Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Mắt Khi Sử Dụng Máy Tính Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi thường xuyên sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử khác như ti vi, điện thoại…, mắt dễ bị mỏi, khô, nhức. Bạn cần sử dụng sao cho đúng cách và chăm sóc mắt khi sử dụng máy tính khoa học giúp thị lực luôn ổn định, sức khỏe đôi mắt được đảm bảo.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng máy tính thường xuyên cũng trở nên phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc mắt sẽ phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là những người trẻ, nhân viên văn phòng. Bởi thế, việc sử dụng máy tính, máy tính bảng… đúng cách, cách chăm sóc mắt khoa học cũng có thể cải thiện được phần nào sức khỏe của đôi mắt.
Mắt sẽ gặp vấn đề gì khi thường xuyên dùng máy tính
Các nghiên cứu thời gian gần đây cho thấy chỉ cần 2 giờ ngồi trước màn hình máy tính, mọi người có thể bắt đầu gặp nguy hiểm với triệu chứng căng thẳng mắt. Thời gian được tính nhìn vào màn hình gồm cả máy tính, điện thoại, máy tính bảng và cả TV.
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề thị giác khi dùng máy tính
Bên cạnh những tác nhân gây hại như nắng, gió, khói bụi từ môi trường khi đi đường,…đôi mắt phải hoạt động, điều tiết liên tục cả ngày khi làm việc trước máy tính khiến cho mắt rất dễ rơi vào tình trạng nhức mỏi, đỏ, khô ngứa…
Chiếu sáng kém hoặc quá nhiều, kèm với các tia phản xạ từ màn hình.
Khoảng cách nhìn không đúng.
Ngồi sai tư thế.
Mắt có tật khúc xạ: Viễn thị, loạn thị, lão thị hay các rối loạn về điều tiết.
Giảm lượng nước mắt đến giác mạc do giảm số lần chớp mắt hoặc bị khô mắt.
Phối hợp các yếu tố trên.
Nguyên tắc sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử đúng cách
Làm sạch màn hình máy tính: Bụi và vết bẩn trên màn hình máy tính, tivi… là nguyên nhân làm cho màn hình bị mờ, khó đọc gây ra chứng mỏi mắt. Vì thế, làm sạch màn hình là một phương pháp đơn giản đầu tiên bạn nên áp dụng. Điều này có thể giúp giảm mỏi mắt khi phải làm việc hay xem tivi nhiều.
Quy tắc 20-20-20: Khi làm việc, hãy nhớ quy tắc: Sau 20 phút làm việc, nghỉ khoảng 20 giây và nhìn ra khoảng cách xa khoảng 20 foot (khoảng 6 mét). Đôi mắt của chúng ta có các cơ để giúp chúng di chuyển và tập trung vào các vật thể. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào màn hình trong cùng khoảng cách quá lâu thì cơ mắt sẽ giảm đi sự linh hoạt, khó điều chỉnh khi chúng ta di chuyển mắt hướng đến những khoảng cách khác.
Điều chỉnh độ sáng màn hình: Màn hình sáng dễ làm bạn chảy nước mắt, khiến mắt nhanh mỏi.
Đeo kính thay vì sử dụng kính áp tròng: Kính áp tròng không thể bảo vệ mắt của bạn trước màn hình máy vi tính và sẽ làm mắt bạn bị khô. Hãy chuyển sang kính gọng.
Dùng kính chống lóa: Nếu phải dùng kính, hãy thêm lớp chống lóa để bảo vệ mắt. Tất cả nhà cung cấp kính chăm sóc đeo mắt đều có bán lớp kính này.
Giữ khoảng cách vừa phải với màn hình: Luôn duy trì một khoảng cách khá xa với màn hình máy tính trong khi làm việc. Đó là lý do tại sao sử dụng máy tính để bàn lại tốt hơn so với máy tính bảng và máy tính xách tay.
Tăng font chữ: Khi phải đọc hay viết nhanh, hãy để phông chữ to để mắt không phải điều tiết quá nhiều, giảm áp lực lên đôi mắt.
Dùng kính không độ: Cho dù mắt bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn vẫn nên sử dụng kính không độ để chống lại ánh sáng từ màn hình.
Thêm màn hình bảo vệ thị lực: Một số người đã gắn thêm một màn hình bảo vệ thị lực trên máy vi tính để bảo vệ mắt. Đây có thể là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng cho đôi mắt của bạn.
Chăm sóc mắt khi sử dụng máy tính đúng cách
Chớp mắt thường xuyên: Mải làm việc khiến nhiều người quên chớp mắt trong thời gian dài. Chớp mắt thường xuyên giúp mắt không bị khô và mỏi.
Massage cho đôi mắt: Nên massage đôi mắt mỗi ngày bằng cách: dùng hai bàn tay cọ xát vào nhau cho nóng lên rồi sau đó áp lên đôi mắt, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài, dùng tay day nhẹ nhàng đôi mắt. Bạn cũng có thể cắt lát dưa chuột hoặc cà chua rồi đắp lên đôi mắt để mắt được thư giãn hơn.
Dùng thuốc nhỏ mắt: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chúng ta nên dùng thuốc nhỏ mắt vào mỗi buổi tối để giúp mắt sáng khoẻ. Hãy nhắm mắt lại và thư giãn. Mắt cần được cung cấp nước cũng như loại bỏ những màng mờ trên mắt. Bạn có thể xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt thích hợp cho mình. Trường hợp cần thiết, cảm giác có cộm xốn bụi mắt nên nhỏ vài giọt thuốc sát khuẩn nhẹ.
Bảo vệ mắt khi ngủ: Nên hạn chế ánh sáng tối đa bởi vì ánh sáng kích thích thị giác, tạo hưng phấn vỏ não gây khó ngủ. Nên mở cửa sổ cho thông thoáng vì lúc ngủ mắt cũng cần oxy để “thở”.
Không nheo mắt, liếc mắt: Máy vi tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh đều có chức năng phóng to để bạn có thể đọc dễ dàng hơn. Nheo mắt thì có hại cho đôi mắt của bạn.
Đảo mắt: Làm việc quá tập trung khiến mắt căng và mỏi. Mở mắt to và đào mắt sẽ là bài tập thư giãn rất tốt cho mắt của bạn.
Nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để điều chỉnh kính cho phù hợp vì đeo sai số kính cũng là một nguyên nhân khiến mắt nhức mỏi.
Cách Sử Dụng Máy Vi Tính
Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình, phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, tính toán, xử lý ảnh, in ấn hoặc giải trí như truy cập internet, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc,…
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy vi tính theo đúng nghĩa của nó, có nghĩa là bạn sẽ biết phải bắt đầu làm gì với cái máy vi tính theo trình tự các bước sau.
Cách mở nguồn các thiết bị vi tính
Mở nguồn máy vi tính (CPU)
Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện tử khác. Bạn hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc On/Off trên thùng máy (Case, CPU) đây là nút lớn nhất thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền không nhấn quá mạnh và giữ lâu.
Nút nguồn của máy vi tínhThông thường khi máy vi tính hoạt động thì đèn báo màu xanh hoặc vàng sẽ sáng.
Mở nguồn màn hình vi tính
Bạn hãy nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình (Monitor) nếu màn hình chưa được mở.
Nút nguồn của màn hình vi tínhĐèn báo nguồn của màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang màu xanh khi có tín hiệu từ CPU.
Mở nguồn các thiết bị khác
Mở công tắc cho các thiết bị còn lại nếu muốn sử dụng như loa, Modem, Router (thiết bi truy cập internet ), máy in,,.. nếu không nhìn thấy công tắc phía trước thì có thể nó được bố trí nằm phía sau hoặc bên hông của thiết bị. Thông thường khi thiết bị được mở sẽ có đèn báo sáng.
Bạn cần phải kiểm tra để chắc là máy vi tính và các thiết bị khác đều đã được cắm dây nguồn vào ổ điện. Một số máy vi tính có nhiều thiết bị được cắm chung vào một ổ cắm có công tắc, cần phải mở công tắc này trước và sau khi mở công tắc thì có thể một số thiết bị như màn hình, loa,… sẽ được cấp điện hoạt động.
Khởi động Hệ điều hành
Khác với các thiết bị điện tử, máy vi tính gồm có phần cứng là những thiết bị, bộ phận có thể chạm vào được và phần mềm là chương trình điều khiển các hoạt động của phần cứng, chương trình ứng dụng…. Trong đó có một chương trình đặc biệt giúp quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy vi tính là phần mềm hệ thống hay còn gọi là Hệ điều hành. Mỗi máy vi tính bắt buộc phải có ít nhất một Hệ điều hành, Windows, Linus, Mac OS,… là tên gọi của những Hệ điều hành thông dụng.
Sau khi được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự kiểm tra và hiển thị các thông số trên màn hình, nếu không có vấn đề gì thì Hệ điều hành sẽ được khởi động, lúc này đèn màu đỏ sẽ sáng hoặc nhấp nháy để báo hiệu ỗ dĩa cứng đang hoạt động, đèn này chỉ sáng khi nào có sự truy xuất dữ liệu chứa trong ỗ dĩa cứng. Công việc duy nhất cần phải làm lúc này là chờ khoảng một vài phút hoặc lâu hơn tùy theo tốc độ của bộ vi xử lý trong máy vi tính.
Màn hình khởi động của máy vi tínhCách sử dụng chương trình phần mềm ứng dụng trên máy vi tính
Sau khi hệ điều hành khởi động hoàn tất, màn hình chính (Desktop) của hệ điều hành xuất hiện. Mỗi hệ diều hành sẽ có màn hình Destop khác nhau, tuy nhiên thông thường trên màn hình sẽ có các biểu tượng của chương trình và một biểu tượng hình mũi tên có thể di chuyển được, đó là con trỏ chuột cho biết có thể sử dụng chuột để thao tác. Lúc này đèn đỏ báo hiệu ổ dĩa cứng đang hoạt động sẽ tắt.
Man hình Desktop của WindowsNếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng máy vi tính thì hãy dành chút thời gian để làm quen với việc sử dụng bàn phím và chuột của máy vi tính. Xem hướng dẫn Cách sử dụng bàn phím của máy vi tính và Cách sử dụng chuột của máy vi tính
Trước hết bạn cần phải nắm được một số thao tác cơ bản của Hệ điều hành để quản lý các tài nguyên như ổ dĩa, dữ liệu, chương trình,… mỗi hệ điều hành có thể sẽ có cách quản lý khác nhau nhưng hầu hết đều có giao diện đồ họa trực quan nên rất thuận tiện cho người sử dụng.
Tiếp theo là tìm hiểu xem những chương trình phần mềm ứng dụng nào đã được cài đặt, chúng hoạt động như thế nào và mục đích dùng để làm gì. Các hình ảnh nhỏ và dòng chữ bên dưới được hiển thị trên màn hình (Desktop) là các biểu tượng đại diện (Shortcut) cho các chương trình. Khi muốn mở, chạy chương trình nào thì nhấn đúp nút chuột trái vào biểu tượng đó hoặc dùng chuột chọn biểu tượng và nhấn phím Enter trên bàn phím
Cách mở hoặc chạy một chương trình vi tính
Ngoài các biểu tượng nằm trên màn hình Desktop còn có các biểu tượng khác của chương trình nằm trong hệ thống Menu của Hệ điều hành. Mỗi chương trình có thể có nhiều biểu tượng và được đặt trong một thư mục (Folder) có tên của chương trình, khi chỉ con trỏ chuột vào các thư mục nằm trong hệ thống Menu này thì các thư mục con hoặc các biểu tượng sẽ tự động sổ ra, muốn mở chương trình nào chỉ cần nhấn chuột vào chương trình đó.
Chương trình mỗi khi chạy sẽ mất một khoảng thời gian để khởi động, hãy chờ cho đến ghi nào xuất hiện khung cửa sổ giao diện của chương trình ( đèn ổ dĩa cứng tắt).
Cách đóng một chương trình vi tính đang chạy
Khi muốn kết thúc, đóng hoặc thoát khỏi chương trình đang chạy thông thường sẽ có 2 cách là nhấn nút trái chuột vào nút có hình dấu X (thường nằm ở góc trên bên phải cửa sổ của chương trình) hoặc truy cập vào trình đơn (Menu) File và chọn Exit, Close hoặc Quit…
Thoát khỏi chương trình vi tínhCách tắt máy vi tính
Tắt máy vi tính cũng cần phải theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Ngược lại với quá trình khởi động và sử dụng, trước khi tắt máy cần phải thoát (kết thúc) khỏi chương trình đang hoạt động và sau đó kết thúc hoạt động của Hệ điều hành (Shut Down hoặc Turn Off) . Sau khi kết thúc hệ điều hành máy vi tính sẽ tự động tắt nguồn, bạn chỉ cần tắt nguồn điện của màn hình và các thiết bị khác.
Nếu sau khi thoát khỏi hệ điều hành mà máy vi tính không thể tự động tắt nguồn thì có thể do bị lỗi hệ điều hành hoặc thiết bị phần cứng bên trong. Lúc này bạn hãy nhấn và giữ nút nguồn khoảng vài giây thì máy vi tính sẽ tắt.
Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 7 hoặc 8, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) và chọn Shut Down
Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 10, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) sau đó chọn Power và chọn Shut Down
Shut Down windows
Việc tắt máy vi tính đột ngột mà không theo trình tự an toàn rất dễ làm hư hỏng các linh kiện bên trong của máy vi tính.
Phía trước máy vi tính (CPU) còn có một nút nhấn nhỏ, nút này dùng để khởi động lại (Reset) máy vi tính khi bị lỗi đứng hình, treo máy.
chúng tôi
Cách Sử Dụng Zoom Trên Máy Tính
1. Cách dùng Zoom dạy học trực tuyến
Bước 2:
Tiếp đến chúng ta cần đăng ký tài khoản để sử dụng, nhấn vào Sign in trong giao diện hiển thị.
Sau đó người dùng được lựa chọn những phương thức tạo tài khoản Zoom, qua email, qua SSO, Google hoặc qua Facebook. Chúng ta nên chọn đăng ký qua Google để liên kết với tài khoản Google đang dùng và tạo ngay được tài khoản Zoom.
Bước 3:
Khi đã có tài khoản bạn được chuyển vào giao diện chính của phần mềm. Tại thanh ngang trên cùng sẽ có 4 nhóm quản lý chính gồm:
Home: Nhấn để quay lại màn hình Trang chủ .
Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện .
Meetings: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.
Contacts: Quản lý các địa chỉ liên lạc.
Bên dưới là 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học khác.
New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.
Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.
Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.
Bước 4:
Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom bạn nhấn vào New Meeting. Hiển thị giao diện màn hình webcam với các tùy chọn phòng học bên dưới. Để mời giáo viên hoặc học sinh, sinh viên tham gia phòng học nhấn vào Invite. Lưu ý tới Meeting ID để gửi cho người khác muốn tham gia.
Bước 5:
Hiển thị giao diện, chúng ta nhấn vào Copy URL rồi gửi cho những người bạn muốn mời học tham gia. Người tham gia cũng cần có tài khoản sử dụng.
Bước 6:
Khi người khác muốn tham gia phòng học trực tuyến trên Zoom thì nhấn Join. Sau đó điền ID của phòng học được cung cấp và điền tên của người muốn tham gia. Cuối cùng nhấn Join để tham gia.
Mặc định khi học trực tuyến trên Zoom đều thu âm thanh và hiện sẵn webcam. Lưu ý nếu học trực tuyến trên Zoom bằng điện thoại thì bạn cũng cần nhập ID phòng học và tên của mình để tham gia.
2. Hướng dẫn dùng phòng học trên Zoom
Các biểu tượng có nội dung gồm:
Bật/tắt mic thành viên lớp học Zooom
Như đã nói những Host tạo phòng Zoom sẽ có nhiều quyền thiết lập, bao gồm quyền bật hoặc tắt micro của những thành viên tham gia phòng học.
Điều này rất hữu ích khi các thầy cô có thể tắt âm thanh các học sinh trong lớp khi không cần thiết, tránh trường hợp thu âm tiếng ồn từ bên ngoài, ảnh hưởng tới các em học sinh khác.
Nhấn vào Manage Participants để kiểm soát người tham gia. Sau đó nhấn Mute vào người muốn tắt âm hoặc nhấn Mute All để tắt âm tất cả thành viên. Nhấn More để mở giao diện thiết lập thêm cho phần âm thanh.
Chia sẻ màn hình Zoom trên Windows, Mac
Bước 1:
Chúng ta nhấn vào nút Share Screen tại thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.
Khi đó phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt, máy tính đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:
Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến.
Optimize screen sharing for video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình. Tuy nhiên màn hình chia sẻ bị mờ.
Join Audio: Tắt âm thanh chia sẻ.
Stop Video: Bật hoặc dừng video.
Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là Host).
New Share: Chọn chia sẻ màn hình mới.
Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn.
Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.
More: Mở menu tùy chọn
Nhấn Stop Share để dừng quá trình chia sẻ.
Bước 3:
Ngoài ra trong giao diện chọn chia sẻ màn hình khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.
Portion of Screen: Chọn màn hình cụ thể để chia sẻ.
Music or Computer Sound Only: Chia sẻ chỉ âm thanh trên máy tính.
Content from 2nd Camera: Chia sẻ qua camera thứ 2 kết nối trên máy tính.
Bước 3:
Phần Files sẽ lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây mà Zoom hỗ trợ. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy May Công Nghiệp Đúng Cách
II. Chuẩn bị để may
1. Cách quấn chỉ vào suốt
Đầu tiên bạn đặt ống chỉ vào trục chỉ, sau đó đưa sợi chỉ qua móc dẫn chỉ.
Bước tiếp theo quấn một ít chỉ vào suốt. Lắp suốt cẩn thận vào guồng quấn chỉ sao cho cái lỗ bên suốt chỉ và cái chốt nhỏ ló ra ngoài của guồng quấn ăn khớp với nhau.
Tiến hành đẩy cây giữ suốt chỉ xuống. Ở chỗ bảnh xe quay tay của đầu máy bạn mở con ốc lớn.
Cuối cùng đạp cho máy chạy. Chỉ quấn vào suốt phải đều.
2. Cách đặt suốt vào thuyền
Tay trái bạn cầm thuyền để tra suốt vào. Ngón trỏ và ngón cái của tay phải cầm suốt chỉ.
Kéo chỉ vào đường khe ở cạnh đinh vít me thoi (thuyền) bằng tay phải (vít này được dùng để điều chỉnh sức căng của chỉ dưới).
Tiến hành kéo chỉ vòng qua cái lỗ nhỏ ở cuối thuyền lên mỏ thuyền.
3. Cách đặt thuyền vào ổ chao
Bạn cầm bản lề của thuyền bằng ngón trỏ và ngón cái của tay trái sau khi đã cho suốt vào thuyền, tiếp đó đưa thuyền vào ổ chao (lưu ý quay bánh xe cho kim may lên vị trí cao nhất), gắn thuyền vào chốt chao cho chắc chắn.
Bạn buông bản lề của thuyền ra, mối chỉ thả trồi ra ngoài sau đó đậy nắp ở dưới kim lại.
4. Cách lắp kim vào máy
Để cho trục kim lên cao bạn quay bánh xe vào phía mình.
Mở con ốc ở trục kim cho lỏng.
Khéo léo đẩy kim vào trục, tiếp tục ấn sâu vào cho đến khi cảm thấy không ấn được nữa.
Kim phải được đặt đúng chiều, tùy theo từng loại máy may công nghiệp mà có loại xỏ chỉ từ sau ra trước, có loại xỏ chỉ bên trái qua hoặc bên phải qua.
Vặn thật chặt con ốc lại sau khi kim đã đặt đúng chiều.
5. Kéo chỉ dưới lên
Nắm nhẹ mối chỉ trên bằng tay trái, quay bành xe về phía mình một vòng. Mục đích của động tác này là để chỉ trên quàng xuống chỉ dưới. Sau đó tay trái kéo mạnh sợi chỉ đang cầm, cả hai mối chỉ đưa ra phía sau chân vịt.
Hai đầu mối chỉ phải nằm giữa 2 ngón chân vịt.
Phải mắc dây đai nếu là máy đạp chân.
Nguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Mắt Khi Sử Dụng Máy Tính Đúng Cách trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!