Xu Hướng 3/2023 # Dạy Con Học Bài Hiệu Quả # Top 8 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dạy Con Học Bài Hiệu Quả # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Dạy Con Học Bài Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số phương pháp dạy con học hiệu quả và hứng thú hơn trong việc học.

1. Phương pháp dạy con học bài thông qua các trò chơi.

Cha mẹ thu hút sự chú ý và sự hào hứng của con theo tinh thần “ Chơi mà học, học mà chơi”. Thông qua những trò chơi bổ ích, tư duy để kích thích trẻ, giúp con chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà ghi nhớ sâu.

Bố mẹ tham gia cùng con khám phá những điều mới, chính điều này mang lại niềm vui và sự hứng thú cho con trẻ.

Mẹ có thể khuyến khích con đặt ra những mục tiêu về thành tích. Tuy nhiên không đặt nặng thành tích quá nhưng cũng cố gắng động viên con khi con đạt được thành tích của mình bằng các phần thưởng để tạo động lực cho con.

Tạo góc học tập cho con sao cho thật hữu hiệu. Có thể dùng hình ảnh như bông hoa, ngôi sao cắt sẵn và có ghi số bài tập để con dán vào cuốn sổ trắng khi con làm xong bài tập. Nếu con không hứng thú sau vài lần làm như vậy mẹ có thể đổi sang các trò chơi khác. Mẹ nên khuyến khích con bằng việc đặt một số con dấu có hình thù ngộ nghĩnh tương ứng với việc hoàn thành bài tập, chưa hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hoặc con mẹ thật giỏi… khi con học xong mẹ đóng dấu vào. Con sẽ vô cùng thích thú với việc này đấy.

Mẹ đừng tạo áp lực cho con qua việc ép con ngồi vào bàn học, bởi khi con không thích con sẽ không tập chung, buổi học không hiệu quả mà con lại thấy việc ngồi vào bàn học thật đáng ghét và chống đối.

2. Hãy tạo cho con một tâm trạng thoải mái nhất khi học.

Tạo cho con một cảm giác bình đẳng như bạn bè thân thiết khi dạy con học bài. Không  quát mắng hay giận giữ khi con làm sai hoặc con chưa biết. Cha mẹ nên bình tĩnh giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích  cho con hiểu.

Kích thích khả năng nhận thức của con thông qua việc khuyến khích con bày tỏ quan điểm, chính kiến chủ kiến và những phản biện của con. Để con chủ động suy nghĩ và tìm tòi và xử lý tình huống.

3.  Sáng tạo cho con một góc học tập hợp lý tạo hứng thú cho con.

Mẹ nên chuẩn bị cho con một không gian học tập thoải mái nhất và yên tĩnh.

Không nên để nhiều đồ chơi và những đồ vật gây sao nhãng việc học của con.

Góc học tập của con nên giữ yên tĩnh hay tránh xa những nơi có nhiều hoạt động như sân chơi, đường phố…

Để con tập chung hơn hãy tạo cho bé thói quen học là học, không để con vừa học vừa xem ti vi hay nghe nhạc.

4. Xây dựng, hướng dẫn cho con một thời gian biểu.

Tạo cho con thói quen và nhịp sinh học tốt bằng việc yêu cầu con tuân thủ theo thơi gian biểu đã xây dựng, tập chung học theo quy định.

Thời gian học tốt nhất cho con là từ 19 giờ đến 21 giờ tối vì thời gian này là thời gian con tập chung tốt nhất và các hoạt động của gia đình ít ảnh hưởng đến việc học của con.

Luôn nhắc nhở con, việc học là việc của con và yêu cầu con phải hoàn thành xong bài tập của mình rồi mới được chơi và đi ngủ.

Hướng dẫn con làm những bài tập dễ trước, khó sau tránh con bị chán nản vì không làm được bài ngay từ đầu.

Để con tự hoàn thành bài tập trong thời gian quy định, bố mẹ tránh ngồi kèm và nhắc nhở con thương xuyên vì như thế sẽ tạo cho con thói quen lơ đãng và không tự giác khi có người ngồi kèm.

Tuyệt đối tránh la mắng, tạo áp lực hay dán nhãn cho con vì dễ tạo cho con cảm giác sợ việc học và không tiếp thu được bài học.

Bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc học của con, cần có những phương pháp tốt và linh hoạt nhất giúp các con chủ động và hứng thú hơn với việc học của mình. Sau một thòi gian con sẽ học được cách sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý, tập chung và nghiêm túc dù không ai giám sát. Chúc các bố mẹ luôn biết cách chăm sóc và dạy dỗ con hiệu  quả để các con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Phương Pháp Dạy Con Học Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất

Quả thật, chuyện Len học giỏi tiếng Anh, tôi không lạ. Vậy nhưng tôi vẫn rất vui mừng và tự hào về con gái mình. Càng ngày, tôi càng cảm thấy chắc chắn rằng cách mình đang dạy con, đang học với con tiếng Anh ở nhà là đúng đắn. Bé Len nhà tôi năm nay 5 tuổi nhưng đã có một kho từ vựng tiếng Anh khá nhiều và có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ này. Không cần trường song ngữ, giáo viên Tây….con gái tôi vẫn nói tiếng Anh như gió.

Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2.

1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường

Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

2. Nói nhiều HƠN viết

Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.

Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.

Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Học cụ HƠN giáo trình

Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán.

Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay.

5. Bắt chước HƠN ngữ pháp

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

6. Vui HƠN cho điểm

Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.

Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.

Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!

Bí quyết dạy trẻ học tiếng anh hiệu quả

Học tiếng anh không chỉ học tại trường mà mỗi gia đình nên kết hợp các phương pháp khác nhau giúp trẻ có một môi trường học tiếng anh ngay tại nhà, sự kết hợp giữa Học Tiếng anh trẻ em tại trường và tại nhà sẽ mang lại một hiệu quả cực kỳ cao

3. Trò chơi: Sau khi dạy con một số con vật, các loại quả,.. bẳng tranh/ đồ chơi thì đến một ngày khác mẹ hãy cho con tham gia chơi trò chơi ví dụ như trò “ai nhanh hơn” (nếu có 2 bạn chơi cùng là tốt nhất, nếu không thì cho 2 bố con cùng chơi cũng được). Mẹ chuẩn bị 3-5 bức tranh đã dạy con và đặt cách chỗ con đứng khoảng 1-2m. Sau đó mẹ đọc tên con vật nào thì ai chạy nhanh hơn tới nhặt đúng tranh đó đưa cho mẹ sẽ được thưởng. Ngày trước mình toàn bảo cu Ộp rủ thêm cậu bạn cùng tuổi ở hàng xóm sang học cùng để mẹ dạy cho dễ thôi. Dù sao trẻ con học cũng có bạn bè học cùng thì sẽ ganh đua học và học tốt hơn.

4. Bài hát: Dạy con học tiếng Anh qua các bài hát là phương pháp cực hay và giúp con nhớ lâu hơn. Nhất là khi mẹ cần dạy con học bài về các bộ phận cơ thể thì mẹ có thể dạy con bài “head, shoulders, knees and toes” trong đĩa “Singing all together 1” rất hay, trong đĩa đó lại có cả thầy giáo người bản xứ luyện cách phát âm từng bộ phận cơ thể nữa hay lắm.

Nếu bạn hỏi con: “Cái bàn tiếng Anh là gì”, cho dù con bạn có trả lời: “A table” thì cũng đừng vội mừng. Bạn đang dạy con sai phương pháp đấy.

Phương pháp dạy trẻ em học tiếng anh hiệu quả nhất

Trước đây, người ta thường quan niệm, dạy trẻ mầm non học quá nhiều là cướp mất tuổi thơ của trẻ. Điều này sai hoàn toàn nếu bạn biết việc học đối với trẻ nhỏ thực chất chính là vui chơi. Chơi với toán, chơi với văn học, chơi với chữ cái … đều là cách dạy trẻ tự nhiên và gây nhiều hứng thú nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách dạy Trẻ em học tiếng Anh – một trong những ngoại ngữ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.

– Không gây áp lực: Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng khác nhau. Có đứa trẻ thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có đứa trẻ đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu con bạn không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì đấy là chuyện bình thường. Có thể bé sẽ giỏi ở một loại ngoại ngữ khác hay ở lĩnh vực khác. Bạn nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này.

– Dạy trẻ thứ trẻ thích: Nếu trẻ chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến trẻ ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy con tiếng Anh, bạn hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát trẻ em được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi bé đã thích thì bạn không muốn con học cũng không được.

– Không so sánh: Bạn đừng đem con mình ra so sánh với đứa A, đứa B – con của đồng nghiệp. Nhắc lại một lần nữa, con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.

(ST)

9 Phương Pháp Dạy Con Học Tập Trung Hiệu Quả Nhất

Tập trung trong học tập là một kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần rèn luyện từ sớm và là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn ở con. Song phương pháp dạy con học tập trung thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để trẻ tập trung trong học tập?

Bé không tập trung là chuyện bình thường?

Đa số phụ huynh đều có thắc mắc về con cái họ: Khi lên lớp các cháu chỉ tập trung nghe giảng khoảng 10 – 15 phút sau đó quay ngang, quay ngửa, trêu đùa. Khi ở nhà, các cháu vừa học vừa chơi hoặc lấy lý do đi vệ sinh, uống nước mặc cho mẹ hò hét ngồi vào bàn học. Các cha mẹ đã tìm kiếm phương pháp dạy con học tập trung nhưng dường như chưa hiệu quả.Các chuyên gia cho rằng: Việc trẻ con từ 5 – 7 tuổi thiếu tập trung khi học là một hiện tượng hết sức bình thường.

Bé chỉ tập trung vào những gì mà bé thích, những gì mà bé quan tâm

Đại não của mỗi người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, các cháu không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè. Ngoài ra, nội dung chương trình học khô khan và nặng nề, cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung trong việc học.

Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ. Khi lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về sự tập trung khi học. Và lúc này, chúng ta có thể tác động vào những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự tập trung để cải thiện cho trẻ. Tuy nhiên cách hướng dẫn dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra những thói quen có lợi cho trẻ.

Phương pháp dạy con học tập trung để đạt hiệu quả tốt nhất

Hanoi Academy xin chia sẻ với các bậc phụ huynh phương pháp dạy con học tập trung với 9 bí quyết:

1. Hãy cảm thông với trẻ:

Việc dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng mắng trẻ vội. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Thật ra trẻ cũng rất muốn tập trung khi học như anh chị của mình đấy chứ, nhưng cảm giác khó chịu khiến trẻ không biết phải làm sao

2. Ngồi cùng trẻ

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: một đứa bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh

Đối với một số trẻ, nơi học tập quá ồn ào hoặc bừa bãi sẽ khiến trẻ kém tập trung hơn. Chính vì thế hãy luôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp tập viết, bút…

4. Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung khi học

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, mục tiêu cũng cần vừa phải với sức học của trẻ. Ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay”. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.

5. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình

Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.

6. Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau

Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.

Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.

Giúp đỡ và trách nhiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Vì vậy, khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung khi học là điều vô cùng cần thiết

9. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ:

Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.

Dạy Con Học Tiếng Anh Tại Nhà Sao Cho Hiệu Quả?!!

Nhiều phụ huynh lo lắng rằng, họ sẽ không thể dạy con học tiếng anh tại nhà, vì không có kỹ năng sư phạm và vốn tiếng Anh chưa thật sự hoàn hảo. Thực tế không phải vậy, dù bạn không thể có đủ kỹ năng và vốn tiếng Anh như một giáo viên, bạn vẫn hoàn toàn có thể hướng dẫn và dạy bé học tiếng Anh tại nhà, với sự giúp đỡ của các thiết bị công nghệ và tài liệu tiếng Anh trực tuyến.

Những lời khuyên dưới dây sẽ giúp các phụ huynh phần nào có thể góp sức mình vào việc dạy con học tiếng Anh ở nhà, giúp bé học tiếng Anh hiệu quả hơn và yêu tiếng Anh hơn.

Điều quan trọng nhất khi dạy bé học tiếng Anh tại nhà đó là việc tạo thói quen tiếp xúc với tiếng Anh cho bé mỗi ngày. Việc tiếp xúc với tiếng Anh không nhất thiết là phải sử dụng những giáo trình với hệ thống từ vựng ngữ pháp phức tạp gây quá nhiều áp lực, mà bạn có thể giúp bé yêu tiếng Anh hơn bằng việc chơi các trò chơi bằng tiếng Anh, dạy bé hát các bài hát thiếu nhi bằng tiếng Anh, cùng xem phim bằng tiếng Anh với bé hay đọc truyện bằng tiếng Anh cho bé mỗi ngày.

Việc tiếp xúc tiếng Anh đều đặn thông qua các hoạt động giải trí này vừa tạo sự thích thú, lại giúp bé tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên, dần dần bé sẽ hình thành được thói quen phản xạ tiếng Anh rất tốt theo thời gian.

2- Hãy bắt đầu bằng những thứ đơn giản và phù hợp nhất với bé

Việc dạy bé học tiếng Anh tại nhà không phức tạp nhưng nếu bạn tạo quá nhiều áp lực cho bé, thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để giúp con bạn hứng thú và không áp lực trong việc học tiếng Anh, hãy bắt đầu bằng những thứ đơn giản và phụ hợp với khả năng của con khi dạy bé học tiếng Anh tại nhà.

Nếu con bạn là một đứa trẻ hiếu động, thì các hình thức như đọc truyện hay giải câu đố tiếng Anh có lẽ sẽ không phù hợp. Nhưng nếu con là một đứa trẻ đằm tính, thì bé sẽ lại rất hứng thú với những mẩu truyện tiếng Anh, những cuốn sách song ngữ hay các câu đố vui bằng tiếng Anh. Do đó, hãy biết con đang ở trình độ tiếng Anh như thế nào, và con thực sự thích gì, muốn gì, để lựa chọn tài liệu và phương pháp học tiếng Anh phù hợp với bé.

3- Đừng quá chú trọng vào ngữ pháp khi dạy bé học tiếng Anh tại nhà

Ở trường, các con đã được học những điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng phù hợp với trình độ của con. Cho nên, nếu bạn vẫn chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp khi dạy con học tiếng Anh tại nhà, điều này sẽ khiến bé thấy mệt mỏi và nhàm chán.

Thật ra, cách để các bé học tiếng Anh hiệu quả nhất vẫn là nghe và nói, còn ngữ pháp ban đầu chưa thật sự quá cần thiết để bạn phải bắt bé tập trung nhiều sức lực vào nó. Vốn dĩ những nguyên tắc ngữ pháp khô khan không phù hợp với những đứa trẻ, cho nên bạn hãy đừng quá chú trọng vào ngữ pháp khi dạy bé học tiếng Anh.

4- Dạy bé học tiếng Anh tại nhà qua các tình huống giao tiếp hàng ngày

5- Cùng bé học tiếng Anh 1 kèm 1 tại nhà

Nếu cảm thấy việc tự mình dạy tiếng Anh cho bé là chưa đủ, bạn có thể kết hợp đăng ký các lớp tiếng Anh 1 kèm 1 tại nhà cho bé. Ngày nay, có rất nhiều chương trình tiếng Anh online với tiêu chí tiện ích, hiệu quả và tiết kiệm mà bạn có thể cân nhắc để đầu tư cho bé. Với các lớp học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà như thế, bạn có thể theo dõi hay cùng bé học tiếng Anh tại nhà, vừa tăng sự tự tin cho bản thân, lại vừa giúp việc dạy bé học tiếng Anh đơn giản và hiệu quả hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Con Học Bài Hiệu Quả trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!