Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Và Tổng Hợp Các Nguồn Link Hữu Ích được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết chia thành ba phần. Phần đầu nói qua về quá trình học và sử dụng tiếng Anh của mình. Phần hai đi vào các nguyên tắc và lời khuyên chung chung đối với việc học ngôn ngữ, và phần ba sẽ có link cụ thể tới các nguồn tài liệu hữu ích và danh sách các sách hữu ích mình đã sử dụng hoặc biết đến.
Bài viết khá dài nên nếu bạn chỉ quan tâm tới các nguồn tài liệu thì có thể đi thẳng tới phần ba bằng cách bấm vào link này: phần ba.
Phần I: Quá trình học và sử dụng tiếng Anh của mình
1. Khởi động từ Việt Nam
Dù học lớp chuyên, mình chú trọng vào việc học đều, điểm tổng kết trung bình tất cả các môn học của mình thường đứng đầu trong lớp. Tuy nhiên, vì không tập trung đặc biệt vào môn tiếng Anh, trong hai năm lớp 10 và 11, điểm kiểm tra môn tiếng Anh của mình thuộc vào tầm trung bình giữa lớp, thi thoảng vào top 10, nhưng tuyệt đối không động tới cửa đi thi đội tuyển.
Cuối năm lớp 11, mình bắt đầu nghĩ tới chuyện đi du học phổ thông, tài chính gia đình mình không chi trả được hết các chi phí nên cần sự trợ giúp của học bổng. Lúc đó, thông qua trung tâm tư vấn du học Sunrise Vietnam, mình nộp điểm học bạ, làm bài kiểm tra tiếng Anh với trường Bellerbys của Anh Quốc và may mắn đạt được học bổng 50%.
2. Tăng tốc ở phổ thông Anh Quốc
Khóa học phổ thông A-level của trường Bellerbys bắt đầu từ tháng 9, mình sang Anh sớm từ tháng 8 để tham gia vào khóa học nâng cao tiếng Anh. Ngay từ buổi đầu tiên, các học viên phải làm bài thi ielts kỹ năng nghe đọc viết để kiểm tra trình độ đầu vào. Mình đạt 5.5 trên thang điểm 9, nói chung là vừa đủ tiêu chuẩn của khóa học A-level.
Khóa học nâng cao tiếng Anh này 5 buổi một tuần, mỗi buổi lên lớp chừng 5, 6 tiếng. Đây là giai đoạn mình quyết tâm dồn hết sức lực để học tiếng Anh vì mình biết nó sẽ có tính chất quyết định tới quá trình học tập của mình ở Anh Quốc. Vì thế ngoài giờ học trên lớp, mình dành rất nhiều thời gian tự học vào mỗi buổi tối và các ngày cuối tuần.
Sau một tháng, thi lại bài thi ielts của trường, mình đã đạt 8.0. Tuy nhiên bài thi lúc đó là thi thử, chỉ bao gồm ba kỹ năng nghe đọc viết và không bao gồm kỹ năng nói.
Sau một năm học tập ở Anh Quốc, nhân dịp nghỉ hè về Việt Nam, khi đó mình 17 tuổi, mình đăng ký thi ielts và lần này chính thức đạt 8.0, trong đó nghe 7.0, đọc 8.5, viết 8.0, và nói 8.0.
3. Nỗ lực trau dồi kỹ năng nói ở đại học
Với điểm thi các môn A-level xuất sắc cùng điểm ielts 8.0 này, mình được nhận vào trường đại học Cambridge với học bổng £8.000/năm (khoảng 240 triệu), tiền học lúc đó là £12.500/năm, nên học bổng tương đương 64% tiền học. Mình đã có chia sẻ một bài viết chi tiết hơn về việc được nhận học và xin học bổng vào Cambridge link ở đây: http://www.chuyencuangan.com/chia-se-kinh-nghiem-xin-100-hoc-bong-tien-sy-tu-truong-dai-hoc-cambridge/
Nhìn chung trong quá trình học đại học, với điểm tiếng Anh ielts 8.0, mình không có mấy vấn đề trong việc theo dõi bài giảng trên lớp hay viết luận làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, mình lại gặp nhiều vấn đề với kỹ năng nói.
Vì thế, trong suốt năm cuối Đại Học và năm học Thạc Sỹ, mình dành rất nhiều thời gian luyện tập phát âm. Do không có năng khiếu ngôn ngữ, việc luyện tập khá vất vả gian nan, và không nhìn ngay ra được sự tiến bộ. Nhưng sau một khoảng thời gian dài nhìn lại, mình cũng có thể được hiệu quả, và cụ thể nhất là trong năm học Thạc Sỹ, mình đã thành công xin việc ở một công ty kiểm toán lớn trên Luân Đôn.
4. Không ngừng cố gắng khi đi làm
Mình bắt đầu đi làm từ năm 2011, tới giờ đã có 7 năm đi làm tại Anh Quốc (không tính 2 năm mình nghỉ thai sản), và tổng cộng đã sống ở Anh hơn 15 năm. Số năm sống ở Anh đã gần bằng số năm sống ở Việt Nam, nhưng ngôn ngữ nói của mình chắc chắn không thể gọi là “đã bằng người bản địa”. Sự thực là mình vẫn có giọng Việt Nam khá rõ, thi thoảng vẫn gặp từ mới, thi thoảng vẫn nhầm nhọt giữa các từ, và thi thoảng vẫn băn khoăn không biết dùng từ này trong cái ngữ cảnh này có đúng không.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn mình đều cố gắng rất nhiều để trình độ ngôn ngữ phù hợp với mức độ cần có trong quá trình học tập làm việc, và không cản trở bước tiến của mình. Trong quá trình đi làm, mình vẫn tự học tiếng Anh ở nhà, và cũng tham gia vào một khóa huấn luyện cách phát âm và giọng nói.
Có một điều mình đã nhanh chóng đúc kết được là để thành công trong công việc ở Anh Quốc, ngôn ngữ chỉ là một phần thôi, còn có rất nhiều các yếu tố khác, và mình cần phải cân bằng thời gian của mình giữa những yếu tố khác nhau vì thời gian là một ngân quỹ có hạn.
Vì thế nếu bạn cảm thấy giọng tiếng Anh của mình còn chưa chuẩn, hay ngôn ngữ của mình còn hạn chế, thì bạn yên tâm điều này không có nghĩa là bạn không thể thành công trong công việc tại Anh Quốc.
Tuy nhiên, điều tất lẽ dĩ ngẫu là càng lên cao trong công việc, thì yêu cầu tiếng Anh sẽ càng khắt khe hơn và ở một mức độ nhất định sẽ rất cần vốn từ nhiều, cách dùng từ linh hoạt tự nhiên, giọng nói chuẩn hơn. Và điều này sẽ có thể học được từ việc chịu khó quan sát và không ngừng luyện tập.
Phần II: Nguyên tắc và lời khuyên chung cho việc học ngôn ngữ
Trong phần này, mình xin ghi lại một số điều hữu ích mình đúc kết được trong quá trình học tập tiếng Anh. Những điều này đã được mình chia sẻ trong vlog “Những điều hữu ích cho việc học tiếng Anh”.
1. Học có mục đích
Nếu không có mục đích sẽ rất dễ bị nản lòng. Trước hết suy nghĩ về mục đích cao nhất, rồi đặt ra các mục đích cụ thể nhỏ hơn với khoảng thời gian ngắn hạn hơn để dần dần đi tới được mục đích lớn.
Chú ý mục đích phải cụ thể. Nếu chỉ muốn “Học tiếng giỏi hơn” thì quá chung chung. Phải cụ thể hơn, ví dụ như là đạt điểm 7 trong vòng 1 tháng, hay là đạt ielts 5.0 trong vòng 6 tháng, hay là học thuộc 50 từ mới trong 1 tuần…
Mục đích cũng cần phải thực tế phù hợp với khả năng và sức lực của mình. Nếu bạn đặt mục đích không thực tế, nó chỉ khiến bạn nản lòng và dễ dàng bỏ cuộc.
2. Kiên trì – Cố gắng – Lập lại
Học ngôn ngữ là một quá trình lâu dài yêu cầu sự cần mẫn. Rất tiếc là sẽ không có bí kíp thần sầu nào có thể giúp bạn thông thạo tiếng Anh một sớm một chiều.
Vì vậy hãy loại bỏ những suy nghĩ như sau:
Tất nhiên mình không có ý là các bạn phải học xuyên đêm suốt sáng. Trên thực tế, bạn học sẽ vào hơn nếu ngủ đủ, ăn đủ và tình thần vui vẻ. Chính vì thế cần phải chú ý sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học và hợp lý tuỳ theo các đòi hỏi của các công việc khác.
3. Kết hợp giữa đi học lớp và tự học
Tùy theo hoàn cảnh và trình độ mà bạn nên suy nghĩ về việc kết hợp học lớp và tự học. Nếu bạn mới bắt đầu, mình nghĩ tốt nhất là nên đi học lớp trước để có được căn bản vững vàng trước khi chuyển sang việc tự học. Tuy nhiên kể cả bạn quyết định đi học lớp, bạn cũng nên đặt mục tiêu rõ ràng mình muốn đạt được những gì từ khóa học này.
Phần III: Các phương pháp học và link tới nguồn hữu ích
1. Từ vựng
• Dùng thẻ nhớ/flashcard: Mình hay ghi lại từ mới vào một cái tấm thẻ nhỏ bằng lòng bàn tay rồi cứ đút túi áo, túi quần. Cứ lúc nào rảnh đợi chờ ai đó hoặc đi tàu xe (hoặc đi vệ sinh) thì lại tự trắc nghiệm mình.
• Dùng phone apps: Giờ có vô số các apps giúp học từ mới. Mình cứ đánh từ mới vào apps rồi nó chạy trên màn hình điện thoại cho mình, hoặc là lúc rảnh mở ra trắc nghiệm. Cũng có phone apps từ điển gửi thông báo một từ mới mỗi ngày để mở rộng vốn từ. Một số apps mình mà mình biết là Oxford Dictionary of English, Duolingo, Memrise Phrasal Verbs Cards (tập trung và cụm động từ), Fun Easy English…
• Dùng tập vở: Đơn giản nhất là mình có một quyển vở chuyên ghi từ mới. Cứ mỗi tối mình lại dùng khoảng 15 tới 30 phút đọc và viết lại từ mới ra giấy.
• Một số sách về từ vựng:
• Từ điển hay: mình thường xuyên sử dụng hai từ điển sau
– Từ điển “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” xuất bản bởi Oxford University Press: từ điển tra nghĩa của từ, có rất đầy đủ các nghĩa của từ và có kèm theo ví dụ cụ thể– Từ điển “Oxford Collocations Dictionary for students of English” xuất bản bởi Oxford University Press: từ điển để tra các từ đi kèm với từ, rất hữu ích cho viết luận, ví dụ có thể tra từ “aim” và sẽ có thể tìm ra các tính từ, động từ, giới từ thường đi kèm với từ này.
• Giáo trình miễn phí online của British Council: Đây là trang học tiếng Anh miễn phí của hội đồng Anh, phần từ vựng chia làm 2 cấp độ (beginner to imtermediate, và intermediate to upper intermediate) https://learnenglish.britishcouncil.org/
• Theo dõi trang Facebook bằng tiếng Anh hay: Mình xin giới thiệu hai trang Facebook khá thú vị mà mình hay theo dõi.
– Hedger Humor: https://www.facebook.com/HedgerHumor/, trang của họa sỹ truyện tranh Adrienne Humor, những tranh vẽ rất hài hước dễ thương và vô cùng đúng về cuộc sống gia đình vợ chồng con cái đặc chất Anh Quốc.– Very British Problems: https://www.facebook.com/soverybritish, trang về những vấn đề hài hước rất đặc trưng trong lối sống của người Anh.
2. Ngữ pháp
• Một số sách ngữ pháp tiếng Anh:
– “English Grammar in Use” của Raymond Murphy – “Oxford English Grammar” của Sidney Greenbaum– “Longman English Grammar Practice for intermediate students” của L.G. Alexander– “A Practical English Grammar” của A.J. Thomson và A.V. Martinet– “Advanced Grammar in Use” của Martin Hewings
• Dùng phone apps: Mình chưa dùng phon app để học ngữ pháp bao giờ nhưng tra trên mạng thì thấy cũng có app “Ngữ pháp Tiếng Anh” của Khanh Mai Van.
• Giáo trình miễn phí online của British Council: Đây là trang học tiếng Anh miễn phí của hội đồng Anh, bấm vào phần “Grammar” và chọn lựa mức độ căn bản (beginner to imtermediate) hoặc nâng cao (intermediate to upper intermediate) https://learnenglish.britishcouncil.org/
3. Kỹ năng nghe
• Tham gia vào các diễn đàn học tiếng trên mạng: Mình có biết đến chương trình “We Enjoy Learning English” trên Facebook. Hoạt động của chương trình khá đơn giản: hàng tuần tối admin sẽ post bài nghe, bạn nghe rồi đánh vào file word gửi cho admin. Đây là một cách hay để có thể có một động lực thúc đẩy việc học và có sự động viên giúp đỡ từ admin và các bạn trong nhóm. Link: www.facebook.com/WELEFP/
• TED Talks: Nếu vừa muốn luyện nghe miễn phí, vừa học hỏi thêm được điều mới truyền cảm hứng thì nên tìm đến TED Talks. TED Talks là những bài diễn thuyết mang tính truyền cảm hứng được ghi lại tại các sự kiện của TED. Một video TED Talks được giới hạn bởi độ dài 18 phút với ý nghĩa mang đến cho người nghe một lượng thông tin vừa đủ. Người nghe có thể tập trung suy nghĩ trong một khoảng thời gian và sau khi kết thúc 18 phút, họ sẽ có thể ngẫm lại những gì đã nghe được. TED Talks thường được đăng tải trên Youtube. Bạn có thể tập nghe trước bằng việc không bật phụ đề, sau đó bật phụ đề lên để kiểm tra lại những phần mình còn nghe thiếu. Bấm vào link này để xem danh sách và link tới những TED Talks được xem nhiều nhất: https://www.ted.com/playlists/171/the_most_popular_talks_of_all
– “Do schools kill creativity?” https://www.youtube.com/watch?v=iG9CE55wbtY&t=70s– “Your body language may shape who you are”https://www.youtube.com/watch?v=Ks-_Mh1QhMc– “How great leaders inspire action”https://www.youtube.com/watch?v=qp0HIF3SfI4– “The power of vulnerability”https://www.youtube.com/watch?v=iCvmsMzlF7o– “10 things you didn’t know about orgasm”https://www.youtube.com/watch?v=7jx0dTYUO5E– “How to speak so that people want to listen”https://www.youtube.com/watch?v=eIho2S0ZahI– “My stroke of insight”https://www.youtube.com/watch?v=UyyjU8fzEYU– “This is what happens when you reply to spam email”https://www.youtube.com/watch?v=LiLS7U7YIdc– “Looks aren’t everything. Believe me, I’m a model.”https://www.youtube.com/watch?v=KM4Xe6Dlp0Y– “The puzzle of motivation”https://www.youtube.com/watch?v=rrkrvAUbU9Y– “The power of introverts”https://www.youtube.com/watch?v=c0KYU2j0TM4– “How to spot a liar”https://www.youtube.com/watch?v=P_6vDLq64gE– “What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness”https://www.youtube.com/watch?v=8KkKuTCFvzI– “The happy secret to better work”https://www.youtube.com/watch?v=fLJsdqxnZb0
• Podcast: Bạn có thể download phone app “Podcasts” để lắng nghe một số series podcast, giống như TED Talks, bạn có thể vừa học nghe tiếng Anh vừa bổ sung thêm được kiến thức hữu ích. Danh sách một số Podcast hay mà mình biết là:
• Cơ hội giao tiếp: Không gì tốt hơn là trực tiếp giao tiếp với người bản xứ. Nếu bạn có thể tìm kiếm cơ hội dùng tiếng Anh trực tiếp thì khả năng nghe nói sẽ tiến bộ lên rất nhanh.
4. Kỹ năng nói
• Nghe băng bắt chước: Cách mình luyện tập phát âm là mua băng về nghe rồi bắt chước họ nói lại. Mình đặc biệt thích cuốn “English Phonetics and Phonology: A Pracitical course” bởi Peter Roach (“Ngữ âm và âm vị học tiếng Anh” dịch bởi Xuân Bá) và sách “Ship or Sheep” của Anne Baker.
• Phone app: Mình sử dụng app “Business English Speech: How to get rid of your accent” của Linda James và Olga Smith, sử dụng app này bạn phải sử dụng một phí nhỏ, app này do cô giáo dạy phát âm của mình giới thiệu. App có tổng cộng 45 bài luyện, mỗi bài tập trung vào một âm.
• Cơ hội giao tiếp: Cũng giống như kỹ năng nghe, để có sự khá lên rõ rệt thì phải tìm cơ hội để giao tiếp trực tiếp.
• Học lớp chuyên về phát âm: Trong quá trình đi làm ở Anh, mình có tham gia vào lớp phát âm dành cho người đi làm. Lớp cỡ nhỏ có 6, 7 người, có tổng cộng 6 buổi, mỗi buổi tập trung vào vài âm. Cô giáo sẽ hướng dẫn rồi nghe học viên nói và chỉ cho học viên nghe chỗ sai ở đâu. Mình thấy khóa học này rất hữu ích. Đây là link tới khóa học mình đã tham gia ở Luân Đôn: https://www.city-academy.com/accent-softening-for-business
5. Kỹ năng đọc:
– “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh” của The Windy– “Cambridge English Proficiency” do Cambridge University Press xuất bản: sách này có đầy đủ các kỹ năng nghe nói đọc viết.
• Đọc báo mạng: vừa nâng cao kỹ năng đọc hiểu vừa biết thêm được tin tức.
– BBC: chúng tôi trang đài truyền hình quốc gia của Anh– The Economist: https://www.economist.com/, tạp chí Kinh Tế của Anh– The Telegraph: https://www.telegraph.co.uk/, nhật báo quốc gia lớn của Anh được xuất bản hàng ngày tại Luân Đôn từ năm 1855– The Times: https://www.thetimes.co.uk/, nhật báo quốc gia lớn được xuất bản hàng ngày ở Anh từ năm 1785
• Đọc truyện tiếng Anh: vừa thú vị lại vừa giúp trau dồi tiếng. Đây là link tới review các truyện và sách mà mình đã đọc, trang bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt, sách nào mình đọc bằng tiếng Anh sẽ có tên tiếng Anh đi kèm: https://www.chuyencuangan.com/category/review-book/
6. Kỹ năng viết:
Mình thấy đây là kỹ năng khó nhất để tự học vì mình cần người đọc và sửa cho mình. Thế nên phần lớn kỹ năng viết của mình khá lên nhờ nộp bài cho thầy cô giáo sửa và góp ý. Tuy nhiên mình cũng có mua sách về đọc và áp dụng các bài tập của sách để luyện tập. Cũng giống như kỹ năng đọc, tùy theo bạn thi chứng chỉ gì, sẽ có sách của chứng chỉ đó để luyện tập.
Link giới thiệu về mình cho bạn đọc mới của blog: Giới thiệu
Like this:
Like
Loading…
Chia Sẻ 4 Bộ Sách Tiếng Anh Chuyên Ngành Luật Hữu Ích
Như bạn đã biết, sử dụng sách tiếng Anh chuyên ngành luật thường gây khó khăn cho người học bởi đặc thù phức tạp và đòi hỏi độ chính xác rất cao. Để hỗ trợ các bạn trau dồi kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, aroma xin giới thiệu một số bộ sách tiếng Anh chuyên ngành luật hữu ích và tổng hợp thuật ngữ tiếng Anh ngành luật thông dụng.
Aroma xin gửi tới các bạn 4 bộ sách tiếng Anh chuyên ngành luật được biên soạn bởi các chuyên gia pháp lý và được các luật gia khắp thế giới tin tưởng dùng làm tài liệu học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn.
Introduction to International Legal English
Legal English: How to Understand and Master the Language of Law
Cuốn sách này cũng chỉ ra những lỗi cơ bản mà nhiều người viết thường hay mắc phải. Cuốn sách được chia làm 3 phần chính:
Hướng dẫn soạn thảo văn bản pháp lý một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Thống kê những thuật ngữ được luật sư và luật gia sử dụng trong giao tiếp và công việc.
Chú giải ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng quốc tế.
Link download: http://bit.ly/2ls9RAr
Nguồn gốc pháp luật
Civil law/Roman law: Luật Pháp-Đức/luật La mã
Common law: Luật Anh-Mỹ/thông luật
Napoleonic code: Bộ luật Na pô lê ông/bộ luật dân sự Pháp
The Ten Commandments: Mười Điều Răn
Nguồn gốc pháp luật Anh
Common law: Luật Anh-Mỹ
Equity: Luật công lý
Statue law: Luật do nghị viện ban hành
Hệ thống luật pháp và các loại luật
Case law: Luật án lệ
Civil law: Luật dân sự/luật hộ
Criminal law: Luật hình sự
Adjective law: Luật tập tục
Substantive law: Luật hiện hành
Tort law: Luật về tổn hại
Blue laws/Sunday law: Luật xanh (luật cấm buôn bán ngày Chủ nhật)
Blue-sky law: Luật thiên thanh (luật bảo vệ nhà đầu tư)
Admiralty Law/maritime law: Luật về hàng hải
Patent law: Luật bằng sáng chế
Family law: Luật gia đình
Commercial law: Luật thương mại
Consumer law: Luật tiêu dùng
Health care law: Luật y tế/luật chăm sóc sức khỏe
Immigration law: Luật di trú
Environment law: Luật môi trường
Intellectual property law: Luật sở hữu trí tuệ
Real estate law: Luật bất động sản
International law: Luật quốc tế
Tax(ation) law: Luật thuế
Marriage and family: Luật hôn nhân và gia đình
Land law: Luật ruộng đất
Luật lệ và luật pháp
Rule: Quy tắc
Regulation: Quy định
Law: Luật, luật lệ
Statute: Đạo luật
Decree: Nghị định, sắc lệnh
Ordiance: Pháp lệnh, sắc lệnh
By-law: Luật địa phương
Circular: Thông tư
Standing orders: Lệnh (trong quân đội/công an)
Dự luật và đạo luật
Bill: Dự luật
Act: Đạo luật
Constitution: Hiến pháp
Code: Bộ luật
Ba nhánh quyền lực của nhà nước
Executive: Bộ phận/cơ quan hành pháp
Judiciary: Bộ phận/cơ quan tư pháp
Legislature: Bộ phận/cơ quan lập pháp
Ba nhánh quyền lực pháp lý
Executive: Thuộc hành pháp (tổng thống/thủ tướng)
Executive power: Quyền hành pháp
Judicial: Thuộc tòa án (tòa án)
Judicial power: Quyền tư pháp
Legislative: Thuộc lập pháp (quốc hội)
Legislative power: Quyền lập pháp
Hệ thống tòa án
Court, law court, court of law: Tòa án
Civil court: Tòa dân sự
Criminal court: Tòa hình sự
Magistrates’ court: Tòa sơ thẩm
Court of appeal (Anh), Appellate court (Mỹ): Tòa án phúc thẩm/chung thẩm/thượng thẩm
County court: Tòa án quận
High court of justice: Tòa án tối cao. Suprem court (Mỹ)
Crown court: Tòa án đại hình
Court-martial: Tòa án quân sự
Court of military appeal: Tòa án thượng thẩm quân sự
Court of military review: Tòa phá án quân sự
Military court of inquiry: Tòa án điều tra quân sự
Police court: Tòa vi cảnh
Court of claims: Tòa án khiếu nại
Kangaroo court: Tòa án trò hề, phiên tòa chiếu lệ
Luật sư
Lawyer: Luật sư
Legal practitioner: Người hành nghề luật
Man of the court: Người hành nghề luật
Solicitor: Luật sư tư vấn
Barrister: Luật sư tranh tụng
Advocate: Luật sư (Tô cách lan)
Attorney: Luật sư (Mỹ)
Attorney in fact: Luật sư đại diện pháp lý cho cá nhân
Attorney at law: Luật sư hành nghề
County attorney: Luật sư/ủy viên công tố hạt
District attorney: Luật sư/ủy viên công tố bang
Attorney general: 1. Luật sư/ủy viên công tố liên bang. 2. Bộ trưởng tư pháp (Mỹ)
Counsel: Luật sư
Counsel for the defence/defence counsel: Luật sư bào chữa
Counsel for the prosecution/prosecuting counsel: Luật sư bên nguyên
King’s counsel/ Queen’s counsel: Luật sư được bổ nhiệm làm việc cho chính phủ
Chánh án và hội thẩm
Judge: Chánh án, quan tòa
Magistrate: Thẩm phán, quan tòa
Justice of the peace: Thẩm phán hòa giải
Justice: Thẩm phán của một tòa án, quan tòa (Mỹ)
Sheriff: Quận trưởng, quận trưởng cảnh sát
Jury: Ban hội thẩm, hội thẩm đoàn
Squire: Quan tòa địa phương (Mỹ)
Tố tụng và biện hộ
Lawsuit: Việc tố tụng, việc kiện cáo
(Legal/court) action: Việc kiện cáo, việc tố tụng
(Legal) proceedings: Vụ kiện
Ligitation: Vụ kiện, kiện cáo
Case: Vụ kiện
Charge: Buộc tội
Accusation: Buộc tội
Writ [rit]: Trát, lệnh
(Court) injunction: Lệnh tòa
Plea: Lời bào chữa, biện hộ
Verdict: Lời tuyên án, phán quyết
Verdict of guilty/not guilty: Tuyên án có tội/không có tội
To bring/press/prefer a charge/charges against s.e: Đưa ra lời buộc tội ai
To bring a legal action against s.e: Kiện ai
To bring an accusation against s.e: Buộc tội ai
To bring an action against s.e: Đệ đơn kiện ai
To bring/start/take legal proceedings against s.e: Phát đơn kiện ai
To bring s.e to justice: Đưa ai ra tòa
To sue s.e for sth: Kiện ai trước pháp luật
To commit a prisoner for trial: Đưa một tội phạm ra tòa xét xử
To go to law (against s.e): Ra tòa
To take s.e to court: Kiện ai
To appear in court: hầu tòa
Hy vọng những cuốn sach tieng anh chuyen nganh luat này là nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn học tập hiệu quả. Và aroma cũng hy vọng bạn sẽ ” Chia sẻ 4 bộ sách tiếng Anh chuyên ngành luật hữu ích ” này cho những bạn khác đang cần để tìm hiểu kiến thức ngành luật nhanh chóng và chính xác hơn.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Nhanh Và Hiệu Quả
SSDH – Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ mới thường không có nhiều thời gian và một môi trường lý tưởng. Vậy cách học ngữ pháp thế nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi không dễ trả lời chút nào.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy và học ngữ pháp. Nhiều giáo viên tin vào tầm quan trọng của các bài học ngữ pháp và các bài luyện tập. Số khác lại cảm thấy việc học ngữ pháp chỉ có hiệu quả bằng các hoạt động khác nhau mà không tập trung trực tiếp vào các quy tắc ngữ pháp. Cho dù ý kiến của bạn là gì, bạn được học ngữ pháp theo cách nào thì sau đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn học ngữ pháp hiệu quả hơn.
Nhận thức về ngữ pháp. Nghĩ về ngữ pháp. Lưu ý rằng các khía cạnh ngữ pháp tiếng Anh cũng tương tự như ngôn ngữ khác (Ví dụ như cách sử dụng mạo từ trong tiếng Đức cũng giống như trong tiếng Anh). Cũng nên lưu ý rằng cách dùng tiếng Anh để diễn đạt ý khác với ngôn ngữ của bạn. Tiếng Anh sử dụng thì hiện tại hoàn thành để diễn tả hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài tới hiện tại (ví dụ: I have had this watch for 10 years). Trong khi các ngôn ngữ khác dùng thì hiện tại để diễn tả điều tương tự ( ví dụ: tiếng Đức: Ich habe diese Uhr seit 10 Jahren). Nếu bạn có thể nhận biết được sự giống và khác nhau đó, bạn sẽ có thể học các quy tắc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đọc thật nhiều sách tiếng Anh – điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng trên thực tế, khi bạn dành thời gian đọc hoặc nghe tiếng Anh, bạn đang xem những mẫu ngữ pháp chuẩn, điều này sẽ giúp ích cho bạn khi viết, nói, diễn đạt ý và kiểm tra bài tập của mình. Tất nhiên, sẽ còn tốt hơn nếu bạn có thể đọc với sự nhận thức ngữ pháp rõ ràng. Đôi khi bạn tự nhủ rằng : ” À, vậy ra đây là cách dùng trong tiếng Anh đây!”
Tập trung vào các khía cạnh của ngữ pháp mà cá nhân bạn cảm thấy khó nhất (Nếu bạn không nhận biết được, hãy hỏi các thầy cô giáo của bạn). Đặc biệt trong các bài viết, bạn nên đặc biệt chú ý tới các khía cạnh ngữ pháp đó. Tất nhiên là trong khi nói thì sẽ khó hơn nhưng thậm chí bạn có thể dừng lại để sửa cho đúng. Ví dụ, khi bạn đang kể lại 1 câu chuyện trong thì hiện tạ, bạn có thể tự nhắc mình rằng bạn cần thêm -s vào ngôi thứ 3 số ít.
Nếu bạn không thích các bài tập ngữ pháp hoặc không thích học ngữ pháp, thì điều quan trọng hơn hết là bạn theo những lời khuyên như trên. Bạn nên thử tìm ra quy tắc cho riêng mình.
Nếu bạn thích những bài tập ngữ pháp thì hãy tiếp tục làm. Nhưng làm bài tập ngữ pháp tốt không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lỗi nữa. Cũng giống như người học chơi tennis qua sách, một khi ở trên sân, anh ta không thể đánh bóng đúng cách được. Nếu làm bài tập ngữ pháp, hãy cố gắng không chỉ là điền vào ô trống hay là chọn đáp án đúng mà hãy tự viết ra một số câu áp dụng những quy tắc mà bạn vừa luyện tập.
Học các động từ bất quy tắc phổ biến. Nếu có thể dùng đúng những động từ này, bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các khía cạnh khác. Sẽ rất dễ học nếu bạn tự nói với chính mình nhiều lần.
Chỉ đọc phần cuối nếu bạn rất hứng thú với ngữ pháp! Có một chương trình trên máy vi tính gọi là Concordancer có thể giúp bạn học cách dùng từ và các quy tắc ngữ pháp. Khi bạn gõ một từ vào chương trình này, hàng trăm ví dụ về từ này sẽ hiện ra trong các câu trích dẫn. Ví dụ, khi bạn muốn học về cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, bạn có thể gõ vào chủa “I have been” và máy tính sẽ hiện ra một danh sách các phần trích từ sách báo có cụm từ này.
Ví dụ:
I have been waiting for two months for a letter from my pen-friend.
I have been living in Germany for 3 years. o I have been learning English since 1999
Nếu bạn học kĩ những ví dụ này, bạn có thể nhanh chóng rút ra được quy tắc ngữ pháp về cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Đông Đức (SSDH) – Theo TiengAnhabc
Chia Sẻ Kinh Nghiệm: Tự Học Tiếng Anh Trên Máy Tính
Mình đang muốn học tiếng Anh, thấy có bài viết này khá hay (thực ra cũng đang bắt đầu áp dụng rồi) nên share lại, ai có kinh nghiệm gì vào đây chia sẻ với anh chị em nha ^^
Giờ thì chắc nhiều mẹ cũng biết, xu hướng mới trong học ngoại ngữ là phương pháp học theo diễn biến tự nhiên, như khi người ta học tiếng mẹ đẻ: Nghe – nói – đọc -viết. Nghe cả năm rồi mới nói, nói mãi lên lớp 1 rồi mới đọc, biết đọc rồi mới biết viết. Muốn thành ra một bài văn thì (ít ra) cũng phải đọc chán văn mẫu các kiểu :)). Thời gian qua bọn mình k học như thế. Kiểu viết- đọc- nói- nghe ấy, nên đối với hầu hết người bình thường thì khó mà thành công được
2, Một kĩ năng mình muốn đặt giữa nghe với nói, đó là kĩ năng phát âm. Thứ nhất, đó là thứ khó mà tự học được, phải có người chỉ bảo cho mình. Thứ hai, bạn phát âm sai có nghĩa là từ vựng của bạn sai, người ta sẽ k hiểu bạn. Thứ ba, khi bạn phát âm sai thì bạn cũng k biết âm thanh như nào là đúng, và kết quả là bạn sẽ không nghe được (tin tớ đi, học phát âm xong nghe thích lắm, cảm giác như kể cả mình k biết từ đấy cũng lờ mờ đoán đc nó viết thế nào). Phát âm tiếng anh thì quan trọng nhất là luyện các phụ âm, đặc biệt là phụ âm cuối, quan trọng như dấu trong tiếng Việt vậy. Cái này thì nhiều bạn thường bỏ tuốt, kết quả là dù khi nghe hay nói, night, nice, nine, knife của các bạn đều như một.
3, Nói. Có nghe rồi thì nói sẽ dễ thôi. Nhiều bạn tin là mình biết nói, vì các bạn ấy biết hết các cấu trúc và từ vựng (giả sử là phát âm cũng đúng luôn) nhưng lúc cần thì lại lúng ba lúng búng, k thể dùng các thứ có trong não mình. Học nói thực ra là học phản xạ. Nói tiếng Việt nhiều khi nói mà k cần nghĩ (mặc dù hơi nguy hiểm nhưng cũng là một tài năng :))). Căn bản là bạn phải phản xạ được ngay lúc đấy, chứ k phải ngồi chơi trò xếp chữ. Để có phản xạ thì phải có nghe, phải có giao tiếp, phải có môi trường. Khi còn bé, chủ yếu là mình lặp lại những từ, rồi đến những câu của bố mẹ mình nói, chứ có phải dày công học ngữ pháp rồi thiết kế cả câu như kiến trúc sư đâu.
4, Tiếp đến là đọc. Cũng thế thôi, không phải có từ vựng rồi mới đọc được, mà phải đọc rồi mới có từ vựng được. Nếu bạn trâu bò thích ôm quyển từ điển học thuộc lòng thì tớ cũng k can, nhá :)). Từ vựng Anh lắm thế, học cả đời cũng k hết. Thế nên chỉ nên và cũng chỉ có thể học những từ hay dùng nhất (core words) thôi, chứ đảm bảo nhiều bạn cũng chả biết hết các từ tiếng Việt đâu mà bon chen. Làm sao để biết đâu là những từ hay dùng nhất? Đọc thật nhiều, từ nào lạ thì tra, tra xong đọc tiếp, lại gặp mà chưa nhớ thì tra lại, thế là những từ gặp nhiều sẽ đc tra nhiều, gặp ít sẽ đc tra ít, túm lại là kết quả bạn sẽ nhớ nhất những từ thông dụng và chỉ láng máng những từ người ta ít dùng.
Đọc xong thì viết. Cái này khoai thì cũng khoai mà không khoai thì cũng k khoai, em chú trọng học giao tiếp nên thú thực với các mẹ là cũng chưa tìm hiểu được.
Xong phần lý thuyết, tiếp đến là giải pháp.
1, Nghe: Thời buổi này có rất nhiều nguồn nghe. Về đời sống thì xem phim (lần đầu k phụ đề, lần 2 có phụ đề, lần 3 lại k phụ đề), VOA (đọc chậm, rõ từng âm), nghe nhạc (hay phết)… Nhưng tớ là một đứa lười, lại k có tính tự giác, nên lên lịch mà chả bao giờ tuân thủ được.
Trước khi học (hoặc trc khi nạp tiền), bạn nên đọc kĩ các hướng dẫn học trên trang web, không thiệt đâu. Tớ khuyến cáo là trên đấy có nhiều option, các bạn chỉ nên học những thứ mình yếu/thích thôi. Học nhiều quá đến lúc mệt thì nản.
Bạn nào mà k có tính kiên trì, thì cũng k nên thử, học tiếng Anh mà k kiên trì k tích lũy thì tớ chịu :p.
Khi đọc từ, hellochao có kiểu đọc tách ghép âm, để cho bạn có thể nhận rõ từng âm. Nhưng như thế chưa đủ cho câu chuyện phát âm. Mình nhiệt liệt cổ súy các bạn ít nhất nên đi học một khóa phát âm, vì nhiều bạn sẽ bất ngờ khi biết rất hiếm khi có hai âm tiết giống hệt nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Các cô mình ngày xưa (và cả mình nữa) chuyên gia chuyển hết âm tiếng anh sang giọng việt, kết quả là chẳng những các bạn “hót” k hay, mà nghe cũng k hiểu, ví dụ như /z/, /r/, /dg/, /đ/ (mình viết nôm na thế) trong tiếng anh khác nhau rất rõ ràng, nhưng đối với bọn mình thì chính xác như nhau. Thế là thêm một cái khó khăn để nghe cho ra cái chữ.
Đây là phần từ điển tách-ghép âm riêng: http://www.hellochao.vn/tu-dien-tach-ghep-am/?_r=29182461
Các bạn có thể search youtube cách dạy phát âm của thầy Phạm Việt Thắng của Hellochao, theo mình thấy dạy phát âm online thì các video của thầy là hay nhất từ trước đến giờ.
Cũng có chương trình dành cho trẻ em, để cả nhà cùng học: http://www.hellochao.vn/tieng-anh-cho-tre-em/?_r=29182461
Ứng dụng mình thích dùng song song ở hellochao là “Thử thách trong ngày”, mỗi ngày tập nghe và đoán 10 câu nói thông dụng ngẫu nhiên, đáp án sẽ có vào ngày hôm sau: http://www.hellochao.vn/thu-thach-trong-ngay/?_r=29182461
Cái này chỉ cần đăng kí tài khoản, chưa cần nạp tiền đã có thể tham gia chơi rồi.
Sau khi đã tàm tạm có phản xạ và biết cách xây dựng một cuộc hội thoại đủ sâu sắc, bạn có thể tìm đến những nơi có môi trường nói tiếng Anh level cao hơn hoặc nhiều hơn. Cái này thì nhiều. Ví dụ như mình có đi học một khóa Global Passport của mấy bạn AIESEC FTUhttps://www.facebook.com/ftuhanoi.aiesec thấy cũng khá hay. Hoặc là bạn có thể tham gia các cuộc gặp gỡ của dân phượt (couch surfing) https://www.facebook.com/cshanoi?ref=br_tf, kiểu mấy bạn nước ngoài đến việt nam và các bạn việt nam có sẵn chỗ ở đến giao lưu với nhau… Nói chung là những cơ hội về sau thì đầy ra, tùy thuộc vào các bạn thôi.
3, Về đọc, để đọc nhiều thì các bạn có thể đọc ebook tiếng Anh, hoặc lên các diễn đàn, trang facebook tiếng Anh chém gió. Để tra nhanh từ có thể dùng lingoes, cái này rất hay. Máy lởm như mình thìdùng bộ từ điển Goldendict, bộ từ điển ổn định nhất mà mình từng cài. Cái Golden Dict (giống Babylon, edict, stardict) chỉ là công cụ để đọc từ điển, bạn lên mạng tải các từ điển về và dùng cái đó đọc (giống kiểu mobireader để đọc ebook và tải ebook về đọc vậy) (mình dùng oxford và mbat (nguồn của oxford và lạc việt) thấy cũng khá ổn). Đuôi của file từ điển đọc trong golden dict là .bgl, đầy ra trên mạng. Có cái đó rồi muốn tra cái gì bạn cứ bôi đen rồi ấn Ctrl + C +C, nhanh cực, k bị ảnh hưởng đến tốc độ đọc hiểu, đỡ nản hơn cho các bạn mới bắt đầu. Nhược điểm so với lingoes là mình chưa cài thành công phần phát âm. Khi ổn ổn hơn rồi có thể chỉ dùng từ điển Anh-Anh thôi, cái này rất được khuyến khích, để cắt cái phản xạ dịch sang tiếng việt tự động của não đi, mô tả từ tiếng anh bằng 1 câu khác, thế mới có ngày suy nghĩ bằng tiếng Anh được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh Và Tổng Hợp Các Nguồn Link Hữu Ích trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!