Xu Hướng 9/2023 # Chuyển Các Đối Tượng Trong Autocad Về Polyline # Top 14 Xem Nhiều | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chuyển Các Đối Tượng Trong Autocad Về Polyline # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyển Các Đối Tượng Trong Autocad Về Polyline được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đối với đường Line và Arc, ta đơn giản chỉ cần gõ lệnh PE để biến nó thành đường Polyline. Các bước thực hiện:

Chọn Line hoặc Arc cần chuyển thành Polyline.

Gõ lệnh PE, sau đó nhấn↵ Enter . AutoCAD sẽ xuất hiện câu hỏi như hình dưới:

→ Đường Line (hoặc Arc) đã chuyển thành Polyline.

TIP: Để chuyển một lúc nhiều đối tượng thành Polyline ta gõ lệnh PE, sau đó chọn M để chọn nhiều đối tượng.

Đối với đường Spline, cũng giống như đường Line và Arc đều gõ lệnh PE để chuyển nó thành Polyline, nhưng nó sẽ có thêm một bước hỏi bạn muốn chọn bao nhiêu điểm Precision (giá trị dao động từ 0~99, giá trị càng lớn thì độ mịn, độ nét của đường cong càng lớn hơn, giá trị 0 cho ta thành đường Polyline gấp khúc mất hoàn toàn độ cong tròn). Các bước thực hiện:

Chọn đường Spline cần chuyển thành Polyline.

Gõ lệnh PE, sau đó nhấn↵ Enter . AutoCAD sẽ xuất hiện câu hỏi như hình dưới:

Gõ Y sau đó lại nhấn↵ Enter .

Nhập một giá trị trong khoảng 0~99 và nhấn↵ Enter .

→ Đường Spline đã chuyển thành Polyline.

Lưu ý: Việc chọn giá trị Precision càng lớn sẽ càng sinh ra nhiều Vertex (đỉnh của đường Polyline).

a. Cách 1: Vẽ bằng lệnh DO (Donut)

Lệnh này làm mình đoán chắc là lấy tên từ bánh Donut, vì cũng tạo ra hình giống hệt bánh Donut.

Lệnh DO sẽ tạo ra đường hình tròn có thuộc tính Polyline. Các bước thực hiện:

Gõ lệnh DO sau đó nhấn↵ Enter .

Nhập kích thước đường kính trong sau đó nhấn ↵ Enter.

Nhập kích thước đường kính ngoài sau đó nhấn ↵ Enter.

Chọn điểm để đặt đường tròn Polyline chúng ta muốn tạo.

Thật dễ phải không nào!

Đối với đối tượng hình tròn, ta không thể dùng lệnh PE trực tiếp lên được. Đầu tiên chúng ta phải vẽ 2 nửa cung tròn có cùng bán kính và ghép nó lại thành một hình tròn. Khi đó, đường tròn của chúng ta sẽ là 2 đường cong Arc và chúng ta lại thực hiện dễ dàng như hướng dẫn ở mục 1. Có rất nhiều cách để vẽ đường tròn bằng 2 cung tròn Arc ghép lại, và mình sẽ hướng dẫn vẽ theo cách mình hay xài nhất. Các bước thực hiện:

Nhập lệnh C và vẽ hình tròn bán kính bạn cần.

Vẽ 1 đường thẳng nối từ 2 đỉnh của đường tròn.

Chọn đoạn thẳng và nhập lệnh TR, sau đó nhấn↵ Enter .

Chọn vào 1 điểm bất kỳ trên nửa đường tròn trái hoặc phải. Lập tức chúng ta còn lại một nửa đường tròn dạng cung tròn Arc.

Nhập lệnh MI sau đó nhấn↵ Enter .

Chọn cung tròn cần đối xứng sau đó nhấn ↵ Enter .

Kẻ đường đối xứng theo đoạn thẳng, sau đó nhấn ↵ Enter .

Chọn N sau đó nhấn↵ Enter để không xóa nửa đường tròn sau đối xứng. → Vậy là ta đã vẽ đường hình tròn ghép bởi 2 cung tròn Arc, các bước còn lại chỉ dùng lệnh PE như mục 1.

Sau các bước trên ta đã tạo được 2 đường Polyline dạng cung tròn ghép thành hình tròn, nếu bạn chỉ muốn còn 1 đường Polyline dạng tròn duy nhất thì dùng tiếp lệnh J (Join) để nối 2 đường Polyline làm 1.

Vậy là xong chúng ta đã tạo được hình tròn thuộc tính Polyline.

4. Hình Ellipse

Đối với đối tượng hình Ellipse thì trong AutoCAD có hỗ trợ biến PELLIPSE. Mặc định PELLIPSE được set giá trị 0, tức là không vẽ hình Ellipse kiểu đối tượng Polyline. Nếu muốn vẽ hình Ellipse kiểu đối tượng Polyline ta thực hiện như sau:

Gõ PELLIPSE sau đó nhấn↵ Enter .

Nhập giá trị 1 sau đó nhấn↵ Enter .

Giờ thì hãy dùng lệnh EL vẽ hình Ellipse thử đi nào.

Qua bài viết mình đã hướng dẫn các bạn cách chuyển các loại đối tượng khác nhau thành đối tượng Polyline. Riêng các loại hình tứ giác thì mặc định đã là Polyline nên mình cũng chả có gì để hướng dẫn. Ở các loại đối tượng Line, Arc, Spline, Circle mình đã tận dụng tính năng của lệnh PE, lệnh này dùng để chỉnh sửa đường Polyline nhưng khi các đối tượng không phải Polyline thì nó sẽ giúp chúng ta convert chúng thành Polyline. Đặc biệt hình tròn còn hỗ trợ lệnh DO để vẽ nhanh mà không cần lệnh PE. Hình Ellipse thì ta có thể bật tắt biến mà trong bài viết mình đã hướng dẫn. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn!

Hướng Dẫn Vẽ Đa Tuyến Bằng Lệnh Polyline Trong Autocad

Trước khi vào lệnh polyline trong autocad mời bạn xem qua thao tác vẽ này đã nha:

Demo vẽ bằng lệnh Polyline trong autocad

CÁCH SỬ DỤNG LỆNH POLYLINE TRONG AUTOCAD

Thực hiện lệnh trên thanh công cụ draw các bạn chọn biểu tượng polyline hoặc gõ lệnh tắt là pl enter. Trước khi đi vẽ bạn cần phải nắm được các tham số sau ở dòng [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width].

Arc: Để vẽ cung tròn.

Halfwidth: Vẽ chiều rộng điểm đầu tiên và điểm thứ 2.

Length: Dùng để vẽ đoạn thẳng.

Undo: Quay lại thao tác vừa thực hiện lệnh trước đó.

Width: Bề rộng của đoạn thẳng được vẽ.

VẼ LỆNH POLYLINE TRONG AUTOCAD THÔNG THƯỜNG

Lệnh polyline vẽ được các đoạn thẳng liên tiếp giống lệnh line. Nhưng khác ở chỗ các đoạn thẳng sau khi vẽ là một đối tượng, với line là các đối tượng rời rạc.

Gõ PL enter, thực hiện theo dòng nhắc sau:

Specify start point: Nhấn chuột trái vào điểm thứ nhất, nếu vẽ từ đối tượng khác thì phải kết hợp với lệnh truy bắt điểm.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhấn vào điểm thứ 2, được một đoạn thẳng.

Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhấn vào điểm thứ 3, được đoạn thẳng thứ 2.

Kết thúc lệnh thì nhấn enter.

LỆNH POLYLINE TRONG AUTOCAD SỬ DỤNG VỚI ARC

Gõ lại PL và nhấn enter.

Specify start point: Nhấn vào điểm đầu tiên.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Gõ A lệnh tắt của Arc rồi enter.

Specify endpoint of arc or: Nhấn vào điểm thứ 2, được cung tròn đầu tiên.

Specify endpoint of arc or: Nhấn vào điểm thứ 3, được cung tròn thứ hai.

Nhấn enter để kết thúc lệnh.

VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀY VỚI WIDTH

Vào lệnh pl rồi enter.

Specify start point: Kích chuột trái vào một điểm trên bản vẽ.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Gõ W enter lệnh tắt của Width.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Kích chuột trái vào điểm thứ 2 trên bản vẽ.

Nhấn enter để kết thúc lệnh.

VẼ KẾT HỢP ĐOẠN THẲNG, CUNG TRÒN, CÓ ĐỘ DÀY

Gõ lệnh pl rồi nhấn enter. Làm theo thứ tự các bước sau, kết hợp với xem hình ảnh.

Specify start point: Kích chuột trái vào một vị trí trên bản vẽ.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Gõ W (lệnh tắt của Width), sau đó nhấn enter.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Kích chuột trái vào vị trí thứ 2 trên bản vẽ, được một đoạn thẳng.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Gõ A enter ( với A lệnh tắt của Width).

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Kích chuột trái vào vị trí thứ 3 trên bản vẽ, được một cung tròn.

Cuối cùng nhấn enter để kết thúc lệnh.

Thực hiện xong được một đường polyline gồm 1 đoạn thẳng và một cung tròn với độ dày là 2.

CÁCH ĐƯA ĐƯỜNG POLYLINE VỀ BAN ĐẦU CÓ ĐỘ DÀY BẰNG KHÔNG

Gõ lệnh tắt pl hiển thị lựa chọn tại dòng c ommand như sau:

Specify start point: Nhấn chuột trái vào một vị trí trên bản vẽ được điểm đầu tiên.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Gõ lại W enter.

Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhấn vào vị trí thứ 2 trên bản vẽ.

Nhấn ESC hoặc enter để kết thúc lệnh.

Bằng cách nhập hai giá trị là 0, đưa được polyline có độ dày như ban đầu.

Để thực hành thành thạo lệnh này, bạn cần kết hợp dòng nhắc lệnh và hình vẽ trong bài hướng dẫn sử dụng lệnh polyline trong autocad. Tập làm quen với điều đó, cho dù có bất cứ lệnh nào, bạn cũng có thể vẽ được.

Học Autocad 2023 cơ bản – Bài 2: Lệnh vẽ đa tuyến Polyline Cách dùng lệnh Polyline trong autocad 2023 – Vẽ đa tuyến. Xem danh sách video học AutoCAD cho người mới bắt đầu:

Các lệnh hiệu chỉnh trong autocad https://bit.ly/321AxM2

Học autocad qua trang web: https://chetaomayvnjp.com

Tham gia Group để được hỗ trợ : https://bit.ly/2LyIvXd Thank for watching the video.

❤ Please LIKE, SHARE, COMMENT and SUBSCRIBE

❤ Watch more videos here: https://bit.ly/2QOEjlh

© Copyright by Share Cad/Cam/Cnc ☞ Do not Reup

Hướng Dẫn Vẽ Đường Thẳng Vuông Góc Và Lệnh Kéo Dãn Đối Tượng Trong Autocad

Thông thường, để vẽ được đường thẳng vuông góc trong bản vẽ Cad nhiều người sẽ tìm đến tính năng Polar Tracking hoặc sử dụng các phép tính hình học khác. Tuy nhiên, với tính năng này thì bạn phải mất khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành được. Vì vậy, thay vì sử dụng tính năng Polar Tracking thì bạn có thể sử dụng lệnh Line với các bước thực hiện sau đây:

Bước 1: Trên giao diện Autocad, bạn gõ lệnh Line (L) để hiển thị lệnh.

Bước 3: Ấn đồng thời phím Shift + phím <

Bước 4: Nhập độ cho góc của đường thẳng. Thường góc vuông phổ biến nhất là 45 độ và 90 độ.

Bước 5: Nhập chiều dài đoạn thẳng muốn vẽ.

Bước 6: Nhấn Enter để thoát lệnh.

1.2: Sử dụng lệnh Line kết hợp với nhập cấu trúc

Đối với lệnh Line, ngoài việc nhập lệnh và vẽ theo cách thông thường thì bạn có thể thực hiện vẽ đường thẳng vuông góc trong Cad bằng cách kết hợp lệnh Line với nhập cấu trúc. Cụ thể, cách thực hiện như sau:

Bước 1: Trên giao diện của phần mềm Autocad, bạn gõ lệnh Line (L) để hiển thị lệnh.

Bước 3: Nhập theo cấu trúc: @(chiều dài)<(góc). Ví dụ: bạn nhập theo cấu trúc: @100<30 sẽ nhận được kết quả là đoạn thẳng dài 100 hợp với phương ngang một góc 30 độ.

Bước 4: Sau khi đã nhập xong thì bạn nhấn Enter để thoát lệnh.

Lệnh Xline cũng là lệnh mà bạn có thể sử dụng để vẽ đường thẳng vuông góc trên bản vẽ Autocad. Để sử dụng chính xác lệnh này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Trên giao diện Autocad, bạn gõ lệnh Xline (XL) để hiển thị lệnh.

Bước 2: Nhập A trên lệnh Xline để chọn cách vẽ theo góc cho đường thẳng mà bạn muốn thiết kế cho bản vẽ.

Bước 3: Nhập độ cần vẽ cho đường thẳng vuông góc.

Bước 4: Chọn điểm góc cho đường thẳng. Sau khi chọn xong, bạn nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Với tính năng Polar Tracking, việc vẽ đường thẳng vuông góc trong Cad sẽ mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm bước này nhằm giúp cho việc thiết kế bản vẽ trên Cad được chuyên nghiệp hơn. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Nhập tính năng đường dẫn với Polar Tracking.

Bước 2: Trên đường dẫn này, bạn nhập lệnh DS để hiển thị hộp thoại Drafting Setting và chọn thẻ Polar Tracking.

Bước 3: Pick chọn Polar Tracking on (F10).

Bước 4: Tại Increment angle : Nhập số gia góc cho đường thẳng vuông góc mà bạn muốn vẽ.

Bước 5: Chọn Relative a last segment tại Polar Angle measurement để vẽ góc cho đường thẳng bạn đã chọn. Sau khi chọn xong, bạn nhấn OK để thoát hộp thoại.

Bước 6: Sau khi thoát hộp thoại, vẽ đường thẳng với lệnh L, lúc này trên giao diện của AutoCAD sẽ đưa ra các gợi ý cho bạn với những đường dẫn hợp với đường thẳng vuông góc đã vẽ đúng với tỷ lệ đã được thiết lập ban đầu của bản vẽ.

Lệnh Stretch hay còn được gọi là lệnh kéo dãn đối tượng trong Cad. Đúng như tên gọi của nó, đây là lệnh có tác dụng kéo dãn, co kéo bất cứ đối tượng nào trên AutoCad. Lệnh này còn được sử dụng với lệnh tắt là S. Theo đánh giá của nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp, lệnh Stretch là lệnh không thể thiếu khi thiết kế bản vẽ trên phần mềm Autocad. Việc sử dụng lệnh này giúp cho quá trình chỉnh sửa, hiệu chỉnh đối tượng của bản vẽ được nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.

Đối với cách này thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Trên giao diện Autocad, bạn nhập lệnh S và nhấn Enter để hiển thị lệnh.

Bước 2: Quét chuột từ dưới lên qua phần đầu hình chữ nhật mà bạn muốn thực hiện kéo dãn, sau đó nhấn Enter.

Bước 3: Hãy chọn 1 điểm gốc rồi di chuột để bắt đầu kéo hình chữ nhật.

Bước 4: Nhập giá trị vào hình chữ nhật mà bạn muốn co kéo và nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Như vậy, bạn đã thực hiện kéo dãn đối tượng hình chữ nhật trong Cad đơn giản, nhanh chóng bằng cách quét chuột từ dưới lên toàn bộ đầu bên phải hình chữ nhật.

Ngoài cách quét chuột từ dưới lên toàn bộ đầu bên phải hình chữ nhật, thì bạn có thể dùng lệnh kéo dãn đối tượng trong Cad bằng cách quét chuột từ dưới lên qua một phần đầu bên phải hình chữ nhật. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Trên giao diện Autocad, bạn nhập lệnh S và nhấn Enter để hiển thị lệnh.

Bước 2: Quét chuột từ dưới lên qua một phần đầu của hình chữ nhật mà bạn muốn thực hiện kéo dãn, sau đó nhấn Enter.

Bước 3: Hãy chọn 1 điểm gốc rồi di chuột để bắt đầu kéo hình chữ nhật.

Bước 4: Nhập giá trị vào hình chữ nhật mà bạn muốn co kéo và nhấn Enter để kết thúc lệnh.

Có thể thấy, cách kéo dãn đối tượng này cách thực hiện khá giống với cách thứ nhất. Tuy nhiên, thay vì quét chuột lên toàn bộ phần đầu hình chữ nhật, thì bạn chỉ quét qua một phần góc của hình. Vì vậy, kết quả co kéo chỉ được một phần góc mà bạn quét chuột. Cách này chỉ áp dụng bạn chỉ muốn kéo dãn một phần của đối tượng.

Khóa Học Autocad 2D&Amp;3D Dành Cho Mọi Đối Tượng

Khóa Học Autocad Hướng dẫn cho học viên cách sử dụng phần mềm AutoCAD để xây dựng các bản vẽ kỹ thuật. Kết thúc khoá học, học viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ của AutoCAD để tạo bản vẽ, chỉnh sửa các đối tượng, thiết lập kích thước, in ấn chính xác. Học viên sẽ có đủ kỹ năng cần thiết để xây dựng các bản vẽ đáp ứng công việc của mình.

Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học Thành Phố Trẻ

Số 116 đường Tân Chánh Hiệp 18 – KP2 – Phường Tân Chánh Hiệp – Q.12

( Cách cổng trường ĐH GTVT chúng tôi 20m )

– Làm quen với AutoCad, Phương thức truy bắt điểm và nhập điểm chính xác;

– Thiết lập bản vẽ cơ bản và các hệ toạ độ;

– Các lệnh hiệu chỉnh

– Các lệnh vẽ nhanh

– Quản lý các đối tượng ( Lớp, màu và đường nét)

– Hình cắt, mặt cắt và ký hiệu vật liệu

– Ghi và hiệu chỉnh văn bản

– Ghi kích thước

– Tạo tỷ lệ bản vẽ và In Ấn.

KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI XONG KHÓA HỌC AUTOCAD 2D&3D

– Nắm bắt được giao diện Autocad

– Thiết lập cơ bản khi dùng Autocad

– Sử dụng thành thạo các lệnh tắt, cách nhập lệnh, kết thúc lệnh, nhập dữ liệu

– Sử dụng thành thạo lệnh vẽ, hiệu chỉnh cơ bản, Nạp mực tận nơi

– Sử dụng thành thạo các lệnh về Text viết chữ, Dim đo kích thước,

– Nắm bắt được cách tạo và sử dụng Block, Layer trong Autocad

– Tự triển khai bản vẽ kỹ thuật một cách thành thạo và khoa học

– Nắm rõ cấu trúc, cách trình bày một bản vẽ thiết kế đồng bộ, chuyên nghiệp, đúng quy trình, tiêu chuẩn…

– Giáo trình AUTOCAD 2D&3D Do Ths: Huỳnh Văn Hiệp biên soạn.

– Giáo trình AUTOCAD 2D&3D được cung cấp Miễn phí cho học viên !

THÔNG TIN LIÊN HỆ VÀ GHI DANH KHÓA HỌC AUTOCAD 2D&3D

Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học Thành Phố Trẻ

Số 116 đường Tân Chánh Hiệp 18 – KP2 – Phường Tân Chánh Hiệp – Q.12

( Cách cổng trường ĐH GTVT chúng tôi 20m )

Hot: Cách Vẽ Polyline Trong Autocad Có Chiều Dày Nhanh Nhất

05/01/2023

2723

Trong AutoCAD, lệnh Polyline, lệnh tắt là PL, là một trong những lệnh thường dùng nhất, có thể nói là chỉ đứng sau lệnh Line. Để đơn giản có thể hiểu Polyline là bao gồm nhiều Line (hoặc có thể là cung tròn) được liên kết lại và có thêm thông tin chiều dày nét vẽ. Bởi vậy, nếu biết cách vẽ Polyline có chiều dày nhanh, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên, trong AutoCAD để gán chiều dày cho lệnh này thì phải thao tác khá rườm rà. Đầu tiên, bạn gõ lệnh PL, sau đó chuột trái chọn một điểm bắt đầu, sau đó gõ chữ W để mở lựa chọn chiều dày, cuối cùng gõ 2 lần thông tin chiều dày (giả sử là 100mm) thì mới vẽ được Polyline có chiều dày nét là 100mm. Cuối cùng sau khi vẽ xong chúng ta bấm C để khép kín vùng nếu là vẽ vùng kín hoặc Enter để kết thúc lệnh.

Vẽ Polyline vùng kín với chiều dày nét là 100mm.

Giải quyết vấn đề: 

Để vẽ nhanh Polyline (dạng tập hợp các đường thẳng) có chiều dày nét vẽ, chúng ta sẽ tạo một lisp đơn giản sau đó load vào CAD, bản chất của lisp này chính là lệnh Polyline đã được cài đặt chiều dày nét vẽ.

+ Lệnh tắt P0: Vẽ Polyline không có chiều dày:

(defun c:P0 () (command “PLINE” “” “w” “0” “0” “” “PLINE”) )

+ Lệnh tắt P50: Vẽ Polyline có chiều dày nét vẽ là 50mm:

(defun c:P50 () (command “PLINE” “” “w” “50” “50” “” “PLINE”) )

+ Lệnh tắt P100: Vẽ Polyline có chiều dày nét vẽ là 100mm:

(defun c:P100 () (command “PLINE” “” “w” “100” “100” “” “PLINE”) )

+ Lệnh tắt PLL: Vẽ Polyline có chiều dày bất kỳ (chỉ cần gõ lệnh PLL sau đó chọn chiều dày luôn mà không cần phải chọn W nữa):

(defun c:PLL () (setq a (getint “nChon do day net: “)) (command “PLINE” “” “w” a a “” “PLINE”) )

Bạn có thể tham khảo bộ lisp cad hay dành cho kỹ sư trong đó có lisp vẽ nhanh Pline có chiều dày nét nằm trong bộ Menu lisp Cad XDTH mà tôi chia sẻ miễn phí trong video bên dưới. Nếu là lần đầu tiên bạn xem video trên kênh hãy đăng ký kênh Youtube Xây Dựng Thực Hành để theo dõi các video tiếp theo vì tôi còn trở lại với rất nhiều video hữu ích khác:

Sử dụng lisp P50 và PLL để vẽ nhanh Polyline có chiều dày nét vẽ

Victor Vuong,

5

/

5

(

1

bình chọn

)

CHIẾN DỊCH: Mình sẽ chia sẻ miễn phí trên kênh Youtube các kiến thức, thủ thuật tin học văn phòng Excel, Word, Powerpoint, Hệ điều hành Window, AutoCAD, Google Sheet và kiến thức trong xây dựng: Đo bóc khối lượng, lập giá, biện pháp thi công, Shop drawing, dưới dạng cầm tay chỉ việc, từ cơ bản cho người mới, người mất gốc đến nâng cao.

Lập Trình Hướng Đối Tượng(Oops) Trong Java

Khái niệm về lập trình hướng đối tượng trong java

Lập trình hướng đối tượng (OOP-Object-Oriented Programming) là một phương pháp hay mô hình giúp tăng năng suất, đơn giản hóa việc bảo trì, dễ dàng mở rộng trong thiết kế phần mềm bởi việc cung cấp một vài khái niệm như:

Đối tượng (Object)

Lớp (Class)

Kế thừa (Inheritance)

Đa hình (Polymorphism)

Trừu tượng (Abstraction)

Đóng gói (Encapsulation)

Lập trình hướng đối tượng có 4 tính chất:

Đối tượng (Object)

Tất cả những thực thể có trạng thái và hành vi được biết đến như là một đối tượng. Ví dụ: bàn, ghế, bút chì, xe dạp, ô tô…

Lớp (Class)

Tập hợp các đối tượng được gọi là lớp.

Kế thừa (Inheritance)

Khi một đối tượng được truyền lại tất cả các thuộc tính và phương thức của đối tượng cha được gọi là kế thừa. Kế thừa giúp tái sử dụng lại mã nguồn. Nó được sử dụng cho đa hình lúc runtime.

Tìm hiểu thêm về Tính kế thừa (Inheritance) trong java

Đa hình (Polymorphism)

Khi một nhiệm vụ được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau, tính chất này được gọi là đa hình. Ví dụ có nhiều các để thuyết phục các khách hàng khác nhau, để vẽ một cái gì đó như hình tròn, hình chữ nhật, …

Trong java, để áp dụng tính đa hình chúng ta sử dụng phương thức orverloading hoặc overriding.

Tìm hiểu thêm về Tính đa hình (Polymorphism) trong java

Trừu tượng (Abstraction)

Trừu tượng là sự ẩn đi những chi tiết bên trong và hiển thị ra các chức năng, tính chất này gọi là trừu tượng. Ví dụ: khi gọi điện thoại chúng ta không biết xử lý nội bộ thế nào, khi đi xe máy cũng vậy, mà chúng ta chỉ biết đến các chức năng thông qua giao tiếp bên ngoài.

Trong java, chúng ta áp dụng tính chất trừu tượng bằng cách sử dụng abstract class và interface.

Tìm hiểu thêm về lớp abstract trong java và interface trong java.

Đóng gói (Encapsulation)

Việc ràng buộc giữa code và data với nhau tạo thành một khối duy nhất được biết đến là đóng gói. Ví dụ: viên thuốc con nhộng được đóng gói với nhiều loại thuốc bên trong.

Một class trong java là một ví dụ về đóng gói. Java bean là một lớp được đóng gói hoàn toàn vì tất cả các dữ liệu thành viên là private.

Tìm hiểu thêm về Tính đóng gói (Encapsulation) trong java.

Thế mạnh của OOPs so với ngôn ngữ lập trình hướng thủ tục

1) Lập trình hướng đối tượng giúp việc phát triển và bảo trì dễ dàng hơn. Trong khi phương pháp lập trình hướng thủ tục là không dẽ dàng quản lý khi code lớn.

2) Lập trình hướng đối tượng có tính năng ẩn dấu thông tin, trong khi hướng thủ tục có thể truy cập dữ liệu toàn cục ở bất kỳ nơi nào

3) Lập trình hướng đối tượng cung cấp khả năng mô phỏng sự kiện thực tế hiệu quả hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyển Các Đối Tượng Trong Autocad Về Polyline trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!