Xu Hướng 9/2023 # Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 11 : Chứng Minh Nhận Định Về Truyện Ngắn # Top 17 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 11 : Chứng Minh Nhận Định Về Truyện Ngắn # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 11 : Chứng Minh Nhận Định Về Truyện Ngắn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(Đề thi gồm 01 trang)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC 2023 – 2023

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi…Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù. Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối… Luyện được cách “ngắt kết nối” trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn. Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối.

(Trích Kết nối và ngắt kết nối – Hà Nhân theo Sống như cây rừng)

Anh/chị có đồng tình với ý kiển của tác giả Hà Nhân: Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối.

Câu 2 (12 điểm)

Nhận định về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số truyện ngắn tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Người ra đề: Trần Thị Thanh Xuân – Phạm Thị Bình

HƯỚNG DẪN CHẤM

* Yêu cầu về kĩ năng:

Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí; bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

* Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể luận giải vấn đề theo quan điểm riêng của mình song cần logic, hợp lí và đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Ngắt kết nối: là khi con người ngừng sử dụng Internet làm phương tiện để tương tác với thế giới mạng.

– Khoảng lặng ngắt kết nối là khi con người đã thoát khỏi sự chi phối, tác động bởi thế giới mạng.

à Khẳng định khoảng lặng ngắt kết nối là cần thiết và hữu ích với mỗi người.

– Khoảng lặng ngắt kết nối giúp con người không bị cuốn theo vòng xoáy thông tin hỗn độn; thoát khỏi thế giới ảo để dành thời gian cho việc cảm nhận cuộc sống thật, xây dựng những mối quan hệ gần gũi ngay cạnh mỗi người.

– Khoảng lặng ngắt kết nối là sự cần thiết để con người có thời gian, điều kiện để di dưỡng tâm hồn mình được trong lặng, an yên giữa cuộc sống gấp gáp, hối hả của thời đại số, thế giới phẳng.

à Kết nối để sống nhanh cùng thời đại, ngắt kết nối để sống chậm cho tâm hồn. Kết nối hay ngắt kết nối đều quan trọng và không thể thiếu với bất cứ ai trong thời đại công nghệ số.

– Tuy nhiên cần thấy khoảng lặng ngắt kết nối cần được thực hiện đúng thời điểm để không ảnh hưởng tới công việc và người khác.

– Thái độ đúng đắn của chúng ta trong thời đại công nghệ thông tin: bên cạnh việc học cách kết nối là học cách ngắt kết nối đúng lúc. Học sống chậm giữa đời nhanh.

( Cùng với việc đưa ra lí lẽ thí sinh cần có các dẫn chứng sinh động lấy từ xã hội để làm sáng tỏ luận điểm)

Câu 2 (12 điểm)

* Yêu cầu về kỹ năng

– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

– Bố cục mạch lạc; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức

– Khái niệm truyện ngắn: truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ với một dung lượng hiện thực, số lượng nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian…tương đối hạn chế.

– Nói truyện ngắn là “một kì quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường” là cách nói có tính liên tưởng, so sánh:

+ Kì quan nghệ thuật: công trình nghệ thuật độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt.

+ Kì quan nghệ thuật bé nhỏ: quy mô nhỏ bé, có tính giới hạn.

+ Có sức chấn động phi thường: Có giá trị và sức tác động, ảnh hưởng rộng lớn tới người đọc.

à Nhận định vừa nêu lên đặc trưng cơ bản của truyện ngắn: một thể loại bị giới hạn về thế giới nghệ thuật nhưng có sức khái quát cao về giá trị tư tưởng vừa khẳng định và đề cao vị trí cũng như sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này.

– Ngôn ngữ ít, số trang ngắn và bị giới hạn nhưng hàm súc, cô đọng nên có sức chứa lớn về tư tưởng.

– Thời gian, không gian bị hạn chế (chỉ tập trung phản ánh 1 thời điểm tiêu biểu, 1 địa điểm cụ thể) nhưng đó là những thời khắc và những điểm không gian có ý nghĩa, có khả năng dồn nén sức nặng hiện thực. Ngoài ra, không gian, thời gian còn được mở rộng bằng sự hồi tưởng, liên tưởng nên vẫn khái quát được cả cuộc đời và cả 1 thế hệ…

– Số lượng nhân vật thường ít, tính cách không quá phức tạp nhưng thường được miêu tả ở những khía cạnh nổi bật nhất (ngoại hình, nội tâm, hành động…) và được đặt trong tình huống để bộc lộ nhận thức và hành động.

– Cốt truyện đơn giản, ít sự kiện nhưng lại chú ý xây dựng những chi tiết đắt, có sức cô đọng, khái quát khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

– Kết cấu đơn giản, không phức tạp nhưng luôn tạo những bất ngờ và đột biến thông qua việc xây dựng phần mở đầu ấn tượng, hấp dẫn và kết thúc bất ngờ, thú vị.

– HS chọn một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 để phân tích, chứng minh. Trong quá trình phân tích chứng minh cần làm nổi rõ tính ” bé nhỏ” (sự giới hạn về thế giới nghệ thuật) và ” sức chấn động phi thường ” (ý nghĩa và giá trị khái quát sâu xa) của tác phẩm truyện ngắn.

– Nhận định đã khái quát chính xác đặc trưng cơ bản và giá trị, sức hấp dẫn của thể loại truyện ngắn: truyện ngắn là phải ngắn, nhưng lại có sức khái quát, sự cô đọng, tinh chất.

+ Do đó, để tiếp nhận một truyện ngắn cũng đòi hỏi sự công phu, kĩ lưỡng và một sự cảm thụ vô cùng tinh tế của người đọc trong việc đọc – hiểu và lĩnh hội một tư tưởng lớn, một thông điệp sâu và một tài năng nghệ thuật viết truyện đặc sắc chứa đựng trong một truyện ngắn.

* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt HD chấm; khuyến khích những bài làm sáng tạo./.

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Văn Lớp 11, Đề 2

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ X NĂM 2023

MÔN: NGỮ VĂN 11

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức:

Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Lời tâm sự của Alexander với thầy: Con sẽ chiến thắng Ai cập và Thổ Nhĩ Kì. Đó là những khao khát, tham vọng lớn lao của con người trong cuộc sống. Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an là mục đích cuối cùng Alexander muốn đạt tới – được hưởng hạnh phúc, bình an. Lời khuyên của thầy Aristotle: Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không? Mục đích bé nhỏ ấy có thể thực hiện ngay bây giờ thì tại sao lại phải đi kiếm tìm ở đâu xa.

– Câu chuyện gợi ra cho mỗi người bài học quý giá và sâu sắc về cuộc sống: Đừng nên mải chạy theo những tham vọng lớn lao trong cuộc đời mà quên đi những hạnh phúc bình dị xung quanh mình.

– Mỗi con người đều nuôi dưỡng những khát khao, tham vọng cho đời mình và mong ước thực hiện chúng bằng mọi cách. Những tham vọng lớn có thể giúp con người đi đến thành công, mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

– Mục đích sau cùng của đời người chính là để đạt đến một ước vọng: hạnh phúc. Hạnh phúc là ở ngay trong hiện tại, rất giản dị, gần gũi xung quanh cuộc sống chúng ta. Khi trạng thái tinh thần thoải mái, trong lòng nhẹ nhàng, thanh thản là lúc con người có được an vui, hạnh phúc. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống.

– Khi quá mải mê chạy theo tham vọng, con người có thể vô tình bỏ quên những hạnh phúc mình đang có. Họ đã lãng phí, đánh mất thời gian, sức khỏe, quên đi bản thân, gia đình, thậm chí dùng mọi thủ đoạn, đánh đổi nhân cách, mạng sống, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh… để cuối cùng nhìn lại mới thấy tiếc nuối, xót xa, ân hận, có khi phải trả giá đắt cho những tham vọng không cùng.

– Con người luôn gắng sức làm việc để mong có tiền tài, danh vọng và quyền thế… Trong cuộc sống, đừng để công việc và những ham muốn cuốn mình đi. Hãy tìm những niềm vui bình dị, sống sao để có được cảm giác hạnh phúc cho mình và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.

– Phê phán những kẻ chạy theo tham vọng cá nhân bằng mọi giá và những kẻ sống vô tâm, lười biếng, không mục đích.

– Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống mỗi người là những hạnh phúc bình dị, thiết thực ngay bên cạnh mình chứ không phải là việc theo đuổi những tham vọng không phút giây ngừng nghỉ. Hãy thực hiện tham vọng khi nó mang đến những lợi ích thiết thực cho bạn và những người xung quanh, đừng để đánh mất những hạnh phúc thực sự trong cuộc sống

– Tạo được sự cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đời sống cá nhân và xã hội, biết cảm nhận niềm an vui trong hiện tại…chính là niềm hạnh phúc và cũng là khát vọng đích thực mà mọi người hướng tới.

Câu 2 (12,0 điểm)

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Lí giải ý kiến:

Ý kiến của Bertold Brecht đúng đắn và xác đáng vì:

– Xuất phát từ quy luật sáng tạo của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng: Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. Vì thế, cái hay của một tác phẩm văn học, một bài thơ được tạo nên từ chính cái đẹp chân thực, mộc mạc, dung dị, gần gũi với đời thường, thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Thơ không như thứ rượu quỳnh tương, nấu lâu, cất kĩ, rót ra chén ngọc rồng mà như nước suối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi khe núi. (Phạm Thế Ngũ).

– Xuất phát từ đặc trưng của thơ trữ tình: Sự chân thực, giản dị của cảm xúc và ngôn ngữ là một đặc tính cơ bản của thơ: cảm xúc nảy nở từ lòng thi nhân một cách chân thành, thắm thiết; câu chữ không cần trau chuốt hay “thần bí hóa”; ngôn ngữ dễ hiểu, cô đúc, trong sáng.

– Xuất phát từ chức năng của văn học, trong đó có thơ ca: Thơ khởi nguyên là sự lên tiếng của trái tim, là sự rung động tâm hồn của nhà thơ nhưng trở thành tiếng lòng chung của muôn người, tiếng gọi đàn, thành tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình với người đọc, thơ là một ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng, là ánh sáng mạnh mẽ hướng con người đến vẻ đẹp của chân, thiện, mĩ.

* Nội dung:

– Sự chân thực, dung dị thể hiện ở chất trữ tình, chất tự trào hóm hỉnh và những cung bậc của tình yêu thương dành cho người vợ của nhà thơ. Qua cái nhìn vừa trân trọng vừa xót xa, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh. Bên cạnh hình ảnh bà Tú với những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc sống là một bà Tú với những đức tính cao đẹp: đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng con, giàu đức hi sinh thầm lặng. Hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương mang vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam.

– Đằng sau lời tự trào là cả một tấm lòng yêu thương, quý trọng, tri ân vợ của Tú Xương. Qua những lời tự trào, tự trách, thậm chí tự xỉ vả bản thân, ta thấy được tâm sự và nhân cách của Tú Xương: một nhà nho đầy tự trọng trong sáng, vị tha khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thông với vợ. Đó là một người đàn ông có tâm, có ý thức, trách nhiệm.

– Từ hoàn cảnh riêng, Tú Xương lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Đây chính là ý nghĩa xã hội chân thực của bài thơ.

1,5

* Nghệ thuật:

– Vẻ đẹp giản dị được biểu hiện ở màu sắc dân gian từ đề tài cho đến bút pháp. Sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu trào phúng thâm thúy một cách tự nhiên đã thể hiện rõ phong cách thơ Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc

– Sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm: Cả tám câu thơ không có từ nào cầu kì, khó hiểu. Tất cả đều gần gũi, quen thuộc như lời nói trong cuộc sống thường ngày. Sử dụng thành ngữ dân gian, cách nói khẩu ngữ: tiếng chửi được sử dụng rất tự nhiên mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

– Tiếp thu một cách có sáng tạo hình ảnh trong thơ ca dân gian (hình ảnh con cò, thân cò) để xây dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang vẻ đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo.

1,0

* Thương vợ của Tú Xương là bài thơ soi sáng tâm hồn con người, mang lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống. Bài thơ giúp người đọc thấy được vẻ đẹp đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam nói chung, đồng thời, thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính – Tú Xương. Bên cạnh đó, bài thơ có tác dụng bồi đắp những tình cảm tốt đẹp cho con người: biết thấu hiểu, tri ân trong cuộc sống.

0,5

* Nội dung:

– Sự dung dị thể hiện ở tiếng nói tình yêu đơn phương chân thực, mộc mạc mà không kém phần mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Điều này được thể hiện qua việc nhà thơ dựng lên khung cảnh làng quê Việt nam với những hình ảnh gần gũi, thân quen như cây đa, bến đò, mái đình, vườn trầu, hàng cau…

– Trên nền bức tranh khung cảnh ấy là cả một dòng tâm trạng tương tư với nhiều cung bậc cảm xúc đan xen và hơn tất cả là niềm khát khao được người mình yêu đáp lại, thấu hiểu để có được tình yêu trọn vẹn, khát khao chung tình, hướng đến hôn nhân.

– Tương tư là một bài thơ hay viết về tình yêu – một thứ tình yêu trong sáng, đơn phương và rất mãnh liệt. Hồn quê Việt thấm đượm trong từng dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét đẹp văn hóa dân gian.

1,5

* Nghệ thuật: Mặc dù có những nét độc đáo, mới mẻ của Thơ mới, nhưng bao trùm cả bài thơ là sự dung dị được biểu hiện qua thể thơ lục bát mang đậm phong vị ca dao; tâm trạng của nhân vật trữ tình được phô diễn một cách chân thành, mộc mạc, da diết qua cách nói truyền thống gần gũi với dân gian; nghệ thuật tạo hình ảnh độc đáo; chất liệu ngôn từ chân quê đậm chất dân gian; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

1,0

Với thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc, sự xuất hiện của Tương Tư giữa phong trào Thơ mới vốn đầy ắp sự cách tân, đổi mới đã thực sự làm lay động tâm hồn người đọc, giúp ta hiểu được hồn thơ của Nguyễn Bính (tìm về chân quê như một chốn bình yên trong tâm hồn). Bài thơ cho ta cảm nhận vẻ đẹp của những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đơn phương, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước.

0,5

– Ý kiến của Bertold Brecht cho ta hiểu thêm về giá trị và cái đẹp của thơ ca đích thực. Bài thơ Thương vợ của Tú Xương và Tương tư của Nguyễn Bính chứa đựng vẻ đẹp giản dị và có cảm xúc chân thành, đó là yếu tố tạo nên giá trị độc đáo cho hai thi phẩm. Hai bài thơ là những minh chứng tiêu biểu cho ý kiến của Bertold Brecht.

– Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác những tác phẩm có giá trị, tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người. Người đọc phải cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, mộc mạc, giản dị của tác phẩm văn chương mới thấy hết được giá trị đích thực của một tác phẩm văn học chân chính.

Theo chúng tôi

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Văn Lớp 11. Đề 1

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 1

Câu 1( NLXH- 8 điểm)

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa đẹp đẽ.

Suy nghĩ của anh/chịgợi lên từ hiện tượngtrên.

Nhắc nhở:

Viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 800 chữ.

Có thể đặt tên cho bài viết nhưng không bắt buộc.

Viết rõ ràng! bất cứ sự tẩy xoá nào cũng cần sạch sẽ.

Khuyến khích sáng tạo trong cảm nhận – suy ngẫm và thể thức làm bài.

Câu 1 – NLXH (8 điểm):

I.Về kĩ năng.

– Thí sinh cần viết một bài văn NLXH hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, trình bày ngắn gọn, lập luận sắc sảo, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận cơ bản.

– Diễn đạt trong sáng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Khuyến khích sự sáng tạo trong cách viết, biết đặt nhan đề ấn tượng, biết xoáy ý đậm nhạt, biết lựa chọn dẫn chứng thuyết phục, có cảm nhận suy ngẫm riêng.

Ban đầu, Hộ thuộc ” phe nước mắt”, sau thuộc phe ” ráo hoảnh”- đôi mắt ” vằn lên” sau những lần uống rượu.

Sự ân hận, sự thức tỉnh của Hộ: trong nước mắt và bằng nước mắt:

+ ” Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mặt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phía, vừa đi vừa nuốt nghẹn“: biểu hiện của tâm trạng bức bối, khổ sở vì bất lực trước hoàn cảnh.

+ ” Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh ma người ta bóp mạnh.”, “Chao ôi! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc“: đó là những giọt nước mắt ân hận, xót xa. Nước mắt đã thanh lọc tâm hồn, nâng cao nhân cách của Hộ, giữ anh lại trước vực thẳm sa ngã, bảo vệ lẽ sống tình thương.

-Nghệ thuật miêu tả “nước mắt”, miêu tả tâm lí của Nam Cao góp phần khắc hoạ tâm trạng nhân vật.Nước mắt đã phản ánh bi kịch tinh thần đau đớn của các nhân vật bị rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn, bế tắc, không lối thoát trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tuy vậy, nước mắt còn là sự thể hiện của khát vọng vươn lên trong lẽ sống nhân đạo.

-Miêu tả nước mắt của các nhân vật, Nam Cao thể hiện tấm lòng cảm thông, yêu thương, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người, kể cảnhững con người đã bị tha hoá. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.

– Nam Cao cầm bút để giữ gìn sự trong trẻo cho những giọt nước mắt của con người, đấu tranh cho tình người, tính người đang bị các thế lực thống trị( cường quyền, bạo lực, môi trường sống)chà đạp, làm cho con người xứng đáng với con người. Tư tưởng này được thể hiện bằng mộtgiọng điệu riêngđó là giọng của nước mắt đã ráo khô- bề ngoài thì lạnh lùng, bên trong đau xót. “Nước mắt” là một phương diện làm nên gương mặt nghệ thuật của Nam Cao.

III. Biểu điểm:

-Điểm 11-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, tỏ ra có kiến thức vững vàng, cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, văn giàu cảm xúc, diễn đạt tốt.

-Điểm 9-10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, kiến thức về tác phẩm vững vàng, có cảm nhận khá sâu sắc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mắc vài lỗi diễn đạt không đáng kể.

-Điểm 7-8: Hiểu vấn đề, biết bàn luận đúng trọng tâm nhưng ý chưa thật sâu sắc; bố cục bài hợp lí, diễn đạt ý mạch lạc, còn một số sai sót về dùng từ, chính tả …

-Điểm 5-6: Hiểu bài nhưng lúng túng trong việc triển khai luận điểm, bố cục chưa chặt chẽ, diễn đạt có chỗ chưa trong sáng.

-Điểm 3-4: ý nghèo nàn không đúng trọng tâm; diễn đạt lủng củng, không trong sáng.

– Điểm 1-2: Bài làm lan man, lệch đề.

-Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.

Theo chúng tôi

Đề Thi Chọn Đội Tuyển Học Sinh Giỏi Môn Văn Lớp 11

Hướng dẫn

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIITRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11Năm học 2023 – (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) 2016

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 ( 8,0 điểm)

Nước mắt của mẹ là cuộc sống của con.

Câu 2 ( 12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

“Tình huống truyện đã làm cho mạch truyện trong tác phẩm phát triển như một vở kịch”

Trình bày ý kiến của anh/chị qua tác phẩm ” Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

…………….Hết…………….

Người ra đề:Vương Thị Vân Anh

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIITRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

HƯỚNG DẪN CHẤM

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI Năm học 2023 – 2016 11

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

HS biết làm bài NLXH. Xác định đúng vấn đề cần bàn.

Dẫn chứng hợp lí, diễn đạt sắc bén…

1

Nước mắt của mẹ là cuộc sống của con.

8,0

a

Dẫn dắt vấn đề

0,5

b

Giải quyết vấn đề

7,0

· Giải thích

” Nước mắt”: là biểu hiện một trạng thái cảm xúc mãnh liệt của con người, biểu hiện của niềm vui, nỗi buồn.

” Nước mắt của mẹ”: là giọt nước mắt của những giây phút hạnh phúc, khổ đau

” Nước mắt mẹ là cuộc sống của con”: giọt nước mắt của mẹ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của con.

Câu nói làm sang lên vẻ đẹp tình mẫu tử, những chime nghiệm thấm thía: cuộc sống ta có được từ bao chắt chiu, nhọc nhằn của mẹ, cuộc sống của ta là tất cả ý nghĩa với đấng sinh thành.

2,0

· Phân tích, chứng minh:

– ” Nước mắt của mẹ”: giọt nước mắt của khổ đau, phản chiếu bao vất vả toan lo, mẹ đã hi sinh thầm lặng cho con, cho con bao ngọt ngào và đắng cay nhận về, cuộc sống của con có bóng dáng cuộc đời tảo tần của mẹ. ( dẫn chứng)

– ” Giọt nước mắt của mẹ”: là giọt nước mắt của hạnh phúc, hạnh phúc khi con trưởng thành, lớn khôn, sống có ích. Con hiểu ra: cuộc sống của con thật ý nghĩa bởi đằng sau luôn có ánh mắt dõi theo, nâng niu, chở che… (dẫn chứng)

4,0

· Bàn luận, mở rộng

– Giọt nước mắt của mẹ như nhắc nhở ta về giá trị cuộc sống làm người, là động lực thắp lên thành công… Chúng ta sống sao để giọt nước mắt kia chỉ là giọt nước mắt của hạnh phúc.

– Buồn cho những đứa con không biết quý trọng cuộc sống của mình để rồi đem lại khổ đau cho đấng sinh thành.

1,0

c

Kết thúc vấn đề

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

0,5

* Cách cho điểm:

– Điểm 7-8: Bài viết hiểu đươc vấn đề đặt ra bản tin, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, sáng tạo, có kiến thức xã hội phong phú.

– Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi.

– Điểm 3-4: Hiểu đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt.

– Điểm 1-2: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, chưa chú ý trình bày suy nghĩ về vấn đề được đặt ra. Diễn đạt còn nhiều lỗi.

– Điểm 0: không viết gì hoặc không hiểu gì về đề.

* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết có lập ý sáng tạo, đưa ra được những suy nghĩ, kiến giải, đề xuất sâu sắc, thuyết phục.

2

“Tình huống truyện đã làm cho mạch truyện trong tác phẩm phát triển như một vở kịch”

12,0

1

Đặt vấn đề

0,5

2

Giải quyết vấn đề

11,0

a

· Giải thích:

– Tình huống truyện là một hoàn cảnh đặc biệt của đời sống được tái hiện trong tác phẩm, qua đó nhân vật bộc lộ trọn vẹn con người thật, giúp nhà văn thể hiện quan điểm, thái độ về cuộc sống, con người, nghệ thuật.

– Có ba loại tình huống: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng và tình huống hành động. Tình huống trong ” Chữ người tử tù” là tình huống hành động

– Tình huống là yếu tố hạt nhân để tạo nên câu chuyện, sự phát triển của tình huống sẽ kéo theo diễn biến mạch truyện, tình huống tạo yếu tố kịch tính cho mạch truyện

2,0

b

· Chứng minh qua ” Chữ người tử tù”

– Tình huống trong tác phẩm độc đáo, trớ trêu, éo le. Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục: một người là chủ thể sáng tạo cái đẹp, song oái oăm thay lại là một tử tù và người kia là người coi tù lại tha thiết muốn có được chữ đẹp từ tử tù. Họ là những người đối địch nhau trên bình diện xã hội nhưng là tình tri kỉ trên bình diện nghệ thuật.

– Nhà văn đã đặt nhân vật vào những khoảnh khắc đặc biệt buộc nhân vật phải đưa ra hành động quyết định. Từ đó thắt nút, dẫn đến cao trào và mở nút cho câu chuyện, tạo kịch tính cho mạch truyện

( học sinh chọn phân tích dẫn chứng để làm rõ)

6,0

c

Nhận xét, đánh giá:

– Tình huống giúp các nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét: Huấn Cao tài năng, có tâm trong sáng, khí phách hiên ngang. Viên quản ngục có tấm long biệt nhỡn liên tài, có sở nguyện cao quý, là ” thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

– Tình huống tạo nên tính kịch cho truyện, qua đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ và niềm tin về cái đẹp của Nguyễn Tuân

– Tình huống truyện thể hiện tài năng nghệ thuật và phong cách điêu luyện của Nguyễn Tuân.

3,0

3

Kết thúc vấn đề

0,5

* Cách cho điểm:

– Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo, kết hợp sâu sắc lí luận và tác phẩm.

– Điểm 9 – 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ.

– Điểm 7 – 8: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

– Điểm 5 – 6: Đáp ứng được ½ yêu cầu, kiến thức lí luận và tác phẩm rời rạc, còn sai sót nhỏ về diễn đạt.

Người phản biện đáp án (Ký, ghi rõ Họ tên – Điện thoại liên hệ) Nguyễn Phương Thảo Theo chúng tôi Chuyên mục: Những bài văn hay lớp 11

Đề Thi Chọn Đội Tuyển Học Sinh Giỏi Môn Văn Lớp 11. Đề 6

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 6

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN

TỈNH LẠNG SƠN LỚP 11

ĐỀ THI ĐÈ XUẤT ( Đề này có … trang, gồm … câu)

Câu 1 (8 điểm)

” Khi các vị sư bắt đầu đặt chân tới một vùng đất mới, họ phải tự xây dựng tất cả mọi thứ. Họ mua đất, gạch, dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây bức tường với 1000 viên gạch.

Chú tiểu rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng hay chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm lại thành quả công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy vô cùng thất vọng. Mặc dù chú tiểu đã rất cẩn thận khi xây bức tường, song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường, chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ chỗ bức tường mà mình xây dựng. Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố đưa họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”. Chú tiểu ngạc nhiên kêu lên: “Ngài nói thật chứ? Ngài không thấy hai viên gạch xấu xí ngay ở giữa bức tường kia ư?” “Có chứ, nhưng ta cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt đẹp thế nào!”, vị sư già từ tốn trả lời.”

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì trong cuộc sống?

Câu 2 (12 điểm)

Đánh giá về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận có ý kiến cho rằng: “Tràng giang” đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.

Anh/ chị hãy làm rõ ” sự cách tân đích thực” của Huy Cận trong bài thơ này…

…………………HẾT…………………

Người ra đề:HƯỚNG DẪN CHẤM Vi Thị Mai Hương

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Theo chúng tôi

I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội; bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai ý tốt; diễn đạt mạch lạc. Sử dụng thành thạo các thao tác lập luận cơ bản. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

II. Yêu cầu về nội dung: HS có thể rút ra ý nghĩa khác, đây chỉ là một gợi ý, giám khảo tùy thuộc vào cách thức lập luận của học sinh để cho điểm. Chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.

Nêu được vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta chỉ nhìn được những lầm lỗi dù rất nhỏ của người khác, nhưng lại không thể nào nhận ra phía mặt tốt đẹp trong họ thực sự còn nổi trội hơn rất nhiều…

1,0

Bàn luận:

Đôi khi chúng ta quá cầu toàn, quá nghiêm khắc với bản thân mình, cứ luôn nghiền ngẫm những lầm lỗi ấy và quy trách nhiệm cho mình mà quên mất phần quan trọng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm được.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết, hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên đi những điều tốt đẹp họ đã làm.

Con người luôn mơ ước chinh phục được đỉnh cao hoàn mỹ. Nhưng để trở thành con người “thập toàn” mẫu mực là rất khó, không dễ tìm con người ấy giữa cuộc sống đời thường. Vậy nên chúng ta cũng cần phải bằng lòng chấp nhận sống vui với cái hiện tại mình đang có, như “hai viên gạch xấu xí” đang nằm giữa một bức tường đẹp.

Chúng ta cần phải học cách rộng lượng với người khác và cả chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là nơi mà ở đó, lỗi lầm được tha thứ.

Mở rộng vấn đề: phê phán những người có cái nhìn phiến diện khi đánh giá người khác

I. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh cần có kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kĩ năng viết câu, dựng đoạn, diễn đạt rõ ràng, ít mắc các lỗi dùng từ, đặt câu…

II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bài viết cần đảm bảo những ý chính sau đây:

Nêu được vấn đề nghị luận: bài thơ “Tràng giang” vừa tiếp nối cảm hứng sáng tác của thơ ca truyền thống, vừa thể hiện cái nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mĩ và cách biểu đạt rất hiện đại.

1,0

Giải thích nhận định

– Mạch thi cảm truyền thống: cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: Nỗi buồn về thế thái nhân tình; buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời – “nỗi sầu vũ trụ”; buồn về quê hương đất nước, về thân phận người lữ khách xa quê, cái buồn biệt ly, xa cách…

– Sự cách tân đích thực: Đó là sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan niệm thẩm mỹ và những phương thức biểu đạt rất mới.

2,0

Phân tích bài thơ “Tràng giang” để làm nổi bật một vế của nhận định: Sự cách tân đích thực của Huy Cận trong bài thơ

– Hình ảnh thơ không hề sử dụng những ước lệ, tượng trưng truyền thống… mà rất giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người Việt Nam…

– Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài, rộng, cao):

“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Đó là không gian ta thường thấy trong những bức hoạ Phục hưng phương Tây hay trong những bài thơ lãng mạn Pháp.

– Nhưng câu thơ Nắng xuống trời lên sâu chót vót mới thực sự gây ấn tượng mạnh bởi lối dùng từ mới mẻ, táo bạo ( cách dùng hình dung từ sâu chót vót thay cho cách diễn đạt thông thường cao chót vót ) vừa mở ra chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước một vũ trụ vô biên.

– “Tràng giang” còn là sự cách tân trong cách thể hiện cảm xúc. Khi đến với nỗi cô đơn bé nhỏ của con người, Huy Cận đưa nỗi buồn từ xa về gần, là cõi con người bằng hình ảnh cụ thể, dung dị, sáng tạo: “Củi một cành khô”, “bèo dạt hàng nối hàng”, “bến cô liêu”… Đó là nỗi niềm, là tâm sự của cả một thế hệ trước thời đại.

– Sự cách tân còn thể hiện ở việc sáng tạo, đưa vào những cảm xúc mới khi muợn tứ thơ của Thôi Hiệu: Xưa Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà chạnh nỗi nhớ nhà; nhưng nay đến Huy Cận nỗi nhớ ấy thường trực, có sẵn trong lòng, được dâng lên cao độ hơn, cùng cách diễn đạt cũng tân kỳ, sáng tạo hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

– Thể thơ thất ngôn nhưng bị gò ó trong niêm luật của thơ trung đại mà với nhạc điệu phong phú, từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế đã đem lại cho “Tràng giang” một sự hài hoà giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại.

8,0 Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về giá trị và sự đóng góp tích cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và cho thơ ca Việt Nam nói chung qua bài thơ 1,0 “Tràng giang”

Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Lớp 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1. (4,0 điểm)

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không tnhì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 118)

Các câu Quen rồi; Ngày nào ít: ba lần trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách sử dụng câu trong đoạn văn và tác dụng của cách sử dụng đó. (1,0 điểm)

Những từ ngữ in đậm trong các câu Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? thể hiện phép liên kết nào? Hiệu quả của phép liên kết đó trong đoạn văn? (2,0 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu về Vẻ đẹp người lính thời chống Mỹ, trong đó có câu chứa thành phần khởi ngữ (chỉ rõ thành phần khởi ngữ). (1,0 điểm)

Câu 3. (10,0 điểm)

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng.

Từ việc cảm nhận về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ điều đó.

Số báo danh:………………………………… Họ, tên chữ ký GT2:……………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2023

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu 1. (4,0 điểm)

Kiểu câu: Câu rút gọn (0,5 điểm)

Nhận xét cách sử dụng câu: sử dụng đa dạng các kiểu câu(theo cấu tạo ngữ pháp – câu rút gọn, câu đơn, câu phức, theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn…) (0,25 điểm)

Tác dụng: thể hiện rõ tâm trạng của con người trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt (0,25 điểm)

Phép liên kết câu và hiệu quả (2,0 điểm)

– Phép liên kết: phép nối (0,5 điểm)

– Hiệu quả

+ Tạo ra liên kết hình thức trong đoạn văn (0,5 điểm)

+ Khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật tôi- nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ: giữa cái hiểm nguy, khốc liệt của bom rơi đạn lửa có giây phút con người đã nghĩ đến cái chết song tinh thần trách nhiệm với công việc, lòng dũng cảm đã mạnh hơn tất cả.(1,0 điểm)

Viết đoạn có câu chứa thành phần khởi ngữ (1,0 điểm)

– Hình thức: viết đúng đoạn văn(0,5 điểm)

Nếu viết đúng kiểu câu yêu cầu song không đủ số câu trừ 0,25 điểm, viết câu không đúng thành phần trừ 0,5 điểm.

Câu 2. (6,0 điểm) * Yêu cầu chung

– Hiểu vấn đề nghị luận, biết vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ, dẫn chứng, diễn đạt trong sáng, phù hợp với kiểu bài

– Lưu ý: đề bài không hạn định số câu, học sinh cần biết cân đối cho phù hợp với yêu cầu của đề, không viết đúng một đoạn văn, trừ 0,5 điểm

*Yêu cầu cụ thể

Những lí do tôi tự hào là người Nam Định

– Tự hào: Tình cảm, thái độ này phải phù hợp với vẻ đẹp đáng trân trọng, những thế mạnh, những nét riêng độc đáo của người Nam Định, của mảnh đất Nam Định

– Vì sao tự hào: có thể tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, truyền thống văn hóa, giáo dục, phẩm chất con người Nam Định…

Trân trọng những quan điểm, cách nhìn riêng của HS song những quan điểm, cách nhìn đó phải khách quan, đúng đắn, thể hiện tư tưởng lành mạnh, tích cực, phải có lập luận thuyết phục

– Mỗi người cần đóng góp dựng xây quê hương bằng những việc làm cụ thể, biết khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh…

– Thái độ của bản thân: không chỉ bằng tình cảm, tư tưởng mà bằng hành động thiết thực

Câu 3. (10,0 điểm) Yêu cầu:

Về kiến thức:

Khuyến khích những cách kiến giải khác nhau, thể hiện quan điểm riêng của người viết, miễn là bài viết đảm bảo tính lô gic chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

– Bài thơ là một câu chuyện riêng: là một bài thơ nhưng cảm xúc được nương theo một câu chuyện, có trình tự thời gian

– Bài thơ là một tâm tình riêng: thể hiện tiếng lòng, suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy

Bài thơ là câu chuyện riêng (3,0 điểm)

– Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, được kể theo trình tự thời gian:

+ Hồi nhỏ, trong chiến tranh: sống gần gũi với thiên nhiên, sống với đồng, với sông, với bể, sống giữa cái mênh mông, phóng khoáng của thiên nhiên, đất trời; giữa những năm tháng khốc liệt của chiên tranh, thiên nhiên trở thành tri kỉ; những gắn bó với thiên nhiên tưởng như không bao giờ phai nhạt, vầng trăng tình nghĩa tưởng như đi theo đến hết cuộc đời

+ Chiến tranh qua đi, rời xa chiến trường, xa đồng, xa sông, xa bể, cuộc sống của đô thị với ánh sáng văn minh, với những tiện nghi hiện đại đã khiến vầng trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường

+ Giây phút mất điện, phòng buyn – đinh tối om, vầng trăng bất ngờ xuất hiện gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình.

– Câu chuyện được kể là câu chuyện riêng của nhà thơ, gắn bó với cuộc đời của một con người cụ thể, với hoàn cảnh cụ thể, góp phần làm cho cảm xúc trong bài thơ trở nên chân thực, những điều nhà thơ muốn nói từ câu chuyện ấy trở thành những chiêm nghiệm thấm thía.

– Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hồi nhỏ đến hôm nay – khi đã trưởng thành, đã đi qua những năm tháng cuộc đời đầy gian khổ, từ thời chiến tranh thiếu thốn gắn bó với nhân dân nghĩa tình đến cuộc sống hòa bình- cuộc sống của văn minh, hiện đại giúp cho tâm tình riêng của tác giả được bộc lộ một cách đầy đủ, có sức truyền cảm sâu sắc

Bài thơ là tâm tình riêng (5,0 điểm)

– Bài thơ là tâm tình riêng của nhà thơ: lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

– Những tâm tình được bộc lộ qua dòng cảm xúc:

+ Cảm xúc dâng trào về những ngày xưa: suốt thời thơ ấu và những tháng năm chiến tranh ở rừng. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát và là người bạn tri kỉ. Ánh trăng của thiên nhiên đất nước hiền hòa, bình dị Như là đồng là bể – Như là sông là rừng

+ Cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại bất ngờ gặp lại ánh trăng Thình lình đèn điện tắt… Đột ngột vầng trăng tròn. Niềm xúc động nghẹ ngào và thiết tha, thành kính trong tư thế lặng im Ngửa mặt lên nhìn mặt – Có cái gì rưng rưng. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng như ùa về trong tâm trí của nhà thơ bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị.

+ Sự “giật mình” trước những nhắc nhở không nên lãng quên, vô tình: ánh trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ánh trăng im phăng phắc – phép nhân hóa ánh trăng hiện ra như người bạn, như nhân chứng nghĩa tình nhưng cũng nghiêm khắc khiến con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.

III. Cách cho điểm

– Bài thơ đúng là câu chuyện riêng và là tâm tình riêng của nhà thơ Nguyễn Duy. Tuy nhiên câu chuyện, tâm tình ấy không chỉ của một người mà còn có ý nghĩa với cả một thế hệ (thế hệ từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân nghĩa tình, giờ được sống trong hòa bình, trong đời sống hiện đại). Đó còn là câu chuyện và tâm tình có ý nghĩa với nhiều người và nhiều thời. Và câu chuyện, tâm tình đó còn gợi lên đạo lí sống thủy chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Câu chuyện và tâm tình trong bài thơ làm nên vẻ độc đáo, hấp dẫn riêng của hồn thơ Nguyễn Duy; giúp hiểu hiểu thêm về tâm hồn, tài năng của nhà thơ Nguyễn Duy.

– Điểm từ 8,0 đến 10,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có những sáng tạo và kiến giải riêng độc đáo.

– Điểm từ 6,0- đến dưới 8,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến còn vụng về, sơ lược hoặc phần phân tích, chứng minh ý kiến chưa thật tốt. Có thể còn một số sai sót về diễn đạt.

– Điểm từ 4,0 đến dưới 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến và phân tích, chứng minh đều chưa thật tốt còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

– Điểm từ 2,0 đến dưới 4,0: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài, văn nghèo cảm xúc

– Điểm 0: Không làm bài.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 11 : Chứng Minh Nhận Định Về Truyện Ngắn trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!