp bạn học phản xạ tiếng Trung. Nhớ tiếng Trung nhanh và lâu hơn. Học viết ngoại ngữ đặc biệt là chữ tượng hình như viết tiếng Trung (chữ Hán) rất cần sự kiên trì của người học cùng một cách học tiếng trung hiệu quả.

21 bài Học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu

Nguồn: www.chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Toàn Thư Tự Học Chữ Hán

TOÀN THƯ TỰ HỌC CHỮ HÁN

TRẦN VĂN CHÁNH – LÊ ANH MINH

NXB TRẺ

LỜI NÓI ĐẦU

Sách này được biên soạn đặc biệt dành cho những người tự học chữ Hán. Gọi là “Toàn thư” không nhằm ý tưởng đạt đến sự toàn diện, hoàn hảo vốn không bao giờ có thực. Nhưng vì nội dung của sách bao gồm cả nhiều trình độ khác nhau, từ nhập môn đến nâng cao, với những nhu cầu và mục đích có thể khác nhau ít nhiều, đồng thời cũng cố gằng cung cấp một lượng kiến thức có tính đa dạng bao quát nhiều lãnh vực, thuộc nhiều thể loại văn bản khác nhau của chữ Hán.

1.NHẬP MÔN: gồm 126 bài học ngắn đi từ dễ đến khó, mỗi bài đều có phiên âm, dịch nghĩa, giải thích từ mới và ngữ pháp

2. NÂNG CAO: người học sau khi học kỹ phần này 9tong63 cộng 102 bài) có thể nắm vững thêm một số từ vựng và trí thức ngữ pháp cần yếu để đọc hầu hết các sách chữ Hán thuộc nhiểu thể loại, trình độ khác nhau.

3.THƯ PHÁP: phần này do anh Lê Anh Minh chuyên trách biên soạn, có tính chuẩn xác và kinh điển cả về lý thuyết lẫn thực hành, để giúp những bạn yêu thích thư pháp có luôn tài liệu tham khảo chung trong một bộ sách gọi là Toàn thư tự học chữ Hán này .

Sau cùng,chúng tôi mong nhận được sự góp ý của những bạn đồng thanh khí, nhất là từ phia những người trực tiếp dùng sách để sau này sẽ bổ xung, hoàn chỉnh thêm khi có dịp táo bản.

TRẦN VĂN CHÁNH

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Thư mục tham khảo

Phần mở đầu

NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN

A. Chữ hán : tình chất và cấu tạo

B. Sự phát triển của hình thể chữ Hán

C. Vấn đề viết chữ Hán

1. NHẬP MÔN

BÀI KHÓA : từ bài 1 đến bài 126

NGỮ PHÁP

II. NÂNG CAO

Phần thứ nhất

VĂN SỬ TRIẾT TINH TUYỂN

Phần thứ hai

KINH LUẬN PHẬT GIÁO

Phần thứ ba

VĂN BẠCH THOẠI

III. THƯ PHÁP

Phần một: TỔNG QUÁT

Phần hai: LUYỆN TẬP

PHỤ LỤC

I Tam tự kinh

II. Một số mẫu thư pháp minh họa

III. Một số chữ thảo viết tắt dùng trong kinh Phật

Cập nhật thông tin chi tiết về Download Font Chữ Hán Nôm, Thư Pháp Đẹp Kiểu Chữ Tống, Khải, Triện, Thảo, Lệ ⇒By Tiếng Trung Chinese trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!