Xu Hướng 6/2023 # Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp # Top 6 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 trang 4 Công nghệ 7 VNEN tập 1, Nông nghiệp đem lại những lợi ích gì cho con người và xã hội?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho con người và xã hội, cụ thể:

+ Nông nghiệp cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người như lương thực, thực phẩm.

+ Đem lại thu nhập và công việc cho mọi người và xã hội.

+ Cung cấp sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Câu 2 trang 4, Theo em, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp?

Hướng dẫn giải:

– Theo em, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cần phải:

+ Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng năng suất cao.

+ Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật sản xuất cho người lao động nông nghiệp.

+ Áp dụng khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại vào sản xuất.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu hỏi trang 4 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Khái niệm, tầm quan trọng của nông nghiệp

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi trang 5, Nông nghiệp có những lĩnh vực chủ yếu nào?

Hướng dẫn giải:

– Những lĩnh vực chủ yếu của nông nghiệp là: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Câu hỏi trang 5, Tại sao nói nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và xã hội?

Hướng dẫn giải:

– Nói nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người xã hội vì:

+ Nông nghiệp làm ra các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.

+ Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp và sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như phân bón, hóa chất, …

+ Nông nghiệp cung cấp các nông sản có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

+ Nông nghiệp cung cấp cho thị trường các sản phẩm hàng hóa trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

+ Nông nghiệp làm cho môi trường sống của chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp.

Hướng dẫn giải:

Câu hỏi trang 6, Sắp xếp những hình ảnh ở hình 1 vào các lĩnh vực nông nghiệp trong bảng sau cho phù hợp:

Các lĩnh vực nông nghiệp Gồm các hình ảnh Trồng trọt Chăn nuôi Chế biến nông sản

Hướng dẫn giải:

Ta có thể sắp xếp như sau:

Các lĩnh vực nông nghiệp Gồm các hình ảnh Trồng trọt Hình A, Hình D, Hình G, Hình I, Hình K. Chăn nuôi Hình C, Hình E, Hình H. Chế biến nông sản Hình B.

2 (trang 6 Công nghệ 8 VNEN tập 1), Vài nét về nông nghiệp nước ta

Câu hỏi trang 7, Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ như sau:

+ Sản lượng lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng liên tục qua các năm, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

+ Các chủng loại, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao, năng suất cao.

+ Công nghiệp bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác của nông nghiệp như cà phê, cao su… đã được hình thành, tạo công ăn việc làm và tăng giá trị của nông sản.

Câu hỏi trang 7, Nông nghiệp nước ta còn có những điểm hạn chế nào? Em hãy thử đề xuất cách khắc phục những hạn chế đó?

Hướng dẫn giải:

– Nông nghiệp nước ta còn những điểm hạn chế đó là:

+ Năng suất lao động còn thấp.

+ Chất lượng một số sản phẩm chưa cao và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Môi trường đất, nước ở nhiều nơi ô nhiễm do sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng nông sản.

– Cách khắc phục những hạn chế trên như sau:

+ Bồi dưỡng kiến thực về kĩ thuật sản xuất cho người lao động nông nghiệp.

+ Tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng năng suất cao.

+ Sự dụng các loại thuốc sinh học để thay thế cho các loại thuốc hóa học.

+ Áp dụng khoa học công nghệ, máy móc hiện đại vào sản xuất

Câu 3 (trang 7 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Triển vọng của nông nghiệp nước ta

Câu hỏi trang 7, Nêu những lợi thế về nông nghiệp của nước ta?

Hướng dẫn giải:

* Nền nông nghiệp nước ta có những lợi thế như sau:

– Lợi thế về tự nhiên:

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

+ Có nhiều loại địa hình khác nhau: đồng bằng, miền núi, trung du, cao nguyên… và có các mùa khác nhau.

– Nhân dân ta cần cù, chịu khó, thông minh và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

– Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp

– Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

Câu hỏi trang 7: Địa phương em có lợi thế nào về nông nghiệp? Có thể đề xuất biện pháp để phát huy những lợi thế đó?

Hướng dẫn giải:

– Những mặt lợi thế về nông nghiệp mà địa phương em có là:

+ Diện tích đất nông nghiệp, đồng bằng với phù sa màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Người dân chăm chỉ, cần cù và được chính quyền quan tâm.

– Đề xuất những biện pháp để phát huy những lợi thế như sau:

+ Trồng các loại cây khác nhau trong từng mùa để tận dụng đất nông nghiệp.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 trang 7 Công nghệ 7 VNEN tập 1, Đánh dấu x vào cột Đúng hoặc Sai cho phù hợp với các câu hỏi sau:

Làm thế nào để phát huy tiềm năng nông nghiệp của nước ta?

Hướng dẫn giải:

Ta có báng sau:

Câu 2 trang 8: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) nói về ý tưởng, mong ước của em đối với nông nghiệp ở địa phương em hoặc nông nghiệp nước ta

D. Hoạt động vận dụng

Câu hỏi 1 trang 8 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tìm hiểu ở địa phương em hiện nay đang nuôi, trồng những loại vật nuôi, cây trồng nào? Việc trồng trọt, chăn nuôi mang lại những lợi ích gì cho gia đình, địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Học sinh có thể tham khảo theo bài làm sau:

– Địa phương em hiện nay

+ Cây trồng: lúa, ngô, khoai, cà chua, cam, …

+ Vật nuôi: bò, gà, vịt, lợn,…

– Việc trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại những lợi ích cho gia đình, địa phương em như:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho mọi người phục vụ nhu cầu hàng ngày.

+ Tăng thêm thu nhập cho người dân ở địa phương.

Câu 2 trang 8: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tầm quan trọng của nông nghiệp.

Hướng dẫn giải:

* Những câu ca dao, tục ngữ nói về tầm quan trọng của nông nghiệp:

1. Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu

Công lênh chẳng quản ai đâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

2. Nhờ trời mưa gió thuận hòa

Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau

Chim, gà, cá, lợn, cành cau

Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê.

3. Nhất sĩ nhì nông

Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.

4. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu 3 trang 8: Quan sát, tìm hiểu các hoạt động nông nghiệp ở gia đình, địa phương và đề xuất những việc nên làm, không nên làm trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn cho gia đình, địa phương em. Ghi lại những điều quan sát, tìm hiểu được.

Hướng dẫn giải:

– Những việc nên làm trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, địa phương như:

+ Tạo ra những cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao.

+ Áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng thuốc thảo dược thay vì thuốc bảo vệ thực vật.

+ Sử dụng các loại cây giống, vật nuôi có gen tốt, mang lại chất lượng cao.

+ Sử dụng máy móc thay bằng sản xuất thủ công.

– Những việc không nên làm trong sản xuất nông nghiệp:

+ Sử dụng nhiều thuốc tăng trọng tăng trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt.

+ Sử dụng sức người là chính để lao động sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây trồng.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 9 Công nghệ 7 VNEN tập 1: Tìm đọc sách, báo, tra cứu trên mạng internet để thu thập thêm thông tin về ngành nông nghiệp của địa phương em. Dựa trên những thông tin đó, hãy viết một đoạn văn ngắn về: các lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, vai trò, triển vọng của nông nghiệp ở địa phương em.

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp đối với địa phương em giữ vai trò vô cùng to lớn. Tại địa phương em, ngành nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa và ngô với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cùng với đó với những trang trại gà, lợn, bò lớn. Chúng cung cấp lương thực cũng như việc làm cho người dân quê em. Nông nghiệp tại địa phương em có tiềm năng trở thành nơi cung cấp gạo lớn cho cả nước, cung cấp lượng lớn thực phẩm cho cả nước và cho ngành chế biến thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp khác.

Câu 2 trang 9: Tìm hiểu thêm về nông nghiệp nước ta. Có thể với từ khóa “Nông nghiệp Việt Nam”; “Các lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam”

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngành nông nghiệp nước ta bao gồm ba lĩnh vực chính đó là: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho con người. Cung cấp hơn 50% công việc cho người lao động nước nhà. Cung cấp sản phẩm cho các cho ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, … Do vậy, nông nghiệp phát triển sẽ góp phần cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, ấm no; đất nước ngày càng giàu mạnh và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Bài tiếp: Công nghệ 7 VNEN Bài 2: Vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng và các phương thức trồng trọt – trang 9

Giáo Án Công Nghệ 10 Bài 1: Bài Mở Đầu

(?) Theo em nước ta có những thuận lợi nào để phát triển SX nông, lâm ngư?

HS:+ Khí hậu, đất đai thích hợp cho ST, PT của nhiều loèi VN, cây trồng

+ Nhân dân ta chăm chỉ, cần cù

GV: Hướng dẫn HS phân tích hình 1.1:

(?) Cơ cấu tổng SP nước ta được đóng góp bởi những nghành nào?

(?) Trong đó ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp như thế nào?

(?) Em hãy nêu 1 số SP của nông lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến?

(?) Phân tích bảng 1 có NX gì về giá trị hàng nông sản, lâm sản hỉa sản xuất khẩu qua các năm?

HS: tăng

(?) Tính tỉ lệ % của SP nông, lâm, ngư so với tổng giá trị hàng hoá XK? Từ đó có NX gì?

HS: tỉ lệ giá trị hàng NS so với tổng giá trị XK lại giảm dần

(?) Điều đó có gì mâu thuẫn không? Giải thích?

HS: + Giá trị hàng nông sản tăng do được đầu tư nhiều (giống, kĩ thuật, phân…)

+ Tỉ lệ giá trị hàng nông sản giảm vì mức độ đột phá của NN so với các ngành khác còn chậm

(?) Phân tích hình 1.2: so sánh cơ cấu LLLĐ trong ngành nông, lâm ngư so với các ngành khác? Ý nghĩa?

Quan sát biểu đồ về sản lượng lương thực ở nước ta:

(?) Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến 2004

(?) Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004?

(?) Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia?

(?) Cho ví dụ 1 số SP của ngành nông lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

(?) Theo em tình hình SX nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì?

(?) Tại sao năng suất, chất lượng SP còn thấp?

(?) Trong thời gian tới ngành nông, lâm ngư nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?

(?) Làm thế nào để chăn nuôi có thể trở thành 1 ngành SX chính trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay?

(?) Thế nào là 1 nền NN sinh thái

I/ Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1/ Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước

Ngành nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến 1/5 vào cơ cấu tổng SP trong nước

2/ Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

VD:

3/ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu 4/ Hoạt độngnông lâm ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế

II/ Tình hình sản xuất nông lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay:

a/ Sản xuất lương thực tăng liên tục

b/ Bước đầu đã hình thành 1 số ngành SX hàng hoá với các vùng SX tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

c/ 1 số SP của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

VD: Gạo, cà phê, tôm, cá tra, gỗ, cá basa..

– Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp

– Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi;cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm thuỷ sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền SX hàng hoá chất lượng cao

III/ Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta

1. Tăng cường sản xất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính.

3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.

4. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

5. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản.

Công Nghệ 7 Vnen Bài 2: Giống Cây Trồng

Trả lời câu hỏi (Trang 11 Công nghệ 7 VNEN).

Nêu những hiểu biết của em về giống cây trồng theo những câu hỏi gợi ý sau:

– Kể tên những giống cây trồng đã và đang được trồng ở địa phương em.

– Giống cây trồng có những vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp và con người?

Trả lời:

– Địa phương em đang trồng các giống cây trồng: lúa, sắn, ngô, khoai, vải thiều, xoài, thanh long, nhãn, …

– Vai trò của giống cấy trồng đối với sản xuất nông nghiệp là:

* Tăng năng suất cây trồng

* Tăng vụ trồng trọt trong năm

* Tăng chất lượng nông sản

* Thay đổi cơ cấu cây trồng

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Khái niệm, vai trò của giống cây trồng

a) Đọc thông tin

b) Trả lời câu hỏi (Trang 12 Công nghệ 7 VNEN)

Giống cây trồng là gì? Giống cây trồng có vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

– Giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, có các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định. Tất cả cá thể của cùng một giống đều có các đặc tính về hình thái và một số đặc tính nông sinh học khác (như chiều cao, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh…) hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và kĩ thuật sản xuất phù hợp.

– Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.

2. Sản xuất giống cây trồng

a) Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

– Đọc thông tin

Trả lời câu hỏi (Trang 13 Công nghệ 7 VNEN)

– Sử dụng những thông tin vừa đọc được, quan sát sơ đồ để trả lời các câu hỏi sau:

+ Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

+ Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng đối với những loại cây trồng nào? Ưu và nhược điểm của sản xuất giống cây trồng bằng hạt là gì?

Trả lời:

– Quy trình sản xuất giống cây trồng:

* Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt

* Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

* Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

* Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

– Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng đối với những loại cây trồng: Thường áp dụng cho các cây ngũ cốc, cây họ Đậu và một số loại cây lấy hạt khác.

– Ưu và nhược điểm của các sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

* Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh

* Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến

b) Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

Trả lời câu hỏi (Trang 14 Công nghệ 7 VNEN)

– Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Nêu những đặc điểm và khác nhau của các phương pháp đó.

– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào?

– Nêu tuần tự các bước trong quy trình giâm cành, ý nghĩa của từng bước.

Trả lời:

– Các phương pháp nhân giống vô tính :

* Giâm cành

* Chiết cành

* Ghép cành

– Giống nhau : Cả 3 đều dùng để nhân giống cây trồng

– Khác nhau :

* Giâm cành : Cắt một đoạn cánh bành tẻ

* Ghép cành : Dùng một bộ phận sinh dưỡng

* Chiết cành : Tách một đoạn vỏ của cây

– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng : các loại cây ăn quả , cây hoa , cây cảnh

– Các bước trong quy trình giâm cành :

* Bước 1 : Chọn cành giâm

* Bước 2 : Cắt cành giâm

* Bước 3 : Xử lí cành giâm

* Bước 4 : Cắm cành giâm

* Bước 5 : Chăm sóc cành giâm

c) Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Trả lời câu hỏi (Trang 14 Công nghệ 7 VNEN)

– Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật.

– Nêu ý nghĩa của phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật

Trả lời:

– Các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy tế bào thực vật: Tác lấy mô ( gồm các tế bào sống) của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo ra nhiều mô sẹo( callus). Tách lấy mô sẹo rồi nuôi trong môi trường mới để tạo cây con hoàn chỉnh . Huấn luyện cây con trong vườn ươm trước khi đưa ra sản xuất.

– Ý nghĩa của phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống đồng đều , sạch bệnh phục vụ sản xuất.

3. Bảo quản hạt giống

a) Đọc thông tin

b) Sử dụng những thông tin vừa đọc, trả lời các câu hỏi sau (Trang 15 Công nghệ 7 VNEN)

– Hạt giống cần phải đạt những tiêu chuẩn gì?

– Nêu các điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống và ý nghĩa mỗi điều kiện đó.

– Trường hợp nào hạt giống cần phải được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

Trả lời:

– Hạt giống tốt cần đạt:

* Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

* Có năng suất cao

* Có chất lượng tốt

* Có năng suất cao và ổn định

* Chống, chịu được sâu, bệnh

– Hạt giống cần đảm bảo các điều kiện sau:

* Hạt giống phải chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, k bị sâu bệnh

* Nơi bảo quản ( cất giữ) phải có nhiệt độ và độ ẩm k khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại

* Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp sử lí kịp thời

– Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần đc bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động

D. Hoạt động vận dụng

1 (Trang 16 Công nghệ 7 VNEN). Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về cách bảo quản giống cây và vai trò của giống cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

Trả lời:

Vai trò của giống cấy trồng đối với sản xuất nông nghiệp là:

– Tăng năng suất cây trồng

– Tăng vụ trồng trọt trong năm

– Tăng chất lượng nông sản

– Thay đổi cơ cấu cây trồng

Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:

– Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …

– Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.

– Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.

– Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.

– Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Trả lời câu hỏi (Trang 16 Công nghệ 7 VNEN)

– Tìm hiểu quy trình ghép cành và chiết cành đối với một số loại cây trồng phổ biến ở gia đình và địa phương em.

– Tìm hiểu thêm về phương pháp nhân giống một số cây trồng mới.

Trả lời:

Quy trình ghép cành:

* Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

* Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

* Bước 3: Ghép đoạn cành Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. Buộc dây ni lông cố định vết ghép. Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

* Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau khi ghép từ 30 – 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

Quy trình Chiết cành

* Bước 1: Khoanh vỏ:

o Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. …

* Bước 2: Chuẩn bị đất bó bầu:

o Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…

o Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).

o Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.

* Bước 3 Chiết cành:

o Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.

* Bước 4 Cắt cành chiết: Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.

* Bước 5 Hạ bầu chiết: Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.

o Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành

o Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

– Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp : Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Công Nghệ 8 Vnen Bài 7: Đồ Dùng Loại Nhiệt

Vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. (Trang 38 Công nghệ 8 VNEN). Hãy nêu một số cách sử dụng điện trong nhà của em để nấu cơm, đun nước, là quần áo…

2. (Trang 38 Công nghệ 8 VNEN). Trình bày cách hiểu của em về cách biến năng lượng điện thành nhiệt

3. (Trang 38 Công nghệ 8 VNEN). Khi sử dụng dụng cụ điện để nấu cơm, đun nước em có quan tâm đến cách dùng cho hiệu quả và tiết kiệm không?

Trả lời:

1. Cách sử dụng điện trong nhà của em để nấu cơm, đun nước, là quần áo… là:

* Nồi cơm: lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi trước khi cho nồi vào nấu, để tránh nước bị đọng lại bên ngoài lòng nồi khi nấu bị bốc hơi và gây cháy xém mâm nhiệt đáy, nên dùng 2 tay để đặt nồi xuống tránh đặt lệch làm tổn hại rơ le nhiệt.

* Đun nước: cho nước vào bình, kiểm tra mực nước không được quá đầy tránh gây tràn khi sôi. Lau khô đáy bình điện, tránh có nước dễ gây hỏng bình, chập điện.

* Là quần áo: làm sạch mặt đế bàn ủi, đổ nước vào bàn ủi hơi nước, kết nối điện và điều chỉnh nhiệt độ cho bàn ủi.

2. Theo em hiểu, cách biến năng lượng diện thành nhiệt là: Khi ta cắm các thiết bị điện vào dòng điện, thì trên tác dụng nhiệt của dòng điện trong dây đốt nung nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Trong những thiết bị điện mới còn sử dụng những nguyên tắc khác để nung nóng như dùng sóng cao tần trong lò vi sóng, dùng từ trường trong bếp từ.

3. Cách dùng hiệu quả khi sử dụng dụng cụ điện để nấu cơm, đun nước:

* Không để nguồn điện dính nước.

* Để ổ điện ở nơi cao, khô ráo.

* Không sử dụng các dây điện bị hỏng hóc, bị hở.

* Sử dụng thiết bị như nồi cơm, bình đun nước theo Trả lời sử dụng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đồ dùng loại điện – nhiệt:

1. (Trang 39 Công nghệ 8 VNEN). Đồ dùng loại điện – nhiệt hoạt động trên nguyên tắc nào?

2. (Trang 39 Công nghệ 8 VNEN). Kể tên những đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng ở gia đình em?

3. (Trang 39 Công nghệ 8 VNEN). Khi sử dụng đồ dùng loại điện – nhiệt em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

1. Đồ dùng loại điện – nhiệt hoạt động chủ yếu trên nguyên lý: đa số nguyên lý làm việc dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện trong dây đốt nung nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Trong những thiết bị điện mới còn sử dụng những nguyên tắc khác để nung nóng như dùng sóng cao tần trong lò vi sóng, dùng từ trường trong bếp từ.

2. Tên những đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng ở gia đình em là: Bình nước đun siêu tốc, bếp từ, nồi cơm điện, lò vi sóng, bàn là, máy sưởi, đèn sưởi nhà tắm.

3. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm đồ dùng loại điện – nhiệt ta cần:

Lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện gia đình theo đúng Trả lời của nhà sản xuất.

– Đối với các thiết bị có tỏa nhiệt như bếp điện,, lò nướng, máy lạnh… cần giữ khoảng cách thông thoáng tối thiểu theo như đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

– Với quạt điện: cần chú ý kiểm tra và đem thiết bị đi bảo dưỡng theo định kỳ, đề phòng trường hợp cánh quạt bị kẹt không quay được khiến nhiệt độ của cuộn dây bên trong động cơ tăng lên gây chập điện và có nguy cơ cháy nổ.

– đối với bàn ủi bạn nên sử dụng đế lót cách nhiệt cách điện nhằm chống cháy khi là quần áo.

– Lưu ý thường xuyên kiểm tra dây dẫn hoặc sử dụng bút thử điện xem các thiết bị có bị rò rỉ điện không, nếu cần thiết có thể đem đi để kiểm tra và khắc phục.

– Tắt hết các thiết bị điện khi ra ngoài để phòng tránh những trường hợp rủi ro.

– Khi thiết bị có biểu hiện rò rỉ điện thì tuyệt đối không sử dụng.

– tắt nguồn điện sau khi nấu nướng xong.

– Cần lắp cầu chì ở các bảng điện, công tắc tự động ngắt để đề phòng trường hợp chập điện, sử dụng ổ phích cắm 3 chấu được nối đất đúng kỹ thuật.

Lắp đặt cầu dao chống rò rỉ điện, bộ phận chống giật. Loại cầu dao này không giống như những loại câu dao thông thường, nó có chức năng phát hiện và tự động ngắt ngay khi có hiện tượng rò điện. Đặc điểm để nhận biết loại cầu dao này là ngoài công tắc On/Off nó còn có một nút Test cho phép kiểm tra thử chức năng ngắt điện.

2. Bàn là điện

(1) (Trang 40 Công nghệ 8 VNEN). Bàn là điện có cấu tạo gồm những bộ phận nào và chức năng của chúng là gì?

(2) (Trang 40 Công nghệ 8 VNEN). Hãy kể cách điều chỉnh núm nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải trong trang phục ở gia đình em?

Trả lời:

1) Bàn là điện có cấu tạo gồm những bộ phận:

* Nắp: chức năng cách điện và cách nhiệt

* Núm điều chỉnh nhiệt độ: Chức năng điều chỉnh nhiệt đồ phù hợp với từng loại vải

* Đế: chức năng tích nhiệt làm nóng bàn là

* Dây đốt nóng: chức năng tỏa nhiệt

(2) Cách điều chỉnh núm nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải trong trang phục ở gia đình em:

Lưu ý:

* Riêng với loại vải nhung và vải len cashmere (sợi được dệt từ lông thân và bụng dưới của dê Cashmere ), không này là ủi quần áo làm bằng hai loại vải này.

* Nếu không biết quần áo của bạn thuộc loại vải nào có thể theo dõi trên mác, tem được may đính kèm phía trong.

* Nếu là liên tục nhiều loại vải thì nên chọn ủi loại vải ở mức nhiệt độ thấp trước.

* Trường hợp bàn là nhà bạn là loại bàn ủi khô – nhiệt mà vải yêu cầu là hơi nước ẩm thì có thể phun/ xịt thêm nước làm ẩm vải trước khi tiến hành công đoạn là phẳng.

3. Bếp điện

1. (Trang 41 Công nghệ 8 VNEN). Kể tên một số loại bếp điện mà gia đình em và người thân đang dùng?

2. (Trang 41 Công nghệ 8 VNEN). Bếp điện và bàn là điện hoạt động trên nguyên tắc nào?

3. (Trang 41 Công nghệ 8 VNEN). Khi sử dụng bếp điện em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

1. Một số loại bếp điện mà gia đình em và người thân đang dùng là: bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp nướng.

2. Bếp điện và bàn là điện hoạt động trên nguyên tắc: khi cho điện vào, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng tỏa nhiệt tích vào đế, làm nóng thiết bị.

3. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, khi sử dụng bếp điện em cần chú ý:

o Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp

o Chọn đúng kích thước xoong nồi.

o tuyệt đối không để dao, đĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Do các vật dụng sẽ dẫn nhiệt và nóng lên rất nhanh, gây nguy hiểm.

o Không để thức ăn hay nước rơi vào bếp

o Không dịch chuyển bếp khi đang nấu

o Tuyệt đối không sờ tay vào mặt bếp khi đang hoặc sau khi nấu vì nhiệt độ từ nồi truyền xuống mặt bếp có thể gây bỏng đặc biệt là bên vùng nấu hồng ngoại.

o Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt

o Thường xuyên lau chùi, giữ vệ sinh sạch sẽ.

o Không để gần những nơi ẩm ướt, gần nguồn nước.

o Khi đun nấu xoong tuyệt đối không rút nguồn điện đột ngột vì sau khi tắt bếp hệ thống quạt tản nhiệt bên dưới của bếp vẫn hoạt động bình thường và có tác dụng làm mát cho các linh kiện của bếp, giúp tản nhiệt nhanh.

4. Nồi cơm điện

1. (Trang 41 Công nghệ 8 VNEN). Hãy kể cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện?

2. (Trang 41 Công nghệ 8 VNEN). Khi sử dụng nồi cơm điện em thấy cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm?

Trả lời:

1. Cách em sử dụng nồi cơm điện để cơm ngon và tiết kiệm điện là:

* Nên vo gạo ở ngoài chứ không nên vo trong nồi sẽ làm xước nồi, làm giảm khả năng tiếp xúc nhiệt, cơm chín không đều.

* Khi đặt xoong vào nồi cũng phải đặt ngay ngắn, xoay qua xoay lại một chút để rơ le tiếp xúc đều với đáy nồi sẽ không lo cơm bị sống.

* Cần dùng tay dàn đều gạo ra để gạo được chín đều.

* Trong quá trình nấu, cần hạn chế mở nắp nồi vì làm như vậy cơm sẽ thiếu hơi.

* Đến khi nồi chuyển từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng thì bạn phải nhanh tay xới cơm để giữ cho cơm tơi và xốp.

2. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, khi sử dụng nội cơm điện cần chú ý:

* Khi vệ sinh nồi chỉ nên dùng khăn thấm nước để lau chứ không nên rửa trực tiếp bằng nước. Cũng không nên dùng các loại cọ rửa cứng để tránh làm xước nồi, làm hỏng lớp chống dính. Nắm cụm thoát hơi cũng cần được lau chùi thường xuyên để nồi được thông thoáng, cơm không bị thiu.

* Dù cho có dùng hay không dùng nồi thì cũng phải đặt nồi ở nơi thông thoáng, khô ráo, tránh để gần các thiết bị phát nhiệt khác dễ làm hỏng nồi.

* Trong quá trình nấu, thân nồi rất nóng nên không được chạm tay vào.

* Phích cắm cũng phải đảm bảo chắc chắn để không xảy ra hiện tượng cháy, chập điện. Khi không sử dụng nồi cơm điện nữa thì phải tháo dây nguồn ra ngay.

6. Lò vi sóng

1. (Trang 42 Công nghệ 8 VNEN). Trình bày sự khác biệt khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng với nấu thức ăn bằng bếp điện?

2. (Trang 42 Công nghệ 8 VNEN). Để đảm bảo an toàn nhiệt và điện, tiết kiệm điện em cần phải sử dụng lò vi sóng như thế nào?

Trả lời:

1. Sự khác nhau khi nấu ăn bằng lò vi sóng và nấu ăn bằng bếp điện là:

o Nấu bằng lò vi sóng: chủ yếu thức ăn được làm chín dựa vào bức xạ vi ba đốt nóng. Khi thức ăn bỏ vào lò vi sóng, sóng vi ba sẽ phân tán đều trong buồng nấu làm cho thức ăn hấp thụ sóng, nóng lên và được làm chín đều.

o Nếu bằng bếp điện: khi cắm điện, điện chạy trong dây đốt nóng và tỏa nhiệt tích vào đế. Từ đế bếp điện sẽ làm nóng xoong, chảo. Do đó, khi nấu thức ăn sẽ chín.

2. Để đảm bảo an toàn nhiệt và điện ta cần phải sử dụng lò vi sóng:

o Không nên dùng đồ nhựa cho lò vi sóng, đồ nhựa khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ tan chảy và các hóa chất độc hại trong chúng sẽ ngấm vào thức ăn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

o Không dùng các đồ kim loại vì chúng có thể gây ra tia lửa điện, không an toàn trong quá trình sử dụng

o Chọn vật dụng thủy tinh cho lò vi sóng có kích thước phù hợp và cân đối với món ăn cần hâm, nấu để đảm bảo thức ăn không tràn ra nồi, gây hư, hỏng lò.

o Không dùng túi nilon móng hay các bai giấy, hộp xốp để đậy thức ăn hâm trong lò vi sóng. Ở nhiệt độ cao, chất độc hại có trong chúng dễ phân hủy, hòa lẫn vào thức ăn gây hại cho sức khỏe.

o Không đặt lò vi sóng ở dưới đất, nơi có độ ẩm cao hoặc gần các đồ điện khác vì dễ gây chậm điện, giật điện, rất nguy hiểm cho người dùng. Trường hợp thấy khói bay ra từ lò nên ngắt ngay nguồn điện. Khi món ăn đã chín, nên tắt lò trước khi mở cửa lấy thức ăn ra.

o Thức ăn đựng trong đồ thủy tinh cho vào lò vi sóng không nên đậy quá kín vì điều này dễ tạo nên áp suất cao, gây nổ.

o Khi nấu hay hâm nóng các thực phẩm khô thì nên để kèm một ly nước trong lò để giúp hút năng lượng điện từ trường, hạn chế được tình trạng cháy lò do thiếu ẩm.

o Lò vi sóng chỉ nên dùng để hâm, nấu thức ăn khi đã đậy kín cửa lò. Vì thế không dùng cho chiên, xào, rán… các món chứa nhiều dầu mỡ

o Phải đeo găng tay khi lấy đồ ăn trong lò vi sóng có nhiệt độ cao.

3. Để tiết kiệm điện, ta cần sử dụng lò vi sóng:

o Chọn lò vi sóng có công suất phù hợp

o Khi quay thức ăn nên xếp thực phẩm theo vòng tròn

o Khi bạn nấu và hâm nóng hoặc rã đông thực phẩm, nếu lò vi sóng thông báo tắt thì cũng không nên lấy thực phẩm ra ngay mà hãy để trong lò thêm 2 – 3 phút để nhiệt lượng lan tỏa, làm thực phẩm nóng đều.

o Đặt món nướng gần với trần lò

o Không mở cửa lò liên tục hoặc đóng không sát sẽ làm đèn sáng liên tục, gây hao điện.

o Sau khi sử dụng xong nên rút nguồn điện

o Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh hoặc đặt gần tivi, tủ lạnh… sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị này.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 42 Công nghệ 8 VNEN). Chỉ ra cách dùng bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng và những chú ý khi dùng?

2. (Trang 42 Công nghệ 8 VNEN). Kể tên các loại đồ dùng điện – nhiệt khác nhau mà em biết?

Trả lời:

1. Cách dùng các thiết bị điện

2. một số thiết bị nhiệt – điện khác:

* Bếp nướng

* Lò nướng

* Bình đun nước siêu tốc

* Nồi áp suất

* Quạt sưởi

* Nồi nấu lẩu

* Đèn sưởi nhà tắm

D. Hoạt động vận dụng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

( Trang 43 Công nghệ 8 VNEN).Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử. Trao đổi với gia đình và bạn bè ưu nhược điểm của chúng

Trả lời:

a. Nguyên lý hoạt động:

– Nồi cơm điện tử có khả năng tự điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu cho phù hợp với từng món ăn nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng.

– Hết thời gian nấu, nồi chuyển sang chế độ Hâm – giữ ấm thức ăn.

– Nồi cơm điện cơ thường sử dụng 1 mâm nhiệt đáy nồi làm chức năng gia nhiệt thì nồi cơm điện tử đa phần có nhiều phần tử gia nhiệt hơn: 1 mâm nhiệt đáy nồi + 1 hoặc 2 điện trở ở nắp nồi và xung quanh thân nồi. Chính nhờ vậy, nhiệt lượng khi nấu tỏa đều và đi sâu vào tận trong lõi gạo giúp cơm chín đều hơn, dẻo hơn.

b. Ưu nhược điểm của nồi cơm điện tử là:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ 7 Vnen Bài 1: Mở Đầu Về Nông Nghiệp trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!